Brand Marketing là gì? Các bước làm Brand Marketing hiệu quả
Theo dõi GOBRANDING trênNgày càng nhiều các doanh nghiệp quan tâm thực hiện các chiến dịch Brand Marketing để có thể xây dựng hình ảnh mới cho khách hàng của mình. Nhiệm vụ của Brand Marketing sẽ khiến doanh nghiệp định hình được thương hiệu của mình đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ đó, nâng cao giá trị để khách hàng tin tưởng hơn về doanh nghiệp của bạn.
Thế nhưng, để hiểu Brand marketing là gì? Để làm Brand Marketing hiệu quả cần thực hiện các hoạt động gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây, GOBRANDING sẽ giải đáp thắc mắc ngay cho bạn nhé!
Nội dung chính
- I. Brand marketing là gì?
- II. Phân biệt Trade Marketing với Brand Marketing
- III. Các công việc của Brand Marketing
- IV. Các bước làm Brand Marketing hiệu quả
- 4.1. Xác định mục đích khi làm Brand Marketing
- 4.2. Target Consumers Understanding – Xác định mục tiêu khách hàng
- 4.3. Brand Strategy Planning – Xây dựng chiến lược cụ thể
- 4.4.Brand Marketing Implementation
- 4.5. Marketing Support – Sử dụng công cụ hỗ trợ chiến dịch Marketing
- 4.6. Effectiveness Tracking & Optimizing – Đo lường và khảo sát chiến dịch
I. Brand marketing là gì?
Brand Marketing là quá trình xây dựng và quảng bá hình ảnh, giá trị và độ tin cậy của một thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Đây là một chiến lược dài hạn, nhằm tạo dựng một sự khác biệt và ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng mục tiêu, nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu, sự tín nhiệm và trung thành của khách hàng.
Brand marketing bao gồm việc xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu, xây dựng thông điệp sáng tạo và phù hợp với đối tượng khách hàng, cùng việc áp dụng các kênh và công cụ quảng cáo phù hợp để tạo sự tiếp cận hiệu quả và nâng cao nhận thức về thương hiệu.
II. Phân biệt Trade Marketing với Brand Marketing
Nếu Trade Marketing tập trung vào quan hệ giữa thương hiệu và nhà phân phối để tăng doanh số, trong khi Brand Marketing tập trung vào quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng cuối để xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu.
Không những vậy, xét về đối tượng, mục tiêu và vai trò hay các kênh hoạt động thì cả Trade Marketing với Brand Marketing đều có sự khác nhau. Cụ thể như:
Trade Marketing | Brand Marketing | |
Đối tượng | Nhà phân phối | Khách hàng cuối |
Mục tiêu | Tăng doanh số thông qua các kênh phân phối | Xây dựng, quảng bá và duy trì hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng |
Vai trò | Tạo động lực bán hàng cho nhà phân phối, tối ưu hóa việc tiếp thị sản phẩm trên kênh phân phối | Xây dựng lòng tin, nhận diện thương hiệu và tạo một liên kết tâm lý với khách hàng, tăng cường nhận diện thương hiệu |
Kênh hoạt động | Quan hệ với nhà phân phối, chương trình khuyến mãi, giảm giá, quảng cáo trong cửa hàng | Quảng cáo truyền thông, sự kiện, truyền thông xã hội, truyền thông nội dung |
III. Các công việc của Brand Marketing
3.1. Vị trí chuyên viên Brand Marketing
Với vị trí chuyên viên Brand Marketing, người làm sẽ tập trung vào việc thực thi các công việc cụ thể liên quan đến phát triển thương hiệu và giao tiếp trong nội bộ công ty như sau:
- Nghiên cứu và phân tích: Tiến hành nghiên cứu và phân tích các con số liên quan đến đối thủ cạnh tranh, thị trường và khách hàng mục tiêu. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất các phương án phát triển của thương hiệu và gửi lên cấp trên để được chấp thuận.
- Quản lý ngân sách: Theo sát và báo cáo về ngân sách sử dụng cho chiến lược thương hiệu trong giai đoạn ngắn hạn, bao gồm theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Đảm bảo việc sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả và tuân thủ ngân sách được ủy nhiệm.
- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu: Xây dựng các đầu mục chi tiết cho bộ nhận diện thương hiệu như logo, slogan, màu sắc, hình ảnh, nhân vật đại diện (Brand Architecture) cho các sản phẩm, dịch vụ mới. Đảm bảo sự nhất quán và đồng nhất trong việc áp dụng các yếu tố nhận diện thương hiệu trên các kênh truyền thông.
- Quản trị kênh truyền thông: Quản trị các kênh truyền thông của sản phẩm hoặc doanh nghiệp, bao gồm các kênh mạng xã hội như Fanpage, Instagram, TikTok, website và các nền tảng khác. Đảm bảo nội dung được phát triển và quản lý theo kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt.
- Liên hệ với báo chí và phương tiện truyền thông: Xây dựng và duy trì mối quan hệ với các bên báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh và các phương tiện truyền thông khác. Điều phối và thực hiện hoạt động Brand Marketing thông qua các kênh này theo kế hoạch đã được phê duyệt từ cấp trên.
Ngoài ra, chuyên viên Brand Marketing cũng tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược với các đối tác cung cấp, đối tác phân phối hoặc đối tác liên kết khác. Điều này giúp mở rộng phạm vi và tầm ảnh hưởng của thương hiệu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường mới và khách hàng tiềm năng.
3.2. Brand Manager
Với vị trí Brand Manager, người làm sẽ tập trung vào việc định hướng phát triển thương hiệu cho thương hiệu “mẹ” trong dài hạn và quản trị con người là các cấp dưới của mình. Các công việc cụ thể của Brand Manager bao gồm:
- Thực hiện trao đổi và làm các báo cáo: Trao đổi và báo cáo trực tiếp với ban giám đốc hoặc các đối tác lớn về các kế hoạch và kết quả liên quan đến thương hiệu. Điều này đảm bảo sự thống nhất và tương thích giữa các quyết định liên quan đến thương hiệu và chiến lược tổng thể của công ty.
- Hoạch định và chốt hướng đi: Hoạch định các mục tiêu và định hướng lớn cho thương hiệu trong dài hạn. Brand Manager là người quyết định cuối cùng về các hướng đi và quyết định chiến lược cuối cùng cho các hoạt động liên quan đến thương hiệu.
- Nghiên cứu và lập kế hoạch: Nghiên cứu về thị trường và đề xuất các kế hoạch cụ thể và chi tiết liên quan đến phát triển thương hiệu. Báo cáo các kế hoạch này lên ban giám đốc và thực hiện triển khai để thực thi các hoạt động phát triển thương hiệu theo kế hoạch.
- Quản lý tiến độ và tương tác: Đảm bảo tiến độ thực thi các hoạt động phát triển thương hiệu giữa phòng ban nội bộ và các phòng ban khác, cũng như với đối tác và khách hàng. Điều này đảm bảo sự cùng nhau làm việc hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
- Quản lý nguồn ngân sách và nhân lực: Quản lý nguồn ngân sách dành cho hoạt động thương hiệu trong dài hạn, đảm bảo sử dụng tài nguyên tài chính một cách hiệu quả. Quản lý nhân lực trong phòng ban của mình, đảm bảo có đội ngũ nhân viên phù hợp và giỏi để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thương hiệu.
IV. Các bước làm Brand Marketing hiệu quả
4.1. Xác định mục đích khi làm Brand Marketing
Mục đích của brand marketing chính là xây dựng và phát triển một thương hiệu mạnh mẽ, có uy tín và giá trị trong tâm trí của khách hàng. Khi thực hiện brand marketing, các doanh nghiệp có thể đặt ra các mục tiêu cụ thể như: tăng doanh số, tăng trưởng thị phần, đẩy mạnh chiến lược marketing mới hoặc tăng độ tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm và thương hiệu của mình.
Để đạt được mục tiêu này, đầu tiên, các doanh nghiệp cần có một chiến lược brand marketing rõ ràng và hiểu rõ được thị hiếu, sở thích và nhu cầu của khách hàng. Sau đó, họ có thể sử dụng các kênh tiếp thị và công cụ quảng cáo khác nhau, từ truyền thông đại chúng đến mạng xã hội, email marketing và nội dung trên website để truyền thông, xây dựng và tăng cường sự nhận thức về thương hiệu.
Ngoài ra, việc đánh giá và theo dõi hiệu quả của chiến lược brand marketing cũng là điều quan trọng để đảm bảo rằng các mục tiêu được đạt được và chiến lược được điều chỉnh đúng hướng.
4.2. Target Consumers Understanding – Xác định mục tiêu khách hàng
Target Consumers Understanding đóng vai trò quan trọng trong Brand Marketing hiệu quả vì nó tạo nên cơ sở để xác định chiến lược phù hợp cho thương hiệu. Bằng cách hiểu rõ khách hàng mục tiêu, chúng ta có thể định hình các sản phẩm/dịch vụ và thông điệp phù hợp với nhu cầu, mong muốn và giá trị của họ.
Ngoài ra, Hiểu rõ khách hàng mục tiêu giúp xác định chiến lược phù hợp, tạo sự tương tác tích cực, tăng sự đồng thuận và lòng trung thành, tối ưu hóa chi phí tiếp cận và tạo giá trị thực sự cho khách hàng. Để có thể bắt đầu thực hiện và xác định “Target Consumers Understanding” người làm Brand Marketing cần phải làm một số công việc cụ thể như:
- Nghiên cứu thị trường: Tiến hành nghiên cứu tổng quan về thị trường và xác định các yếu tố quan trọng như kích thước thị trường, xu hướng, đối thủ cạnh tranh, và các yếu tố ảnh hưởng khác theo đúng mục tiêu đã .
- Xác định phân khúc thị trường: Xác định và phân loại khách hàng vào các phân khúc dựa trên các tiêu chí như đặc điểm nhân khẩu học, thái độ, hành vi, nhu cầu và tâm lý tính cách. Mục tiêu là tìm ra nhóm người dùng mục tiêu có giá trị nhất đối với thương hiệu.
- Thấu hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu: Đặt mình vào vị trí khách hàng, nắm vững thông tin về lối sống, thói quen sử dụng sản phẩm/dịch vụ, thói quen tiếp cận truyền thông, động cơ và rào cản trong quá trình lựa chọn. Điều này đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, phỏng vấn, khảo sát, và theo dõi hành vi khách hàng.
- Tìm hiểu Insight: Tìm ra những sự thật thầm kín, sâu sắc, và ẩn giấu trong suy nghĩ của khách hàng. Insight là những thông tin cung cấp cái nhìn sâu sắc về nhu cầu, mong muốn, và tâm lý của khách hàng. Đây là cơ sở để tạo ra các chiến lược và thông điệp hiệu quả để tương tác và ảnh hưởng đến khách hàng.
- Sử dụng công cụ và phương pháp phân tích: Áp dụng các công cụ và phương pháp phân tích dữ liệu để xử lý thông tin và tìm ra các xu hướng, mô hình, và insights sâu hơn từ dữ liệu khách hàng. Công cụ và phương pháp có thể bao gồm khai phá dữ liệu, phân tích hành vi, khám phá hình ảnh, và các kỹ thuật khác.
4.3. Brand Strategy Planning – Xây dựng chiến lược cụ thể
Sau khi dựa vào các mục đích xác định được khi làm Brand Marketing và xác định được mục tiêu của khách hàng. Bước tiếp theo rất quan trọng là càn xây dựng nên một chiến lược cụ thể hay còn được gọi là Brand Strategy Planning.
Để thực hiện tốt các hoạt động xây dựng thương hiệu, có một chiến lược cụ thể giúp tạo ra một khung việc cụ thể để thực hiện các hoạt động marketing nhằm đạt được mục tiêu của thương hiệu.
Các chiến lược cụ thể trong Brand Strategy Planning để làm Brand Marketing hiệu quả bao gồm các hoạt động cụ thể như:
- Định vị Thương hiệu:
-
-
- Xác định đối tượng tiếp thị của thương hiệu và định hướng thông qua việc sử dụng insight phù hợp.
- Xác định lợi ích và khác biệt ý nghĩa của thương hiệu để thu hút và giữ chân khách hàng.
- Xây dựng niềm tin và sự tin tưởng từ khách hàng bằng cách cung cấp giá trị đáng tin cậy và đáp ứng nhu cầu của họ.
-
- Lên các danh mục Thương hiệu:
-
-
- Xác định vai trò chiến lược của từng thương hiệu trong danh mục của công ty.
- Định vị các thương hiệu khác nhau và xác định vai trò của chúng, bao gồm thương hiệu chủ lực, thương hiệu phòng thủ và thương hiệu mở rộng.
- Định rõ cách gọi là thương hiệu mẹ-con, dòng sản phẩm và SKU trong trường hợp có nhiều mức độ sản phẩm hoặc biến thể khác nhau.
-
- Đặt mục tiêu Thương hiệu:
-
-
- Đặt ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng và phù hợp với thị trường và giai đoạn phát triển của thương hiệu.
- Triển khai mục tiêu từ mục tiêu kinh doanh sang mục tiêu marketing và cuối cùng là mục tiêu truyền thông với từng hoạt động.
- Đảm bảo mục tiêu được đặt ra nhằm tạo ra giá trị và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
-
- Brand Audit:
-
-
- Tiến hành kiểm định thương hiệu bằng cách phân tích tình hình kinh doanh, người tiêu dùng, “sức khỏe” thương hiệu, danh mục thương hiệu và sản phẩm, hoạt động marketing, cũng như những cơ hội và thách thức hiện tại.
- Đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động marketing để điều chỉnh chiến lược và kế hoạch trong tương lai.
- Tập trung vào việc giải quyết các vấn đề và tận dụng các cơ hội để nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông.
-
4.4.Brand Marketing Implementation
Sau khi xây dựng ra một chiến lược tổng quan nhất để “gây ấn tượng” hay đổi mới Brand Marketing của mình đối với đúng khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, Brand Marketing Implementation giúp đảm bảo rằng các hoạt động truyền thông và tiếp thị được thực hiện theo kế hoạch và đúng mục tiêu.
Việc phối hợp các yếu tố như quảng cáo, PR, xúc tiến bán hàng và truyền thông đúng cách sẽ tạo ra hiệu ứng tăng cường và tăng cường sức mạnh của thông điệp thương hiệu. Dưới đây là một số chiến lược cụ thể trong Brand Strategy Planning để làm Brand Marketing hiệu quả:
- Đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm mới:
- Đầu tiên, công ty cần định rõ mục tiêu và chiến lược phát triển sản phẩm mới. Điều này có thể bao gồm nâng cấp và cải tiến sản phẩm hiện có, đưa ra các phiên bản mới, hoặc đưa ra các sản phẩm hoàn toàn mới để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
- Việc đầu tư và thúc đẩy sự phát triển sản phẩm mới đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự khác biệt và giữ chân khách hàng.
- Xác định quảng cáo truyền thông:
- Để đạt được hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp thương hiệu, cần xác định đúng đối tượng và kênh truyền thông phù hợp. Công ty cần xác định các kênh truyền thông hiệu quả như sử dụng mạng xã hội, truyền thông xã hội hay quảng cáo trực tuyến.
- Chiến lược này cần tạo ra sự nhận biết thương hiệu, thẩm thấu thông điệp và khuyến khích khách hàng thử và mua sản phẩm.
- Kích hoạt thương hiệu khiến khách hàng ghi nhớ:
- Kích hoạt thương hiệu là giai đoạn tạo ra trải nghiệm thực tế và tương tác cho khách hàng. Điều này có thể bao gồm tổ chức sự kiện, triển lãm, hoạt động quảng cáo ngoài trời, chương trình khuyến mãi, và việc tương tác với khách hàng qua các kênh trực tuyến và ngoại tuyến.
- Kích hoạt thương hiệu giúp tạo sự gắn kết và tăng cường sự tương tác giữa khách hàng và thương hiệu.
- Tận dụng các kênh tiếp thị số:
- Trong thời đại số, tiếp thị số trở thành một yếu tố quan trọng trong Brand Marketing. Các chiến lược tiếp thị số bao gồm sử dụng các kênh truyền thông số như website, email marketing, quảng cáo trực tuyến, tiếp thị trên mạng xã hội, SEO và SEM.
- Tiếp thị số cho phép tương tác trực tiếp với khách hàng, đo lường hiệu quả và điều chỉnh chiến lược trong thời gian thực.
4.5. Marketing Support – Sử dụng công cụ hỗ trợ chiến dịch Marketing
Marketing Support trong chiến dịch Brand Marketing có vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu và thành công của chiến dịch. Nó cung cấp hỗ trợ và tài nguyên cho các hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu, đồng thời tăng cường hiệu quả và khả năng tiếp cận của chiến dịch.
Marketing Support có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Brand Marketing hiệu quả, đặc biệt khi liên kết với Trade Marketing và Sales Team. Dưới đây là các cách Marketing Support hỗ trợ trong việc làm Brand Marketing hiệu quả:
- Xây dựng chiến lược Tiếp thị Thương mại (Trade Marketing): Marketing Support hỗ trợ trong việc xây dựng chiến lược tiếp thị thương mại, tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, hỗ trợ bán hàng, và quảng bá sản phẩm tới người bán lẻ.
- Hỗ trợ phân phối và bán hàng: Bằng cách nắm bắt thông tin về kênh phân phối hiện có và nhu cầu của thị trường, Marketing Support giúp xác định các kênh phân phối phù hợp và xây dựng các mối quan hệ đối tác với nhà phân phối.
- Tạo nền tảng quảng cáo và truyền thông: Để hỗ trợ trong việc xây dựng nền tảng quảng cáo và truyền thông cho chiến dịch Brand Marketing. Tận dụng sử dụng các tài liệu marketing, quảng cáo, hình ảnh, video… phù hợp với thông điệp và giá trị thương hiệu, Marketing Support giúp tạo ra một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và tăng cường sự nhận biết của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
- Phân tích và đo lường hiệu quả: Bằng cách theo dõi các chỉ số và số liệu, như tương tác trên mạng xã hội, tăng trưởng doanh số, hoặc đánh giá thị phần, Marketing Support giúp đánh giá hiệu quả của các hoạt động và điều chỉnh chiến lược theo hướng tốt nhất. Điều này giúp nhóm marketing hiểu rõ hơn về tác động của chiến dịch, nhận biết được những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó điều chỉnh và tối ưu hóa các hoạt động trong tương lai.
- Hỗ trợ trong việc tạo nội dung và truyền thông: Thông qua các tài liệu hướng dẫn, mẫu quảng cáo, nội dung truyền thông, Marketing Support giúp đảm bảo rằng thông điệp và hình ảnh của thương hiệu được truyền tải đúng cách và thống nhất trên các kênh truyền thông khác nhau.
4.6. Effectiveness Tracking & Optimizing – Đo lường và khảo sát chiến dịch
Cuối cùng, để hoạt động thực hiện chiến dịch Brand Marketing được hiệu quả nhất cần có hoạt động đo lường và khảo sát chiến dịch. Đây cụ thể là quá trình theo dõi hiệu quả và tối ưu hóa các hoạt động làm Brand Marketing . Nó đảm bảo rằng các hoạt động Marketing đang đạt được mục tiêu và mang lại kết quả như mong đợi, đồng thời tìm kiếm cơ hội để cải thiện và nâng cao hiệu quả chiến dịch Brand Marketing.
Effectiveness Tracking & Optimizing trong Brand Marketing bao gồm việc sử dụng các công cụ và báo cáo để đo lường và cải thiện hiệu quả của chiến dịch Marketing. Dưới đây là cách sử dụng ba báo cáo “huyền thoại” để thực hiện quá trình này:
- Retail Audit: Sử dụng báo cáo Retail Audit từ Nielsen để theo dõi thị phần và tăng trưởng của thương hiệu. Thông qua báo cáo này, nhà tiếp thị có thể đánh giá hiệu quả của sản phẩm và chiến lược phân phối, từ đó điều chỉnh kế hoạch Marketing và tăng cường sự ủng hộ từ nhà bán lẻ.
- Brand Health Check:
- Sử dụng báo cáo Brand Health Check từ Kantar MillwardBrown để đánh giá các chỉ số “sức khỏe” của thương hiệu. Báo cáo này cung cấp thông tin về mức độ nhận biết, khác biệt và ý nghĩa của thương hiệu, phân tích phễu giữ chân khách hàng, đánh giá các thuộc tính thương hiệu và hiệu quả của chiến dịch truyền thông. Dựa trên báo cáo này, nhà tiếp thị có thể xác định các điểm mạnh và yếu của thương hiệu, điều chỉnh chiến lược truyền thông và nâng cao sức mạnh thương hiệu.
- Consumer Panel:
- Sử dụng báo cáo Consumer Panel từ Kantar WorldPanel để hiểu về hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng. Báo cáo này cung cấp thông tin về mức độ thâm nhập, tần suất/lượng mua và sử dụng, mức độ trung thành của khách hàng, cũng như các phân tích hành vi tiêu dùng khác.
- Nhờ báo cáo này, nhà tiếp thị có thể hiểu rõ hơn về thị trường tiêu dùng, đo lường hiệu quả của chiến dịch Marketing, và điều chỉnh các hoạt động để tăng cường sự tương tác và trung thành của khách hàng.
Có thể thấy được, Brand Marketing là quá trình xây dựng và quảng bá một thương hiệu để tạo ra nhận thức, tương tác và lòng trung thành từ khách hàng. Đây là một hoạt động toàn diện và liên tục, nhằm tạo dựng giá trị thương hiệu, tăng cường ảnh hưởng và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với các bạn mong muốn được làm tại các vị trí Brand Marketing cần trang bị kỹ và hiểu được quá tình, từ đó thực hiện tốt nhất công việc của mình.