Brand Ambassador là gì? Vai trò của Đại sứ thương hiệu

Theo dõi GOBRANDING trên

Brand Ambassador là cái gắn liền với hình ảnh sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. Brand Ambassador góp phần thúc đẩy, đưa sản phẩm, thương hiệu tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, đồng thời làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Để hiểu hơn về Brand Ambassador là gì? Vì sao doanh nghiệp lại chọn Brand Ambassador? Hãy cùng GOBRANDING theo dõi bài viết ngay.

I. Brand Ambassador (Đại sứ thương hiệu) là gì?

Brand Ambassador là gì? Brand Ambassador (Đại sứ thương hiệu) là một gương mặt đại diện cho một thương hiệu hay nhãn hàng của một công ty nào đó. Đại sứ thương hiệu có thể gắn liền với Brand hoặc đồng hành cùng thương hiệu trong một giai đoạn nhất định hay trong chiến dịch quảng cáo, truyền thông của họ. 

Thông thường, tiêu chí lựa chọn đại sứ thương hiệu là những người có tầm ảnh hưởng lớn đến công chúng và phù hợp với sản phẩm/nhãn hàng.

tìm hiểu Brand Ambassador
Brand Ambassador là một gương mặt đại diện cho một thương hiệu hay nhãn hàng của một công ty nào đó

II. Tầm ảnh hưởng của Đại sứ thương hiệu

Với sự nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng của mình, mỗi hành động, hình ảnh của Đại sứ thương hiệu đều được công chúng quan tâm và theo dõi. Khi người Đại sứ thương hiệu này sử dụng bất kỳ sản phẩm/dịch vụ hoặc Marketing cho một nhãn hàng/thương hiệu nào đó, ngay lập tức doanh thu sẽ tăng một cách “chóng mặt”.

Không chỉ dừng lại ở việc tạo ảnh hưởng và tác động đến doanh thu của doanh nghiệp mà Đại sứ thương hiệu còn có khả năng “vực dậy” một Brand đã bão hòa sau một thời gian dài.

Tầm ảnh hưởng của Đại sứ thương hiệu
Sự hợp tác giữa Sơn Tùng MTP và Soobin Hoàng Sơn đã tạo nên nên một sốt cho thương hiệu Biti’s Hunter trong năm 2017

Bằng chứng rõ ràng là sự hợp tác giữa Sơn Tùng MTP cùng MV “Lạc trôi” đã tạo nên nên một sốt cho thương hiệu Biti’s Hunter trong năm 2017. Ngoài ra, cũng không thể bỏ qua đóng góp đáng kể của Soobin Hoàng Sơn đối với việc quảng bá thương hiệu. Sự ảnh hưởng của anh đã tạo ra một độ phủ sóng khủng, thu hút sự quan tâm và tình yêu từ lớp trẻ, không kém cạnh các thương hiệu quốc tế đình đám như: Nike, Adidas,…

Cả hai Đại sứ thương hiệu này đã chứng minh sự tác động mạnh mẽ của họ, tạo ra sự lan tỏa và tiếng vang cho thương hiệu, đồng thời giúp xây dựng hình ảnh tích cực và độc đáo cho thương hiệu đó trong lòng khách hàng.

Hay câu chuyện về thương hiệu Nike là một ví dụ điển hình về tầm ảnh hưởng mà một Đại sứ thương hiệu có thể mang lại. Sau khi thị trường bão hòa vào năm 1983, Nike từ một thương hiệu dẫn đầu trong ngành giày trên toàn cầu, đã gặp khó khăn trong việc duy trì doanh thu, khiến nó giảm xuống chỉ chưa đến 1 triệu USD. Tuy nhiên, thương hiệu này đã đưa ra một quyết định quan trọng bằng việc lựa chọn Michael Jordan làm đại diện đại diện trong mùa giải 1984 – 1985. 

Quyết định này đã mang lại kết quả đáng kinh ngạc, khi doanh số của Nike đã tăng chóng mặt lên 900 triệu USD trong thời gian đó. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của Nike. Và hơn 10 năm sau đó, doanh số đã tăng lên 9 tỷ USD.

III. Vai trò của một Brand Ambassador – Đại sứ thương hiệu

Đại sứ thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và tăng độ nhận diện hình ảnh của thương hiệu. Dưới đây là 3 vai trò chính của một Đại sứ thương hiệu mà có thể bạn chưa biết.

1. Độ tin cậy của Đại sứ

Yếu tố đầu tiên mà nhãn hàng, doanh nghiệp muốn sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để làm Đại sứ cho thương hiệu của mình đó là tạo sự tin tưởng, lòng tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu của họ. 

Tiếng nói của Đại sứ thương hiệu luôn có tầm ảnh hưởng lớn tới cộng đồng, Fans hay người tiêu dùng. Bất kỳ phát ngôn hoặc hành động của người nổi tiếng không đúng hoặc gây ảnh hưởng đến sự tin tưởng của cộng đồng cũng sẽ khiến họ dính nhiều “tai tiến” trong cuộc sống. 

Vậy nên, Brand Ambassador cần sở hữu sự tin cậy đối với niềm tin của cộng đồng. Khi Đại sứ thương hiệu thể hiện tính chân thành và trung thực, khách hàng sẽ tin tưởng vào thương hiệu và các sản phẩm/dịch vụ mà họ đại diện.

Vai trò của một Brand Ambassador
Đại sứ thương hiệu là người có độ tin cậy từ công chúng

2. Sức hấp dẫn

Người nổi tiếng luôn có sức hấp dẫn, khả năng thu hút sự chú ý từ khách hàng và công chúng. Điều này có thể liên quan đến ngoại hình, cá nhân truyền cảm hứng, khả năng giao tiếp và sự tự tin. Sức hấp dẫn của Đại sứ thương hiệu giúp thu hút sự quan tâm và tạo sự kết nối với khách hàng, làm tăng khả năng nhận diện thương hiệu.

3. Mức độ phù hợp

Cho dù là một ngôi sao nổi tiếng như thế nào thì điều quan trọng vẫn là yếu tố phù hợp để doanh nghiệp có thể “chọn mặt gửi vàng”. 

Đại sứ thương hiệu phải phù hợp với giá trị và hình ảnh của thương hiệu. Họ cần phản ánh đúng giá trị, thông điệp và mục tiêu của thương hiệu để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa Đại sứ và thương hiệu. Mức độ phù hợp giữa Đại sứ thương hiệu và thương hiệu là điều quan trọng để đảm bảo sự nhất quán và đồng nhất trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và gửi thông điệp cho khách hàng.

Để xác định mức độ phù hợp, Brand hãy xem xét các yếu tố sau đây. 

  • Relevance (Sự liên kết): Quan niệm sống của người nổi tiếng, phong cách thời trang cũng như hành động, phát ngôn từ trước tới giờ. 
  • Fans/Followers (Đối tượng khách hàng): Chủ đề quan tâm của người hâm mộ có phải sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp hay không?
  • Sentiment (Chỉ số cảm xúc): Nếu như lựa chọn đại sứ thương hiệu này thì sẽ tạo dựng hình ảnh thương hiệu tiêu cực hay tích cực hơn cho khách hàng mục tiêu?

IV. Công việc của một Brand Ambassador

Công việc của Brand Ambassador là làm gì có lẽ là câu hỏi khá nhiều người thắc mắc. Bởi trong suy nghĩ của họ, hầu hết thì Đại sứ thương hiệu chỉ cần tham gia đóng quảng cáo giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà không cần làm thêm bất cứ công việc gì. 

Công việc của Brand Ambassador
Công việc của Brand Ambassador là giới thiệu sản phẩm và tạo sự chủ động

Tuy nhiên, trên thực tế để giúp doanh nghiệp có chiến lược Marketing hiệu quả cũng như nâng cao vị thế của mình trong lòng khách hàng thì công việc của Đại sứ thương hiệu có thể bao gồm những nhiệm vụ sau:

  • Quảng cáo và chia sẻ thông tin: Brand Ambassador đăng tải hình ảnh quảng cáo và chia sẻ thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà họ Đại diện trên các kênh truyền thông trực tuyến. Việc này giúp tăng khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng, tạo sự nhận diện và nâng cao ý thức thương hiệu.
  • Hỗ trợ và phản hồi: Đại sứ thương hiệu sẽ giải đáp các câu hỏi liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Họ tương tác trực tiếp với khách hàng trên mạng xã hội, qua Email hoặc qua các hình thức truyền thông khác để đảm bảo rằng khách hàng được hỗ trợ và có được trải nghiệm tuyệt vời nhất.
  • Tham gia triển lãm thương mại: Brand Ambassador tham gia triển lãm thương mại, sự kiện và hội nghị với vai trò người đại diện của doanh nghiệp. Họ gặp gỡ khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với đối tác và khách hàng.
  • Giới thiệu sản phẩm và tạo sự chủ động: Đại sứ thương hiệu tự động giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu theo cách chủ động. Họ tạo ra nội dung sáng tạo, chia sẻ trải nghiệm và câu chuyện cá nhân liên quan đến thương hiệu để tạo sự kết nối và tương tác tích cực nhất.

V. KPI công việc của Đại sứ thương hiệu

KPI (Key Performance Indicators) là các chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả và thành công của công việc Đại sứ thương hiệu. Dưới đây là một số nhiệm vụ mà Đại sứ thương hiệu cần phải đáp ứng.

1. Tạo dựng được thương hiệu cá nhân tích cực

Để trở thành một đại sứ thương hiệu thành công, việc xây dựng một hình ảnh tích cực về bản thân là yếu tố vô cùng quan trọng. Điều này đảm bảo rằng bạn có sự ảnh hưởng đối với công chúng và đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp của bạn hướng đến.

Bằng việc xây dựng một hình ảnh tích cực, bạn có thể tạo niềm tin và đáng tin cậy trong sản phẩm, dịch vụ mà bạn đại diện. Điều này giúp khách hàng cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn khi sử dụng sản phẩm của bạn quảng bá. Hơn nữa, khi bạn có một hình ảnh tích cực và độ nổi tiếng, việc quảng bá hình ảnh của bạn sẽ dễ dàng hơn so với những Đại sứ không có tiếng tăm và uy tín.

Tuy nhiên, việc xây dựng hình ảnh tích cực không chỉ đòi hỏi sự xuất sắc trong công việc mà còn cần có sự chuyên nghiệp, đạo đức và tầm nhìn rõ ràng. Bạn cần thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách giao tiếp và ứng xử cũng như phát triển kỹ năng bản thân để đáp ứng tất cả mọi yêu cầu của công việc.

2. Kinh nghiệm tạo nội dung Online

Đối với Brand Ambassador, việc đăng tải thông tin về sản phẩm và dịch vụ trên mạng xã hội của họ là rất quan trọng. Do đó, việc sở hữu kỹ năng tạo nội dung Online sẽ giúp họ tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn và mang lại kết quả tích cực.

3. Có thái độ chuyên nghiệp trong công việc, kỹ năng giao tiếp tốt

Sự chuyên nghiệp luôn là yêu cầu đặt ra với những người làm đại sứ thương hiệu. Bởi hình ảnh cá nhân và hình ảnh Brand sẽ do bạn tự chịu trách nhiệm. Do đó, thái độ chuyên nghiệp là điều rất quan trọng. 

4. Có ngoại hình và trình độ ngoại ngữ tốt

Ngoại hình và trình độ ngoại ngữ là điều không thể thiểu của một Đại sứ thương hiệu. Việc có ngoại hình sẽ là một lợi thế rất lớn để bạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng và quảng bá hình ảnh, sản phẩm. Từ đó tăng hiệu quả quảng cáo và nhận diện thương hiệu hơn. 

5. Tính cập nhật công nghệ

Một điều quan trọng mà không phải ai cũng biết là khách hàng không “chạy theo” các gương mặt thương hiệu, mà thực tế là đại sứ thương hiệu phải đến gần với khách hàng. Ngày nay, khách hàng có nhiều sự lựa chọn và tiêu chí khác nhau để tiếp cận sản phẩm, dịch vụ trong đó xu hướng lựa chọn phổ biến là các mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Instagram,…

Không những vậy, Brand Ambassador cần cập nhật những xu hướng này để tiếp cận khách hàng một cách gần gũi và nhanh chóng. Có lượng người theo dõi đông đảo, trang Fanpage có hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu lượt thích sẽ giúp cho Đại sứ thương hiệu kiếm được thu nhập đáng kể từ công việc của họ.

6. KPI của đại sứ thương hiệu

Mỗi Đại sứ thương hiệu không chỉ phải duy trì hình ảnh công khai mà còn phải nắm rõ các chỉ tiêu KPI quan trọng như sau:

  • Lượng người tiếp cận (Reach) của chiến dịch.
  • Số lượng người nhắc đến chiến dịch.
  • Tỷ lệ tăng doanh thu sau chiến dịch.
KPI của brand ambassador
Đại sứ thương hiệu cần phải nắm rõ các chỉ tiêu KPI quan trọng của mình

VI. Một số yêu cầu cần có của Đại sứ thương hiệu

Để trở thành Brand Ambassador của một thương hiệu, bạn cần nắm những yêu cầu dưới đây.

1. Khả năng ngôn từ

Với những người có ngôn từ rộng mở, lời nói lưu loát, chắc chắn sẽ giúp truyền tải thông điệp đến khách hàng một cách tốt nhất. Điều này sẽ giúp thông điệp được gửi đến sâu sắc và có giá trị hơn, từ đó thu hút sự chú ý của khách hàng.

2. Độ nổi tiếng

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn các Brand Ambassador nổi tiếng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho họ. Lý do lựa chọn những người này đó là nhờ họ sở hữu lượng lớn người hâm mộ hùng hậu, có được lòng tin từ khách hàng. Chính điều này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý và tạo ra sự tín nhiệm từ khách hàng và công chúng.

3. Tạo dựng lòng tin

Một trong những vai trò quan trọng của Brand Ambassador là xây dựng lòng tin và sự tưởng tượng từ khách hàng và cộng đồng. Họ phải là người đáng tin cậy và có đạo đức trong công việc của mình. Bởi khi tạo được lòng tin và lòng trung thành của khách hàng thì tỷ lệ đưa ra quyết định mua hàng là rất cao.

vai trò quan trọng của Brand Ambassador
Brand Ambassador là xây dựng lòng tin và sự tưởng tượng từ khách hàng và cộng đồng

4. Xây dựng mối liên hệ với dịch vụ, sản phẩm

Đại sứ thương hiệu cần có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các sản phẩm, dịch vụ của công ty hoặc thương hiệu mà họ đại diện. Họ phải hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ đó để có thể giới thiệu, truyền tải thông tin và thuyết phục khách hàng mua hàng.

5. Cập nhật công nghệ

Hầu hết khách hàng ngày nay đều mua hàng trên các trang mạng xã hội như: Facebook Youtube, Zalo, TikTok, Instagram, Twitter,… Vì vậy, để thu hút khách hàng, Đại sứ thương hiệu phải cập nhật xu hướng và công nghệ mới nhất trong lĩnh vực của mình để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất. 

VII. Sự khác nhau giữa Global Ambassador và House Ambassador

Dưới đây là sự khác nhau giữa Global Ambassador và House Ambassador.

1. House Ambassador là gì?

House Ambassador (Đại sứ thương hiệu) chính là người tạo ra cảm hứng trong phạm vi cộng đồng của họ. House Ambassador tận dụng các kênh truyền thông cùng với mối quan hệ đã được thiết lập để tiếp thị cho Brand thông qua chiến thuật tiếp thị như: truyền miệng, giới thiệu cho bạn bè, người hâm mộ, đăng tải trên Social Network, Review trên Youtube,…

Không những vậy, House Ambassador còn là người đại diện cho công ty, doanh nghiệp tại sự kiện – nơi họ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hay tặng quà nhằm tiếp cận nhiều khách hàng hơn, qua đó tăng số lượng và doanh thu.

2. Global Ambassador là gì?

Global Ambassador (Đại sứ toàn cầu) là người đại diện cho nhãn hiệu của một tập đoàn lớn hay một công ty lớn. Người đại diện phải có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu và có phù hợp với Brand.

Thông thường, Global Ambassador là người có vị trí cao hơn House Ambassador, tuy nhiên mỗi Đại sứ sẽ có một nhiệm vụ riêng và có tầm ảnh hưởng giống nhau trong những chiến lược mà họ Brand cho doanh nghiệp.

Brand Ambassador có thể giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt, nâng cao hình ảnh, thương hiệu trong mắt người tiêu dùng và tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ khi quyết định lựa chọn gương mặt Đại sứ thương hiệu để mang lại hiệu quả cao nhất. 

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về công việc của một Brand Ambassador và những yêu cầu cần có khi trở thành Brand Ambassador. Đừng quên xem thêm nhiều thông tin hữu ích tại Website của GOBRANDING nhé!

4.0 / 5 - (95 bình chọn)
profile profile hotline