Brand Guidelines là gì? Ý nghĩa của bộ nhận diện thương hiệu
Theo dõi GOBRANDING trênBrand Guidelines được xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của chiến lược định vị thương hiệu. Việc xây dựng BrandGuideline chuẩn giúp duy trì tính nhất quán của thương hiệu trong tâm trí khách hàng đồng thời mang lại nhiều lợi ích quan trọng khác. Do vậy, các nhà tiếp thị cần nắm rõ Brand Guidelines là gì? Một bộ Brand Guideline gồm những gì cũng như cách thức xây dựng bộ quy chuẩn thương hiệu chuyên nghiệp. Cùng GOBRANDING tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này!
Nội dung chính
1. Brand Guidelines là gì?
Brand Guidelines còn được gọi là Bộ quy chuẩn thương hiệu hay Bộ nhận diện thương hiệu. Đây là hệ thống các dấu hiệu, đặc trưng nhận biết, hình ảnh, thông tin liên quan đến thương hiệu một cách đầy đủ và trọn vẹn. Nhờ có Brand Guidelines, doanh nghiệp mới có thể duy trì tính nhất quán trong việc xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu trên các kênh truyền thông.
Là một nhà tiếp thị chuyên nghiệp, bạn cần phân biệt được Brand Guideline không chỉ đơn giản là logo, slogan. Hơn thế, nó còn bao gồm nhiều yếu tố khác như: màu sắc thương hiệu, kiểu chữ, hình ảnh, tính cách thương hiệu,… Tất cả những yếu tố này đều góp phần làm nên bản sắc thương hiệu riêng, có thể phân biệt được giữa các nhãn hàng.
Để có được một bộ quy chuẩn thương hiệu hoàn chỉnh, doanh nghiệp sẽ cần đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. Chính vì thế, đây cũng là vấn đề khiến cho nhiều nhà quản lý nhãn hàng phải đau đầu.
2. Tầm quan trọng của Brand Guideline đối với doanh nghiệp
Nắm được cơ bản Brand Guidelines là gì thôi chưa đủ, doanh nghiệp cần hiểu rõ tầm quan trọng của bộ quy chuẩn thương hiệu đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh. Vậy cụ thể Brand Guideline có vai trò như thế nào?
2.1. Giúp doanh nghiệp xây dựng câu chuyện thương hiệu hoàn chỉnh
Trước tiên, Brand Guideline giúp cung cấp thông tin về thương hiệu một cách đầy đủ đến các bên liên quan, từ người quản lý cấp cao cho đến đội ngũ nhân viên cấp dưới. Các thông tin tổng quan về thương hiệu bao gồm:
- Bản chất thương hiệu: đây được xem là đặc điểm cốt lõi giúp tạo nên sự khác biệt của thương hiệu so với những cái tên khác trên thị trường. Bên cạnh đó nó cũng cần được thiết lập phù hợp với đặc điểm của đối tượng công chúng mục tiêu.
- Sứ mệnh thương hiệu: là định hướng về hành động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu của mình. Sứ mệnh thương hiệu có thể được xác định và thay đổi dựa vào mục tiêu phát triển thương hiệu ở từng giai đoạn.
- Định vị thương hiệu: là cách mà doanh nghiệp tạo ra cho thương hiệu một vị thế riêng trên thị trường. Dựa vào đó, người dùng có thể phân biệt được thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Nhờ có Brand Guidelines, doanh nghiệp mới có thể đảm bảo xây dựng được câu chuyện thương hiệu một cách hoàn chỉnh. Thông qua đó tạo nên mối liên kết giữa thương hiệu và khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện được thương hiệu giữa hàng trăm nghìn cái tên khác trên thị trường.
2.2. Đảm bảo tính thống nhất trong các hoạt động của thương hiệu
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao những thương hiệu lớn luôn thành công và dễ dàng nhận diện hơn những thương hiệu khác? Một phần câu trả lời nằm ở tính nhất quán trong các hoạt động của thương hiệu. Để làm được điều này, doanh nghiệp không thể không xây dựng và áp dụng một bộ Brand Guideline chuẩn.
Brand Guidelines bao gồm tất cả những quy chuẩn chung về thiết kế logo, slogan, hình ảnh, kiểu chữ, màu sắc thương hiệu,… Bộ quy chuẩn này được áp dụng chung cho tất cả các chiến dịch tiếp thị và truyền thông của thương hiệu. Nhờ đó, đảm bảo được tính thống nhất trong tất cả các hoạt động của thương hiệu dù là Marketing Online hay offline.
2.3. Tiết kiệm thời gian và ngân sách
Khi sở hữu một bộ quy chuẩn thương hiệu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ không phải mất quá nhiều thời gian cho khâu thiết kế hay lên ý tưởng cho từng chiến dịch. Bởi chỉ cần áp dụng các quy chuẩn chung này để đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động của thương hiệu. Nhờ vậy, khâu thiết kế và sản xuất nội dung trở nên nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn.
Ngoài ra, Brand Guidelines chuẩn cũng là nền tảng vững chắc cho các chiến dịch truyền thông. Cụ thể, doanh nghiệp có thể áp dụng bộ quy chuẩn thương hiệu để truyền thông lặp lại trên nhiều kênh khác nhau. Từ đó, đảm bảo nhất quán hình ảnh thương hiệu, gia tăng độ nhận diện và hơn thế, còn có thể trở thành “top of mind” trong tâm trí khách hàng. Đây là cách đơn giản, tiết kiệm ngân sách mà vô cùng hiệu quả trong dài hạn.
3. Brand Guideline bao gồm những gì?
Như đã đề cập ở phần trên, Brand Guideline không chỉ đơn giản là logo hay slogan thương hiệu mà nó còn bao gồm nhiều yếu tố khác nữa. Vậy một bộ Brand Guidelines gồm những gì?
Trong thực tế, không có bất kỳ bộ quy chuẩn thương hiệu nào là giống nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, Brand Guideline vẫn có một vài yếu tố cơ bản không thể thiếu như sau:
- Tổng quan về doanh nghiệp: quá trình hình thành và phát triển, tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu,…
- Sứ mệnh cốt lõi: là điều mà doanh nghiệp cam kết đối với khách hàng của mình.
- Tiếng nói thương hiệu: là bản mô tả ngắn về định hướng của thương hiệu, được thể hiện trong các văn bản hoặc tài liệu gửi đến đại chúng.
- Logo và cách sử dụng logo: bao gồm quy tắc thiết kế logo, giới hạn về kích thước, giới hạn không gian, cách sử dụng logo trên các background, màu sắc khác nhau, những điều cần tránh khi sử dụng logo,…
- Bảng màu thương hiệu: tập hợp các màu sắc được sử dụng cho thương hiệu, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các màu.
- Kiểu chữ: bao gồm font chữ và phong cách trình bày của các yếu tố như: tiêu đề chính, tiêu đề phụ, văn bản hoặc quotes.
- Hình ảnh: thường gồm ví dụ minh họa để định hướng phong cách thiết kế chung.
- Phối cảnh: thường là những vật phẩm văn phòng như: poster, brochure, danh thiếp, phong bì, proposal, ấn phẩm quà tặng (mũ, áo mưa, ô dù), email, fax,…
Tất cả các yếu tố kể trên đều đóng vai trò quan trọng làm nên bộ quy chuẩn thương hiệu rõ ràng, chuyên nghiệp.
4. Nguyên tắc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Hiểu được vai trò của Brand Guideline là gì đối với hiệu quả hoạt động của thương hiệu, nhà quản lý nhãn hàng cần đảm bảo xây dựng bộ quy chuẩn thương hiệu rõ ràng và nhất quán. Theo đó, cách làm Brand Guidelines chuẩn không thể dựa vào cảm tính mà cần tuân theo các nguyên tắc nhất định như sau:
4.1. Quy tắc thiết kế Logo
Logo được xem là bộ mặt đại diện, mang những đặc điểm tính cách nổi bật của thương hiệu được truyền tải qua các biểu tượng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của BrandGuideline, thể hiện cái nhìn toàn cảnh về thương hiệu của bạn.
Thiết kế logo cho thương hiệu không chỉ cần đảm bảo sự khác biệt và ấn tượng. Thêm vào đó, nhãn hàng cần đặt ra một bộ hướng dẫn sử dụng logo dùng làm quy chuẩn chung cho mọi ấn phẩm truyền thông. Trong đó, quy định cụ thể:
- Kích thước, màu sắc chuẩn của logo.
- Kích thước tối thiểu được chấp nhận.
- Các biến thể của logo: phiên bản màu sắc, trắng đen, có viền,…
- Cách phối màu logo trên các background màu sắc khác nhau.
- Khoảng cách và vị trí của logo trên các ấn phẩm truyền thông.
- Những điều cần tránh khi sử dụng logo như: thay đổi font chữ logo, thay đổi màu sắc, hình dáng logo,…
Dựa vào quy chuẩn chung này, các chiến dịch tiếp thị của bạn sẽ được đảm bảo tính nhất quán, gia tăng nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả.
4.2. Sự đồng bộ màu sắc
Một trong những yếu tố quan trọng không kém trong Brand Guideline đó chính là màu sắc thương hiệu. Màu sắc đặc trưng giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp, giá trị và gắn kết cảm xúc với khách hàng. Ví dụ: Coca Cola đặc trưng với sắc đỏ hạnh phúc, Grab nổi bật với màu xanh lá thân thiện còn Diana lại gây ấn tượng với sắc hồng nữ tính,…
Nếu thương hiệu không có một bảng màu thương hiệu nhất định, các ấn phẩm truyền thông sẽ trở nên rối mắt với nhiều màu sắc khác nhau. Sự thiếu nhất quán và đồng bộ như vậy khiến cho khách hàng trở nên bối rối trong việc nhận diện và ghi nhớ về thương hiệu.
4.3. Chọn Font chữ phù hợp
Bên cạnh logo và màu sắc thương hiệu, font chữ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các thiết kế của nhãn hàng. Mỗi kiểu chữ sẽ góp phần thể hiện những cá tính riêng của từng thương hiệu. Chẳng hạn, mẫu font chữ thẳng và tối giản của Vietnam Airline cho thấy được sự chuyên nghiệp, thanh lịch. Ngược lại, Vietjet Air với kiểu chữ nghiêng và nhiều nét cong lại thể hiện cá tính năng động, trẻ trung.
Như vậy, tùy theo mục đích và đối tượng truyền thông, thương hiệu nên xác định rõ trong Brand Guidelines đâu là font chữ chính và đâu là font chữ bổ sung. Cụ thể hơn, cần có quy chuẩn chung trong việc sử dụng font chữ, chẳng hạn: kích thước chữ, khoảng cách giữa các ký tự, khoảng cách giữa các hàng, các đoạn, định dạng tiêu đề,…
4.4. Thống nhất hình ảnh thương hiệu
Một trong những yếu tố giúp thu hút sự chú ý của khách hàng đó chính là hình ảnh thương hiệu. Hình ảnh không chỉ cần được thiết kế chuyên nghiệp, ấn tượng mà hơn thế còn cần đảm bảo sự thống nhất. Doanh nghiệp cần đưa ra quy chuẩn cụ thể trong việc thiết kế hình ảnh cho các ấn phẩm truyền thông bằng cách trả lời những câu hỏi như:
- Màu sắc chủ đạo của hình ảnh là gì?
- Sử dụng ảnh chụp hay animation?
- Hình ảnh theo concept cụ thể nào?
- Những hiệu ứng hình ảnh được phép sử dụng?
- …
Việc đưa ra quy chuẩn chung về hình ảnh nhằm mục đích tạo ra sự nhất quán, đồng bộ trong các ấn phẩm truyền thông của thương hiệu. Đồng thời định hướng hình ảnh cũng giúp nhân viên của bạn thỏa sức sáng tạo nhưng không vượt quá khuôn khổ chung được đặt ra.
Ví dụ: Loạt ấn phẩm truyền thông của Coca Cola luôn làm người dùng gợi nhớ đến màu sắc và hương vị của sản phẩm.
5. Top 3 Brand Guidelines của các thương hiệu lớn
Có thể thấy, mục đích của bộ quy chuẩn thương hiệu Brand Guideline là để duy trì tính nhất quán trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Khi các yếu tố này kết hợp với nhau sẽ giúp gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Dưới đây GOBRANDING đã tổng hợp top 3 Brand Guidelines nổi bật từ các thương hiệu lớn hiện nay!
5.1. Walmart
Walmart là một trong những thương hiệu lớn nhất, dễ dàng nhận biết nhất trên thế giới. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi mà Brand Guidelines của thương hiệu này lại cực kỳ rõ ràng và chi tiết.
Bộ quy chuẩn thương hiệu của Walmart bao gồm logo, icon, kiểu chữ, hình minh họa, giọng nói thương hiệu, phong cách biên tập,… Bảng màu của Walmart gắn liền với bản sắc thương hiệu đến mức nó còn được gọi là “Walmart Blue”.
Xem thêm chi tiết bộ quy chuẩn thương hiệu – Brand Guidelines của Walmart tại đây.
5.2. Spotify
Logo Spotify với hình tròn màu xanh lá cùng ba sọc ngang màu đen chắc hẳn đã quá quen thuộc với nhiều người dùng. Thế nhưng BrandGuideline của Spotify không chỉ dừng ở thiết kế logo. Bộ quy chuẩn này trước hết đề cập đến bảng màu chi tiết của thương hiệu. Phần còn lại là nguyên tắc sử dụng các biến thể logo và những hạn chế không nên thực hiện.
Xem chi tiết Brand Guidelines của Spotify tại đây.
5.3. Netflix
Netflix tập trung chủ yếu vào những nguyên tắc liên quan logo chữ N màu đỏ biểu tượng của thương hiệu. Cụ thể, bộ quy tắc bao gồm: bảng màu thương hiệu, kích thước logo, khoảng cách và vị trí của logo trong các ấn phẩm, tỷ lệ tương phản, các biến thể logo, cách logo Netflix kết hợp với logo của các đối tác khác,… Bên cạnh đó, Brand Guideline cũng đề cập đến những điều nên tránh khi sử dụng biểu tượng nhằm đảm bảo sự chuyên nghiệp, nhất quán.
BrandGuideline của thương hiệu Netflix
Xem chi tiết bộ quy chuẩn thương hiệu Netflix tại đây.
Brand Guidelines truyền đạt nhiều giá trị về thương hiệu của bạn, ngay cả trong nội bộ doanh nghiệp cũng như các đối tác bên ngoài và công chúng nói chung. Nếu không có một bộ quy chuẩn thương hiệu rõ ràng, rất khó để doanh nghiệp duy trì được tính nhất quán trong toàn bộ hoạt động của mình. Mong rằng những chia sẻ trên đây của GOBRANDING đã giúp bạn hiểu hơn Brand Guidelines là gì cũng như những nguyên tắc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp!