Bùng nổ đại dịch – Doanh nghiệp cần chuyển đổi như thế nào theo xu hướng tiêu dùng?

Theo dõi GOBRANDING trên

Khách hàng với xu hướng mua sắm online không còn xa lạ. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có giải pháp triệt để nhằm đáp ứng nhu cầu này. Đứng trước tình thế cấp bách của dịch bệnh đang diễn ra gây cản trở hoạt động mua sắm. Đây là điểm dừng để doanh nghiệp cần nhìn lại bài toán đầu tư của mình. Không chỉ để thích ứng với hiện tại mà còn để phòng ngừa cho tương lai.

Khách hàng thời 4.0 có xu hướng thích mua hàng online hơn

Tiết kiệm thời gian, không cần phải ra khỏi nhà vẫn mua được các sản phẩm cần thiết, sự lựa chọn đa dạng, dễ dàng so sánh về giá cả, nhiều ưu đãi hấp dẫn,… Đó là hàng loạt các lý do được nêu ra giải thích cho xu hướng mua sắm online hiện nay.

mua sắm online là thói quen của nhiều người dùng
Xu hướng mua sắm online được ưa chuộng bởi sự tiện lợi

Nhưng không chỉ vì “tiện lợi đủ đường”, mà trong những tình huống kênh mua hàng truyền thống bị thách thức như khi các dịch bệnh bùng nổ. Con người hạn chế đến nơi đông đúc, người người đóng cửa để phòng tránh. Khi đó, chỉ có kênh online mới đáp ứng được nhu cầu mua sắm của con người.

SARS hay Corona – hai cái tên tiêu biểu nhất gây ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, sụt giảm sức mua. Bởi người dân giảm thiểu tối đa việc rời khỏi nhà và không tham gia bất kỳ hoạt động nào bên ngoài. Cụ thể trong năm 2003, 40 tỷ USD là con số mà nền kinh tế toàn cầu đã bị thất thoát khi đại dịch SARS xảy ra. Tại thời điểm đó, GDP của Trung Quốc đang nắm giữ tỷ lệ 8,3% toàn thế giới. Nhưng hiện nay, Trung Quốc đã chiếm đến 20% GDP thế giới và đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh Corona.

Corona bùng bổ làm ảnh hưởng đến kinh tế xã hội
Dịch bệnh bùng nổ khiến sức mua sụt giảm

Những ngày qua, việc người dân Trung Quốc “đóng cửa” phòng tránh dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức mua nội địa. Hành động này còn gây ảnh hưởng đến những quốc gia khác. Tiêu biểu là những quốc gia có lượng lớn khách du lịch đến từ Trung Quốc như: Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Việt Nam, Singapore, Malaysia,…

Đó chỉ là những con số sơ bộ cho thấy sự ảnh hưởng vô cùng lớn khi có dịch bệnh hoặc bất kỳ yếu tố nào khác gây cản trở quá trình mua sắm theo cách thức truyền thống của khách hàng. Nhà nhà đóng cửa, người người đóng cửa và hạn chế di chuyển. Nếu không dự trữ sẵn thức ăn hoặc các nhu yếu phẩm, trang thiết bị phòng bệnh thì khách hàng sẽ mua hàng bằng cách nào? Hôm nay có thể là SARS, Corona nhưng trong tương lai còn có những vấn đề tương tự không lường trước được.

Bạn có thể nhìn thấy được giải pháp từ cách đối phó mùa dịch tại các quốc gia 

Tại Việt Nam trong mùa dịch, xe ôm công nghệ rơi vào trạng thái ít cuốc xe. Trong khi đó, các tài xế giao thức ăn online lại “không kịp chạy”. Theo thông tin được cung cấp từ GoViet, chỉ từ 17/1 – 2/2 số lượng đơn hàng được đặt đã tăng đến 120% so với cùng kỳ năm trước. Con số cụ thể là gần 900.000 đơn hàng ẩm thực. (Nguồn: Báo Vtv, Báo điện tử Đại biểu nhân dân)

Hay Bộ giáo dục Singapore đã được yêu cầu công bố kết quả của các kỳ thi online. (Nguồn: Báo Vtv)

Hồng Kông đã cho đóng cửa khoảng 20 – 30% ngân hàng và cho nhân viên làm việc online tại nhà. Cùng đó, hệ thống thanh toán nhanh (Faster Payment System) được thiết lập tháng 9/2018 của Hong Kong vẫn tăng trưởng ổn định. (Nguồn: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam)

“Chúng tôi nhận thấy doanh thu tăng gấp 3 chỉ trong 2 tuần tháng hai so với tháng trước đó…Khi người ta nhận ra sự tiện lợi của mua sắm online, họ sẽ tiếp tục làm điều đó thôi” – Fred Ngan Yiu-fai, CEO Bowtie Insurance.

Và thương mại điện tử, mua sắm online vốn đã phát triển giờ lại càng hùng mạnh hơn. Đã đến lúc mỗi doanh nghiệp cần hành động ngay để chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó trước các biến động bất ngờ. Trong thời đại 4.0, khách hàng phải được mua hàng mọi lúc, mọi nơi dù là sản phẩm nào. Các doanh nghiệp cần đầu tư dài hạn và nghiêm túc hơn để vừa thúc đẩy sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp, vừa làm phương án dự phòng ngay khi các kênh bán hàng khác gặp phải rủi ro!

Với mọi lĩnh vực, chuyển đổi và mở rộng sang online là điều tất yếu cần thực hiện ngay để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Dù bạn là một doanh nghiệp quen thuộc với cách thức kinh doanh truyền thống, hãy thay đổi tư duy ngay! Bởi vì đã có hàng triệu doanh nghiệp đã phát triển ổn định với kinh doanh online. Họ thậm chí còn mở rộng thêm các dịch vụ mới thành công.

xu hướng online càng được ưa chuộng khi dịch bệnh bùng nổ
Mua sắm online bùng nổ tại điểm nóng của dịch bệnh

Bước chuyển nào cho doanh nghiệp khi muốn phát triển kinh doanh online?

Để lấn sân sang kinh doanh online thành công, doanh nghiệp cũng cần có những chiến lược cụ thể và đầu tư đúng hướng. Và điểm bắt đầu chính là việc xây dựng một nền tảng cốt lõi cho mọi trải nghiệm của khách hàng – website.

Thông thường, hầu hết mọi doanh nghiệp đều sở hữu riêng cho mình một tài sản là website dù đang kinh doanh dưới hình thức nào. Nhưng để bắt đầu với mọi hoạt động online diễn ra trên website, bạn cần tối ưu toàn diện website của mình. Đây là nơi đại diện cho doanh nghiệp và khách hàng có thể tương tác trực tiếp để tìm hiểu thông tin, mua hàng. Chính vì vậy tạo bạn cần tạo nên trải nghiệm tốt nhất từ giao diện đến nội dung. Cung cấp được giá trị cho khách hàng, bạn mới có thể giữ chân họ và thúc đẩy hành động mua hàng ở những lần truy cập tiếp theo.

Bên cạnh đó, kết hợp giữa các công cụ marketing online khác với nhau sẽ thu hút thêm một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Chẳng hạn, một doanh nghiệp về thiết bị y tế (hoặc các ngành nghề khác) cần đầu tư SEO trong chiến lược đường dài, nhằm tối ưu chi phí Marketing mà vẫn tiếp cận đúng đến hàng loạt các nhu cầu mua sắm. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo trong giai đoạn đầu hay trong các giai đoạn dịch bệnh bùng phát như hiện nay.

Trong quá trình thực hiện mở rộng sang online này, bạn hãy thường xuyên tạo nên các hoạt động kích thích quá trình mua sắm online. Từ đó, dần hình thành cho khách hàng thói quen mua hàng trên các kênh online của bạn. Khi Online và Offline song hành sẽ tạo được sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp dần chuyển hướng từ offline to online
Chuyển đổi từ offline sang online cần có định hướng đầu tư đúng

Lưu ý, bước chuyển đổi này không chỉ được thực hiện riêng lẻ trong khâu thu hút khách hàng, mà dần dần cần có phương án dự phòng để triển khai cho toàn bộ mọi hoạt động từ đối nội đến đối ngoại. Để khi có bất cứ vấn đề nào xảy ra doanh nghiệp đều ứng phó được một cách nhanh chóng.

Ví dụ, mùa dịch bệnh hoành hành bất ngờ và mọi đơn vị đều phải làm việc tại nhà. Khi đó, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng mọi công việc vẫn được tiến hành đúng kế hoạch, các cuộc họp vẫn diễn ra hoặc khách hàng cũng cần được chăm sóc thông qua các kênh liên lạc online. Vậy nếu bạn không có những bước chuẩn bị trước đó, công việc chắc chắn bị trì trệ, dẫn đến nguy cơ kéo hoạt động kinh doanh đi xuống.

Các doanh nghiệp hiện nay cũng đã dần dần triển khai một số hoạt động online trong chính nội bộ doanh nghiệp. Điển hình là các cuộc họp online đối với các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở xa nhau. Khi đó, thông qua sự hỗ trợ của các ứng dụng họp trực tuyến như Hangouts Meet, Skype,… tất cả nhân sự vẫn tham gia cuộc họp đầy đủ một cách nhanh chóng.

Vậy mỗi doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn mọi phương án dự phòng để đối mặt với các thách thức bất cứ lúc nào.

Sự bùng nổ của dịch bệnh dù tạo nên nhiều nguy cơ đối với các doanh nghiệp trước sự sụt giảm nghiêm trọng về chi tiêu của khách hàng. Tuy nhiên, bạn cần nắm bắt tình hình thị trường và đầu tư đúng cách. Để khi mùa dịch bệnh đi qua, ngay thời điểm nhu cầu khách hàng bùng nổ trở lại, bạn có thể đáp ứng một cách tốt nhất. Ứng dụng các kênh online vào các hoạt động “đối ngoại” lẫn “đối nội” là bước chuyển mình tất yếu mà mọi doanh nghiệp cần đầu tư ngay từ bây giờ!

 

Đăng ký ngay nhận tư vấn miễn phí giải pháp chuyển đổi “riêng” phù hợp với doanh nghiệp của bạn từ các chuyên gia tại GOBRANDING

Nhận tư vấn
phát triển website với SEO

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.
4.0 / 5 - (94 bình chọn)
profile profile hotline