ATL (Above The Line) là gì? Nên sử dụng ATL hay BTL?

Theo dõi GOBRANDING trên

Trong thị trường tiếp thị ngày nay, hai thuật ngữ quen thuộc mà “dân Marketing” thường nghe là ATL (Above The Line) và BTL (Below The Line). Đây là những khái niệm quan trọng trong việc xây dựng chiến lược truyền thông và quảng bá thương hiệu. Vậy, ATL và BTL là gì? Khi nào nên sử dụng ATL hoặc BTL? Hôm nay, hãy khám phá thuật ngữ ATL và làm rõ sự khác biệt để đánh giá xem loại hình nào phù hợp hơn cho doanh nghiệp của bạn.

I. ATL (Above The Line)

Với mục tiêu xây dựng hình ảnh thương hiệu và tăng độ nhận diện, ATL đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc truyền tải thông điệp và tạo dựng liên kết với người tiêu dùng. Vậy, hãy cùng tìm hiểu về ALT qua nội dung sau đây.

1.1 ATL là gì?

ATL viết tắt của từ tiếng Anh “Above The Line“. Để hiểu rõ thuật ngữ ATL, chúng ta cần xem xét “The Line” đó là gì. Cụ thể, trong trường hợp này, “The Line” đề cập đến kênh truyền thông của thương hiệu đến người tiêu dùng.

Cách gọi ATL xuất phát từ việc chia nhóm các hoạt động quảng cáo và truyền thông thành hai phần. Phần “Above” đại diện cho các hoạt động quảng cáo và truyền thông mà thông điệp của thương hiệu được truyền đến người tiêu dùng thông qua các kênh truyền thôngcó phạm vi truyền tải lớn. Ví dụ, các kênh truyền thông “Above The Line” có thể là truyền hình, đài phát thanh, báo chí, quảng cáo ngoài trời,… Đây là những nơi thông điệp có thể tiếp cận đến một lượng lớn người tiêu dùng dễ dàng.

khái niệm ATL là gì?
ALT là hoạt động truyền thông hướng đến một lượng lớn người dùng

ATL có tính chất phổ quát và nhắm đến khách hàng mục tiêu rộng hơn. Phương thức truyền thông này giúp xây dựng nhận thức về thương hiệu và tạo dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng.

1.2 Hoạt động chính và loại hình quảng bá

Hoạt động chính của ATL (Above The Line) là xây dựng và tăng cường nhận diện thương hiệu, tạo dựng hình ảnh và định vị thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng. Để đạt được mục tiêu này, hoạt động ATL sử dụng các loại hình quảng bá sau đây:

  • Quảng cáo truyền hình (TV Advertising): Với khả năng kết hợp hình ảnh, âm thanh và nội dung để tạo hiệu ứng tác động mạnh mẽ, quảng cáo truyền hình giúp thương hiệu tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng ở mọi độ tuổi.
  • Quảng cáo đài phát thanh (Radio Advertising): Hình thức này cho phép thương hiệu tiếp cận người nghe một cách rộng rãi và tạo ấn tượng qua âm thanh và lời nói.
  • Quảng cáo báo chí (Print Advertising): Phương tiện truyền thông truyền thống này giúp thương hiệu tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua trang báo in ấn. Quảng cáo báo chí có thể bao gồm các loại hình như quảng cáo trang đen, quảng cáo màu, quảng cáo tờ rơi và quảng cáo trong báo điện tử.
  • Quảng cáo ngoài trời (Out-of-Home Advertising – OOH): Bao gồm các dạng quảng cáo trên các bề mặt bên ngoài, như biển quảng cáo, bảng hiệu, băng rôn, bảng điện tử, đèn neon và quảng cáo trên xe buýt hoặc tàu điện ngầm. Điểm mạnh của quảng cáo ngoài trời là nó có thể tiếp cận khách hàng trong các vị trí công cộng, đường phố, khu mua sắm và khu vực đông đúc khác.
loại hình ATL
Bảng hiệu đèn LED là một trong những loại hình ATL trong quảng cáo

1.3 Đối tượng

Đối tượng của phương thức truyền thông ATL chủ yếu là đại chúng, tức là một lượng lớn người tiêu dùng mà thương hiệu mong muốn tiếp cận. Điều này có nghĩa là ATL không chọn lọc đối tượng mục tiêu một cách cụ thể. Thay vào đó, phương thức này nhắm đến một phạm vi rộng hơn của người tiêu dùng để tạo sự nhận diện và nhận biết thương hiệu trong tâm trí của họ.

1.4 Cách thức đo lường

Đo lường hiệu quả của ATL có thể được thực hiện thông qua các phương pháp và công cụ sau:

  • Đếm tần suất hiển thị trên các phương tiện truyền thông như truyền hình, đài phát thanh, báo chí. 
  • Khảo sát nhận thức từ khách hàng để xác định mức độ nhận biết và nhận thức về thương hiệu sau khi tiếp xúc với quảng cáo ATL.
  • Theo dõi số lượng và loại hình phản hồi từ khách hàng sau khi tiếp cận với quảng cáo ATL (VD: lượt like/share hình ảnh trên mạng xã hội, lượt tìm kiếm trên Internet, số lượt truy cập vào trang web, cuộc gọi điện thoại đến hotline,…)
  • Đo lường hiệu quả kinh doanh qua doanh số bán hàng, doanh thu, lợi nhuận,…
  • Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thị trường và khảo sát để thu thập ý kiến và thông tin từ khách hàng, nhằm đo lường sự ảnh hưởng và hiệu quả của chiến dịch ATL.
  • Kết hợp các phương pháp này giúp đánh giá mức độ thành công của ATL trong việc xây dựng thương hiệu và tạo ra tác động tích cực đến người tiêu dùng.
 đo lường hiệu quả hoạt động ATL
Có thể gửi bảng khảo sát đến đối tượng khách hàng mục tiêu để đo lường hiệu quả hoạt động ATL

II. BTL (Below The Line)

Trái ngược với ATL, chúng ta có thuật ngữ BTL. Vậy, BTL là gì? Hoạt động, loại hình quảng bá, đối tượng và làm sao để đo lường hiệu quả của hoạt động này?

2.1 BTL là gì?

BTL (Below The Line) là thuật ngữ trong Marketing dùng để chỉ các hoạt động quảng bá và tiếp thị không sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống. 

BTL là một chiến lược tiếp thị và quảng bá nhắm vào một nhóm khách hàng cụ thể, tạo ra các trải nghiệm và tương tác cá nhân hoặc gửi thông điệp một cách trực tiếp. BTL thường được sử dụng để tạo đột phá trong việc tiếp cận và tương tác với khách hàng, đặc biệt trong các ngành hàng cạnh tranh cao và đòi hỏi sự tương tác trực tiếp để thúc đẩy bán hàng.

2.2 Hoạt động chính và loại hình quảng bá

Hoạt động chính của BTL tập trung vào việc tiếp cận và tương tác cá nhân với khách hàng mục tiêu, bao gồm:

  • Sự kiện và triển lãm (Events and Exhibitions): triển lãm, hội chợ, buổi gặp gỡ khách hàng, workshops,…
  • Tiếp thị trực tiếp (Direct Marketing): email, điện thoại, thư tín, tin nhắn SMS, mạng xã hội,…
  • Quảng cáo tại điểm bán (Point-of-Purchase Advertising): biển hiệu, standee, tờ rơi,…
Phương thức truyền thông BTL
Phương thức truyền thông BTL qua buổi gặp gỡ với khách hàng Revzone Yamaha Motor của GOBRANDING

2.3 Đối tượng

Đối tượng chính của BTL thường là một nhóm khách hàng mục tiêu được chọn lọc cụ thể. BTL tập trung vào việc tương tác cá nhân và gần gũi với khách hàng, do đó, BTL thường hướng đến việc xác định và tiếp cận các đối tượng khách hàng có tiềm năng cao nhất để tạo ra hiệu quả cao.

2.4 Cách thức đo lường

Cách thức đo lường hiệu quả của BTL khác biệt so với ATL do tính chất tương tác cá nhân và chọn lọc đối tượng hơn. Sau đây là một số cách thức đo lường phổ biến trong hoạt động BTL:

  • Thống kê số lượng người tham gia, tham dự hoặc tiếp cận sự kiện, lượt tham quan các gian hàng trưng bày,…
  • Đánh giá mức độ tương tác và tham gia của khách hàng trong hoạt động BTL như số khách hàng tham gia trò chơi, thảo luận, gửi câu trả lời, hoặc tương tác với nhân viên bán hàng.
  • Thống kê báo cáo doanh số bán hàng, số lượng đơn hàng, tăng trưởng khách hàng mới,…
  • Thu thập và đánh giá phản hồi, ý kiến và đánh giá từ khách hàng sau hoạt động BTL.
Cách thức đo lường hiệu quả của BTL
Thống kê thay đổi về tình hình kinh doanh cũng giúp đánh giá hoạt động BTL hiệu quả hay không

III. Sự khác biệt giữa ATL và BTL

Như đã trình bày ở trên, ATL và BTL là nhóm hình thức truyền thông Marketing. Để dễ phân biệt hai loại hình này, bạn có thể xem qua tóm tắt ở bảng dưới đây.

3.1 Bảng so sánh chi tiết

Trong khi ATL tập trung vào việc tiếp cận đối tượng rộng lớn thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, BTL tạo ra tương tác cá nhân và tương tác trực tiếp với khách hàng mục tiêu cụ thể. Điều này làm cho cách thức đo lường và tính chất của hai phương pháp này cũng khác nhau. 

ATL (Above The Line) BTL (Below The Line)
Phạm vi tiếp cận Rộng, đối tượng nhắm đến là ngẫu nhiên. Hạn chế, tiếp cận một đối tượng nhỏ hơn có chọn lọc.
Phương tiện Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng (TV, Radio, quảng cáo báo chí, OOH). Sử dụng các hoạt động tương tác trực tiếp, trực quan (trưng bày sản phẩm, sự kiện, trò chơi, gian hàng di động).
Tiêu chí đo lường Đo lường dựa trên độ phủ đối tượng và mức độ nhận biết thương hiệu. Đo lường dựa trên sự tương tác khách hàng, sự tham gia và phản hồi.
Mục đích Phù hợp cho các chiến dịch quảng bá toàn cầu, xây dựng hình ảnh thương hiệu Phù hợp cho các hoạt động tiếp thị địa phương, tập trung vào tương tác và tạo mối quan hệ gần gũi với khách hàng

3.2 Phân tích sự khác biệt của ATL và BTL

ATL và BTL là hai phương pháp quảng bá khác nhau với mục tiêu, phạm vi, cách thức và tính chất riêng:

  • ATL tập trung vào việc tiếp cận một đối tượng rộng lớn thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như TV, Radio, quảng cáo báo chí. ATL nhắm đến khách hàng mục tiêu chung, là phương pháp phù hợp cho các chiến dịch quảng bá toàn cầu, có khả năng tạo ra nhận biết và nhận diện thương hiệu.
  • BTL, ngược lại, tập trung vào việc tiếp cận một đối tượng nhỏ hơn và nhắm đến khách hàng mục tiêu cụ thể. BTL sử dụng các hoạt động tương tác trực tiếp như trưng bày sản phẩm, sự kiện, trò chơi, gian hàng di động để tạo sự tham gia và tương tác cá nhân. BTL phù hợp cho các hoạt động tiếp thị địa phương và tạo mối quan hệ gần gũi với khách hàng.

IV. Nên sử dụng ATL hay BTL?

Bạn cần xem xét mục tiêu tiếp thị, đối tượng khách hàng, ngân sách và thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải để quyết định nên sử dụng ATL hay BTL.

Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là xây dựng nhận diện thương hiệu rộng rãi và tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng, thì ATL là một lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tương tác cá nhân, tạo sự tham gia và xây dựng mối quan hệ gần gũi với khách hàng, thì nên chọn BTL sẽ tốt hơn.

Trong trường hợp khả thi nhất, bạn có thể kết hợp cả hai phương pháp ATL và BTL để tận dụng lợi ích cvà đạt được hiểu quả tốt nhất cho chiến dịch.

sử dụng cả ATL và BTL để tối ưu hiệu quả
Có thể sử dụng cả ATL và BTL để tối ưu hiệu quả truyền thông

V. TTL (Through The Line)

Ngoài hai thuật ngữ nêu trên, bạn cũng cần phải biết một thuật ngữ không kém phần quan trọng có liên quan chính là TTL. 

5.1 TTL là gì?

TTL (Through The Line) là một khái niệm trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo, đề cập đến việc kết hợp cả hai phương pháp ATL (Above The Line) và BTL (Below The Line). Phương pháp này đại diện cho việc sử dụng cả các phương tiện truyền thông đại chúng và các hoạt động tiếp thị trực tiếp để đạt được mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp.

5.2 Những điều cần biết

TTL là một phương pháp tiếp thị linh hoạt, cho phép kết hợp các hoạt động ATL và BTL một cách sáng tạo và phù hợp với chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.

Khi sử dụng TTL, doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh của việc tiếp cận một lượng lớn khách hàng thông qua ATL, đồng thời tạo sự tương tác cá nhân và xây dựng mối quan hệ gần gũi với khách hàng thông qua BTL.

Để triển khai TTL hiệu quả, doanh nghiệp cần có một kế hoạch tiếp thị chi tiết, xác định rõ mục tiêu, đối tượng và thông điệp mà họ muốn truyền tải, đồng thời sử dụng các phương tiện truyền thông và hoạt động tiếp thị phù hợp.

phương pháp tiếp thị TTL
TTL là phương pháp tiếp thị kết hợp cả ATL và BTL

VI. Kết luận

Tóm lại, ATL BTL đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu và tạo sự tin tưởng và nhận biết từ phía khách hàng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tiếp thị toàn diện, không thể bỏ qua tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Do đó, hãy liên hệ với GOBRANDING để được tư vấn giải pháp xây dựng thương hiệu trên nền tảng Internet ngay hôm nay!

>> Tìm hiểu ngay dịch vụ SEO từ khóa thật để nâng cao hiệu quả kinh doanh Online.

4.0 / 5 - (123 bình chọn)
profile profile hotline hotline