CSR là gì? Yếu tố tạo nên một chiến dịch thành công

Theo dõi GOBRANDING trên

CSR là một thuật ngữ kinh tế không quá phổ biến và được viết tắt dựa trên cụm từ  Corporate social responsibility. CSR là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững bên cạnh chi phí, chất lượng và bán hàng trong kinh doanh. Vậy, thật sự CSR là gì? Đóng vai trò như thế nào trong việc xây dựng một chiến dịch bán hàng? Cùng tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì trong bài viết sau!

I. CSR là gì?

CSR – Corporate social responsibility được hiểu một cách đầy đủ nhất theo nghĩa tiếng Việt là Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Tức là CSR sẽ đóng vai trò tương tự như một bản cam kết của doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh. Từ đó góp phần xây dựng nền kinh tế trở nên bền vững, đồng thời quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng đến đời sống của người lao động.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
CSR là gì? CSR được hiểu là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Có thể nói, CRS chính là một phần không thể tách rời khi vận hành một doanh nghiệp bên cạnh chi phí, chất lượng sản phẩm.

II. Giá trị của Corporate Social Responsibility là gì đối với Branding & Marketing?

Trên thực tế, việc doanh nghiệp áp dụng và phát triển một chương trình CSR đúng cách sẽ có những tác động tích cực về mặt Branding và Marketing.

Các chương trình CSR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng giá trị thương hiệu thông qua những điểm chạm của cảm xúc. Tức là đưa ra những tình huống, câu chuyện, thông điệp nhằm khơi gợi cảm xúc cho khách hàng, khiến họ cảm thấy tốt hơn, tích cực hơn khi sử dụng sản phẩm của công ty. 

khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
CSR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng giá trị thương hiệu và Marketing

Bên cạnh đó, các hoạt động liên quan đến CSR trong công ty không chỉ hướng đến từng khách hàng riêng rẽ mà còn hướng đến những kết nối chặt chẽ trong cộng đồng địa phương. Từ đó giúp định hướng câu chuyện thương hiệu ngay cả khi công ty chưa có doanh thu.

III. Yếu tố tạo nên một chiến dịch CSR thành công

Nhiều người băn khoăn không biết thực sự những yếu tố đã góp phần tạo nên chiến dịch CSR là gì. Tuy nhiên, để có được một chiến dịch CSR thành công, công ty phải sở hữu câu chuyện thương hiệu, biết cách truyền tải đến khách hàng, có quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và định vị thương hiệu phù hợp với từng cộng đồng khách hàng mục tiêu. 

1. Mission-driven 

Mission-driven hay còn được hiểu là sứ mệnh của công ty đối trong việc hướng đến các giá trị cộng đồng. Doanh nghiệp cần tìm ra những cân xứng về mặt giá trị, lợi ích cũng như những vấn đề nào xã hội đang phải để lập ra những kế hoạch CSR phù hợp.

Tìm hiểu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần tìm ra những cân xứng về mặt giá trị và lợi ích khi thực hiện CSR

Theo một nghiên cứu của Cone Communication, có đến 87% khách hàng mua hàng là vì những giá trị vô hình mà thương hiệu đang đại diện, có thể đó là một lối sống đặc biệt hay đại diện cho một quan điểm tích cực. 

2. Biết giá trị lợi ích, mục đích của CSR

Khi xây dựng một chiến dịch CSR, yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần có đó chính là hiểu được giá trị lợi ích và mục đích của toàn bộ chiến dịch. Có nhiều mục tiêu, lợi ích của CSR mà doanh nghiệp có thể theo đuổi như tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ trên thị trường, xử lý khủng hoảng truyền thông, thỏa mãn giá trị kinh tế trong ngắn hạn, xây dựng thương hiệu,… 

định nghĩa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành cũng là một mục đích để doanh nghiệp thực hiện CSR

3. Biết đối tượng của chiến dịch và hiểu mối quan tâm của họ

Khi có quá nhiều những sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, khách hàng dần mất đi niềm tin vào những quảng cáo, hình ảnh mà doanh nghiệp đã thể hiện bên ngoài thông qua PR. Trong khi đó, họ lại quan tâm nhiều hơn đến ý thức cộng đồng, lý tưởng sống và môi trường. 

Vì vậy, trong bối cảnh đó, doanh nghiệp phải “đóng vai” là người dẫn đầu, tiên phong trong việc theo đuổi quan điểm, lý tưởng sống tích cực nào đó, nhằm tái thiết và phát triển cộng đồng quan tâm. 

Tuy nhiên, thay vì đơn thuần chỉ là những câu chuyện, khách hàng mong muốn doanh nghiệp phải thể hiện nhiều trách nhiệm xã hội hơn nữa với những hành động cụ thể như từ thiện, tạo ra những chương trình trải nghiệm, trao quyền chủ động phát triển cộng đồng cho khách hàng.

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì
Doanh nghiệp cần xác định chính xác khách hàng đang cần gì

Việc xác định mục đích của CSR càng sớm, càng đánh vào thị trường ngách thì mức độ thành công của doanh nghiệp càng cao.

4. Authenticity

Sau khi đã tìm ra giá trị, mục đích của CSR và đối tượng mục tiêu thì doanh nghiệp cần xây dựng một chiến dịch CSR với các hoạt động hướng đến mục đích tốt đẹp. Authenticity còn được xem là yếu tố then chốt trong một chiến dịch CSR thành công, doanh nghiệp cần phải xác định giá trị thương hiệu của mình đang đóng vai trò gì trong việc xây dựng cộng đồng và phát triển xã hội. 

Từ đó, lồng ghép sản phẩm, các hoạt động từ thiện, trồng cây, dọn rác, tuyên truyền,… Bên cạnh đó, việc thay đổi bao bì, thành phần nguyên liệu hướng đến tự nhiên, không thử nghiệm trên động vật,… cũng là điều được xã hội đánh giá cao.

tìm hiểu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì
Doanh nghiệp cần xác định giá trị thương hiệu đang đóng vai trò gì trong xã hội

5. Rapid and Flexible

Một yếu tố khác cũng quan trọng không kém trong một chiến dịch CSR thành công đó chính là Rapid and Flexible – luôn chuẩn bị sẵn sàng để phản ứng nhanh trong mọi tình huống. 

Dù kế hoạch CSR của doanh nghiệp có hoàn hảo đến đâu thì trong quá trình vận hành cũng không thể tránh khỏi những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội. Lúc này, doanh nghiệp cần có những phản ứng nhanh trong việc thay đổi ngân sách, chuyển hướng đầu tư, tìm kiếm đối tác,… nhằm khắc phục vấn đề và tìm ra hướng đi mới khả quan hơn. 

Yếu tố tạo nên một chiến dịch CSR
Doanh nghiệp luôn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để dễ dàng thích nghi trước những thay đổi đột ngột của xã hội

Bên cạnh đó, bài học lớn về nền kinh tế trong giai đoạn COVID-19 bùng nổ trên toàn thế giới cũng là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để chủ động đón đầu những “cơn sóng dữ”. Bên cạnh đó là chú trọng hơn về các hoạt động vì cộng đồng như ủng hộ ngân sách, thiết bị, máy móc khám chữa bệnh, giảm giá sản phẩm, tạo điều kiện cho công nhân viên,… 

6. Experiential

Đưa khách hàng trở thành một phần của CSR cũng là một hướng đi thông minh dành cho doanh nghiệp thông qua các cấp độ như: 

  • CSR 1.0 từ thiện: Các hoạt động từ thiện thường xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp và thực hiện thông qua việc trích một khoản ngân sách và chia thành nhiều quần quà nhỏ, vừa là hàng hóa, vừa là tiền mặt để tặng cho những người yếu thế và kém may mắn hơn. 
Hoạt động từ thiện
Hoạt động từ thiện được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
  • CSR 2.0 tạo ra trải nghiệm: Đây là cấp độ CSR nhận được nhiều sự ủng hộ của khách hàng bởi họ sẽ được đồng hành cùng doanh nghiệp trong một chuyến đi để phát quà từ thiện, giúp đỡ trồng trọt, dọn dẹp, dạy học,… Mặc dù vậy, đây cũng chỉ là một hoạt động mang lại kết quả ngắn hạn.
  • CSR 3.0 thúc đẩy sự gắn kết: Doanh nghiệp có thể tổ chức những buổi giao lưu, chia sẻ, tập huấn nhằm đem đến cho khách hàng những giá trị mới mẻ, từ đó tạo dựng cộng đồng và hướng đến tự phát triển trong tương lai.
  • CSR 4.0 trao quyền, thúc đẩy người tiêu dùng tương tác và tự nguyện trở thành một phần trong câu chuyện đầy ý nghĩa.
Hoạt động chạy gây quỹ
Hoạt động chạy gây quỹ cũng là một chiến dịch CSR mà doanh nghiệp có thể lựa chọn

Đó cũng chính là lý do vì sao có ngày càng nhiều doanh nghiệp tổ chức các sự kiện như trồng cây, chạy bộ gây quỹ, vẽ tranh gây quỹ,… Mặt khác, nhiều doanh nghiệp cũng tuyên bố rằng các sản phẩm của mình là hoàn toàn thuần chay, an toàn, thân thiện với môi trường, cam kết không thử nghiệm trên động vật,…

Đây đều là những hoạt động đánh mạnh vào các vấn đề nhức nhối trong xã hội và cần có các hoạt động thu hút sự chú ý để phần nào đó thay đổi quan điểm của số đông, hướng đến giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

7. Cân bằng lợi ích xã hội và doanh nghiệp

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp thực hiện các hoạt động vì xã hội không cảm nhận được rõ ràng kết quả và mối liên hệ đến sự tăng trưởng về mặt giá trị và doanh thu. Một số doanh nghiệp chỉ thực hiện trách nhiệm với xã hội và gần như bỏ qua những nguyên tắc kinh doanh.

Ý nghĩa CSR
CSR cần được xây dựng dựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và xã hội

Tuy nhiên, về bản chất, các hoạt động CSR luôn hướng đến việc tạo ra những giá trị chung cho doanh nghiệp và xã hội. Doanh nghiệp cần xác định mối liên quan giữa sản phẩm của mình với các vấn đề mà xã hội đang gặp phải, từ đó đưa ra các hoạt động, hình ảnh và những câu chuyện liên tưởng về thương hiệu một cách khéo léo.

Ngoài ra, việc thống kê, đánh giá kết quả của CSR còn phải dựa trên số liệu bán hàng thực tế, nguồn khách hàng đến với doanh nghiệp bằng lý do nào để điều chỉnh.                                                    

IV. Tại sao CSR gây tranh cãi trong những năm gần đây?

Mặc dù CSR đem lại nhiều lợi ích và đang trở thành xu hướng mà doanh nghiệp nào cũng không muốn mình là người đứng ngoài lề nhưng trên thực tế vẫn có nhiều doanh nghiệp “treo đầu dê bán thịt chó”. Tức là bán những sản phẩm cũng như giá trị thương hiệu không thực sự như là những gì họ đã thể hiện khi xây dựng trách nhiệm xã hội.

Các chiêu trò Marketing bẩn
Những chiêu trò Marketing “bẩn”, PR không đúng sự thật đã khiến các hoạt động xã hội của doanh nghiệp trở thành chủ đề tranh cãi

Những chiêu trò Marketing nhằm lôi kéo, thu hút sự chú ý của khách hàng không đúng sự thật chính là những yếu tố hàng đầu khiến hoạt động này trở thành chủ đề tranh cãi trong nhiều năm gần đây.

1. H&M: Tuyên ngôn bảo vệ môi trường

Sự kiện H&M cho ra đời bộ sưu tập Conscious, họ nhấn mạnh rằng quần áo hoàn toàn được làm bằng chất liệu cotton và polyester tái chế với tuyên bố hùng hồn rằng chúng hoàn toàn thân thiện với môi trường. 

Tuy nhiên, trong khi sợi polyester khi thải ra môi trường bên ngoài cần phải tiêu tốn đến 200 năm để phân hủy. Bên cạnh đó, để sản xuất ra polyester, người ta phải tiêu tốn đến 700 triệu thùng dầu mỗi năm, đồng thời còn sản sinh ra khí N2O độc hại.

Tuyên bố của H&M
Tuyên bố của H&M và thực tế mâu thuẫn nhau làm dấy lên làn sóng phản ứng dữ dội của khách hàng

Mặt khác, sợi cotton – yếu tố có vẻ an toàn và thân thiện với môi trường nhất cũng vướng “nghi án” không thân thiện với môi trường khi phải tiêu tốn hàng nghìn lít nước sạch chỉ để tạo ra nguyên liệu cho một bộ quần áo. Bên cạnh đó, thuốc trừ sâu được sử dụng trong trồng cây bông cũng gây hại cho đất và các khu dân cư quanh đó.

Tuy nhiên, để phản hồi những tranh cãi này, H&M đã đưa ra một chiến dịch khác hướng đến việc thu gom quần áo cũ và tái sử dụng hoạt tái chế chúng thành sợi vải mới. Chiến dịch này nhận được “làn sóng” ủng hộ vô cùng mạnh mẽ.

2. Nestlé: Milo đang “Nuôi dưỡng thế hệ Việt Nam năng động và khỏe mạnh” hay làm tăng tỷ lệ béo phì và rủi ro tiểu đường?

Từ trước đến nay, câu Slogan của Milo luôn là Nuôi dưỡng thế hệ Việt Nam năng động và khỏe mạnh thông qua thông điệp Nguồn năng lượng tạo nên nhà vô địch.

Chiến dịch CSR của milo
Milo không hoàn toàn là thức uống dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ

Tuy nhiên, trên thực tế, bảng thành phần của Milo lại cho thấy một vài điều bất hợp lý và lập tức trở thành chủ đề tranh cãi. Các thành phần đường, siro glucose và chiết xuất từ mầm lúa mạch có thể không được xác định định lượng cụ thể.

Bên cạnh đó, 46% đường có trong 1 hộp sữa Milo được khuyên dùng 3 hộp hàng ngày vô tình trở thành mối nguy đến sức khỏe của trẻ về lâu dài. Điều này đã khiến Nestle phải gỡ bỏ xếp hạng 4,5/5 sao cho sản phẩm này bởi trên thực tế chỉ có thể đánh giá ở mức 1,5 sao.

Có thể thấy, việc tìm hiểu CSR là gì cũng như những thông tin liên quan chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp bước đầu hướng đến xây dựng giá trị cộng đồng. Tuy nhiên, việc thu hút sự chú ý ở bề nổi sẽ không bao giờ là “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xác định được năng lực của mình đang ở đâu để lựa chọn những hoạt động xã hội tương ứng. 

Mối liên quan giữa CSR và SEO (Search Engine Optimization) nằm ở việc có một chiến lược CSR có thể tác động đến thứ hạng của một trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google. >> Tìm hiểu dịch vụ SEO tổng thể website tại Công ty Marketing Online GOBRANDING giúp cải thiện thứ hạng website doanh nghiệp hiệu quả trên công cụ tìm kiếm.

4.0 / 5 - (101 bình chọn)
profile profile hotline