3 chiến lược Marketing Online cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo dõi GOBRANDING trênThị trường online vừa là cơ hội dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn, nhưng vừa là thách thức bởi sự cạnh tranh của nó cũng “rất gắt”. Chiến lược Marketing Online nào sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại và ngày càng vươn lên giữa sự chen chúc của muôn vàn thương hiệu trực tuyến lớn – nhỏ?
Hãy tham khảo 3 chiến lược Marketing Online được đánh giá hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nội dung chính
Chiến lược Marketing Online 1: Hãy Mix thay vì chỉ dựa vào 1 công cụ duy nhất
Mix (phối hợp) nhiều công cụ, nhiều kênh để tiếp thị sản phẩm/thương hiệu có tác dụng cộng hưởng tăng hiệu quả chuyển đổi. Đồng thời tăng khả năng tiếp cận với khách hàng mục tiêu nhiều hơn. Ngày nay:
Khách hàng của bạn đang sử dụng đa kênh để tìm kiếm thông tin.
Họ không chỉ xem quảng cáo mà bạn chạy. Họ còn tiếp tục lên Google search về sản phẩm, lên facebook lướt xem fanpage của bạn, chat trên website, gọi hotline,…
Tuy nhiên, các công ty vừa và nhỏ bị hạn chế nhiều về ngân sách và nguồn lực thực hiện. Vấn đề trằn trọc ở đây là làm sao để lựa chọn kênh phù hợp nhất:
-
-
- Tìm hiểu xem đối tượng của bạn thường sử dụng những kênh nào. Một trong những kênh hầu hết khách hàng của bạn đều sử dụng là Google Search (chiếm 93,3% người dùng internet Việt Nam). Do đó, bạn nên có một website và làm SEO hoặc chạy Google Adwords cho website. Website cũng là trung tâm để mọi kênh online dẫn truy cập về.
- Đánh giá mức độ quan trọng của mỗi kênh đối với lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của bạn.
- Xem xét ngân sách, khả năng, nguồn lực của bạn (ví dụ như bạn muốn chạy email nhưng bị hạn chế về data, trong khi bạn lại đang sở hữu những nhân lực hiểu và làm tốt về SEO,…)
- Lựa chọn kênh phù hợp dựa trên đánh giá mức độ quan trọng và xem xét ngân sách, khả năng, nguồn lực.
-
Nếu như bạn có ngân sách lớn, bạn có thể “Mix” nhiều kênh hơn. Còn nếu bạn có ngân sách eo hẹp, hãy lựa chọn tối thiểu 3 kênh cho mình thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào một kênh duy nhất.
Cuộc chơi nào cũng cần có phương án dự phòng. “Mix kênh” là một chiến lược dự phòng hữu hiệu khi có một kênh nào đó gặp trục trặc bất ngờ hay khi kênh đó chết. Các kênh còn lại sẽ đảm bảo cho bạn vẫn có nguồn thu về ngay lập tức. Đồng thời, bạn đã có kinh nghiệm vận hành các kênh còn lại nên sẽ biết cách đẩy mạnh thế nào, đẩy mạnh bao nhiêu nhằm bù đắp cho doanh thu bị thiếu hụt. Thử tưởng tượng, bạn chỉ hiểu biết và chuyên cho một kênh và khi kênh này chết đi, thật lúng túng vì khi sử dụng một kênh, công cụ mới, bạn cần có thời gian để có được hiệu quả.
>> Tải ngay mẫu báo cáo kế hoạch Marketing
Chiến lược Marketing Online 2: Định vị thương hiệu đồng nhất trên mọi đầu mối tiếp xúc với khách hàng
Đừng nghĩ doanh nghiệp nhỏ chưa cần làm thương hiệu mà chỉ cần tập trung bán hàng để có doanh thu trước mắt. Thương hiệu cần một quá trình lâu dài để xây, bạn xây càng trễ thì càng chật vật vì ngày càng có thêm nhiều đối thủ gia nhập thị trường.
Đúng là khi bạn có nhiều ngân sách để chạy Marketing Online, cơ hội phát triển thương hiệu sẽ nhiều hơn và mạnh hơn. Nhưng điều này không đồng nghĩa với doanh nhiệp nhỏ, ít tiền thì không thể xây dựng thương hiệu. Bởi chính mọi kênh bạn sử dụng để tiếp cận khách hàng cũng chính là phương tiện tạo dựng thương hiệu cho bạn.
Bạn có biết?
-
-
- Đối với lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, thương hiệu được xây dựng tốt chiếm 50% – 70% tổng giá trị công ty.
- Đối với lĩnh vực kinh doanh hàng công nghiệp, tỷ lệ này là từ 10% đến 30%.
-
Bạn cần tìm cho mình một định vị khiến khách hàng khi nhắc đến tên thương hiệu liền nhớ tới một điểm đặc biệt (thế mạnh của bạn). Ví dụ, khi nhắc tới Honda người ta nhớ tới chất lượng tốt, bền, tiết kiệm xăng. Còn khi nhắc tới Piaggio là sản phẩm xe được nhớ tới thiết kế mang nét quyến rũ và lãng mạn của nước Ý.
Mỗi thương hiệu cần tìm cho mình một định vị riêng biệt. Và để “cắm cọc” định vị đó vào tâm trí khách hàng, bạn cần truyền thông nó trên mọi kênh đang sử dụng song song với mục tiêu bán hàng. Xây dựng thương hiệu không thể làm ngày một ngày hai. Bạn hãy tiến hành càng sớm càng tốt. Ngân sách ít, quy mô nhỏ cũng được, nhưng ít nhất bạn đã làm tốt trên nhóm khách hàng hiện tại của mình. Đây là cơ sở để đánh chiếm và đứng vững trong tâm trí khách hàng.
Chiến lược Marketing Online 3: Đánh ngách thay vì đánh trực diện. Hãy chia nhỏ thị trường
Trừ khi bạn có đủ ngân sách để đánh trận trực diện, không thì tiền sẽ bay và bạn bị đối thủ nuốt chửng.
Bạn không đủ lực? Vậy hãy chia nhỏ thị trường và dồn sức đánh trên một quy mô nhỏ vừa sức với bạn. Khi đã chiếm được phân khúc đó, bạn mới mở rộng thêm một cách từ từ.
Hãy chia nhỏ thị trường. Đánh tới đâu phải chắc tới đó!
Ví dụ: Bạn đầu tư vào Dịch vụ SEO website, nếu bạn “tham” những từ khóa có lượng search lớn (thường là các từ khóa ngắn, có tính chung chung), bạn sẽ phải đối đầu với các ông lớn trong ngành có nguồn lực cực khủng. Các từ khóa ngắn có lượng tìm kiếm cao nên vì vậy mà tính cạnh tranh của nó cũng rất dữ dội.
Thay vì lựa chọn chiến lược đánh trực diện gây tỷ lệ tổn thất cao về phía mình, bạn có thể chọn cách đi đường vòng với các từ khóa dài hơn. Tuy ít lượng search nhưng những từ khóa dài có khả năng chuyển đổi mua hàng có thể cao gấp 5 lần từ khóa dài.
Một từ khóa ngắn như “smartphone” có thể được phân hóa ra vô vàn từ khóa dài: mua smartphone ở đâu, mua smartphone giá rẻ, điện thoại smartphone giá rẻ, giá điện thoại smartphone, cửa hàng smartphone uy tín,… Như vậy, thị trường đang được chia nhỏ theo nhu cầu tìm kiếm, sự cạnh tranh cũng được phân hóa nhỏ đi.
Công ty vừa và nhỏ muốn tồn tại và phát triển trên môi trường trực tuyến, trước tiên phải có chiến lược Marketing Online đúng hướng, đây là “xương sống” cho hoạt động kinh doanh Online của bạn. Nó quyết định tới 60% sự thành công. 40% còn lại được quyết định trên quá trình triển khai, kiểm soát và cải thiện.
Xem thêm: Top 7 xu hướng Marketing Online năm 2021
- Đã có +2000 dự án được GOBRANDING phát triển thương hiệu trên thị trường tìm kiếm Google
-
Nhận tư vấn
phát triển website với SEO