CPV là gì? Cách tính Cost Per View chính xác và nhanh chóng

Theo dõi GOBRANDING trên

CPV (Cost Per View) là chi phí trên mỗi lượt xem, được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo trực tuyến. CPV là một chỉ số phổ biến để tính giá thầu dựa trên số lượt xem của đối tượng tiềm năng, được áp dụng phổ biến trong các chiến lược quảng cáo video của nền tảng YouTube, Facebook,… Nhà tiếp thị sẽ có cái nhìn tổng quan chi phí cho mỗi lượt hiển thị, từ đó lên chiến dịch đúng nhu cầu đối tượng tiềm năng hơn. Trong bài viết này, hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu chi tiết về CPV là gì, cách tính CPV nhanh chóng và chính xác.

I. CPV là gì?

CPV (từ viết tắt của Cost Per View) là chi phí mà Nhà quảng cáo phải trả cho mỗi lượt xem video.

CPV là hình thức bỏ tiền khi người dùng nhấp vào xem video, đồng nghĩa với việc Nhà quảng cáo phải trả tiền cho mỗi lượt xem video. Ngược lại, nếu người xem không nhấp xem video hay dừng xem trước khi đủ thời gian bắt buộc, nhà quảng cáo sẽ không phải chịu bất kỳ chi phí nào.

Khi triển khai chiến dịch quảng cáo video với mục tiêu tăng cường nhận thức về thương hiệu, việc quan tâm đến số lượng người xem video là rất quan trọng. Số lượng người xem càng lớn, chi phí CPV càng giảm, đồng thời chỉ số CPV càng thấp chứng tỏ chiến dịch đã tiếp cận được một lượng lớn đối tượng tiềm năng. Điều này giúp đảm bảo rằng chiến dịch quảng cáo đang diễn ra hiệu quả và đạt được mục tiêu mong muốn.

II. Lợi ích của CPV trong Marketing

Lợi ích của CPV trong Marketing không chỉ đơn thuần là cung cấp chỉ số đo lường hiệu quả Marketing và chi phí cho mỗi chiến dịch quảng cáo video trực tuyến, mà còn mở ra những cơ hội và lợi ích rộng lớn hơn cho doanh nghiệp. CPV giúp các nhà tiếp thị có cái nhìn chi tiết và tổng quan về chi phí cho mỗi lượt hiển thị video quảng cáo. Từ đó, họ có thể đánh giá mức độ hiệu quả của từng chiến dịch quảng cáo và định rõ nguồn vốn cần được đầu tư hoặc hạn chế cho các chiến dịch tiếp theo.

Thực hiện việc theo dõi CPV, các nhà tiếp thị có thể xác định được những video nào thu hút nhiều lượt xem hơn, từ đó điều chỉnh chiến lược tiếp cận và tối ưu hóa nội dung video để thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, CPV còn giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa ngân sách quảng cáo bằng cách biết được chi phí cho mỗi lượt hiển thị, từ đó có thể phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả nhất, tránh lãng phí và tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo.

CPV không chỉ đơn thuần là một công cụ để đo lường hiệu quả và chi phí trong quảng cáo video, mà còn là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng, tối ưu hóa chiến lược tiếp cận và tăng cường hiệu suất quảng cáo trực tuyến.

III. Ưu và nhược điểm của CPV

Sau khi hiểu được lợi ích của CPV trong Marketing, bạn nên hiểu đến ưu điểm và khuyết điểm của Cost Per View.

Ưu điểm:

  • Đo lường hiệu quả: CPV cung cấp phương pháp đo lường hiệu quả và chi phí rõ ràng các chiến lược quảng cáo video trực tuyến, giúp Nhà tiếp thị hiểu rõ về hiệu suất của chiến dịch để đưa ra chiến lược đúng đắn.
  • Tính chính xác: Hình thức này cho phép định rõ chi phí cho mỗi lượt hiển thị, giúp Nhà tiếp thị đo lường hiệu quả của từng chiến dịch một cách chính xác.
  • Linh hoạt: Cost Per View có thể áp dụng cho nhiều loại quảng cáo video trên các nền tảng khác như YouTube, Facebook và các nền tảng trực tuyến khác.

Nhược điểm:

  • Tỷ lệ chuyển đổi thấp: Mặc dù có nhiều lượt xem nhưng tỷ lệ chuyển đổi thành hành động thật sự từ người dùng không cao.
  • Khả năng đo lường mức độ quan tâm hạn chế: CPV tập trung chủ yếu vào số lượt xem mà không đo lường độ quan tâm và ảnh hưởng của quảng cáo đến khách hàng tiềm năng.

IV. Cách tính CPV chính xác

Đối với Facebook, lượt view được tính ngày khi người dùng xem video được 3 giây. Thông thường khi lướt bản tin, người dùng mất 3-5 giây để xem nội dung nào đó. Đó chính là lý do vì sao CPV trên Marketing lại rẻ đến mức CPV nhỏ hơn 50đ.

Cách tính CPV (Cost Per View) trong Marketing như sau:

CPV = Tổng chi phí quảng cáo/Tổng số lượt hiển thị

CPV được tính bằng cách tổng chi phí quảng cáo cho tổng lượt hiển thị của video quảng cáo đó.

Ví dụ: 500.000đ/10.000 lượt = 50đ/lượt. Như vậy, chi phí cho mỗi lượt hiển thị của video là 50đ.

V. Kết luận

Trong bối cảnh tiếp thị và quảng cáo trực tuyến ngày càng phát triển, CPV (Cost Per View) là hình thức thanh toán chi phí trên lượt hiển thị video, giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách và tăng hiệu quả Marketing. Bằng cách hiểu rõ về CPV và cách tính toán chính xác, Nhà quảng cáo có thể nắm được nhu cầu của đối tượng tiềm năng, điều chỉnh chiến lược tiếp cận. Từ đó thúc đẩy chiến lược tiếp thị một cách hiệu quả và thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu mạnh mẽ hơn. Thông qua bài viết trên, GOBRANDING đã giúp bạn hiểu hơn về CPV cũng như cách tính chỉ số này chính xác cho chiến dịch quảng cáo video.

4.0 / 5 - (132 bình chọn)
profile profile hotline hotline