CPL là gì? Tầm quan trọng của Cost Per Lead với doanh nghiệp

Theo dõi GOBRANDING trên

CPL là viết tắt của cụm từ “Cost Per Lead”, là chìa khóa để đo lường hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị, bằng cách đánh giá chi phí mà mỗi khách hàng tiềm năng đem lại cho chiến dịch. Đây là một chỉ số không thể thiếu để doanh nghiệp có thể đánh giá và điều chỉnh hiệu quả của các kênh tiếp thị, từ đó lập ra ngân sách tiếp thị một cách hợp lý và hiệu quả. Vì vậy, chúng ta cùng GOBRANDING khám phá thêm về CPL là gì và cách tính chỉ số Cost Per Lead cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác.

I. CPL là gì?

CPL là từ viết tắt của Cost Per Lead, là chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng.

CPL là chỉ số quan trọng trong lĩnh vực Marketing của doanh nghiệp, đo lường chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng (Lead) mang về cho chiến lược tiếp thị. Họ là những người quan tâm đến sản phẩm, mong muốn được tư vấn thêm về thông tin chi tiết và giá cả. Họ thường nhập thông tin vào Form liên hệ như tên, số điện thoại, Email, được thu thập từ các kênh quảng cáo Google, Facebook, Event, hội thảo hoặc bất kỳ chương trình nào.

Chỉ số CPL cao hay thấp phụ thuộc vào chiến dịch của doanh nghiệp cũng như độ cạnh tranh của ngành hàng. Marketer cần tính toán chi phí CPL trung bình hàng tháng của các chiến dịch nhằm đánh giá được mức độ hiệu quả khách hàng tiềm năng mang về cho công ty so với chi phí bỏ ra.

II. Điểm khác nhau của CPL và CPA?

CPL (Cost Per Lead) và CPA (Cost Per Acquisition) là hai mô hình thanh toán quảng cáo trực tuyến phổ biến hiện nay. Mặc dù hai mô hình đều tối ưu hóa chi phí quảng cáo, nhưng CPL và CPA đều có mục tiêu, phương thức thanh toán, đối tượng riêng; phù hợp với mục tiêu quảng cáo cụ thể của mỗi công ty. 

Khác với CPL, CPA (Cost Per Action) là chi phí mà nhà quảng cáo trả cho mỗi hành động. CPA tập trung thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng tại từng thời điểm cụ thể. Sau đây, GOBRANDING sẽ cung cấp đến bạn bảng so sánh CPL và CPA:

Điểm khác biệt CPL CPA
Mục tiêu Thu thập thông tin liên hệ của khách hàng tiềm năng như họ tên, địa chỉ Email, số điện thoại,… Thực hiện hành động cụ thể từ phía khách hàng như mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ hay các hành động quan trọng khác.
Thanh toán Dựa trên số lượng Lead từ khách hàng tiềm năng mà quảng cáo thu thập được. Dựa trên hành động cụ thể chẳng hạn như mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ.
Đối tượng Khi cần tăng cường danh sách liên hệ, xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng. Khi muốn thúc đẩy thực hiện hành động cụ thể.
Hiệu quả Dễ đo lường hiệu quả thông qua tỷ lệ chuyển đổi từ lượng Lead thành khách thật sự của sản phẩm. Hiệu quả dựa trên tỷ lệ chuyển đổi từ lượt click vào hành động cụ thể.

III. Ưu và nhược điểm của Cost Per Lead

Bất kỳ hình thức nào cũng có ưu và nhược điểm riêng của nó và Cost Per Lead cũng vậy. Hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung sau để nắm được sự phù hợp để phát triển cho chiến lược tăng trưởng Cost Per Lead:

Ưu điểm của Cost Per Lead:

  • Tăng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng: Thông qua thông tin liên hệ thu thập giúp doanh nghiệp xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng chuyển đổi thành hợp đồng.
  • Tối ưu chi phí: Tỷ lệ chia hoa hồng của CPL cao hơn các hình thức khác như CPM (Cost Per Mile) hay CPC (Cost Per Click). Chi phí không phụ thuộc vào người xem hay số lượt click nhiều hay ít. Yêu cầu đó cao hơn nhưng không hề phức tạp nên tỷ lệ chia sẻ hoa hồng của CPL cao hơn các hình thức khách.
  • Dễ dàng đo lường: CPL liên quan trực tiếp đến thu thập thông tin liên hệ nên hiệu quả của chiến dịch dễ dàng được đo lường thông qua tỷ lệ chuyển đổi từ Lead thành khách hàng thật sự.

Nhược điểm của CPL:

  • Không đảm bảo hoàn toàn chất lượng Lead: CPL có nguy cơ thu thập thông tin sai lệch, không chính xác từ Lead sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chiến dịch và doanh thu công ty.
  • Chi phí quản lý Lead cao: Quản lý và theo dõi hiệu quả chiến dịch CPL tốn nhiều thời gian và chi phí, đặc biệt là số lượng Lead được thu thập lớn. Do đó công ty cần có hệ thống quản lý và phân tích dữ liệu hiệu quả số lượng Lead được thu thập từ các chiến dịch.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, mô hình quảng cáo CPL cũng có một số hạn chế cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản, đầu tư vào nguồn nhân lực và hệ thống quản lý để tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch và giảm thiểu rủi ro.

IV. Cách tính CPL

CPL là một chỉ số đo lường hiệu quả Marketing Online như các kênh Google, Facebook,… Do đó, bạn cần biết cách tính CPL để nắm được tình hình hiệu suất chiến dịch của mình:

CPL = Tổng chi phí của chiến dịch/Tổng số Lead từ kênh đó trong khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ:

  • Chiến dịch quảng cáo Google Ads: Doanh nghiệp chi 100.000.000 đồng cho chiến dịch và thu hút được 200 Lead. CPL của chiến dịch là 500.000 đồng/Lead.
  • Chiến dịch Facebook Ads: Doanh nghiệp chi 50.000.000 đồng cho chiến dịch và thu hút được 100 Lead. CPL của chiến dịch là 500.000 đồng/Lead.

V. Lĩnh vực nào cần quảng cáo Cost Per Lead?

Mặc dù CPL sở hữu nhiều ưu điểm, nhưng không phải lĩnh vực nào cũng phù hợp với Cost Per Lead. Hình thức này chỉ phát huy hiệu quả tối đa với:

  • Sản phẩm/dịch vụ có giá trị cao: Doanh nghiệp cần thu hút khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm và sẵn sàng chi trả số tiền lớn cho sản phẩm/dịch vụ công ty mình. Chẳng hạn như bất động sản, du lịch cao cấp, ô tô, xe máy,…
  • Khách hàng cần tư vấn chuyên sâu: Đối tượng khách hàng có nhu cầu được tư vấn kỹ lưỡng bởi đội ngũ chuyên nghiệp trước khi quyết định mua hàng.

Dưới đây là một số lĩnh vực thường áp dụng quảng cáo CPL hiệu quả:

  • Bất động sản
  • Ô tô, xe máy
  • Du lịch cao cấp
  • Dịch vụ tài chính
  • Giáo dục

Quảng cáo CPL là công cụ hiệu quả nhằm thu hút khách hàng tiềm năng chất lượng cho sản phẩm có giá trị cao. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng về lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ, ngân sách Marketing và mục tiêu tiếp thị trước khi lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp. Trên đây là những thông tin cần biết về CPL là gì và cách tính CPL nhanh chóng mà bạn cần biết để đo lường hiệu quả chiến dịch Marketing của mình.

4.0 / 5 - (97 bình chọn)
profile profile hotline