CLV là gì? Cách tính Customer Lifetime Value cho doanh nghiệp

Theo dõi GOBRANDING trên

Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc tìm kiếm và giữ chân khách hàng trung thành là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của mọi doanh nghiệp. Để làm được điều đó, cần phải tối ưu CLV. Vậy CTV – Customer Lifetime Value là gì? Hãy tìm hiểu tầm quan trọng và những cách gia tăng giá trị vòng đời khách hàng qua bài viết sau!

I. CLV (Customer Lifetime Value) là gì?

CLV (Customer Lifetime Value), hay giá trị vòng đời khách hàng, là một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị và kinh doanh, dùng để đo lường giá trị tài chính mà một khách hàng mang lại cho doanh nghiệp trong suốt quãng thời gian họ tương tác và giao dịch với doanh nghiệp đó.

“Lifetime” (vòng đời) đề cập đến khoảng thời gian khách hàng tương tác và giao dịch với doanh nghiệp, từ khi họ trở thành khách hàng cho đến khi họ không còn là khách hàng nữa. Do đó, có thể hiểu rằng CLV là tổng giá trị toàn bộ các giá trị tài chính ròng mà doanh nghiệp có thể thu được từ khách hàng đó.

khái niệm CLV là gì?
CLV là gì? Định nghĩa của Customer Lifetime Value

II. Tầm quan trọng của CLV đối với doanh nghiệp

Customer Lifetime Value (CLV) đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô, giữ chân khách hàng và phản ánh hiệu quả của hoạt động Marketing mà doanh nghiệp thực hiện.

2.1 Phản ánh khả năng mở rộng quy mô

Bằng cách tính toán giá trị vòng đời của khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định được khách hàng nào đem lại giá trị cao nhất trong dài hạn. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung phát triển và duy trì mối quan hệ với nhóm khách hàng có CLV (Customer Lifetime Value) cao, từ đó tăng cường doanh số bán hàng và lợi nhuận.

Ngoài ra, CLV (Customer Lifetime Value) cũng cho phép doanh nghiệp định rõ nguồn lực cần thiết để phục vụ khách hàng tiềm năng (CLV cao). Doanh nghiệp có thể tăng cường sự chuẩn bị và đầu tư vào các hoạt động quảng cáo, chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm thu hút và duy trì khách hàng có giá trị cao. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh và nâng cao thị phần trong lĩnh vực cạnh tranh.

Tầm quan trọng của CLV
Đánh giá CLV (Customer Lifetime Value) giúp doanh nghiệp xem xét khả năng mở rộng quy mô

2.2 Đánh giá tỷ lệ giữ chân khách hàng của bạn

CLV (Customer Lifetime Value) như một công cụ hữu ích để đánh giá tỷ lệ giữ chân khách hàng. Bằng cách phân tích CLV, doanh nghiệp có thể xác định tỉ lệ khách hàng tiếp tục giao dịch và duy trì mối quan hệ với họ trong thời gian dài. 

Đánh giá tỷ lệ giữ chân khách hàng là rất quan trọng vì việc giữ chân khách hàng hiện tại thường ít tốn kém hơn so với việc tìm kiếm và thu hút khách hàng mới. Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ giữ chân khách hàng cao, nghĩa là họ đang xây dựng một cơ sở khách hàng trung thành và ổn định. Điều này tạo ra một lợi thế cạnh tranh và đảm bảo sự ổn định trong doanh thu và lợi nhuận.

CLV Đánh giá tỷ lệ giữ chân khách hàng
CLV như một công cụ giúp đánh giá khả năng giữ chân khách hàng

2.3 Đánh giá hiệu quả Marketing

Doanh nghiệp có thể đánh giá xem việc đầu tư vào Marketing đã mang lại kết quả tích cực hay không qua giá trị CLV (Customer Lifetime Value) mang lại. Doanh nghiệp có thể so sánh CLV giữa các nhóm khách hàng hoặc theo dõi CLV theo thời gian để đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing và điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết.

Ngoài ra, CLV cũng giúp doanh nghiệp xác định kênh Marketing nào hoặc chiến dịch nào mang lại giá trị cao nhất. Bằng cách phân tích CLV theo từng kênh hoặc chiến dịch, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa nguồn lực và ngân sách Marketing của mình. Điều này giúp doanh nghiệp định hướng đầu tư vào các hoạt động quảng cáo và Marketing có hiệu quả cao nhằm tăng cường sự tương tác và giao dịch với khách hàng có giá trị cao.

Đánh giá CLV theo từng kênh truyền thông
Đánh giá CLV theo từng kênh truyền thông giúp doanh nghiệp xác định kênh nào mang lại giá trị cao nhất

III. Cách tính Customer Lifetime Value cho doanh nghiệp

3.1 Cách 1: Giá trị vòng đời lịch sử

Để tính toán CLV (Customer Lifetime Value) theo cách này, ta sẽ sử dụng các dữ liệu lịch sử về hành vi mua hàng, giao dịch và tương tác của khách hàng. Các bước thực hiện như sau:

  • Xác định thời gian vòng đời của khách hàng từ giao dịch đầu tiên đến khi không còn là khách hàng.
  • Tính tổng giá trị các giao dịch khách hàng đã thực hiện trong thời gian đó, bao gồm doanh số bán hàng và lợi nhuận.
  • Chia tổng giá trị các giao dịch cho thời gian vòng đời để tính giá trị trung bình mà khách hàng mang lại.
Công thức tính CLV
Công thức tính CLV (Customer Lifetime Value) theo dữ liệu khách hàng

3.2 Cách 2: Dự đoán giá trị vòng đời khách hàng

Ngoài cách tính trên,còn  một phương pháp khác để tính toán CLV là dự đoán giá trị vòng đời của khách hàng trong tương lai. Điều này dựa trên việc sử dụng các mô hình dự đoán và thu thập thông tin về khách hàng để ước tính giá trị mà họ có thể mang lại trong tương lai. Cụ thể cách thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin về khách hàng như hành vi mua hàng, dữ liệu định danh và thông tin cá nhân.
  • Sử dụng thuật toán và mô hình phân tích dữ liệu để dự đoán giá trị vòng đời khách hàng trong tương lai.
  • Đưa ra các quyết định đầu tư và chiến lược dựa trên giá trị dự kiến mà khách hàng có thể mang lại.

Việc tính toán CLV thông qua vòng đời lịch sử hay dự đoán giá trị vòng đời khách hàng cũng đều cần thiết và mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Kết quả này giúp xây dựng chiến lược kinh doanh, tập trung vào khách hàng có giá trị cao và đạt được sự phát triển bền vững và thành công.

 IV. Cách tăng giá trị vòng đời khách hàng hiệu quả

Tăng giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV) là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách hiệu quả để tăng CLV.

4.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm

Khi sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu và mong đợi của khách hàng, họ sẽ có xu hướng mua lại và khuyến nghị cho người khác. Điều này tạo ra một môi trường đáng tin cậy và tăng khả năng giữ chân khách hàng lâu dài.

Ví dụ: Đối với GOBRANDING, một cách hiệu quả để tăng CLV là liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ Digital Marketing mà công ty cung cấp. Điều này có thể bao gồm việc cải tiến quy trình làm việc, áp dụng công nghệ tiên tiến và đào tạo nhân viên để cung cấp những giải pháp tối ưu cho khách hàng.

Cách tăng CLV
GOBRANDING không ngừng cải tiến dịch vụ, đem lại hiệu quả tăng traffic rõ rệt cho website ATOHA – Atoha Institute

4.2 Cung cấp chiết khấu bán hàng

Cung cấp chiết khấu bán hàng cho khách hàng thường xuyên hoặc có giá trị cao là một cách để khuyến khích họ mua sắm thường xuyên và nâng cao giá trị đơn hàng. Chiết khấu có thể được áp dụng dựa trên số lượng mua hàng, tổng giá trị mua hàng, hoặc thành viên của chương trình khách hàng thân thiết.

VD: GOBRANDING cung cấp chiết khấu cho khách hàng đăng ký gói dịch vụ dài hạn (trên 12 tháng) hoặc mua các gói dịch vụ bổ sung (Facebook Ads, Content Basic,…). Điều này sẽ khuyến khích khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ của GOBRANDING.

4.3 Tối ưu dịch vụ khách hàng

Đảm bảo khách hàng được phục vụ tốt, giải quyết các thắc mắc và vấn đề nhanh chóng và hiệu quả. Việc tạo ra một trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt sẽ tạo sự tín nhiệm và lòng trung thành từ khách hàng, đồng thời khuyến khích họ tiếp tục sử dụng dịch vụ của bạn.

Ví dụ: GOBRANDING có đội ngũ hỗ trợ khách hàng nhiệt tình, thân thiện và chuyên nghiệp. Ngoài ra, việc tương tác, theo dõi tiến trình làm việc được thực hiện rõ ràng, công khai qua các phầm mềm quản lý hiện đại giúp khách hàng yên tâm hơn.

doanh nghiệp tối ưu CLV
Chăm sóc khách hàng thật tốt sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu CLV

4.4 Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Tạo ra trải nghiệm khách hàng đặc biệt và đáng nhớ là một cách tuyệt vời để tăng CLV. Cung cấp các dịch vụ cá nhân hóa, khuyến mãi đặc biệt hoặc chương trình khách hàng thân thiết giúp tạo sự gắn kết mạnh mẽ với khách hàng. Điều này sẽ thúc đẩy khách hàng quay lại và tăng khả năng mua hàng trở lại.

Ví dụ: GOBRANDING sẽ gửi lời chúc mừng ngày thành lập công ty của khách hàng, hoặc gửi quảng cáo theo sở thích và quan tâm cá nhân. Điều này tạo cảm giác đặc biệt và tạo sự kết nối sâu hơn, từ đó tăng khả năng khách hàng quay trở lại và mua sắm tiếp.

4.5 Thực hiện phương pháp Upsell & Cross selling

Upsell và Cross-selling là phương pháp khuyến nghị và bán thêm sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao hơn hoặc liên quan đến mục tiêu mua hàng ban đầu của khách hàng. Bằng cách đề xuất các lựa chọn tăng giá trị, bạn có thể tăng doanh số bán hàng và tăng giá trị vòng đời khách hàng.

Ví dụ: Sau khi khách hàng đã sử dụng dịch vụ SEO website cơ bản, GOBRANDING có thể đề xuất các gói dịch vụ nâng cao như Content Basic để duy trì nội dung xuất bản trên website, thiết kế Landing Page chạy quảng cáo,… để tận dụng tối đa tiềm năng của chiến dịch Digital Marketing.

4.6 Triển khai chiến dịch Email Marketing 

Email Marketing là một công cụ mạnh mẽ để duy trì và tăng cường quan hệ với khách hàng hiện tại. Bằng cách gửi các thông điệp cá nhân hóa, khuyến mãi đặc biệt và thông tin sản phẩm mới đến khách hàng qua email, bạn có thể tạo sự gắn kết và khuyến khích khách hàng tiếp tục tương tác và mua hàng.

Ví dụ: GOBRANDING có thể tận dụng dữ liệu khách hàng để cá nhân hóa các email, gửi thông điệp, khuyến mãi và thông tin sản phẩm mới đến khách hàng, đảm bảo rằng thông điệp được gửi đi phù hợp với sở thích, nhu cầu riêng của họ.

Email Marketing duy trì CLV
Email Marketing là một công cụ hiệu quả để duy trì CLV (Customer Lifetime Value)

V. Kết luận

Tóm lại, CLV là một thước đo quan trọng giúp đo lường giá trị mà mỗi khách hàng mang lại cho doanh nghiệp trong suốt thời gian hợp tác. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu CLV – Customer Lifetime Value là gì và cách nâng cao chỉ số này. Đối với GOBRANDING, CLV không chỉ là một chỉ số quan trọng mà còn là một trọng tâm trong việc định hướng chiến lược và tạo dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Do đó, hãy liên hệ với chúng tôi để cùng đồng hành phát triền thương hiệu của bạn!

4.0 / 5 - (96 bình chọn)
profile profile hotline