Các bước kiểm tra cuối cùng trước khi up website lên mạng -p1
Theo dõi GOBRANDING trênDưới đây GOBRANDING sẽ trình bày hướng dẫn về làm thế nào để kiểm tra một trang web, đầy đủ các thông tin được cập nhật mới nhất và các lưu ý để đảm bảo mọi công việc sẽ tốt hơn trước khi up website lên internet.
Đối với các doanh nghiệp lớn vận hành một hệ thống website thương mại điện tử (TMDT) phải phân chia vai trò cụ thể cho:
- người biên tập và quản lý nội dung (Editors)
- người thiết kế (Designers),
- người lập trình web (Developers)
- phụ trách SEO từ khóa (SEOs)
- IT quản trị mạng (Network Administrators)
Tuy nhiên với các cá nhân hay startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hầu hết không thể tổ chức đội ngũ hoành tráng đến như vậy.
Phần 1: Dành cho người biên tập và quản lý nội dung website
Nội dung chính
1. Lỗi chính tả, ngữ pháp và dấu câu
Phải đảm bảo các nội dung văn bản, tin tức, mô tả sản phẩm dịch vụ phải đúng chính tả, ngữ pháp, và dấu câu. Không chỉ trong nội dung văn bản, tiêu đề mà còn tên các danh mục cha, danh mục con, tên thẻ (tag) …
Đọc một website có lỗi chính tả, hoặc có cách viết biến tấu như: nhiêu = nhiu, buồn = bùn… khiến người đọc dễ mất thiện cảm.
2. Form liên hệ trên website
Tùy một số lĩnh vực mà trên website được thiết kế nhiều hay ít form và trong mỗi form cũng tùy nhu cầu mà lập trình số lượng ô nhập tương ứng. Các bạn cố gắng tối giản số lượng form và ô nhập thông tin nhất có thể để tiện dụng cho khách sử dụng. Một số lưu ý như sau:
# loại form
Form phải có liên quan đến nơi đặt: ví dụ như trong trang báo giá thì sẽ là form báo giá, trong trang liên hệ sẽ là form liên hệ, trong trang tư vấn thì sẽ là form nhận thông tin tư vấn …
# Thiết kế form
Form được thiết kế tiện dụng: doanh nghiệp có thể yêu cầu người lập trình tạo sự tiện dụng cho khách hàng bằng cách kết hợp chuột hoặc bàn phím, phím tắt khi thao tác trên form (phím tab để chuyển con trỏ chuột, phím enter để xác nhận form và gởi …).
Một số ô nhập, bạn nên điều hướng cho khách hàng chọn dữ liệu đã có sẵn, thay vì cho họ nhập một thông tin tuỳ ý.
Ngoài ra nên có đoạn text gợi ý cách nhập thông tin để khách hàng nhập đúng.
# Ràng buộc yêu cầu khách hàng nhập đầy đủ các ô dữ liệu quan trọng
Việc này là cần thiết để doanh nghiệp nhận đủ các thông tin quan trọng, tuy nhiên bạn nên cân nhắc kỹ để tránh làm phiền đến người dùng. Một số quan điểm marketing thì lại muốn tìm mọi cách để người dùng liên hệ đến.
# Cài đặt capcha để hạn chế spam
Nếu không để ý điều này, thường các Developers sẽ mặc định chức năng bắt buộc nhập capcha trong các form liên hệ, tuy nhiên trước tiên bạn không nên sử dụng capcha, khi nào bạn cảm thấy bị spam quá nhiều lúc đó mới là lúc tạo các điều kiện lọc dữ liệu
# Sau khi khách hàng nhấn Gửi
Vậy sau khi khách hàng đã nhập đủ thông tin và nhấn gởi bạn phải có một thông báo gì chứ: “Cảm ơn quý khách đã gởi thông tin đến GOBRANDING” … Và người lập trình phải đảm bảo thông báo này có thể thay đổi được trong tương lai bởi người quản lý nội dung.
Quan trọng nhất: các thông tin liên hệ trên website có được chuyển đến đúng nơi, việc này là rất quan trọng, thông tin có thể được chuyển đến một đầu mối, hoặc được cài đặt đến các bộ phận liên quan như Chăm sóc khách hàng, kinh doanh, marketing …. Thông thường sẽ được chuyển qua email hoặc các hệ thống CRM nội bộ.
3. Kiểm tra hình ảnh
Kiểm tra kích thước ảnh, kích thước tiêu chuẩn ảnh tối thiểu dài 500px, còn độ cao tuỳ ý, miễn sao bạn thấy hài hòa là được.
Kiểm tra dung lượng ảnh không quá 500 KB, vì nếu ảnh quá nặng sẽ ảnh hướng đến tốc độ truy cập lần đầu và bạn có thể mất khách hàng vì họ sẽ không đủ kiên nhẫn để đợi.
Bạn có thể sử dụng dịch vụ nén ảnh miễn phí tại http://picresize.com/
Kiểm tra mô tả ảnh có đúng với tiêu đề hoặc chủ đề bài viết hay không.
4. Nội dung
Nội dung trên website không phải là chuyện ngày một ngày hai có thể hoàn thiện mà đó là một quá trình dài, gắn liền với hoạt động của webiste.
Khi bắt đầu chuẩn bị up website bạn cần xem lại các nội dung sau:
- Thông tin công ty, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, email
- Nội dung giới thiệu về công ty đã đúng chưa
- Nội dung giới thiệu về sản phẩm dịch vụ
- Nội dung mang thông tin hữu ích đến khách hàng đã có chưa
- Các nội dung liên quan đến quy định của bộ công thương như: chính sách thỏa thuận sử dụng, chính sách đổi trả hàng, chính sách thanh toán, vận chuyển.
Một số trường hợp sau khi xuất bản website và trỏ tên miền chính, chủ doanh nghiệp mới “tóa hỏa” vì các thông tin trên website vẫn còn là dữ liệu demo được lấy từ Internet.
5. Kiểm tra tốc độ website
Tốc độ website là một yếu tố để xếp hạng web, vì thế bất kỳ cải tiến nào theo như khuyến cáo từ Google có thể giúp cản thiện thứ hạng website. Bạn có thể kiểm tra dung lượng các trang và nội dung đăng tải để tối ưu lại tốc độ tải trang, bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra tốc độ của Goolge tại ĐÂY.
6. Website thân thiện với thiết bị di động
Di động đã quá phổ biến trong đời sống cũng như công việc và hiện tại không quá khó để thiết kế một website thân thiện với thiết bị di động. Bạn có thể kiểm tra tương thích với di động tại https://search.google.com/search-console/mobile-friendly
7. Khả năng tương thích
Bạn nên kiểm tra để biết chắc chắn các trang của website hiển thị tốt trong các trình duyệt phổ biến. Đây là tỷ lệ sử dụng các trình duyệt phổ biến hiện nay:
Ở Việt Nam thì có thêm trình duyệt Coccoc và cũng chiếm một tỷ lệ nhất định.
8. Font và Size chữ
Một số font nước ngoài rất đẹp, nhưng khi hiển thị tiếng việt có thể xảy ra tình trạng bể vỡ, do không hỗ trợ Unicode. Một website chỉ nên dùng tối đa là 1-2 font. Bạn nên quy định trước về tiêu chuẩn Font, Size cho các nhóm nội dung trên, đồng thời các Font chữ nên là các loại phổ biến để không bị lỗi font
Kỳ sau: Dành cho Developers
Hùng Trịnh
Liên hệ GOBRANDING – Công ty SEO được đầu tư từ Nhật Bản để kiểm tra website và nhận tư vấn cách tăng sức cạnh tranh thương hiệu.
Nhận tư vấn
phát triển website với SEO