Cách tạo nội dung mang tính lan truyền trên Social Media

Theo dõi GOBRANDING trên

Mỗi giây trên internet có hàng ngàn bài viết, thông điệp được đăng tải! Làm sao để nội dung bạn tạo ra được khách hàng đón nhận, chia sẻ rộng rãi là điều mà bất kỳ người làm nội dung nào cũng mong muốn. Trong bài viết này, GOBRANDING sẽ giúp bạn hiểu được điều gì thúc đẩy người dùng chia sẻ nội dung và cách để tạo nên một nội dung mang tính lan truyền tốt.

1. Tâm lý của người dùng khi lựa chọn nội dung chia sẻ

Theo một công bố nghiên cứu từ nhóm NY Times Insights cho biết hành động chia sẻ nội dung từ người dùng có liên quan mật thiết đối với các mối liên hệ khác. Đồng thời đưa ra những lý do thúc đẩy người dùng thích chia sẻ nội dung gồm:

  • Khẳng định chính mình với những người khác: với những loại nội dung nghiêng về cảm xúc, tâm trạng hầu hết tâm lý khi chia sẻ ở tất cả người dùng là họ cảm thấy nội dung đúng với bản thân, phù hợp với tâm trạng hiện tại nhưng họ không thể nào diễn tả được. Thông qua những nội dung mà bạn đăng tải họ muốn chia sẻ để khẳng định, nói lên cảm xúc của mình.

Ví dụ: Trên một trang Social Media đăng tải nội dung miêu tả tâm trạng của các cô gái, bài viết nghiên cứu rất kỹ tâm lý của các bạn nữ khi đưa ra nội dung khá đúng và thuyết phục với đại đa số. Nhờ đó, mà khi đọc bài viết sẽ có rất nhiều bạn nữ bắt gặp đúng cảm xúc của mình bấy lâu nay nhưng không thể diễn tả được. Và bằng cách chia sẻ họ như chứng minh cho mọi người thấy đây chính là họ.

Bài viết đánh đúng vào tâm trạng của các cô gái.
  • Muốn lan truyền nội dung có giá trị hoặc giải trí cho nhiều người: bài viết có nội dung chất lượng, hay, mang lại giá trị cho người đọc được nhiều người chia sẻ và lan truyền là một điều hiển nhiên. Bởi người chia sẻ nội dung muốn giá trị này được lan tỏa đến nhiều người hơn, mang lại những quan điểm đúng, tích cực về lĩnh vực đó. Ngoài ra, với những loại nội dung về giải trí, hài hước cũng thường nhận được nhiều lượt chia sẻ vì bản chất nó mang lại điều tích cực.

Ví dụ:  Một bài viết về chủ đề 4P trong marketing trên website GOBRANDING nhận được khá nhiều tương tác từ khách hàng. Trong đó có 5 lượt share cho thấy nội dung bài viết mang lại giá trị tốt cho người đọc nên được họ chia sẻ.

Lượt share bài viết trên website GOBRANDING.
  • Phát triển và nuôi dưỡng các mối quan hệ: trường hợp này thường được áp dụng với những bài viết trên website được chia sẻ lên các kênh truyền thông xã hội của doanh nghiệp để đưa thông tin tiếp cận với các khách hàng trên các kênh này nhằm mục đích cung cấp thông tin, nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: Khi một bài viết được xuất bản trên website GOBRANDING sẽ được chia sẻ qua trang facebook chính thức của doanh nghiệp để duy trì mối quan hệ với khách hàng ở kênh này.

Mỗi bài viết được đăng tải trên website GOBRANDING đều được chia sẻ trên fanpage của doanh nghiệp nhằm mục đích duy trì mối quan hệ với những khách hàng này.
  • Muốn nhận được những thông tin, giá trị của thương hiệu mà mình quan tâm: thông thường khi người dùng chia sẻ những nội dung liên quan đến loại nội dung này mong muốn nhận được những lợi ích từ thương hiệu mà mình quan tâm như một món quà, một mã khuyến mãi… thông qua các chiến dịch marketing mà doanh nghiệp đang triển khai.

Ví dụ: Người dùng chia sẻ khá nhiều ở một bài viết có nội dung yêu cầu chia sẻ để nhận khuyến mãi. Cho thấy, tâm lý khách hàng muốn nhận được lợi ích từ doanh nghiệp nên đã chia sẻ bài viết này.

Người dùng chia sẻ với mong muốn nhận được khuyến mãi từ doanh nghiệp.

Hầu hết những lý do để người dùng chia sẻ một bài viết đều xoay quanh việc nội dung tác động đến tâm lý của khách hàng, khi họ thấy phù hợp và cần thiết thì quá trình chia sẻ sẽ xảy ra nhanh chóng hơn.

Dó đó, trước khi tạo nội dung bạn cần nghiên cứu kỹ suy nghĩ, mong muốn, tâm tư thầm kín của khách hàng để đánh đúng vào tâm lý, tạo nên những nội dung có thể chạm tới suy nghĩ, tâm tư khách hàng. Từ đó thúc đẩy tâm lý chia sẻ nội dung của họ.

2. Các nguyên tắc giúp tăng cơ hội chia sẻ nội dung

Nội dung trên Social Media không chỉ dừng lại ở văn bản mà còn còn bao gồm nhiều hình thức khác như hình ảnh, video… Nhưng dù truyền tải ở bất kỳ hình thức nào người làm nội dung cũng phải nắm được những nguyên tắc sau để tăng cơ hội chia sẻ nội dung:

  • Thu hút được khách hàng kết nối, tương tác không chỉ với doanh nghiệp mà còn giữa khách hàng với khách hàng.
  • Truyền đạt bằng cách thể hiện nội dung như đang kể một câu chuyện.
  • Tạo được lòng tin cho khách hàng khi đọc nội dung của bạn. Khi có được sự tin tưởng khách hàng sẽ dễ dàng lan truyền nội dung hơn.
  • Thu hút khách hàng bằng những loại nội dung mang cảm xúc tích cực như vui vẻ, khơi gợi nguồn cảm hứng… để xây dựng kết nối với thương hiệu.
  • Tạo cảm giác thôi thúc, cấp bách để người dùng  chia sẻ nội dung.

Nào, bây giờ hãy thử áp dụng các nguyên tắc này vào những cách mà GOBRANDING gợi ý sau đây!

3. Cách tạo nội dung mang tính lan truyền

3.1 Tận dụng sức ảnh hưởng của mạng xã hội

Tương tác trên mạng xã hội có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến tâm lý và hành động của khách hàng. Hiệu ứng lan truyền cho thấy khi bài viết càng có nhiều tương tác thì cơ hội để thu hút khách hàng tiếp tục tương tác theo sẽ cao hơn những bài viết khác.

Do đó, tích hợp các nút tương tác mạng xã hội vào website là cách tốt để người dùng vừa dễ dàng thực hiện hành động trên nội dung bạn tạo ra vừa cho người dùng nhìn thấy được tương tác trên mạng xã hội để thúc đẩy hiệu ứng lan truyền.

Ví dụ: Trên website GOBRANDING được tích hợp các nút tương tác mạng xã hội ở cuối mỗi bài viết. Ở đây thể hiện được lượt thích, chia sẻ và bình luận để khách hàng nhìn vào có thể thấy được ngay, khi bài viết nhận được nhiều tương tác, chia sẻ từ những khách hàng trước đó càng tăng thêm sự tin tưởng về giá trị bài viết mang lại cho những khách hàng sau.

Trên website GOBRANDING các nút tương tác này đươc cài đặt ở cuối mỗi bài viết

3.2 Nội dung chứa thông tin hữu ích

Một số nghiên cứu cho thấy nội dung chứa thông tin hữu ích thường có tốc độ lan truyền rất cao:

  • Khi kiểm tra 7.000 bài báo của New York Times được chia sẻ, tác giả Jonah Berger cho biết hầu hết những nội dung mang thông tin tích cực sẽ được nhiều người quan tâm và chia sẻ hơn.
  • Nghiên cứu của BuzzSumo cho thấy những bài viết tạo nên các loại cảm xúc phổ biến như sợ hãi, vui mừng, thích thú thường được người dùng chia sẻ và lan truyền mạnh mẽ.
  • Một nghiên cứu khác của Ipsos cũng cho thấy 61% người dùng chia sẻ nội dung vì họ thấy thú vị, 43% người chia sẻ vì thấy thú vị và 29% người dùng cảm thấy nội dung họ chia sẻ độc đáo.

Tìm hiểu thêm về: Dịch vụ quảng cáo Facebook – GOBRANDING

Những thông tin nghiên cứu trên đều chứng minh một điều rằng nội dung bạn tạo ra nếu khơi gợi được những cảm xúc tích cực từ người dùng sẽ rất dễ tạo ra tính lan truyền.

Ví dụ: Một video nói về thông tin hai chàng trai người Việt sáng tạo ra loại sneaker được làm từ bã cà phê và chai nhựa chống thấm nước đầu tiên trên thế giới nhận được 2,6K lượt chia sẻ trên một trang mạng. 

Thông tin này nhận được sự lan truyền như vậy một phần vì đây là một thông tin cực kỳ hữu ích cho những người yêu giày và cả những người yêu môi trường, thích những sáng tạo, tái chế mới. Bên cạnh đó, một phần vì niềm tự hào dân tộc về phát minh này nên bài viết nhận được rất nhiều ủng hộ.

Đây là thông tin cực kỳ hữu ích cho những người yêu giày và thích bảo vệ môi trường.

3.3 Thiết kế nội dung đảm bảo UI tốt

Theo thống kê thì chỉ có 16% người dùng đọc bài viết từng chữ từ đầu đến cuối và có tới 79% người dùng đọc lướt qua và nắm những nội dung chính trên bài viết đó. Do vậy, yếu tổ thẩm mỹ trong giao diện bài viết cũng ảnh hưởng đến việc người dùng tương tác trực tiếp với nó.

Bạn cần thiết kế, sắp xếp bố cục nội dung thật hợp lý để khi người dùng đọc lướt qua vẫn có thể nắm được đâu là ý chính, đâu là ý phụ. Một khi người đọc hiểu và nắm được nội dung bài viết mới mong được lan truyền và chia sẻ cho nhiều người biết. Dưới đây là một số gợi ý từ GOBRANDING bạn có thể áp dụng để thực hiện:

  • Làm cho tiêu đề thật nổi bật với cỡ chữ lớn, thú hút và bao quát được nội dung của toàn bộ bài viết.
  • Nên sử dụng các thẻ heading để phân chia các mục thành những tiêu đề phụ nhằm tạo được bố cục rõ ràng, mạch lạc.
  • Áp dụng cấu trúc kim tự tháp ngược để phân chia nội dung. Tức là bạn sẽ đi từ những nội dung quan trọng nhất, sau đó chia nhỏ nội dung thành các ý phụ để giải thích cho nội dung chính. Bằng cách này khi đọc người dùng sẽ tóm tắt được những nội dung trọng tâm, giúp họ dễ nhớ hơn.
  • Sử dụng các gạch đầu dòng khi muốn trình bày các ý.

3.4 Nội dung khơi gợi cảm xúc

Cảm xúc là yếu tố tác động đến hầu hết các quyết định của khách hàng. Cho nên, nội dung khơi gơi lên cảm xúc của người đọc là loại nội dung có khả năng dễ gây lan truyền, cảm xúc ở đây có thể là kinh ngạc, lo lắng, vui vẻ, hài hước… hay bất kỳ một trạng thái nào mà người đọc cảm thấy đồng cảm được với nội dung bạn tạo ra.

Để sáng tạo được loại nội dung này bạn cần:

  • Nghiên cứu tâm lý khách hàng trước khi sáng tạo hay xuất bản nội dung là một việc làm cần thiết để đáp ứng đúng tâm trạng, cảm xúc mà họ đang mong muốn.
  • Có thể lồng ghép thêm những yếu tố hài hước vào bài viết để tạo sự mới mẻ, đỡ nhàm chán.
  • Hãy đưa bài viết của bạn cho một người nào đó đọc qua, nếu bài viết của bạn không tạo được cảm xúc cho những người này cơ hội để bài viết lan truyền là rất thấp.

Ví dụ: Trong bài viết “Câu nói của Shark Hưng khiến hàng ngàn bạn trẻ kinh doanh online suy ngẫm” nhận được khá nhiều lượt chia sẻ bởi nó chạm tới được cảm xúc của nhóm đối tượng này. Hơn nữa, số lượng các bạn trẻ kinh doanh online ngày nay không hề ít nên khi họ đọc bài viết bất chợt sẽ nhận ra mình đâu đó trong nội dung này.

Bài viết tạo được cảm xúc cho những người trẻ đang kinh doanh online.

3.5 Dẫn dắt nội dung bằng cách kể chuyện

Sau những giờ làm việc vất vả, con người thường ngồi hàn huyên, tâm sự với nhau qua những câu chuyện về cuộc sống, những gì diễn ra với họ trong một ngày… Một câu chuyện hay, thú vị sẽ được truyền miệng từ người này đến người kia. Cho thấy, kể chuyện là cách dễ tạo sự lan tỏa và kết nối người dùng với nhau nhất.

Áp dụng thực tiễn này vào marketing, Storytelling ra đời là một hình thức truyền tải nội dung đến khách hàng thông qua những câu chuyện thú vị liên quan đến sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. Nó nhanh chóng chạm tới cảm xúc của khách hàng hơn những loại nội dung khác, nhanh chóng thúc đẩy hành động của người dùng.

Ví dụ: Câu chuyện “7 ngày tìm lại tình yêu” của Pond.

Toàn bộ nội dung của video được xây dựng theo một cốt truyện xoay quanh câu chuyện tình yêu của hai nhân vật An và Huy (bạn có thể xem nội dung bên dưới).

Câu chuyện được xây dựng theo phong cách phim Hàn Quốc lãng mạng, kết thúc có hậu đánh đúng vào tâm lý mê phim Hàn của các cô gái nên tạo được mức độ lan truyền mạnh ở thời điểm đó.

Đặc biệt, Unilever không tung ra toàn bộ nội dung video mà chia nhỏ thanh 5 phần, điều này sẽ gây nên sự tò mò, mong chờ phần mới cho khách hàng khi theo dõi câu chuyện này.

https://www.youtube.com/watch?v=GXQSkE9J4N8

Để xây dựng nội dung ở dạng này thật sự không hề dễ dàng. Đòi hỏi bạn phải thấu hiểu được đối tượng khách hàng, lựa chọn nhân vật phù hợp, xây dựng cốt truyện gay cấn, hấp dẫn để tạo sự thích thú, gây tò mò cho khách hàng khi xem.

3.6 Nội dung dễ gây tranh cãi

Đa số tâm lý khách hàng thường thích tham gia vào những cuộc tranh luận trên mạng xã hội bởi họ thường cảm thấy khó chịu, tức giận với những nội dung này, đồng thời đó cũng là cách để bảo vệ quan điểm của mình. Có nhiều cách để tạo nên những nội dung gây tranh cãi những có hai cách thường được sử dụng nhất mà GOBRANDING muốn giới thiệu cho bạn:

  • So sánh sự đối lập của hai vấn đề đồng thời đưa ra quan điểm cá nhân của mình: nếu áp dụng cách này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ vấn đề mà mình đang so sánh, phân tích. Đồng thời phải có những dẫn chứng để bảo vệ quan điểm cá nhân của mình, hướng dư luận theo suy nghĩ của mình.
  • Tạo nội dung khác với những quan điểm đã quá quen thuộc: đưa ra những quan điểm trái ngược hoàn toàn với những gì đã ăn sâu vào tiềm thức khách hàng sẽ tạo ra những cuộc tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội.

Ví dụ: Với cốt truyện Tấm Cám đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam hình ảnh cô Tấm hiền lành, chịu thương chịu khó. Tuy nhiên, bạn có thể khai thác chủ đề này theo một khía cạch trái ngược hoàn toàn với quan điểm xưa nay về cô Tấm như nếu Tấm nhân hậu, hiền lành tại sao lại bày Cám xuống hố và dội nước sôi vào để được đẹp như mình.

Với quan điểm này sẽ có hai luồng dư luận trái chiều gây nên tranh cãi là: một bên sẽ bảo vê Tấm và cho rằng con người khi dồn đến bước đường cùng sẽ trở nên như vậy. Một bên sẽ cho rằng Tấm không hẳn hiền lành vì nếu hiền lành đã không cố tình giết mẹ con Cám mà cho họ một đường lùi để hối hận và sống tốt hơn.

3.7 Nội dung mang lại giá trị thực tế

Một cuộc khảo sát của NY Times cho biết có 68% người dùng nói rằng họ muốn lan truyền nội dung vì nó mang lại một giá trị thực tế nào đó giúp cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.

Ví dụ: Thành công của sự kiện “Ngày hội hoa hướng dương” là minh chứng rõ ràng nhất về loại nội dung này. Với mỗi đóa hoa hướng dương được vẽ và chia sẻ công khai trên facebook đạt yêu cầu của ban tổ chức sẽ nhận được 30.000 đồng ủng hộ cho các bệnh nhi bị ung thư.

Sự kiện này được hưởng ứng và lan tỏa rất mạnh mẽ trên facebook. Kết quả tính đến 0h ngày 2-12-2018, ban tổ chức ghi nhận được 314.823 bài viết chia sẻ hoa hướng dương (bao gồm những bài viết chia sẻ hợp lệ 6.833 và chưa hợp lệ 307.990 bài). Công ty dược phẩm Eco đã quyết định trao tặng số tiền 5.574.840.000 đồng cho chương trình. 

Ngày hội hoa hướng hương là một sự kiện có sức lan tỏa mạnh mẽ trên facebook

Thông qua cách này, doanh nghiệp khi muốn triển khai một chương trình thiện nguyện có thể áp dụng hình thức xây dụng nội dung này. Vừa lan tỏa được chiến dịch vừa tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp.

>> Tìm hiểu thêm dịch vụ quảng cáo Facebook tại GOBRANDING giúp tăng cơ hội tiếp cận khách hàng mục tiêu

4. Kết luận

Để tạo được nội dung mang tính lan truyền cho doanh nghiệp thật sự không hề dễ dàng nhưng nếu biết cách tận dụng những cách trên hiệu quả sẽ mang lại lượng tương tác lớn cho bài viết của bạn. Bên cạnh đó bạn cần có những chiến lược tiếp thị nội dung tốt, nắm bắt được tâm lý khách hàng để lựa chọn nội dung phù hợp.

 

Nội dung lan truyền tốt đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng

GOBRANDING – Công ty SEO được đầu tư từ Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam

Nhận tư vấn
phát triển website với SEO

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

4.0 / 5 - (94 bình chọn)
profile profile hotline