Brand Archetype là gì? 6 bước xây dựng hình mẫu thương hiệu

Theo dõi GOBRANDING trên

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc nắm vững và áp dụng thành công Brand Archetype giúp thương hiệu nổi bật và kết nối mạnh mẽ hơn với khách hàng. Bài viết này từ GOBRANDING sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về Brand Archetype là gì? và phân tích sâu 12 hình mẫu thương hiệu, từ đó giúp bạn tối ưu hóa chiến lược xây dựng thương hiệu.

I. Brand Archetype (hình mẫu thương hiệu) là gì?

Brand Archetype là thuật ngữ biểu hiện hình mẫu về đặc điểm, giá trị và tính cách cốt lõi của thương hiệu nhằm tạo liên kết về mặt cảm xúc với khách hàng.

Brand Archetype hay hình mẫu thương hiệu là thuật ngữ được phát triển bởi Carl Jung – nhà tâm lý học người Thụy Sĩ dùng để mô tả đặc điểm, tính cách cốt lõi của thương hiệu một cách nhất quán trong tâm trí khách hàng. Brand Archertype được xây dựng dựa trên 12 nhóm nhu cầu, mong muốn cơ bản nhất của con người bao gồm nhu cầu được chăm sóc, nhu cầu được khám phá, nhu cầu được yêu và thể hiện bản thân,… Dưới góc nhìn tâm lý, điều này giúp các hình mẫu thương hiệu có thể ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của khách hàng trong tiềm thức. Đây là yếu tố cốt lõi giúp khách hàng tin tưởng, thấu hiểu các thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải.

II. Vai trò của Brand Archetype trong Marketing

Vai trò của Brand Archetype không chỉ giúp thương hiệu xây dựng sự liên kết mật thiết về mặt cảm xúc với khách hàng mà còn tạo ra nhiều giá trị lâu dài trong hoạt động chiến lược Marketing. Hãy cùng GOBRANDING khám phá vai trò của Brand Archetype trong Marketing.

  • Tính nhất quán bản sắc thương hiệu: Brand Archetype giúp doanh nghiệp xác định tính cách cốt lõi, từ đó làm cơ sở tham chiếu phát triển hình ảnh, nội dung, thông điệp và cách thức truyền tải một cách nhất quán.
  • Tăng độ tin cậy và độ nhận diện thương hiệu: Khách hàng thường dễ dàng nhận diện và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp có hình mẫu thương hiệu thể hiện rõ đặc điểm tính cách mà họ yêu thích hoặc đánh giá cao. Điều này giúp thương hiệu trở nên đáng tin cậy và thân thiện hơn trong mắt khách hàng.
  • Tạo sự khác biệt thương hiệu: Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, Brand Archetype giúp thương hiệu tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng bằng cách định vị thương hiệu một cách rõ ràng và độc đáo.

III. Khám phá 12 Brand Archetypes

Tương ứng với 12 nhu cầu, mong muốn cơ bản của con người, nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Jung đã phát triển thành 12 hình mẫu thương hiệu sau đây:

khám phá 12 brand archetype
Khám phá 12 Brand Archetype.
  1. Nhà sáng tạo (The Creator)

Hình mẫu nhà sáng tạo là hình mẫu phù hợp với những doanh nghiệp thích sự đổi mới, tìm kiếm cách thức hiện thực hóa ý tưởng và sản xuất các sản phẩm/dịch vụ dựa trên sự sáng tạo, đột phá.

  • Mong muốn: Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đột phá, thể hiện sự sáng tạo và tư duy đổi mới.
  • Đặc điểm: Khám phá, đổi mới, thể hiện, tầm nhìn, chủ nghĩa cá nhân.
  • Thương hiệu: Apple, Lego, Adobe, GoPro.
  1. Người thông thái (The Sage)

Hình mẫu người thông thái là hình mẫu dành cho các doanh nghiệp thích tìm kiếm sự tri thức, sự trí tuệ, không ngừng cập nhật thông tin có giá trị và chia sẻ đến khách hàng.

  • Mong muốn: Tạo nội dung mang tính giáo dục, đáng tin cậy và tôn vinh tinh thần học hỏi.
  • Đặc điểm: Trí tuệ, thông minh, chuyên môn, thông tin, có tầm ảnh hưởng.
  • Thương hiệu: TED, Google, Discovery Channel.
  1. Người chinh phục (The Explorer)

Hình mẫu người chinh phục chỉ các doanh nghiệp độc lập và không bị giới hạn bởi ranh giới điển hình. Họ thích phiêu lưu, dũng cảm và sẵn sàng bắt đầu hành trình khám phá liên tục.

  • Mong muốn: Cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm phiêu lưu, khám phá và đáng nhớ.
  • Đặc điểm: Thích khám phá, phiêu lưu, độc lập, tiên phong, tham vọng.
  • Thương hiệu: NASA, Jeep, The North Face, National Geographic.
  1. Người cai trị (The Ruler)

Hình mẫu người cai trị ý chỉ một số doanh nghiệp yêu thích sự quyền lực, thường đặt ra những nguyên tắc nhất định và kiểm soát tình hình để người khác tuân theo. Những doanh nghiệp thuộc hình mẫu người cai trị thường tự tin, khó bị lay động, có khả năng tạo ra sự thay đổi và thành công.

  • Mong muốn: Xây dựng hình ảnh của sự sang trọng, quyền lực và tôn trọng.
  • Đặc điểm: Quyền lực, địa vị, thành công, giàu có, trung thành.
  • Thương hiệu: Microsoft, Rolls Royce, Rolex, Hugo Boss.
  1. Người chăm sóc (The Caregiver)

Hình mẫu người chăm sóc được thúc đẩy bởi lòng trắc ẩn và mong muốn giúp đỡ người khác. Doanh nghiệp thuộc hình mẫu người chăm sóc thường thể hiện sự quan tâm, ân cần và sẵn sàng bảo vệ người khác.

  • Mong muốn: Xây dựng hình ảnh trách nhiệm, đặt khách hàng và phục vụ cộng đồng lên hàng đầu.
  • Đặc điểm: Lòng trắc ẩn, quan tâm, trấn an, nuôi dưỡng.
  • Thương hiệu: UNICEF, Johnson & Johnson, Volvo.
  1. Người hùng (The Hero)

Hình mẫu người hùng có khát khao làm chủ tình hình và truyền cảm hứng cho người khác để thúc đẩy bản thân.

  • Mong muốn: Xây dựng thông điệp tạo động lực và khích lệ khách hàng vượt qua thách thức để đạt được thành công.
  • Đặc điểm: Dũng cảm, can đảm, truyền cảm hứng.
  • Thương hiệu: Nike, BMW, FedEx, Adidas.
  1. Người hài hước (The Jester)

Hình mẫu người hài hước mong muốn duy trì quan điểm vui tươi, lạc quan và nhìn thấy điều tốt đẹp trong mọi tình huống.

  • Mong muốn: Tạo ra các chiến lược truyền thông hài hước, sáng tạo, tạo cảm giác vui vẻ và tiếp thêm năng lượng cho khách hàng.
  • Đặc điểm: Vui tươi, hài hước, tích cực, đoàn kết, hài hước.
  • Thương hiệu: M&Ms, Netflix.
  1. Người yêu thương (The Lover)

Hình mẫu người yêu thương chỉ những doanh nghiệp có khả năng tạo sự đồng cảm, được thúc đẩy để trở nên hấp dẫn, lãng mạn và hướng tới sự cảm mếm.

  • Mong muốn: Xây dựng hình ảnh tạo sự kết nối dựa trên cảm xúc, tình yêu.
  • Đặc điểm: Cam kết, lãng mạn, tình cảm.
  • Thương hiệu: Victoria’s Secret, Anne Summers, Chanel.
  1. Người nổi loạn (The Outlaw)

Hình mẫu kẻ nổi loạn, còn được gọi là Kẻ ngoài vòng pháp luật thường chấp nhận rủi ro để tạo ra điều gì đó độc đáo và đầy cảm hứng. Đôi khi doanh nghiệp thuộc nhóm hình mẫu này có thể không hấp dẫn tất cả mọi người mà chỉ truyền cảm hứng cho một nhóm khách hàng nhất định.

  • Mong muốn: Xây dựng hình ảnh gắn liền với tuyên ngôn cá nhân, không tuân theo quy tắc xã hội thông thường.
  • Đặc điểm: Đột phá, người dẫn đầu, đối đầu, độc lập, phá cách.
  • Thương hiệu: Harley-Davidson, Uber, Red Bull.
  1. Người bình thường (The Everyman)

Hình mẫu người bình thường tạo ra những kết nối sâu sắc và mong muốn được yêu mến bởi các doanh nghiệp thuộc nhóm hình mẫu này thường ghét sự nổi bật và không thể hiện bất kỳ tính cách hay quan điểm cực đoan nào mà thích hòa nhập hơn.

  • Mong muốn: Tạo cảm giác thân thiện nhằm dễ dàng tiếp cận đến khách hàng.
  • Đặc điểm: Đáng tin cậy, thực tế, hòa nhập, bình đẳng.
  • Thương hiệu : Ford, Levis, IKEA.
  1. Người phù thủy (The Magician)

Hình mẫu người phù thủy biểu thị những doanh nghiệp muốn gây ấn tượng với khán giả bằng những trải nghiệm mới, thú vị và biến giấc mơ thành hiện thực.

  • Mong muốn: Thể hiện sức mạnh của sự tưởng tượng, đột phát và tạo ra những trải nghiệm độc đáo.
  • Đặc điểm: Thích sự thay đổi, lôi cuốn, tưởng tượng, sáng suốt.
  • Thương hiệu: Disney, Dyson, MAC Cosmetics.
  1. Người ngây thơ (The Innocent)

Hình mẫu người ngây thơ chỉ các doanh nghiệp tích cực, lạc quan và chủ động tránh những tình huống xấu không cần thiết.

  • Mong muốn: Xây dựng thương hiệu lạc quan từ đó tạo cảm giác an toàn, tin tưởng đối với khách hàng.
  • Đặc điểm: Lạc quan, trung thực, trung thành, đơn giản.
  • Thương hiệu: Dove, McDonald’s, Coca-Cola.

IV. Hướng dẫn 6 bước xây dựng Brand Archetype thực chiến

Hãy cùng GOBRANDING khám phá 6 bước xây dựng Brand Archetype giúp doanh nghiệp dễ dàng áp dụng vào thực tế và đạt được hiệu quả cao nhất:

6 bước xây dựng brand archetype thực chiến
6 bước xây dựng Brand Archetype thực chiến.

Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể và giá trị thương hiệu

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định giá trị mà doanh nghiệp muốn truyền đạt với khách hàng mục tiêu từ đó thiết lập các mục tiêu cụ thể phù hợp với hình mẫu thương hiệu. Để xác định hình mẫu thương hiệu chính xác, bạn nên xem xét các giá trị về tầm nhìn và sứ mệnh làm giá trị thương hiệu cốt lõi.

Bước 2: Phân tích khách hàng mục tiêu

Tiếp theo, doanh nghiệp nên tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và thói quen của khách hàng mục tiêu. Đây là bước vô cùng quan trọng quyết định tính hiệu quả của chiến lược xây dựng hình mẫu thương hiệu. Doanh nghiệp cần tiến hành thu thập dữ liệu bằng nhiều hình thức như khảo sát, phân tích dữ liệu khách hàng, biểu mẫu, phỏng vấn sâu,… từ đó xây dựng chân dung khách hàng đại diện cho các phân khúc khách hàng nhất định. Phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được hình mẫu thương hiệu nào phù hợp nhất với công ty.

Bước 3: Xác định Brand Archetype phù hợp

Sau khi xác định được giá trị thương hiệu và phân tích khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ tiến hành xác định Brand Archetype phù hợp. Hãy xem xét những hình mẫu doanh nghiệp bộc bạch tính cách cốt lõi của thương hiệu mà vẫn phù hợp và được ủng hộ bởi chính tệp khách hàng mục tiêu hiện tại. Doanh nghiệp có thể tham khảo dựa trên các bài khảo sát, bảng câu hỏi để xác định Brand Archetype phù hợp.

>> Tìm hiểu thêm về Google Survey để phục vụ cho quá trình thực hiện khảo sát và bảng câu hỏi hiệu quả trên công cụ tìm kiếm Google.

Bước 4: Triển khai và tích hợp vào chiến lược Marketing

Trong bước này, hãy đảm bảo rằng tất cả các yếu tố thương hiệu của bạn, chẳng hạn như logo, cách phối màu, khẩu hiệu và các nỗ lực tiếp thị của doanh nghiệp đều phù hợp với Brand Archetype đã xác định trước đó. Điều này tạo ra trải nghiệm thương hiệu nhất quán khiến thương hiệu trở nên ấn tượng hơn trong tâm trí khách hàng.

Dưới đây là những bước cơ bản để tinh chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với Brand Archetype:

  • Tùy chỉnh nội dung: Doanh nghiệp cần tiến hành phát triển và định hướng lại tuyến nội dung bằng cách điều chỉnh lại tiếng nói thương hiệu phù hợp với đặc điểm và tính cách của hình mẫu thương hiệu đó. Bằng cách điều chỉnh tôn giọng, cách thức sử dụng từ ngữ và truyền đạt thông điệp, doanh nghiệp có thể tạo ấn tượng và liên tưởng thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
  • Sử dụng kênh tiếp thị thích hợp: Chọn lựa các kênh tiếp thị mà phù hợp với hình mẫu thương hiệu và đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Phát triển các chiến dịch tương tác: Việc tận dụng thêm nhiều công cụ tiếp thị trong chiến dịch, tạo nhiều điểm chạm thương hiệu giúp doanh nghiệp gia tăng nhận thức và niềm tin thương hiệu, từ đó kích thích tương tác và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh

Cuối cùng, hãy theo dõi hiệu quả của chiến lược Brand Archetype đã chọn và sẵn sàng điều chỉnh khi cần thiết. Phản hồi từ khách hàng và thay đổi trong hành vi thị trường có thể yêu cầu doanh nghiệp cần phải xem xét lại và tinh chỉnh hình mẫu thương hiệu để đảm bảo luôn phù hợp và hiệu quả.

V. Kết luận

Brand Archetype hay hình mẫu thương hiệu là thuật ngữ giúp doanh nghiệp xác định những đặc điểm tính cách con người phản ánh chính xác nhất đặc điểm, tính cách cốt lõi của thương hiệu. Trong bài viết này, GOBRANDING đã chia sẻ những thông tin hữu ích về Brand Archetype là gì và 6 bước xây dựng hình mẫu thương hiệu một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc hay cần tư vấn thêm về dịch vụ SEO website Google nhé.

4.0 / 5 - (101 bình chọn)
profile profile hotline