Đánh giá khả năng bán hàng của website

Theo dõi GOBRANDING trên

Làm sao để biết website có bán hàng tốt hay không? Website có giúp bạn có thêm nhiều khách hàng tiềm năng trên Internet không?

Nhiều người phải mất chi phí tên miền, hosting để duy trì website mỗi năm, nhưng không thể biến website trở thành công cụ kiếm tiền online, mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.

Trong bài viết này GOBRANDING sẽ đưa ra một vài cách để đánh giá website dựa trên ví dụ cụ thể để chúng ta cùng bàn luận và suy nghĩ, từ đó bạn có thể xem xét cho chính website của bạn.

Ở đây chúng ta có một website bán sản phẩm trong mảng các loại máy in, máy photo, dân văn phòng hẳn không xa lạ gì.

Mức độ cạnh tranh của ngành này khá cao, hiện nay vẫn còn nhiều cửa hàng, công ty quảng bá theo hướng truyền thống và chưa thể chuyển đổi qua được online marketing. Dù website ví dụ này không là đại diện cho các website, nhưng chúng ta sẽ phân tích được một số lý do tại sao nhiều website lại không thể bán được hàng.

# Công cụ bạn cần có

Để đánh giá thì không thể thiếu công cụ, nếu không đánh giá của chúng ta sẽ chỉ là tương đối. Chúng ta sẽ sử dụng Google Analytics, đây là công cụ không thể thiếu với website.

Nếu bạn chưa có tài khoản Google Analytics, bạn xem thêm tại đây, hoặc có thể nhờ bên thiết kế website tạo giúp. Việc cài đặt cũng không tốn quá nhiều thời gian. Chúng ta sẽ cài và thu thập dữ liệu trong vòng vài tuần đến 1 tháng, sau đó sẽ đánh giá website chính xác hơn.

Quay lại vấn đề chính, chúng ta sẽ đi theo những bước như sau.

Bước 1: liệu người đọc có thích website này không?

Trong Google Analytics, chúng ta vào mục Hành vi –> luồng hành vi

Như bạn có thể thấy lượng truy cập vào website phần lớn là nhờ Google search. Tuy nhiên, điều không vui đó là truy cập bị rớt khá thê thảm, rất nhiều người không xem tiếp trang khác mà thoát ra khỏi website.

Thực tế, sau khi chúng ta tìm được thông tin mình cần trên một trang web nào đó, chúng ta không đi tiếp tìm kiếm nữa là một điều hết sức bình thường.

Nhưng lượng rớt này theo chúng tôi đánh giá là khá cao so với những trang chúng tôi từng đánh giá trước đó. Có vẻ tình hình website không được ổn cho lắm.

Bước 2: kiểm tra có dấu hiệu bất thường

Một website bán hàng tốt là khi nó luôn hoạt động ở trạng thái ổn định, người muốn mua hàng có thể truy cập website bất cứ lúc nào, mà không có tình trạng chập chờn hay bị hack.

# kiểm tra bị hack, spam

Với một website có bảo mật kém và bị hack, Google sẽ ra một thông báo nhỏ ngay trong kết quả tìm kiếm. Dù bạn có thể lên top tìm kiếm, nhưng với thông báo này chắc hẳn không ai dám nhấn vào xem website của bạn.

Để kiểm tra điều này hãy xem qua tỷ lệ thoát, bạn vào Đối tượng –> tổng quan.

Khá bất ngờ dù lượng truy cập rớt thê thảm như bên trên nhưng khi kiểm tra tỷ lệ thoát thì lại rất thấp.


(Tỉ lệ thoát là phần trăm lượng truy cập vào website của bạn và rời website mà không xem thêm bất cứ một trang nào khác.)

Vậy lượng truy cập có tỷ lệ thoát thấp đến từ đâu?

Vào xem thử mục Người dùng –> địa lý –> vị trí.

Có 21% lượng truy cập đến từ Mỹ, với tỉ lệ thoát thấp là 0.67% và thời gian trung bình cho một phiên truy cập chỉ có 1 giây.


Một website chuyên cung cấp các sản phẩm máy in và photocopy tại Việt Nam thì lượng truy cập như vậy có thể xem là bất thường và cần bên hosting phối hợp kiểm tra thêm.

Kế đến, chúng tôi thực hiện kiểm tra có bot spam ghé thăm website không. Bot spam là những con bot truy cập vào website và thu thập thông tin để phục vụ cho một ý đồ xấu nào đó.

Cách thức thực hiện, bạn tham khảo tại đây. Kết quả là có bot spam nhưng không nhiều.

Nhiều website lạ trỏ link tới

# Quên gia hạn hosting, domain

Một vài nguyên nhân khác dẫn đến việc website không xem được có thể do bạn quên gia hạn domain, hosting, hoặc hosting hoạt động không ổn định.

Vì thế đừng quên lâu lâu tạt vào website kiểm tra và thanh toán hosting, domain đúng hạn nhé.

Bước 3: truy cập website có phải là truy cập mang lại “tiền”


Truy cập mang lại tiền là truy cập từ một người đang có nhu cầu mua hàng thực sự. Website càng có nhiều truy cập này càng tăng khả năng có người liên hệ.

Không phải truy cập nào của website cũng mang lại tiền, đó có thể là những người đang tìm kiếm thông tin, đối thủ… Hay thậm chí dù họ có nhu cầu mua hàng, nếu website không tạo được lòng tin hoặc đưa ra các thông tin thoả mãn, họ sẽ không liên hệ.

Biết được tình hình website là cách để bạn đưa ra các phương án tối ưu cần thiết. Để biết được điều này GOBRANDING tiến hành kiểm tra như sau:

# Những trang được xem nhiều nhất là những trang nào?

Vào Hành vi –> nội dung trang web –> trang đích

Kết quả cho thấy 10 trang được xem nhiều nhất là trang về cách hướng dẫn cài đặt máy in, thay mực, trung tâm bảo hành. Hoàn toàn không phải những trang sản phẩm, dịch vụ.

Đánh giá sâu hơn, thời gian ở trang những trang này cũng không lâu, như trang video hướng dẫn cài đặt máy in chưa đến 1 phút. Lý do là vì video này được lấy từ youtube, video bằng tiếng anh.

Như vậy chỉ có với vài bước đánh giá sơ bộ không cần quá nhiều kỹ thuật, chúng ta thấy khả năng bán hàng của website này nếu có cũng rất thấp. Bạn cũng có thể thực hiện tương tự, để đánh giá website của bạn.

Thực tế mọi website đều có thể bán được hàng, nếu làm đúng cách. Rất tiếc là nhiều công ty, cửa hàng chưa được tư vấn đầy đủ, dẫn đến làm nửa vời, khiến họ không tự tin và quay lại cách kinh doanh truyền thống.

Bước 4: Cải thiện

# Với những tấn công âm thầm

Với những nguy hại tiềm ẩn từ các truy cập bất thường, bạn nên liên hệ sớm với bên hosting và nhờ họ tư vấn thêm, cách đơn giản là sử dụng file .htaccess để chặn truy cập hoặc nâng cấp phiên bản source website để tăng cường bảo mật.

# Với những trang web được truy cập nhiều

Dù những trang web truy cập nhiều không phải là trang sản phẩm, thì bạn đừng nên bỏ mặc nó. Trước hết hãy xem liệu có thể chỉnh sửa thêm thắt nội dung cho hay hơn, để tăng thêm thời gian ở lại trang không?

Tiếp theo, liệu bạn có thể điều hướng truy cập sang những trang khác không?

# Với những trang dịch vụ, sản phẩm

Tiến hành SEO/quảng cáo và tối ưu cho những trang này để lôi kéo người có nhu cầu mua hàng về đây. Kiểm tra lại nội dung đã cung cấp đầy đủ thông tin hay không, có thuyết phục người xem liên hệ không?

– KẾT –

Thực tế việc đánh giá còn phải thực hiện thêm nhiều bước phía sau như đánh giá từ khoá, landing page, đối tượng khách hàng bạn muốn nhắm tới, dịch vụ sản phẩm bạn muốn đánh mạnh, tuỳ vào mỗi website khác nhau để đưa ra phân tích cụ thể.

GOBRANDING sẽ cố gắng đưa thêm nhiều loạt bài về đánh giá website, mong là sẽ gặp lại bạn trong những bài viết tới.

Nếu bạn muốn chúng tôi hỗ trợ đánh giá khả năng bán hàng website của bạn, hãy đăng ký vào form bên dưới. Chúng tôi sẽ vào kiểm tra và phản hồi cho bạn.

 

GOBRANDING – Công ty SEO được đầu tư từ Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam

Nhận tư vấn
phát triển website với SEO

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

Đối thủ có thể gây ảnh hưởng xấu đến website của bạn như thế nào?

Khi kinh doanh, bạn không thể tránh khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ. Website nói chung và SEO nói riêng cũng vậy, bạn có thể bị chơi xấu nếu bạn không có sự phòng bị.

4.0 / 5 - (95 bình chọn)
profile profile hotline