Demographic là một trong những thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong ngành Marketing bởi nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lập các kế hoạch truyền thông, quảng cáo, tạo sự khác biệt, thúc đẩy doanh số và tối ưu chi phí. Vậy, Demographic là gì? Demographic có nhiệm vụ gì trong Marketing? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!
Contents
1. Demographic là gì?
Demographic được hiểu là Nhân khẩu học, đây là một tập hợp những cách thức để phân khúc thị trường và xác định nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Demographic thường bao gồm các yếu tố như chủng tộc, giới tính, độ tuổi và được xác định dựa trên những báo cáo thống kê về điều kiện kinh tế xã hội – hay còn gọi là dữ liệu Demographic.

Các nhà nghiên cứu sẽ thu thập thông tin, số liệu về các yếu tố như độ tuổi, chủng tộc, dân tộc, giới tính, cấp độ giáo dục, thu nhập cá nhân, tình trạng việc làm, nghề nghiệp, quyền sở hữu nhà đất, tôn giáo, vị trí địa lý,… Thông qua những số liệu này, người ta tiến hành phân tích và đưa ra những điểm chung nhằm phân khúc khách hàng.
Demographic cũng được nhiều doanh nghiệp xem là phương pháp phân chia thị trường mục tiêu ít tốn kém nhất.
2. Các phân khúc thị trường theo Demographic
Demographic – Nhân khẩu học phân khúc thị trường theo các yếu tố chính như tuổi tác, giai đoạn cuộc đời, giới tính, thu nhập, tôn giáo, chủng tộc, quốc tịch,…

2.1 Tuổi tác
Phân khúc khách hàng theo độ tuổi là một trong những yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải quan tâm. Bởi nhu cầu, sở thích và xu hướng tiêu dùng của khách hàng cũng sẽ có những thay đổi theo độ tuổi. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra một sản phẩm để phục vụ đúng đối tượng khách hàng ở độ tuổi đó hoặc đưa ra nhiều dòng sản phẩm tương ứng với từng độ tuổi.
Đây cũng là cách để doanh nghiệp giữ chân, tăng độ trung thành của khách hàng nhằm tăng doanh thu và phát triển thương hiệu.
2.2 Giai đoạn cuộc đời
Tương tự như tuổi tác, từng giai đoạn trong cuộc đời của mỗi người cũng đều có những nhu cầu, sở thích và các mối quan tâm khác nhau. Tình trạng sức khỏe, nhu cầu ăn uống, vui chơi giải trí cũng được thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời. Chính vì vậy mà doanh nghiệp nhất thiết phải thu thập dữ liệu Demographic về giai đoạn cuộc đời để đưa ra những dòng sản phẩm phù hợp, đánh đúng trọng tâm nhất.

2.3 Giới tính
Giới tính cũng có những ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của khách hàng bởi họ vốn dĩ luôn có những điểm khác biệt về mặt tính cách, suy nghĩ và đặc điểm sinh học. Nếu phụ nữ quan tâm nhiều hơn về quần áo, mỹ phẩm thì nam giới lại có những mối quan tâm khác như công nghệ, đồ điện tử.
Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng rằng sản phẩm của mình đang thực sự đáp ứng cho đối tượng nào, từ đó có những bước cải tiến, hướng truyền thông, “giáo dục khách hàng” về thương hiệu một cách cụ thể nhằm tăng doanh số.
2.4 Thu nhập
Khả năng thu nhập của mỗi khách hàng, mỗi gia đình đều có những quyết định sâu sắc đến hành vi tiêu dùng. Nếu sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh là các mặt hàng xa xỉ, giá cao thì đối tượng khách hàng chính phải là những người có thu nhập cao, giới thượng lưu, giàu có.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng FMCG – hàng tiêu dùng nhanh thì đối tượng khách hàng chủ yếu sẽ là người có thu nhập thấp hoặc trung bình.
2.5 Tôn giáo, chủng tộc, quốc tịch
Tôn giáo, chủng tộc, quốc tịch và nền văn hóa của từng khu vực cũng có thể quyết định đến định hướng kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải “nhập gia tùy tục” để thích nghi và tạo niềm tin trong lòng khách hàng. Từ các trang trí, xây dựng không gian, thiết kế bao bì đến khẩu vị, thành phần làm nên món ăn cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Mặt khác, tôn giáo cũng cần chú trọng hàng đầu để tránh những vô tình phạm phải các chuẩn mực tín ngưỡng.
3. Tầm quan trọng của Demographic Marketing
Có thể thấy, Demographic sở hữu khả năng giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng phân khúc khách hàng mục tiêu và phân chia thị trường. Chính vì vậy, Demographic cũng đóng vai trò quan trọng và không thể tách rời trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn phát triển sản phẩm và tiếp cận thị trường.

3.1 Thấu hiểu khách hàng tiềm năng
Nhờ có Demographic mà doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhóm khách hàng tiềm năng của mình nhờ những số liệu, phân tích và dự báo liên quan đến sở thích, hành vi và đặc biệt là những “điểm ngứa” mà khách hàng đang gặp phải. Với những dữ liệu Demographic này, doanh nghiệp có thể đưa ra những giải pháp nhằm thỏa mãn “điểm ngứa” như thay đổi phương thức kinh doanh, cách thức tiếp cận khách hàng, thay đổi sản phẩm,…
3.2 Tạo sự khác biệt
Với những phân tích và dự báo dựa trên dữ liệu Demographic, doanh nghiệp có thể tìm ra được thị trường ngách – những thị trường chưa có hoặc rất ít doanh nghiệp khai thác lợi ích. Từ đó, đưa ra những sản phẩm đi kèm với giá trị khác biệt so với các đối thủ cùng ngành.

Việc hiểu rõ hành vi của người tiêu dùng thông qua các dữ liệu Demographic cũng rất quan trọng, giúp doanh nghiệp xác định được đúng nhu cầu của khách hàng và thay đổi sản phẩm phù hợp. Từng yếu tố Demographic cũng có thể được khai thác và phát triển nhóm sản phẩm phục vụ cho riêng nhóm khách hàng này. Hành trình cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng cũng được xuất phát từ đây.
Giờ đây, doanh nghiệp sẽ bán những gì khách hàng cần chứ không đơn thuần chỉ là bán sản phẩm doanh nghiệp có.
3.3 Thúc đẩy doanh số
Doanh số và lợi nhuận luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp. Nhờ có Demographic mà doanh nghiệp có thể hiểu rõ nhóm khách hàng tiềm năng của mình và đưa ra các nhóm sản phẩm phù hợp. Đồng thời, dựa vào đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến dịch, chương trình Marketing phù hợp nhằm thúc đẩy doanh số.

3.4 Mở ra cơ hội kinh doanh mới
Như đã đề cập, việc phân tích Demographic còn có thể giúp doanh nghiệp tìm ra những cơ hội kinh doanh mới từ các điểm yếu mà sản phẩm hay vấn đề nào đó trong cách thức tiếp thị đang gặp phải. Một mục đích chính nữa của Demographic đó chính là khả năng tìm kiếm thị trường mới, giúp doanh nghiệp trở thành một trong những người tiên phong khai thác “miếng bánh” ngon lành này.
3.5 Tối ưu chi phí đầu tư
Nhiều doanh nghiệp xem Demographic là một hình thức hỗ trợ Marketing có chi phí rẻ nhất nhưng lại đem lại nhiều thông tin đắt giá. Nhờ có Demographic mà doanh nghiệp có thể nhìn rõ được chân dung khách hàng một cách rõ ràng nhất. Từ đó, thực hiện các chiến dịch Marketing phù hợp, chính xác và tiết kiệm ngân sách nhất.

4. Ưu, nhược điểm của phân tích Demographic
Demographic sở hữu nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại những nhược điểm, doanh nghiệp cần nắm rõ những điều này để có thể vận dụng tốt vào các chiến lược kinh doanh của mình.
4.1 Ưu điểm
- Xác định thị trường tiềm năng: Như đã đề cập, Demographic cho phép doanh nghiệp xác định thị trường tiềm năng nhờ khả năng phân khúc thị trường và đặc biệt là đưa ra những giả định, các trường hợp có thể xảy ra khi chiến dịch chính thức khởi chạy.
- Dễ tìm số liệu: Các dữ liệu về Demographic như giới tính, độ tuổi, vị trí địa lý thường rất dễ thu thập và được công bố công khai tại Cục Thống kê hoặc nhiều nguồn từ tài liệu trong nước cũng như nước ngoài. Điều này càng giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí hơn.

4.2 Nhược điểm
- Mang tính giả định cao: Nhược điểm lớn nhất của Demographic đó chính là mang tính giả định cao. Những số liệu thô sau khi được thu thập sẽ được phân tích để đưa ra các kết quả dự đoán về một vấn đề nào đó và trên thực tế luôn có những sai sót. Đôi khi những đánh giá, dự đoán về hành vi khách hàng trong tương lai do Demographic phân tích lại không phù hợp.
- Thay đổi liên tục: Những con số thống kê và dân số, tỷ lệ nam nữ, độ tuổi của một vùng hay một quốc gia sẽ luôn luôn có sự thay đổi do ảnh hưởng của nhiều yếu tố xã hội, kinh tế, chính trị. Vì vậy mà những dữ liệu Demographic mà doanh nghiệp thu thập được có thể đúng ở thời điểm này nhưng sẽ có những khác biệt lớn trong tương lai gần. Điều này có thể gây ra những sai lầm trong cách phân khúc thị trường và xác định mục tiêu.

5. Ứng dụng nhân khẩu học trong kinh doanh
Như đã đề cập trong toàn bộ bài viết, việc ứng dụng Demographic trong kinh doanh, Marketing và các hoạt động nghiên cứu – phát triển của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và cần thiết. Demographic cho phép doanh nghiệp có được bức tranh toàn cảnh về thị trường và chân dung chi tiết của nhóm khách hàng tiềm năng.
Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nghiên cứu, cải tiến sản phẩm và đưa ra các chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển phù hợp hơn. Đồng thời, việc phân tích nhân khẩu học chi tiết, bài bản cũng phần nào giúp doanh nghiệp tránh được các sai sót, nhằm tiết kiệm chi phí tối đa.
6. Cách xây dựng yếu tố Demographic trên Facebook Ads
Trên nền tảng mạng xã hội Facebook, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng yếu tố Demographic để thực hiện các chiến dịch quảng cáo bằng công cụ Facebook Audience Insights. Đây là một trợ thủ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc xác định phân khúc khách hàng tiềm năng thông qua hành vi của người dùng trên Facebook.

Nhân khẩu học được thể hiện trong công cụ này sẽ bao gồm 3 nhóm, cụ thể:
- Những người dùng đã kết nối với Trang của doanh nghiệp.
- Người dùng có khả năng nhìn thấy quảng cáo.
- Người dùng Facebook.
Trong công cụ Facebook Audience Insights, doanh nghiệp có thể tìm thấy đầy đủ các dữ liệu Demographic về độ tuổi, giới tính, mối quan hệ, trình độ học vấn, chức danh của đầy đủ 3 nhóm người dùng kể trên. Ngoài ra còn có thể theo dõi các yếu tố khác như lượt thích trang, vị trí, hoạt động của người dùng liên quan đến một từ khóa, chủ đề cụ thể nào đó.
Thông tin của người dùng được Facebook thu thập thông qua các thông tin mà người dùng đã khai báo và lịch sử hoạt động của họ. Tuy nhiên, công cụ Facebook Audience Insights chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các đối tượng, còn việc làm thế nào để tiếp cận sâu và tạo chuyển đổi thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan khác.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ quảng cáo Facebook Ads uy tín | GOBRANDING
Có thể thấy, Demographic đóng vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động từ sản xuất đến kinh doanh. Càng hiểu rõ khách hàng, càng đánh đúng vào những gì họ cần thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ càng tăng. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều ứng dụng phân tích nhân khẩu học để hiểu hơn về khách hàng cũng như tối ưu hóa trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ.