Brand Association là gì? Cách xây dựng liên tưởng thương hiệu

Theo dõi GOBRANDING trên

Trong quá trình xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp thực hiện nhiều chiến lược từ hình ảnh, trải nghiệm, người đại diện,… nhằm hình thành liên tưởng thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, hay còn gọi là Brand Association. Hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu chi tiết về Brand Association là gì? Cách xây dựng liên tưởng thương hiệu mạnh mẽ.

I. Brand Association là gì?

Brand Association (liên tưởng thương hiệu) là sự liên tưởng, kết nối trong tâm trí khách hàng đối với một thương hiệu (hình ảnh, trải nghiệm, cảm xúc, tính cách, hoạt động,…).

Bạn có thể hiểu đơn giản liên tưởng thương hiệu là những gì mà người tiêu dùng liên tưởng khi nhắc đến một thương hiệu nào đó. Việc xây dựng và nuôi dưỡng những liên tưởng thương hiệu tích cực chính là chìa khóa thành công cho mọi kế hoạch Marketing Online và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ví dụ: Adidas tạo logo và thông điệp gợi liên tưởng để khuyến khích sự liên tưởng thương hiệu gắn liền với năng lượng, sức sống và tinh thần thể thao.

II. Tầm quan trọng của Brand Association đối với doanh nghiệp

Brand Association giúp đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến một thương hiệu được nhận biết, đánh giá và tương tác từ khách hàng. Điều này không chỉ khiến mọi người quen thuộc với thương hiệu mà còn ấn tượng tốt, trở thành top-of-mind trong tâm trí người tiêu dùng khi cần tìm sản phẩm liên quan. Sau đây là những lợi ích mà Brand Association mang lại cho doanh nghiệp:

  • Tạo nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) mạnh mẽ: Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, việc thương hiệu được liên tưởng giúp doanh nghiệp nổi bật, khác biệt giữa vô vàn thương hiệu trên thị trường và khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu nhanh chóng.
  • Xây dựng niềm tin và lòng trung thành thương hiệu (Brand Loyal): Doanh nghiệp thành công trong việc tạo liên kết thương hiệu sẽ tăng sự tin tưởng của khách hàng khi lựa chọn thương hiệu cung cấp sản phẩm trong vô vàn thương hiệu cùng ngành. Thậm chí, họ có khả năng trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp trong tương lai.
  • Hỗ trợ chiến lược tiếp thị và quảng cáo: Khách hàng tiềm năng sẽ ấn tượng tốt với thương hiệu có liên tưởng tích cực nên doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được họ thông qua các chiến lược tiếp thị trực tuyến hay các chiến dịch quảng cáo. Hơn nữa, họ còn chủ động tương tác với các thông điệp mà doanh nghiệp đang truyền thông.
  • Tạo cơ hội mở rộng và đa dạng sản phẩm cho doanh nghiệp: Thương hiệu được xây dựng cơ sở liên tưởng mạnh mẽ, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội mở rộng và phát triển các sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng thông qua danh tiếng và uy tín của thương hiệu sẵn có.
  • Giảm thiểu tổn thất thương hiệu: Khi thương hiệu của doanh nghiệp được xây dựng lòng tin, tình cảm tích cực từ phía khách hàng thì thương hiệu có thể giảm thiểu được các rủi ro từ các sự kiện tiêu cực. Trong trường hợp gặp sự cố, thương hiệu này vẫn có thể phục hồi sự tin tưởng nhanh chóng.

>> Brand Association, Brand Awareness và Brand Loyalty có mối quan hệ chặt chẽ trong chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Bạn có thể xem thông tin chi tiết tại đây:

III. 3 tiêu chí hình thành Brand Association

Các loại liên tưởng mà GOBRANDING nêu trên có thể được sử dụng trong chiến lược tiếp thị và quảng cáo để tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và tạo sự nhận biết cho thương hiệu. Tuy nhiên, điều quan trọng là đảm bảo Brand Association phản ánh đúng giá trị, tầm nhìn của thương hiệu và phù hợp với mục tiêu, đối tượng mà thương hiệu muốn tiếp cận:

3 tiêu chí xây dựng Brand Association
3 tiêu chí hình thành Brand Association cho doanh nghiệp.

1. Liên tưởng cần có tính phù hợp

Brand Association thành công đòi hỏi tính liên quan và phù hợp giữa liên tưởng mà doanh nghiệp mong muốn và giá trị cốt lõi của thương hiệu. Liên tưởng cần phản ánh đúng bản chất và tầm quan trọng của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Sự phù hợp này giúp người tiêu dùng dễ dàng nghĩ đến một hình ảnh thương hiệu chân thực và góp phần xây dựng liên tưởng mạnh mẽ, lâu dài.

Ví dụ: Nếu một thương hiệu thời trang nữ muốn xây dựng liên tưởng về sự thanh lịch, họ cần phải đảm bảo rằng sản phẩm, quảng cáo và tương tác với khách hàng phản ánh giá trị này.

2. Liên tưởng cần có tính hấp dẫn

Thương hiệu cần phải tạo ra liên tưởng hấp dẫn, thú vị và gắn kết tình cảm với khách hàng. Điều này thể hiện qua những ý tưởng, giá trị hoặc trải nghiệm độc đáo mà khách hàng muốn kết nối với thương hiệu. Nhờ đó, thương hiệu nổi bật trong đám đông và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, tạo sự kết nối tinh thần và thúc đẩy sự tương tác của khách hàng.

Ví dụ: Apple đã tạo ra cảm giác kỳ vọng và độc đáo đối với sản phẩm của mình thông qua thiết kế và trải nghiệm người dùng.

3. Liên tưởng cần dễ nhận biết

Một liên tưởng thương hiệu tốt cần phải dễ dàng nhận biết và ghi nhớ, bao gồm việc sử dụng biểu tượng, màu sắc đặc trưng, logo hay một slogan đặc biệt mà khách hàng có thể liên kết với thương hiệu. Sự nhận biết dễ dàng giúp thương hiệu trở nên dễ nhớ và thường xuyên xuất hiện trong ý thức của người tiêu dùng.

Ví dụ: Khi gợi nhớ thương hiệu thức ăn nhanh có logo màu đỏ và vàng, hầu hết mọi người nhớ đến McDonald’s.

Để xây dựng Brand Association thành công, thương hiệu của bạn cần liên tưởng phù hợp, hấp dẫn và dễ dàng nhận biết trong tâm trí người tiêu dùng. Ba tiêu chí này sẽ giúp khách hàng hình thành được liên tưởng thương hiệu mạnh mẽ, tích cực và lâu dài.

IV. 7 cách xây dựng liên tưởng thương hiệu thành công

Sau khi nắm được tầm quan trọng cùng 3 tiêu chí xây dựng Brand Association, GOBRANDING sẽ cung cấp đến doanh nghiệp 7 cách xây dựng liên tưởng thương hiệu thành công:

7 cách xây dựng liên tưởng thương hiệu
7 cách xây dựng liên tưởng thương hiệu

Cách 1: Xây dựng liên kết với thuộc tính sản phẩm/thương hiệu

Liên tưởng thương hiệu có thể được xây dựng dựa trên thuộc tính sản phẩm của doanh nghiệp, có thể là những đặc điểm về chất lượng, giá trị, tính đổi mới hay xuất xứ của sản phẩm hay thuộc tính vật lý như bao bì, hình dạng, màu sắc. Liên tưởng dựa trên thuộc tính của sản phẩm cần được khác biệt giúp khách hàng dễ dàng nhớ đến.

Cách 2: Xây dựng liên kết với thái độ

Liên tưởng thương hiệu dựa trên thái độ là cách thương hiệu truyền đạt giá trị muốn truyền tải đến khách hàng. Khi Brand Association được tạo nên bởi thái độ tích cực, không chỉ tạo ra sự hứng thú và đồng thuận từ phía khách hàng mà còn tạo nền một bức tranh tích cực, gắn kết lâu dài với thương hiệu. Doanh nghiệp cũng cần truyền thông nội bộ đến đội ngũ Cán bộ nhân viên trong công ty hiểu rõ, tôn trọng và thể hiện được giá trí đó.

Cách 3: Xây dựng liên kết với thương hiệu mẹ

Cách tiếp theo là xây dựng liên tưởng thương hiệu với thương hiệu mẹ. Bằng cách này, khách hàng có thể liên kết sự thành công và uy tín của thương hiệu mẹ với sản phẩm của thương hiệu con cung cấp. Sự kết hợp này không chỉ tăng cường sự vững mạnh mối quan hệ giữa hai thương hiệu mà cơn giảm thiểu chi phí tiếp thị và nỗ lực trong việc tạo liên kết thương hiệu cho thương hiệu con.

Cách 4: Xây dựng liên kết với quốc gia/khu vực địa lý

Thương hiệu có thể tận dụng văn hóa độc đáo, niềm tự hào về quốc gia, khu vực địa lý về chất lượng một số sản phẩm từ các quốc gia nhằm làm liên tưởng trong tâm trí khách hàng. Tạo liên tưởng thương hiệu dựa trên quốc gia hay khu vực địa lý khiến thương hiệu trở nên ý nghĩa và gần gũi với khách hàng địa phương hơn.

Cách 5: Xây dựng liên kết với người nổi tiếng

Doanh nghiệp cần chọn người nổi tiếng phù hợp với tính cách thương hiệu, tạo thái độ tích cực, giúp người dùng dễ dàng nhận thức, lan rộng hình ảnh thương hiệu và thúc đẩy doanh số cho doanh nghiệp. Bạn cần chọn người nổi tiếng được nhiều người dùng ưa thích. Nếu không, khi khách hàng không thích thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến thái độ khách hàng đối với thương hiệu và không muốn mua sản phẩm cho dù chất lượng có tuyệt vời bao nhiêu.

Cách 6: Xây dựng liên kết với một biểu tượng

Tạo liên kết thương hiệu dựa trên một biểu tượng giúp thương hiệu trở nên độc đáo, dễ nhớ hơn trong tâm trí của khách hàng và tạo nên trải nghiệm đáng nhớ. Biểu tượng không nhất thiết phải là hình ảnh mà có thể là biểu tượng của giá trị, tầm nhìn, bản sắc của thương hiệu. Doanh nghiệp có thể tạo ra một biểu tượng hay hình ảnh đặc biệt đại diện cho thương hiệu như logo, biểu tượng độc đáo phục vụ cho các chiến dịch truyền thông, quảng cáo đến đối tượng mục tiêu.

Cách 7: Xây dựng liên kết với một sự kiện

Thương hiệu có thể được tạo sự liên tưởng với sự kiện thông qua việc tổ chức sự kiện, quảng cáo trên truyền hình,… Việc tổ chức, tham gia các sự kiện quan trọng trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh giúp tận dụng sự kiện để tạo nhận diện hiệu quả, gửi thông điệp của thương hiệu đến đối tượng khách hàng mục tiêu.

V. Ví dụ về liên tưởng thương hiệu

Trong phần này, GOBRANDING sẽ cung cấp ví dụ về liên tưởng thương hiệu thành công từ Nike và Apple. Hai thương hiệu này đã thành công trong việc xây dựng được liên tưởng đúng tính chất thương hiệu muốn truyền thông tới người tiêu dùng của họ:

1. Thương hiệu Nike

Nike đã xây dựng liên tưởng thương hiệu mạnh mẽ với các giá trị như sự tự do, đam mê và hoàn thiện bản thân thông qua thể thao. Logo “Swoosh”, slogan “Just Do It” của Nike trở thành biểu tượng biểu tượng của tốc độ và sự đột phá. Nike liên kết mình với các vận động viên nổi tiếng và sự kiện thể thao quan trọng như Olympic để thể hiện cam kết với thể thao và phong cách sống lành mạnh. Sự nổi tiếng của Nike phần lớn xuất phát từ việc xây dựng một liên tưởng về sự đam mê, sự nỗ lực và khát vọng chiến thắng thông qua thể thao.

2. Thương hiệu Apple

Apple đã xây dựng liên tưởng thương hiệu về sự độc đáo, sáng tạo và hiện đại. Các sản phẩm của Apple như iPhone, iPad và MacBook, không chỉ là các sản phẩm công nghệ thông tin mà còn là biểu tượng của phong cách và tinh thần sáng tạo. Logo của Apple, một quả táo cắn dở, trở thành biểu tượng toàn cầu cho sự hiện đại và thiết kế sang trọng, đẹp mắt. Apple tập trung vào trải nghiệm người dùng và đặt mình làm sự lựa chọn cho những người muốn sáng tạo và khám phá công nghệ một cách đơn giản và thú vị.

Những liên tưởng này không chỉ giúp Nike và Apple phát triển một sự nhận diện mạnh mẽ mà còn tạo ra một cộng đồng người hâm mộ tận hưởng giá trị và tinh thần của họ thông qua sản phẩm và trải nghiệm của thương hiệu.

VI. Phân biệt Brand Association, Brand Attributes và Brand Image

Brand Association (Liên tưởng thương hiệu) là sự liên tưởng trong tâm trí khách hàng đối với một thương hiệu, có thể là các liên kết tinh thần, hình ảnh, cảm xúc hoặc ký ức liên quan đến thương hiệu.

Ví dụ: Logo Swoosh của Nike, âm thanh Netflix, màu xanh lam của Pepsi,…

Brand Attributes (Thuộc tính thương hiệu) là những đặc điểm cụ thể, tính chất hoặc đặc điểm riêng của thương hiệu mà người tiêu dùng có thể nhận thấy hoặc định rõ. Đây là những yếu tố thường được thương hiệu cố gắng xây dựng và quảng cáo.

Ví dụ: Volvo nổi tiếng với thuộc tính an toàn và độ bền, trong khi BMW thường được gắn liền với hiệu suất và thiết kế độc đáo.

Brand Image (Hình ảnh thương hiệu) là tổng thể về cách thương hiệu được xem xét và đánh giá bởi người tiêu dùng. Nó bao gồm cả Brand Association và Brand Attributes.

Hình ảnh thương hiệu là kết quả của tất cả những liên tưởng và đặc điểm mà thương hiệu đã tạo ra trong suốt thời gian hoạt động. Nó có thể bao gồm các yếu tố như niềm tin, uy tín, phong cách và giá trị.

Ví dụ: Thương hiệu Nike có liên tưởng thương hiệu về đam mê và hoàn thiện bản thân thông qua thể thao, thuộc tính về chất lượng và thiết kế sản phẩm và hình ảnh tổng thể về sự thành công và sáng tạo. Điều này tạo ra một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và thu hút những người muốn thể hiện tinh thần chiến đấu và thể thao trong cuộc sống của họ.

>> Bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại Brand Image là gì để tạo sự khác biệt giữa các đối thủ cùng ngành, xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp.

VII. Kết luận

Qua bài viết này, GOBRANDING đã làm rõ Brand Association không chỉ là thương hiệu được liên tưởng đến mà còn là sự kết nối tinh thần với khách hàng. Để xây dựng liên kết mạnh mẽ, doanh nghiệp cần xác định được tính liên tưởng phù hợp, hấp dẫn và dễ dàng nhận biết. Bằng cách tạo liên tưởng thương hiệu tích cực, doanh nghiệp dễ dàng tạo nhận diện và lòng trung thành thương hiệu cho khách hàng. Điều này không chỉ giúp thương hiệu tồn tại mà còn phát triển trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay, đáp ứng được mong muốn của khách hàng.

Chiến lược SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) cho trang web của doanh nghiệp quan trọng trong quá trình xây dựng liên tưởng thương hiệu tích cực trong mắt đối tượng khách hàng mục tiêu. Việc xây dựng sự hiện diện của website trong trang nhất Google giúp tiếp cận người dùng nhanh chóng, tăng độ tin cậy và trải nghiệm người dùng trên website. Điều này góp phần vào việc củng cố, phát triển liên tưởng thương hiệu tích cực hiệu quả cho doanh nghiệp. Dịch vụ SEO từ khóa giúp website lên top Google hiệu quả bền vững, tiếp cận chính xác đối tượng mục tiêu cho doanh nghiệp của bạn.

4.0 / 5 - (101 bình chọn)
profile profile hotline