Content Creator là gì? Kỹ năng cần có của một Content Creator chính hiệu

Theo dõi GOBRANDING trên

Trong những năm trở lại đây, Content Creator đã trở thành một trong những ngành nghề thịnh hành với mức lương vô cùng hấp dẫn. Vậy Content Creator là gì? Làm thế nào để trở thành một Content Creator có thu nhập cao? Những kỹ năng cần có của một Content Creator chính hiệu là gì? Bài viết mà GOBRANDING chia sẻ dưới đây sẽ giải đáp các câu hỏi trên.

Nội dung chính

I. Content Creation là gì? Các bước trong quy trình sáng tạo nội dung

Trước khi tìm hiểu về Content Creator là gì, hãy cùng xem qua khái niệm của Content Creation là gì nhé!

1. Content Creation là gì? 

Content Creation là gì? Content Creation hay còn gọi là sáng tạo nội dung, đây là quá trình nghiên cứu và tạo ra nhiều chủ đề hấp dẫn, thu hút đối tượng mục tiêu.

Ví dụ đơn giản về Content Creation là viết quảng cáo, thiết kết Banner, tạo ra các nội dung thu hút, ấn tượng nhằm tương tác trên mạng xã hội, viết nội dung website,…

Trong quá trình sáng tạo nội dung, Content Creator sẽ lựa chọn các hình thức thể hiện nội dung khác nhau, bao gồm: văn bản, Blog, Email, Infographic, Ebooks, hình ảnh, video, Podcast, âm thanh,… Đây được xem là những hình thức Content được áp dụng phổ biến hiện nay.

Content Creation là gì?
Content Creation là quá trình nghiên cứu và tạo ra nhiều chủ đề hấp dẫn, thu hút đối tượng mục tiêu

Sau khi tìm hiểu về Content Creation là gì, hãy cùng xem qua các bước trong quy trình sáng tạo nội dung.

2. Các bước trong quy trình sáng tạo nội dung

Để hiểu được nhiệm vụ chính của Content Creation, hãy xem qua quy trình dưới đây.

  • Nghiên cứu từ khoá (SEO research).
  • Lên ý tưởng (Ideation).
  • Viết/sản xuất nội dung (Writing/Creating).
  • Chỉnh sửa nội dung (Editing).
  • Xuất bản nội dung (publishing).
  • Tiếp thị (Promoting).

Khi thời đại TMĐT lên ngôi thì định nghĩa về Content Creation là gì càng được nhiều người quan tâm hơn và câu hỏi “Content Creator là nghề gì hay Content Creator là gì?” càng được nhiều người tìm hiểu hơn. Tại sao lại như vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời.

II. Content Creator là gì?

Content Creator là gì? Content Creator được biết đến là người sáng tạo nội dung, xây dựng và sản xuất ra những sản phẩm truyền cảm hứng. Sản phẩm này có thể thông qua dạng bài viết, hình ảnh, Poster, Video Clip,…

Vậy những người sáng tạo nội dung đó là ai? Khác với Content Writer chỉ thiên về viết lách trên các Blog hay Copywriter chủ yếu viết lời quảng cáo, Slogan,… Content Creator đa năng và làm được nhiều việc hơn thế, họ có thể là nhà văn, người viết lách (Writer), Copywriter, Beauty Bloggers, Youtuber, TikToker, Podcast host, biên tập viên, biên tập Video, Graphic Designer,…

III. Tầm quan trọng của nghề sáng tạo nội dung

Sự cần thiết của Content Creator trong thời đại hiện nay là không thể phủ nhận. Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

1. Sáng tạo mới lạ, bứt phá dẫn đầu

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển không ngừng, đòi hỏi doanh nghiệp của bạn phải có những đột phá sáng tạo để vươn tới tương lai. Content Creator không chỉ đóng góp một vai trò quan trọng trong các chiến dịch Marketing, mà còn mang lại những đột phá sáng tạo, đưa doanh nghiệp của bạn vươn lên tầm cao mới và tạo nên sự khác biệt đáng kể so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành trên thị trường.

2. Quảng bá thương hiệu, PR hiệu quả

Tiếp thị nội dung là một phần không thể thiếu trong chiến lược Marketing thành công. Qua đó vai trò của người sáng tạo nội dung ngày càng quan trọng. Một thông điệp mới lạ, phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh sẽ giúp thương hiệu nâng cao giá trị và thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Có câu nói rằng “Content hay nói thay nước bọt”, bởi vậy sức thuyết phục của Content mạnh đến thế nào. Nếu biết vận dụng tốt thì việc truyền thông PR sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

tầm quan trọng của Content Creator
Content Creator là người quảng bá thương hiệu, PR hiệu quả cho doanh nghiệp

IV. Công việc của Content Creator

Content Creator là người chịu trách nhiệm tạo ra nội dung sáng tạo và thu hút người xem trên các nền tảng trực tuyến như: trang Web, Blog, mạng xã hội, kênh YouTube,… Dưới đây là các công việc phổ biến của một Content Creator mà có thể bạn chưa biết.

1. Phân tích thương hiệu

Content Creator có thể tham gia vào phân tích, đánh giá thương hiệu một cách toàn diện từ giọng nói, tông điệu, điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược Marketing, chiến lược đối thủ và đề xuất những chiến lược tiềm năng.

2. Tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO)

Không chỉ SEOer mới là người đảm nhận công việc này, thực chất trong một số trường hợp, Content Creator cũng cần đảm nhận công việc này. Vì vậy, để đạt được hiệu quả trong công việc, Content Creator cần nắm được kiến thức và kỹ thuật SEO cơ bản để có thể áp dụng vào sáng tạo nội dung.

Bên cạnh triển khai nội dung chuyên nghiệp, bạn có thể sử dụng Dịch vụ SEO top google nhằm tối ưu nội dung chuẩn SEO, tiếp cận đối tượng mục tiêu nhanh chóng.

3. Lên ý tưởng nội dung

Là một Content Creator chắc chắn không thể nào bỏ qua bước lên ý tưởng xây dựng nội dung. Content Creator có thể sáng tạo theo nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng được thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải trong chiến lược truyền thông và tiếp cận đối tượng khách hàng. Điều này cũng đòi hỏi Content Creator phải nắm bắt xu hướng, tìm hiểu về người xem và khả năng đưa ra các góc nhìn mới lạ.

Công việc của Content Creator
Content Creator là người lên ý tưởng nội dung cho chiến dịch quảng cáo

4. Content Writing/Copywriting

Sau khi lên ý tưởng xây dựng nội dung thì bước thực hiện tiếp theo đó là viết nội dung. Nội dung viết sẽ đa dạng tùy vào mục đích, đối tượng tiếp cận và nền tảng đăng tải bài. Copywriting là những bài viết quảng cáo với mục đích cuối là để bán hàng.

5. Thiết kế

Ngoài việc viết nội dung, Content Creator cũng có thể tham gia vào việc thiết kế đồ họa. Content Creator cần sử dụng các công cụ thiết kế như: Photoshop, Illustrator hoặc Canva để tạo ra hình ảnh, đồ họa và bố cục đẹp mắt.

6. Sản xuất video

Hiện nay, Video được xem là một hình thức tiếp thị nội dung thu hút người xem hiệu quả nhất. Content Creator sản xuất Video với nhiều vai trò như: lên ý tưởng Video, viết kịch bản, chỉ đạo diễn xuất, Edit Video, tham gia quay dựng,… để tạo ra nội dung hấp dẫn và chuyên nghiệp.

7. Chỉnh sửa nội dung

Công việc của Content Creator không chỉ dừng lại ở việc lên ý tưởng, sản xuất nội dung mà họ còn đảm nhiệm vai trò khác như chỉnh sửa, tối ưu nội dung sau khi xuất bản trên các nền tảng. Việc chỉnh sửa nội dung này sẽ giúp nâng cao chất lượng cũng như phù hợp với đối tượng tiếp cận trong nhiều thời điểm khác nhau.

8. Tiếp thị nội dung

Content Creator có thể mang nội dung đến gần hơn với người đọc bằng các kỹ thuật SEO, Email marketing, Social,…

V. Kỹ năng cần có của một Content Creator chính hiệu

Với bật cứ ngành nghề nào cũng vậy, để hoàn thành tốt công việc được giao, đòi hỏi bạn phải nắm được kiến thức chuyên môn. Với Content Creator cũng vậy, là một người sáng tạo nội dung bạn cần nẵng những kỹ năng cơ bản dưới đây.

1. Kỹ năng viết

Để trở thành Content Creator trước tiên bạn cần có kỹ năng viết, đây được xem là “chìa khóa” dẫn đến cánh cửa của nghề Content Creator. Một Content Creator giỏi cần có kỹ năng viết tốt để tạo ra nội dung hấp dẫn, có giá trị và dễ hiểu cho người đọc. Việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp và khả năng truyền đạt ý kiến rõ ràng sẽ là điểm mạnh của một Content Creator.

2. Hiểu về lĩnh vực mình đang làm

Content Creator cần có kiến thức sâu về lĩnh vực mà họ làm. Điều này đảm bảo rằng nội dung sẽ được tạo ra dựa trên thông tin chính xác, đáng tin cậy và phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

3. Đặt người dùng làm trung tâm

Content Creator phải có khả năng đặt người dùng làm trung tâm khi sáng tạo nội dung. Cần hiểu rõ nhu cầu của họ, thứ họ muốn nghe, bài viết họ muốn đọc. Việc tạo nội dung phù hợp với sở thích và lợi ích của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tăng độ tương tác và tạo lòng tin.

kỹ năng của Content Creator
Content Creator phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, thứ họ muốn xem, bài viết họ muốn đọc là gì?

4. Tìm kiếm ý tưởng không ngừng

Content Creator cần có khả năng tìm kiếm ý tưởng mới, sáng tạo liên tục. Điều này đòi hỏi Content Creator phải nắm bắt xu hướng, tìm hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh cũng như luôn cập nhật thông tin mới nhất để tạo ra nội dung độc đáo và thu hút.

5.  Kỹ năng tổ chức

Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian sẽ giúp Content Creator hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả. Việc lên kế hoạch, quản lý Deadline và phân chia công việc sẽ giúp họ gây dựng lòng tin từ đồng nghiệp và cấp trên với họ.

6. Theo dõi, đo lường hiệu quả và cải thiện

Sau khi triển khai nội dung, Content Creator cần sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi tương tác, lượt xem, chia sẻ và phản hồi từ khách hàng để xem kết quả đã được như mong đợi chưa.

VI. Hành trình trở thành Content Creator tiềm năng

Trở thành Content Creator là một quá trình dài, yêu cầu sự kiên trì, học hỏi liên tục và sẵn sàng thay đổi bản thân.

1. Đọc nhiều, cập nhật thông tin mới liên tục

Để trở thành một Content Creator thực thụ, bạn cần có kiến thức rộng và liên tục cập nhật thông tin mới. Đọc sách, tạp chí, bài viết trên Internet, theo dõi các nguồn tin uy tín và các chuyên gia trong lĩnh vực bạn quan tâm để nắm bắt xu hướng mới nhất.

Tuy nhiên, cần phải chọn lọc thông tin, tốt nhất là nên tiếp cận những thông tin tích cực, đáng tin cậy, giúp ích cho bạn trong lĩnh vực mà bạn đang nghiên cứu và thực hiện.

2. Không ngừng sản xuất những nội dung ý nghĩa

Hãy tạo ra những nội dung chất lượng và ý nghĩa để thu hút và giữ chân khán giả. Bạn có thể viết Blog, làm Video, âm thanh, Podcast, chia sẻ thông qua mạng xã hội hoặc tham gia diễn đàn để chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình.

Trở thành Content Creator
Content Creator sáng tạo liên tục những nội dung ý nghĩa

3. Đặt câu hỏi thường xuyên

Content Creator luôn không ngừng học hỏi và đặt ra câu hỏi với bản thân và những người xung quanh để khám phá ý tưởng mới và tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực bạn quan tâm. Điều này sẽ giúp bạn phát triển góc nhìn độc đáo và tạo ra những nội dung sáng tạo.

Dưới đây là gợi ý những câu hỏi mà bạn thường xuyên đặt ra.

  • Đối tượng là ai?
  • Hình thức như thế nào?
  • Chủ đề này đã đủ hấp dẫn chưa?
  • Mặt tích cực/tiêu cực của chủ đề này là gì?

4. Nghiên cứu thêm các công cụ hỗ trợ sáng tạo nội dung

Sáng tạo nội dung không chỉ dừng lại ở việc viết và nói mà cần phải thể hiện một cách cụ thể hơn bằng hình ảnh, âm thanh, Video,… Biết sử dụng các công cụ, phần mềm, ứng dụng hỗ trợ để tạo ra nội dung chất lượng cao và thu hút người xem.

Ví dụ, bạn có thể sử dụng các công cụ cơ bản như: Canva, Photoshop, Premiere,… để chỉnh ảnh hoặc sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về sự tương tác của người xem.

5. Chọn nền tảng phát triển nội dung phù hợp

Xác định nền tảng để sản xuất và chia sẻ nội dung phù hợp là điều rất quan trọng. Có rất nhiều nền tảng để chia sẻ nội dung như: YouTube, Instagram, TikTok, Blog cá nhân và nhiều nền tảng khác. Tìm hiểu về đặc điểm, cách hoạt động và đối tượng người xem của từng nền tảng để tạo ra nội dung phù hợp và hiệu quả.

Content Creator sáng tạo
Content Creator nên lựa chọn nền tảng để sản xuất và chia sẻ nội dung phù hợp như YouTube, Instagram, TikTok, Blog cá nhân

VII. Content Creator làm việc ở đâu?

Bạn có thể dễ dàng tìm một vị trí Content Creator trong bất cứ công ty nào đang có nhu cầu sáng tạo nội dung. Một môi trường làm việc phổ biến cho Content Creator là các Agency, công ty thương mại điện tử, thời trang, ẩm thực,…
Để trở thành một Content Creator chuyên nghiệp, bạn cần am hiểu sâu rộng về sản phẩm hoặc lĩnh vực mà bạn đang làm việc. Điều này giúp bạn tạo ra nội dung chất lượng và thể hiện sự chuyên môn của mình trong công việc.

Ngoài ra, công việc sáng tạo còn mang đến linh hoạt cao, bạn có thể làm việc ở bất kỳ địa điểm nào, trở thành Freelancer Content Creator hoặc Digital Nomad. Tuy nhiên, để thành công trong vai trò này, bạn cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức, nắm bắt xu hướng mới và luôn nỗ lực để tạo ra nội dung hấp dẫn.

VIII. Lộ trình thăng tiến cơ bản của Content Creator

Trong lĩnh vực Content Creator, thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh và việc thăng tiến cũng không hề dễ dàng. Dù bạn ở vị trí nào, điều quan trọng là phát triển kỹ năng của mình từng ngày. Đồng thời, tinh thần cầu tiến và không ngừng học hỏi là chìa khóa để bạn tiến xa hơn.

1. Content Intern (Thực tập sinh)

Vị trí này thường dành cho những người mới bắt đầu hoặc các bạn sinh viên đang theo học. Khi ở vị trí thực tập bạn sẽ được hướng dẫn và tham gia vào các dự án nội dung cụ thể như viết bài Blog, tạo Video nhỏ, quản lý mạng xã hội.

2. Content Creator Fresher (Nhân viên chính thức)

Khi kết thúc giai đoạn thực tập, bạn có thể tiến thẳng đến vị trí Content Creator chính thức. Ở vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm tạo ra nội dung chất lượng và thu hút người xem. Bạn sẽ có cơ hội làm việc với đa dạng hình thức nội dung như: viết bài, làm Video, Podcast hoặc tham gia vào những chiến dịch tiếp thị.

3. Content Creator Senior (Chuyên viên)

Để ứng tuyển vị trí này, đòi hỏi bạn phải có 2 – 3 năm kinh nghiệm. Vị trí này yêu cầu khả năng sáng tạo cao hơn và khả năng quản lý dự án nội dung tốt. Bạn sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn các thành viên khác trong đội ngũ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của nội dung.

4. Lead of Content (Trưởng phòng)

Vị trí cao nhất trong lĩnh vực Content Creator là trưởng phòng. Ở vị trí này, bạn sẽ đảm nhận vai trò quản lý toàn bộ hoạt động liên quan đến nội dung của tổ chức. Bạn sẽ có quyền quyết định chiến lược nội dung phù hợp, tạo kế hoạch và điều hành các dự án lớn hoặc quản lý nhóm Content Creator.

IX. Thu nhập của Content Creator “khủng” như thế nào?

Thu nhập của Content Creator “khủng” còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: sự phổ biến, tầm ảnh hưởng và khả năng tạo ra nội dung thu hút, hấp dẫn. Dưới đây là chia sẻ cái nhìn tổng quan về thu nhập của một số Content Creator trên các nền tảng khác nhau.

1. Instagram Content Creator

Thu nhập của Instagram Content Creator chủ yếu đến từ những hợp đồng quảng cáo và hợp tác với các thương hiệu. Các Content Creator có số lượng người theo dõi và tương tác cao sẽ kiếm được thu nhập cao hơn.

Theo quy tắc chung, giá khởi điểm khoảng 100 USD cho mỗi bài đăng trên 10.000 người theo dõi. Ngoài ra, Instagram Content Creator có thể nhận được nhiều hơn nếu họ sở hữu người theo dõi và lượng tương tác cao.

2. Tiktok Content Creator

Có thể nói, TikTok đang ngày càng vượt mặt các nền tảng khác để thống trị nền tảng mạng xã hội về lượng lượt xem, tương tác và số lượng người theo dõi. Điều này cũng tạo cơ hội lớn cho các Content Creator.

Theo ước tính, trung bình, những người sáng tạo TikTok với hơn 1 triệu người theo dõi kiếm sẽ kiếm được ít nhất khoảng 1.631 USD cho mỗi bài đăng được tài trợ. Còn với những người sáng tạo có lượt theo dõi từ 100.000 đến 1 triệu thì chi phí tối thiểu trung bình sẽ là 197 USD cho mỗi bài đăng.

3. Youtuber

Trên YouTube, người sáng tạo có thể kiếm thêm thu nhập từ kênh của họ bằng việc quảng cáo. YouTube đã trả hơn 30 tỷ USD cho người sáng tạo và bạn cũng có thể tham gia sau khi đã có 1.000 người đăng ký và 4.000 giờ xem công khai trong 12 tháng qua.

Trung bình, các kênh YouTube sẽ kiếm được khoảng 18 USD cho mỗi 1.000 lượt xem quảng cáo.

4. Sáng tạo nội dung với Blog

Viết Blog là một cách kiếm thu nhập cho Content Creator, đặc biệt là với những ai có sở trường viết lách.

Thông thường, mức lương trung bình hàng năm cho Blogger là $ 37.073. Các Blogger có thể kiếm tiền thông qua nhiều hình thức khác nhau như: quảng cáo, tiếp thị liên kết, đăng bài trên Blog được tài trợ và bán sản phẩm kỹ thuật số.

5. Sáng tạo nội dung với Podcast

Theo nghiên cứu mới nhất cho thấy, vào năm 2021 số lượng người nghe Podcast đã tăng hơn 10% và ngành công nghiệp này dự kiến sẽ đạt giá trị 1 tỷ USD. Một cuộc khảo sát của WNYC Studios đã cho biết, Podcasters kiếm được thu nhập với mức trung bình từ 30 – 44 USD mỗi giờ.

X. Học gì để trở thành Content Creator?

Có thể nói, ngành sáng tạo nội dung rất rộng mở và phát triển nhanh đến chóng mặt. Để trở thành Content Creator, trước tiên bạn hãy xây dựng nền tảng Marketing và truyền thông. Học các khóa học về Content Marketing để nắm được các kiến thức vững chắc.

Ngoài ra, hãy chọn cho mình một lĩnh vực cụ thể trong sáng tạo nội dung. Nếu bạn thích viết, hãy tìm hiểu các khóa học về viết như: Content Writing, Creative Writing, Copywriting. Còn nếu như bạn muốn làm video, hãy tìm đến các khóa học về quay dựng, ý tưởng và chỉnh sửa video.

Như vậy, bài viết mà GOBRANDING chia sẻ trên đây đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về Content Creator là gì rồi phải không? Qua đó, giúp bạn có thể lựa chọn cho mình công việc phù hợp.

4.0 / 5 - (147 bình chọn)
profile profile hotline hotline