Content Outline là gì? Cách lập dàn ý viết content chuẩn SEO

Theo dõi GOBRANDING trên

Lập dàn ý là các bài viết, đặc biệt là content SEO trình bày bài khoa học, nâng cao trải nghiệm người dùng và lên vị trí cao trong các công cụ SERPs. Tuy nhiên, một số người chưa hiểu sự quan trọng của bước lập dàn ý bài viết này nên thường bỏ qua và tiến hành viết bài ngay. Bài viết sau đây, GOBRANDING sẽ chia sẻ các thông tin về Content Outline là gì, lợi ích và quy trình lập dàn ý viết content hiệu quả.

1. Content Outline là gì?

Content Outline là dàn ý nội dung chứa các từ khóa chủ đạo và định hướng phát triển cho bài viết.

Xây dựng Content Outline là lập dàn ý bài viết chi tiết trước khi viết nội dung. Trong đó sẽ gồm các luận điểm/ khía cạnh phân tích về một thông điệp chủ đạo. Với mỗi lĩnh vực, đối tượng tiếp cận hoặc kênh phân phối khác nhau sẽ có các dàn ý khác nhau. Chẳng hạn như lĩnh vực nghiên cứu thì Content Outline sẽ phải có lý do chọn đề tài, nội dung đề tài và kết luận. Hay đối với Facebook, kênh phân phối đa dạng loại nội dung thì sẽ có một số công thức Content Outline thu hút người đọc như AIDA, PAS, BAB,…

Đối với dạng nội dung trên website, Outline Content SEO nên chưa đầy đủ Title Tag, các Heading, từ khóa LSI, thứ tự sắp xếp nội dung logic, các số liệu/thống kê/dẫn chứng,… Chúng sẽ làm cơ sở giúp bạn triển khai nội dung hấp dẫn và mang tính chính xác và thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả. Ngoài yếu tố về nội dung, bạn cần nắm chắc các kỹ năng về SEO website để lập dàn ý và triển khai nội dung phù hợp với thuật toán của công cụ tìm kiếm.

2. Lợi ích lập Content Outline là gì?

Đối với các loại nội dung:

  • Tập trung mục tiêu: Content Outline đóng vai trò giúp truyền tải thông điệp hiệu quả, tập trung vào 1 chủ đề chủ đạo để tạo sự nhận diện thương hiệu dù là cá nhân hay tổ chức.
  • Triển khai công việc hiệu quả: Một dàn ý tốt còn giúp triển khai công việc nội bộ tốt hơn. Khi mà những người kiểm duyệt nội dung sẽ nắm bắt mạch triển khai và điều chỉnh các ý trong dàn bài phù hợp hoặc chuẩn bị hình ảnh, tài liệu bổ sung phù hợp.
  • Giúp nội dung mạch lạc, thu hút: Outline Content sẽ làm sản phẩm truyền thông cuối cùng có nội dung mạch lạc, trình tự sắp xếp phù hợp để tăng chất lượng trải nghiệm nội dung của khách hàng. Giúp tỉ lệ chuyển đổi từ người xem thành khách hàng cao hơn.

Đối với loại nội dung SEO website:

  • Tạo nội dung chuẩn SEO: Một Outline Content SEO tốt sẽ tạo ra sự độc nhất trong ý tưởng triển khai nội dung. Thông qua dàn ý viết content, bạn có thể xác định cách viết, sửa chữa những điểm cần cải thiện. Lập dàn ý giúp người viết dễ dàng kiểm soát nội dung, tránh trùng lặp hoặc thiếu sót ý tưởng và đảm bảo phân phối từ khóa một cách hiệu quả mà không cần phải chỉnh sửa sau khi hoàn thành.
  • Mở rộng kiến thức: Đặc biệt, khi lập Content Outline, người viết sẽ được mở rộng kiến thức về các chủ đề một cách thụ động và thiết lập một quy trình làm việc và tạo nội dung hiệu quả hơn. Bởi quá trình này bao gồm việc bạn phải nghiên cứu các chủ đề và các dàn bài của các đối thủ đạt hiệu quả nhất hay người tạo ra nguồn tài liệu để bạn tham khảo.
  • Tăng thứ hạng nhanh: Lập dàn ý viết content giúp kiểm soát nội dung chặt chẽ và đảm bảo tuân theo các thuật toán của công cụ tìm kiếm khi viết nội dung, những bài viết chuẩn SEO này sẽ giúp website được đánh giá và xếp hạng cao hơn.

3. Quy trình lập Content Outline chuẩn SEO

Content Outline giống như “kim chỉ đường” giúp bạn sáng tạo ra những nội dung chất lượng và mạch lạc. Để lập Content Outline tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng thì bạn nên có quy trình lập dàn ý hiệu quả. Cùng GOBRANDING tìm hiểu 9 bước lập Content Outline chuẩn SEO ngay sau đây:

quy trình lập content outline chuẩn seo
Quy trình lập Content Outline chuẩn SEO

Bước 1: Hiểu rõ nhu cầu tìm kiếm của khách hàng

Để có những dàn ý viết content chất lượng giúp triển khai nội dung thu hút được khách hàng thì người viết cần đảm bảo từ khóa chủ đạo và định hướng phát triển cho bài viết trong dàn ý giải quyết nhu cầu hoặc đem lại giá trị cho họ.

Các công cụ tìm kiếm luôn đòi hỏi nội dung SEO chất lượng, chứa thông tin hữu ích, xác thực và trải nghiệm đọc tốt cho người dùng. Chính vì đặc điểm này, bạn cần tiến hành nghiên cứu sâu 2 yếu tố quan trọng là:

Đối tượng mục tiêu: Khám phá đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai. Họ có nhu cầu tìm kiếm thông tin gì. Họ bị thu hút bởi các phong cách viết nào. Nên chọn ngôn ngữ nào truyền tải để đạt hiệu quả tốt nhất.

Có hai cách để hiểu đối tượng mục tiêu một cách chi tiết:

  • Tự đặt mình vào vị trí của người dùng và suy nghĩ về những gì họ muốn đọc.
  • Tham khảo những đối thủ hàng đầu. Xem họ viết về những gì vì đó chính là những nội dung mà người dùng muốn đọc, được Google ưu tiên đưa lên hàng đầu.

Kết hợp cả hai cách này giúp bạn hiểu rõ người dùng nhất có thể và tránh viết về những điều họ không quan tâm.

Sản phẩm/dịch vụ thương hiệu cung cấp: sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang tiếp thị có các đặc điểm như thế nào, tính năng, ưu điểm và nhược điểm gì khiến khách hàng chú ý. Đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của khách hàng đang gặp phải khi dùng sản phẩm/dịch vụ đó. Bằng cách này, bạn sẽ tìm được điểm triển khai nội dung điều hướng khách hàng mua sản phẩm hiệu quả hơn so với việc chị gọi tên sản phẩm/dịch vụ.

Bước 2: Nghiên cứu từ khóa chính, phụ, LSI cho bài viết

Sau khi hiểu rõ khách hàng muốn đọc gì và nên cung cấp những thông tin về sản phẩm/dịch vụ nào. Bước tiếp theo là tìm kiếm bộ từ khóa chính, từ khóa phụ, từ khóa ngách,… phù hợp với hành vi truy vấn của khách hàng để thu hút, giữ chân họ đọc nội dung.

Mỗi đối tượng độ tuổi, ngành nghề, và trình độ văn hóa sẽ có những nhu cầu tìm kiếm từ khóa riêng biệt. Ngoài từ khóa chính, để tăng Traffic và thứ hạng của bài viết theo chuẩn SEO, bạn nên chọn thêm từ 3 đến 5 từ khóa phụ và lập dàn ý bài viết xoay quanh chúng.

Bạn có thể tận dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa, hỗ trợ nghiên cứu xu hướng tìm kiếm trong quá trình nghiên cứu từ khóa chính, phụ, LSI cho bài viết để giúp bạn sử dụng các từ khóa một cách hiệu quả.

>> Tìm hiểu thêm về cách nghiên cứu từ khóa từ A đến Z để lập bộ từ khóa chất lượng.

Bước 3: Tham khảo Content Outline của 10 đối thủ khác

Mục tiêu của bài viết SEO website là xuất hiện ở vị trí hàng đầu trong danh sách kết quả của công cụ tìm kiếm. Do đó, bạn nên nghiên cứu và đọc 10 bài viết đang đứng đầu kết quả tìm kiếm để xem cách các đối thủ đã viết nội dung về 1 chủ đề, cách lập dàn ý bài viết. Từ đó, bạn có thể sáng tạo một cách viết mới, độc đáo kèm theo những thông tin và kiến thức mới hữu ích, hấp dẫn và mới hơn cho người đọc.

Khi tham khảo các bài viết của đối thủ, bạn nên tóm tắt các Heading để có cơ sở lập dàn ý viết content của mình có nội dung phong phú hơn và không trùng lặp. Đối với các Heading của đối thủ thể hiện tốt ý tưởng bài viết của bạn thì nên điều chỉnh lại ngôn ngữ, sử dụng các từ khóa khác để làm mới. Cách lập Content Outline đã được rất nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng để tiết kiệm thời gian và đảm bảo không bỏ sót bất kì ý tưởng nội dung nào.

Bước 4: Lập các Heading cho bài viết

Sau khi đã triển khai đầy đủ 3 bước trên thì bạn có thể lập dàn ý viết content đầy đủ gồm các thẻ Heading. Trong SEO website, thẻ Heading được phân ra thành hai loại chính:

  • Thẻ Heading Title (H1): phần tiêu đề lớn nhất của một trang và thường chỉ có duy nhất một thẻ H1 trên mỗi trang.
  • Các Heading tiêu đề (H2, H3, H4, H5, H6,…): phần tiêu đề được sử dụng để phân loại các phần nội dung trong bài, có thể có nhiều thẻ Heading tiêu đề trong một trang, được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của mức độ quan trọng.

Ví dụ: Với chủ đề “Chăm sóc cây cảnh”, dàn ý viết content gồm các thẻ Heading như sau:

H1: Bí Quyết Chăm Sóc Cây Cảnh Để Tạo Ra Không Gian Sống Xanh

H2. Lợi ích của việc chăm sóc cây cảnh

      H3. Tăng ý thức về môi trường xanh

      H3. Tạo không gian sống trong lành

      H3. Cải thiện chất lượng không khí

H2. Các bước cơ bản để chăm sóc cây cảnh

      H3. Tưới nước đúng cách

      H3. Bón phân và thay đất đúng kỹ thuật

      H3. Cắt tỉa và bảo dưỡng cây

H2. Cách phòng tránh và điều trị sâu bệnh cho cây cảnh

      H3. Phòng tránh côn trùng gây hại

      H3. Cách xử lý các bệnh thường gặp

H2. Cách lựa chọn cây cảnh phù hợp với điều kiện sống

      H3. Xác định điều kiện ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ

      H3. Chọn lựa loại cây phù hợp với không gian và phong cách trang trí

H2. Các công cụ và vật dụng cần thiết cho việc chăm sóc cây cảnh

      H3. Chọn lựa đất và chậu cây phù hợp

      H3. Các loại phân bón và thuốc trừ sâu tốt trên thị trường

      H3. Công cụ cắt tỉa và bảo dưỡng cây cảnh

Có thể thấy đây là một bản Content Outline cơ bản, bạn nên ghi thêm các luận điểm cho các phần thẻ Heading tiêu đề để tạo ra nội dung chi tiết và hấp dẫn hơn.

>> Tìm hiểu thêm về Heading là gì? Cách đặt Heading để bài viết chuẩn SEO

Bước 5: Viết Meta Title và Meta Description

Khi viết Outline Content SEO, bạn nên chú ý tối ưu Meta Title (Title SEO) và Meta Description. Bởi vì đây là 2 yếu tố quan trọng để khách hàng đưa ra quyết định đọc nội dung khi họ truy vấn trên công cụ tìm kiếm. Meta Title là tiêu đề của trang web và thường được hiển thị ở đầu trình duyệt web khi người dùng truy cập vào trang đó. Meta Description là đoạn mô tả ngắn gọn về nội dung của bài viết. Hai phần này xuất hiện cùng nhau trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

Meta Title (title SEO) cần viết ngắn gọn dưới 70 ký tự (tốt nhất là từ 60-65 ký tự), và nên đặt từ khóa ở đầu. Meta Description là một đoạn văn ngắn không quá 160 ký tự (bao gồm cả khoảng trắng), chứa từ khóa chính và từ khóa phụ nhằm tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn.

Bước 6: Tối ưu hóa URL

URL (viết tắt của Uniform Resource Locator) là một loại mã nhận dạng tài nguyên thống nhất hay thường được gọi là đường dẫn dẫn đến bài viết trên website. Nếu URL quá dài, có thể làm giảm mức độ hài lòng khi trải nghiệm nội dung và làm con bọ của các công cụ tìm kiếm khó lập chỉ mục. Ở bước lập dàn ý bài viết này, bạn cần tối ưu hóa đường dẫn URL.

Để tối ưu URL, bạn cần giữ lại từ khóa chính và loại bỏ những từ không liên quan để đường dẫn ngắn gọn, dễ nhớ.

>> Tìm hiểu thêm cách tối ưu URL để tăng trải nghiệm khi khách hàng đọc nội dung.

Bước 7: Viết nội dung cho các phần dưới Heading

Để nhận biết mức độ hoàn thiện của Content Outline tốt, thể hiện đúng định hướng phát triển đã đặt ra từ đầu thì bước tiếp theo là hoàn thiện nội dung bài viết. Mặc dù một bài viết sử dụng các Heading, URL, Meta Title,… tối ưu nhưng nội dung vẫn không đạt thứ hạng cao hoặc nhanh chóng tụt hạng. Vì những nội dung có chất lượng thấp sẽ làm tỉ lệ bounce rate cao, mất đi uy tín của thương hiệu và rớt thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.

Bởi vậy, bạn cần làm Content Outline hoàn chỉnh hơn với hệ thống các nội dung được nghiên cứu với nguồn xác thực, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí E-E-A-T. Từ đó giúp người quản lí cũng như người viết hiểu rõ cấu trúc chi tiết của bài viết và dễ dàng điều chỉnh và kiểm soát nội dung trước khi cập nhật lên website.

Bước 8: Bổ sung LSI Keywords

LSI Keywords (viết tắt của Latent Semantic Indexing) là các từ khóa đồng nghĩa gồm các từ hoặc cụm từ khóa mở rộng có ý nghĩa tương đương hoặc liên quan đến từ khóa chính. Trong một bài viết, việc sử dụng quá nhiều từ khóa chính có thể bị coi là spam. Ngoài ra, các từ khóa đồng nghĩa cũng làm cho nội dung bài viết trở nên phong phú hơn và thân thiện với người đọc.

Tùy thuộc vào độ dài của bài viết và từ khóa, bạn cần xác định tần suất lặp lại phù hợp. Việc sử dụng các từ khóa đồng nghĩa giúp bài viết khi đăng lên website tránh bị các con bọ của công cụ tìm kiếm đánh spam.

>> Tìm hiểu thêm về LSI Keywords để phát triển bộ từ khóa đồng nghĩa tối ưu, giúp tăng thứ hạng SEO hiệu quả.

Bước 9: Cập nhật các checklist SEO Onpage

Bước cuối cùng là rà soát lại những nguyên tắc và kỹ thuật SEO On-page cho Content Outline đối với các công cụ tìm kiếm. Dưới đây là một vài checklist mà GOBRANDING đã tổng hợp giúp bạn tối ưu bài viết:

  • Mật độ từ khóa cần bao nhiêu?
  • Tổng số từ trong bài viết là bao nhiêu?
  • Bài này nên tập trung vào điểm mạnh nào của thương hiệu/dịch vụ?
  • Nội dung truyền tải thông điệp gì?
  • Có nên sử dụng định dạng in đậm, in nghiêng ở đâu?
  • Có cần thêm liên kết nội bộ không?
  • Cần tránh viết về những vấn đề nào?
  • Những lỗi phổ biến cần tránh? (Không phân đoạn, viết rườm rà, sao chép…)
  • Công cụ kiểm tra tính duy nhất của nội dung nào nên sử dụng?
  • Công cụ kiểm tra tiêu chuẩn SEO nào được ưa chuộng?
  • Các tiêu chí nào để đánh giá chất lượng của nội dung?

>> Tìm hiểu thêm các checklist SEO Onpage để bài blog website đạt chuẩn SEO 100%.

6. Kết luận

Content Outline đóng vai trò rất quan trọng đối với việc triển khai các nội dung. Nó là một khung sườn hướng dẫn, định hướng phát triển, rà soát lỗi sai của bài viết. Khi biết được các lợi ích quan trọng của việc lập dàn ý bài viết, bạn nên tập thói quen lập bàn bài trước khi viết bài để nội dung được tối ưu hơn.

Thông qua bài viết này, GOBRANDING hy vọng bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về Content Outline là gì và cách lập Content Outline hiệu quả. Chúc bạn sẽ lập những dàn ý chất lượng để đem đến những bài viết chuyên nghiệp, chất lượng cao cho thương hiệu của mình.

4.0 / 5 - (147 bình chọn)
profile profile hotline hotline