Client là gì? Sự khác nhau giữa Client và Agency

Theo dõi GOBRANDING trên

Nhiều ứng viên trước khi tìm việc thường tìm hiểu Client là gì và Agency trước khi lựa chọn môi trường phù hợp để gắn bó. Sở dĩ bởi vì hai loại hình doanh nghiệp này hoạt động với các đặc thù công việc khác nhau nhưng lại có sự tương quan và bổ trợ nhau để đạt được kết quả cuối cùng một cách tốt nhất. Bài viết này sẽ mang đến những thông tin chi tiết nhất về Client và Agency.

1. Client là gì trong Marketing?

Client có nghĩa là khách hàng, còn trong Marketing, Client được dùng để chỉ những doanh nghiệp hoặc tổ chức sản xuất, cung cấp sản phẩm nhưng không trực tiếp làm Marketing cho nó.

Khái niệm Client là gì?
Client là khái niệm chỉ một doanh nghiệp tự sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ

Nói một cách khác, Client là nơi tự sản xuất sản phẩm, dịch vụ và đội ngũ nhân sự của công ty sẽ trực tiếp thực hiện các hoạt động quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Nhưng khi có các chiến dịch lớn thì Client không đủ nhân lực để thực hiện nên sẽ nhờ đến sự hỗ trợ của Agency. Lúc này Client sẽ đưa ra yêu cầu, ý tưởng và kết quả mong muốn đạt được, sau đó giám sát quá trình triển khai và nghiệm thu kết quả của Agency.

Một thắc mắc được đặt ra, vậy tại sao Client cần đến sự hỗ trợ bởi Agency? Có thể giải thích như sau, vì Client quá tập trung vào sản xuất và kinh doanh nên hạn chế trong việc dùng ngôn ngữ thị trường để mang sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. May thay, Agency là đơn vị có thể đáp ứng hoàn hảo điểm hạn chế này của Client.

2. Sự khác nhau giữa công ty Client và công ty Agency

Công ty Agency và Client mặt dù hoạt động với mô hình khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là tiếp thị sản phẩm tốt nhất đến với khách hàng. Dưới đây là những mô tả chi tiết về sự khác biệt giữa hai mô hình công ty này.

2.1 Công ty Client

Công ty Client là cung cấp môi trường làm việc năng động. Theo đó, nhân sự marketing tại công ty sẽ phải theo sát tất cả các quy trình từ việc lên ý tưởng đến phát triển sản phẩm và cách truyền thông để đưa sản phẩm đến khách hàng. Công ty Client thường có nhu cầu xây dựng chiến lược tiếp thị, tạo ra các chiến dịch quảng cáo, quản lý thương hiệu và tương tác với khách hàng quy mô lớn.

mô hình công ty Client lớn
Unilever là mô hình công ty Client lớn tại thị trường Việt Nam

Khi có những chiến dịch marketing lớn, Client sẽ hợp tác với Agency để được cung cấp dịch vụ quảng cáo và truyền thông. Client lúc này thực hiện vai trò quản lý và thẩm định các công việc được thực hiện bởi công ty Agency, đảm bảo rằng các mục tiêu và yêu cầu được đáp ứng. Bởi vì Client phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về KPI dự án đã đề ra và cả sự cạnh tranh của thị trường nên rất coi trọng các số liệu, cách quản lý nhân sự và hiệu quả hợp tác giữa đôi bên.

2.2 Công ty Agency

Agency là một tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo và truyền thông cho các công ty Client. Môi trường làm việc tại đây được đánh giá là năng động, mới mẻ, linh hoạt. Khi làm việc ở đây, nhân sự có thể trở thành một người đa năng khi có thể tiếp cận với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là một áp lực của nhân viên Marketing Agency là không thể tuyệt đối tập trung một lĩnh vực mà phải cập nhật, làm quen lại với những lĩnh vực mới.

Client Agency
Client Agency là mối tương quan hỗ trợ nhau để phát triển và đạt được mục tiêu Marketing hiệu quả nhất

Agency là nơi tạo ra các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, đưa ra các ý tưởng và giải pháp tiếp thị, và thực hiện các hoạt động quảng cáo và truyền thông để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của công ty Client. Agency thường làm việc với nhiều Client khác nhau, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và chuyên môn trong từng lĩnh vực nên môi trường làm việc rất linh hoạt và thoải mái.

3. Những yêu cầu của công ty Client đối với Agency

Để có thể đạt được kết quả công việc như mong muốn và tìm kiếm sự hợp tác lâu dài, công ty Client thường có những yêu cầu rõ ràng đối với Agency như sau:

  • Cần sự thấu hiểu: Đây là yếu tố then chốt giúp đôi bên có sự hợp tác bùng nổ trên thị trường. Công ty Client mong muốn được làm việc với một Agency có khả năng hiểu và chia sẻ tầm nhìn, giá trị và mục tiêu của họ. Khi có sự thấu hiểu thì mới có thể xây dựng chiến lược và phương pháp tiếp thị phù hợp, đảm bảo sự đồng thuận và hiệu quả trong quá trình làm việc.
  • Đảm bảo có số liệu rõ ràng: Minh chứng rõ nhất cho hiệu quả của chiến lược chính là những số liệu. Client muốn đảm bảo rằng nguồn lực đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo là hiệu quả và có lợi nhuận. Dựa vào các con số và dữ liệu, công ty Client có thể đánh giá hiệu quả của các chiến dịch, điều chỉnh chiến lược và ngân sách, và đưa ra quyết định dựa trên cơ sở thông tin đáng tin cậy.
yêu cầu của công ty Client
Agency cần cung cấp số liệu rõ ràng sau mỗi chiến dịch để Client dễ dàng đo lường hiệu quả
  • Cần sự nhanh nhạy và chuyên nghiệp: Bởi vì thị trường luôn thay đổi và phát triển nên Client cần sự đáp ứng linh hoạt và chính xác, đặc biệt là trong các tình huống thay đổi brief phút chót. Điều này cũng giúp Client tận dụng cơ hội kinh doanh và duy trì sức cạnh tranh.
  • Dự báo ngân sách chính xác: Yếu tố này giúp Client có thể lập kế hoạch và quản lý tài chính hiệu quả. Khi Client biết trước chi phí và biết rõ ràng về nguồn lực tài chính cần thiết, họ có thể lên kế hoạch dễ dàng hơn cho các hoạt động tiếp thị và đảm bảo rằng ngân sách được phân bổ một cách hợp lý nhất.
  • Cung cấp giải pháp tối ưu: Điều này đòi hỏi Agency phải thấu hiểu thị trường, nắm bắt xu hướng và đề xuất các chiến lược và chiến dịch sáng tạo, phù hợp với đặc thù và độc đáo của Client. Hơn nữa Client mong muốn Agency không chỉ đáp ứng yêu cầu và thực hiện các hoạt động quảng cáo, mà còn cung cấp giải pháp toàn diện cho các vấn đề và thách thức mà Client đang đối mặt.
yêu cầu của Client đối với Agency
Client mong muốn Agency có thể cung cấp giải pháp toàn diện nhất để đạt được mục tiêu marketing

4. 5 Yếu tố giúp mối quan hệ giữa Client và Agency tốt

  • Minh bạch, trung thực: Một yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan hệ tốt giữa Client và Agency là sự minh bạch và trung thực trong việc chia sẻ thông tin, mục tiêu và kế hoạch. Client cần cung cấp đầy đủ thông tin về yêu cầu, mục tiêu và ngân sách của mình. Agency cũng cần thông báo rõ ràng về khả năng và phạm vi của dịch vụ mà họ cung cấp. Điều này giúp tạo niềm tin, tránh những hiểu lầm và xung đột trong quá trình làm việc.
  • Giao tiếp thường xuyên: Giao tiếp thường xuyên và hiệu quả giữa Client và Agency là một yếu tố quan trọng để duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài. Các hình thức giao tiếp có thể là cuộc họp, email, điện thoại hoặc các công cụ truyền thông khác. Điều này giúp vấn đề đôi bên được xử lý nhanh chóng và đảm bảo tiến độ dự án.
  • Thấu hiểu công việc của nhau: Client cần hiểu rõ về khả năng của Agency để không có những kỳ vọng quá cao. Agency cũng cần hiểu sâu về thị trường, ngành nghề và mục tiêu của Client để đưa ra các giải pháp phù hợp. Từ đó, đôi bên sẽ có trách nhiệm hơn với công việc và có thể phối hợp làm việc một cách hiệu quả hơn.
Yếu tố cần giữa Client và Agency
Khi Client và Agency hợp tác thì cần thấu hiểu nhau để đạt kết quả công việc tốt nhất
  • Phản hồi tiến độ công việc từ hai phía: Đôi bên cần có sự phản hồi, tương tác lẫn nhau về từng hạng mục công việc để giúp duy trì tiến độ dự án và đảm bảo mọi vấn đề được giải quyết nhanh chóng, kịp thời.
  • Quy trình phê duyệt công việc rõ ràng: Quy trình phê duyệt công việc rõ ràng nên được thống nhất ngay từ đầu để đôi bên biết được nhiệm vụ mình cần làm để đảm bảo dự án hoàn toàn tốt nhất. Điều này cũng sẽ giúp tránh những xung đột trong quá trình làm việc về sau.

5. Công việc đặc thù tại công ty khách hàng

Khi bạn là nhân sự của công ty khách hàng thì sẽ làm nhiều việc cùng một lúc. Nếu như ở những Agency, từng quy trình sẽ có bộ phận riêng biệt thực hiện thì ở Client, bạn sẽ đảm nhận toàn bộ công việc như: lên ý tưởng sản phẩm, thiết kế, truyền thống, phân phối,… Ưu điểm khi làm trong môi trường này là sẽ trở thành người nhạy bén, biết cách nắm bắt xu hướng thị trường trong tương lai.

Công việc tại công ty client
Nhân viên của công ty khách hàng sẽ là người nắm tất cả quy trình hoạt động

Hơn nữa, khi làm việc với khối lượng công việc khổng lồ, bạn sẽ tích lũy thêm cho những kỹ năng và kho tàng kiến thức, kinh nghiệm thực tế quý giá mà không phải ai cũng có được. Tuy nhiên, khi làm việc tại công ty khách hàng, nhân sự Marketing là người phải đưa ra quyết định cuối cùng, chịu trách nhiệm về những hiệu quả hoạt động nên có thể sẽ chịu áp lực lớn trong công việc.

6. Tố chất cần có khi làm việc tại Client

Để có thể đảm nhận khối lượng công việc tại công ty Client một cách tốt nhất, bạn cần đạt được những tố chất dưới đây:

  • Kiến thức chuyên môn: Không chỉ ở vị trí nhân viên Marketing tại Client mà ở bất kỳ ngành nghề nào cũng cần kiến thức chuyên môn, am hiểu quy trình làm việc, nắm bắt tốt công nghệ, có một số kỹ năng mềm,… Kiến thức chuyên môn giúp nhân viên có khả năng đưa ra các giải pháp hiệu quả, đáp ứng đúng yêu cầu và nhu cầu của khách hàng.
  • Am hiểu công ty: Bạn cần hiểu rõ về hoạt động, cấu trúc tổ chức, văn hóa doanh nghiệp và mục tiêu kinh doanh của công ty để thích nghi nhanh với môi trường làm việc và tạo sự gắn kết dễ dàng hơn.
  • Tư duy sáng tạo: Là một marketer thì tư duy linh hoạt, sáng tạo và khả năng đưa ra ý tưởng mới là yếu tố không thể thiếu. Theo đó, nhân viên có khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, tìm ra giải pháp sáng tạo và đem lại giá trị gia tăng cho công ty.
Tố chất cần có tại Client
Nhân viên Marketing tại Client luôn cần tư duy sáng tạo, đổi mới để không bị thụt lùi trên thị trường
  • Khả năng lãnh đạo: Nhân viên tại Client cần có khả năng tổ chức, phân công công việc, và thúc đẩy đội ngũ làm việc đạt được mục tiêu chung. Sự lãnh đạo hiệu quả giúp tạo ra định hướng rõ ràng và kế hoạch thực hiện công việc hiệu quả.
  • Giao tiếp khéo léo: Kỹ năng cơ bản nhưng lại vô cùng cần thiết khi làm việc tại Client. Vì phải làm việc với rất nhiều đối tác nên bạn cần có khả năng lắng nghe, thể hiện ý kiến một cách rõ ràng và thuyết phục, và xử lý tình huống giao tiếp khó khăn. Điều này sẽ giúp xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, tạo không khí làm việc thoải mái và đảm bảo duy trì sự hợp tác lâu dài.
  • Kỹ năng đàm phán: Khi sở hữu tố chất này, bạn không chỉ chủ động thương lượng mà còn đưa ra những quyết định đúng đắn đảm bảo lợi ích của cả hai bên.
  • Khả năng phản biện: Nhân sự cần có khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra các luận điểm phản biện một cách logic và có căn cứ để công ty và đối tác có thể thấu hiểu và xây dựng lòng tin khi hợp tác.
Kỹ năng cần có Client và đối tác
Kỹ năng phản biện là chìa khóa để Client và đối tác thấu hiểu nhau hơn

7. Cơ hội làm việc tại công ty Client

Tại công ty Client, có vô vàng vị trí công việc để bạn có thể tham khảo cụ thể như sau:

  • Brand Manager – Quản trị thương hiệu: Xây dựng hình ảnh thương hiệu là việc làm quan trọng và cần thiết để doanh nghiệp khẳng định tên tuổi trên thị trường. Do vậy, vị trí này sẽ tập trung vào xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu của công ty. Brand Manager có nhiệm vụ định hình vị trí thương hiệu, tạo ra chiến lược quảng cáo và tiếp thị, quản lý quan hệ với đối tác và tối ưu hóa hiệu suất của thương hiệu. Mức lương cho vị trí này có thể đạt từ 35-50 triệu/tháng.
  • Trade Marketing Manager: Công việc của vị trí này là phân tích thị trường và phát triển chiến lược tiếp thị dành riêng cho kênh phân phối. Đây sẽ là người điều hành các hoạt động tiếp thị và quảng cáo tại các điểm bán hàng, đảm bảo sự hiện diện mạnh mẽ của sản phẩm và thúc đẩy doanh thu cho công ty. Mức lương dao động từ 35 – 60 triệu/tháng.
  • Market Research & Analytics Manager: Vị trí công việc này chú trọng vào nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi của khách hàng. Market Research & Analytics Manager sẽ tiến hành phân tích dữ liệu thị trường, đưa ra thông tin chiến lược và đề xuất các biện pháp cải thiện hiệu quả chương trình tiếp thị và quảng cáo. Mức thu nhập cho vị trí này khá hấp dẫn từ  40 – 50 triệu/tháng.
vị trí công việc công ty Client
Market Research & Analytics Manager là vị trí công việc mỗi công ty Client đều cần
  • Media Manager – Quản trị truyền thông:  Vị trí này quản lý các hoạt động truyền thông và quảng cáo của công ty trên các phương tiện truyền thông. Media Manager xây dựng kế hoạch truyền thông, chọn lựa các kênh truyền thông phù hợp, quản lý ngân sách quảng cáo và đo lường hiệu quả các chiến dịch truyền thông. Nếu là người có năng lực, mức lương có thể đạt được 100 triệu/tháng.
  • Consumer Market Intelligence (CMI):  Đa phần, nhân viên làm công việc này sẽ thực hiện thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường và người tiêu dùng. Từ đó, đưa ra đánh giá xu hướng hiện tại, lấy ý kiến ​​khách hàng và đưa ra đề xuất về chiến lược tiếp thị và phát triển sản phẩm. Mức lương cho vị trí này có thể lên đến 50 triệu/tháng.
  • Thực tập sinh: Công ty Client cũng cung cấp cơ hội thực tập để hỗ trợ sinh viên và người mới vào nghề được tham gia vào các dự án và hoạt động thực tế trong Marketing như lên ý tưởng quảng cáo, chạy sự kiện,..
thực tập sinh tại Client
Trải nghiệm thực tập sinh ở Client lớn để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm

8. Client trong các lĩnh vực khác

Có lẽ, chúng ta đã quá rõ Client là gì trong Marketing nhưng trong một số lĩnh vực khác như khoa học máy tính và game thì Client lại mang ý nghĩa khác.

8.1. Trong khoa học máy tính

Đối với lĩnh vực khoa học máy tính, Client được hiểu là khách, là từ dùng để chỉ về những thiết bị trong mô hình Client – Server (Máy khách – Máy chủ). Client có thể là người hoặc phần cứng.

Một số ưu điểm nổi bật của Client trong khoa học máy tính:

  • Client có giao diện người dùng thân thiện, dễ sử dụng và tương tác một cách trực quan.
  • Client có khả năng kết nối mạng ổn định, dễ dàng mở rộng phạm vi kết nối và đảm bảo tính bảo mật trong quá trình truyền dữ liệu.

Tuy nhiên, Client cũng có nhược điểm là phải cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo quá trình truyền tải dữ liệu không bị rò rỉ ra bên ngoài.

8.2. Trong Game

Trong lĩnh vực game, Client thường là giao diện, hình ảnh, âm thanh hoặc ứng dụng mà người dùng sử dụng để truy cập vào trò chơi. Client sẽ giữ vai trò lưu trữ tất cả các tệp dữ liệu để có thể khởi động được chương trình game đó.

Mạng lưới Game – Client thường được ứng dụng trong những giải đấu game lớn và nhỏ, giúp kết nối và tương tác với nhiều người chơi cùng lúc. Dựa vào đó, mạng lưới sẽ thu thập thông tin về điểm số, vị trí người chơi, trạng thái,… sau đó chuyển từ máy khác sang máy chủ.

Client trong Game
Client trong Game có thể là giao diện màn hình, hình ảnh

Qua bài viết trên đây, chúng ta đã hiểu rõ hơn về Client là gì, mối tương quan giữa Client với Agency cũng như những điều kiện cần để làm việc hiệu quả tại Client. Sự cộng tác thành công giữa Client với Agency chắc chắn sẽ tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và sáng tạo, mang đến những chiến dịch Marketing bùng nổ thị trường.

4.0 / 5 - (123 bình chọn)
profile profile hotline hotline