Digital Branding là gì? Kiến thức quan trọng về thương hiệu số

Theo dõi GOBRANDING trên

Brand/Thương hiệu là yếu tố quan trọng và cốt lõi để thể hiện sự khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ khác. Do đó, việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu số – Digital Branding trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay là rất quan trọng. 

Digital Branding đang là xu hướng nổi bật được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi có khả năng tiếp cận với đông đảo và đa dạng đối tượng khách hàng. Sau đây, hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu Digital Branding là gì và những kiến thức quan trọng về thương hiệu số để góp phần giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh hơn!

Nội dung chính

1. Digital Branding là gì? – Tìm hiểu về xây dựng thương hiệu số

Trước khi tìm hiểu thuật ngữ Digital Branding là gì, bạn cần phải hiểu được khái niệm về “Branding”. Theo định nghĩa của AMA (American Marketing Association Dictionary, 2013) thì thương hiệu (brand) là tập hợp những yếu tố như “tên gọi, dấu hiệu, thiết kế, biểu tượng, hình ảnh hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác” nhằm xác định, phân biệt sản phẩm/dịch vụ với các đối thủ. Vậy, làm “branding” chính là việc tối ưu những yếu tố kể trên sao cho thương hiệu của bạn trở nên đặc biệt, hấp dẫn, đáng tin cậy trong cảm nhận của người tiêu dùng.

Digital Branding cũng nhằm mục đích tương tự, nhưng được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số – digital. Cụ thể, Digital Branding hay xây dựng thương hiệu số là cách mà doanh nghiệp lên chiến lược, thiết kế và xây dựng thương hiệu của họ thông qua những kênh truyền thông kỹ thuật số như website, ứng dụng trên di động, mạng xã hội,…

Khi thời đại công nghệ dần phát triển, mạng trực tuyến trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống con người thì nỗ lực xây dựng thương hiệu số để tiếp cận với khách hàng trên môi trường Internet là điều cực kỳ cần thiết. 

Trong bài viết sau đây, GOBRANDING sẽ giúp bạn hiểu thêm về thương hiệu số qua những phân tích về lợi ích, tầm quan trọng, yếu tố cấu thành, kênh hỗ trợ trực tuyến, nguyên tắc xây dựng và cách đo lường hiệu quả Digital Branding.

Digital Branding là cách mà doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trên phương diện kỹ thuật số
Giải đáp “Digital Branding là gì?” – Digital Branding là cách mà doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trên phương diện kỹ thuật số

2. Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu số đối với doanh nghiệp

Digital Branding là một “cánh tay đắc lực” trong việc hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu,… đến với người tiêu cùng.

Hiện nay, hầu như tất cả mọi người đều sử dụng điện thoại, máy tính, laptop,… có kết nối mạng trực tuyến. Internet hiện diện trong cuộc sống của mỗi người, từ công việc, học hành cho đến vui chơi, giải trí. Mỗi ngày, con người tiếp cận với hàng nghìn thông tin trên Internet, họ có thể bắt gặp, lướt qua hoặc tìm kiếm hàng trăm thương hiệu chỉ với vài cú click chuột. 

Do đó, việc đầu tư xây dựng thương hiệu trên môi trường Internet sẽ giúp doanh nghiệp tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng, khai thác được những thị trường tiềm năng, mang lại nguồn doanh thu cao và ổn định, đồng thời tối giản chi phí kinh doanh offline tại điểm bán,…

Tầm quan trọng của Digital Branding được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, khi mà mọi hoạt động kinh doanh, mua sắm trực tiếp đều bị tạm hoãn do giãn cách xã hội. Lúc này, những hình thức mua hàng online, quảng cáo trực tuyến và Digital Branding đã giúp rất nhiều công ty lấy lại doanh thu và trụ vững trên thị trường.

Tóm lại, có thể nói rằng Internet là một thị trường vô cùng sôi động với đa dạng ngành nghề, nhóm khách hàng. Hơn thế nữa, trên môi trường Internet thì cơ hội tiếp cận với công chúng của mọi doanh nghiệp đều như nhau. Do vậy, đây chính là một “cuộc chơi” công bằng trong Marketing cho mọi thương hiệu từ lớn đến nhỏ.

>> Áp dụng Digital Branding cho thương hiệu ngay với dịch vụ Digital Marketing BPO.

3. Lợi ích khi áp dụng kỹ thuật số cho thương hiệu

Ở nội dung trên, chúng ta đã biết được Digital Branding nắm giữ vai trò rất quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng và gia tăng doanh thu cho thương hiệu. Vậy, cụ thể thì xây dựng thương hiệu số sẽ mang lại lợi ích gì? Mục đích kết quả mà nhà quản trị mong muốn đạt được khi xây dựng thương hiệu qua hoạt động Digital Branding là gì?

Những lợi ích mà Digital Branding mang đến cho thương hiệu
Những lợi ích mà Digital Branding mang đến cho thương hiệu

3.1. Digital Branding giúp định vị và xây dựng nền tảng thương hiệu

Trong quy trình phát triển thương hiệu, bước đầu tiên và quan trọng nhất chính là tìm hiểu thị trường, khách hàng để từ đó định vị doanh nghiệp. Ngày nay, với sự phát triển của nền tảng kỹ thuật số thì việc nghiên cứu thị trường đã không còn khó khăn. Trước lượng thông tin đồ sộ từ Internet, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm kiếm xu hướng người dùng, nhu cầu thị trường qua các công cụ của Google.

Đây chính là cách để doanh nghiệp hiểu được nhu cầu khách hàng mà không tốn quá nhiều công sức như phương pháp khảo sát thị trường truyền thống trước đây. Có được những nguồn thông tin đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc định vị thương hiệu, xây dựng nền tảng để tiếp cận với khách hàng.

3.2. Digital Branding giúp gia tăng hiệu quả truyền thông

Thương hiệu luôn cần sự kết nối với khách hàng qua những phương tiện truyền thông, quảng cáo,… Trước đây, khách hàng tiếp xúc với thương hiệu chủ yếu thông qua quảng cáo trên tivi, tờ rơi, banner ngoài trời,… Tuy nhiên, trước sự phát triển của Internet thì hiện nay, doanh nghiệp có thể truyền thông thương hiệu đến khách hàng vô cùng nhanh chóng qua các kênh truyền thông kỹ thuật số như Youtube, Facebook, TikTok,…

Kênh YouTube - Một trong những kênh truyền thông digital của GOBRANDING
Kênh YouTube – Một trong những kênh truyền thông digital của GOBRANDING

Không chỉ tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng, Digital Branding còn mang lại hiệu quả truyền thông do chi phí đầu tư không quá cao, thông tin sẽ được lưu trữ vĩnh viễn,… Đây là những điều mà các hình thức quảng cáo truyền thống không làm được.

3.3. Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi là chỉ số cho thấy thương hiệu của bạn thu hút, khiến khách hàng ở lại và tiếp tục thực hiện hành động tìm mua hoặc xem thông tin về sản phẩm/dịch vụ (như click vào quảng cáo, click vào link mua hàng,…).

Bằng việc sử dụng những công cụ Digital Branding, tỷ lệ chuyển đổi sẽ càng dễ tăng cao hơn. Bởi Digital Branding sẽ tạo ra nhiều điểm tiếp xúc giữa thương hiệu với khách hàng, kích thích họ bằng những yếu tố về thị giác, thính giác, cảm giác thích thú và truy cập để tìm hiểu.

3.4. Tăng doanh thu

Trước đây, đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thị trường kinh doanh của họ chỉ tập trung chủ yếu tại khu vực hoặc các vùng lân cận. Tuy nhiên, với Digital Branding thì doanh nghiệp có thể bán hàng cho bất kỳ ai, vận chuyển đến bất kỳ nơi nào kể cả trong và ngoài nước.

Do đó, Digital Branding đã mang lại nguồn doanh thu đột phá cho rất nhiều doanh nghiệp. Ngày nay, chỉ cần ngồi tại nhà là bạn đã có thể mua hàng hóa từ nhà sản xuất ở khắp nơi trên thế giới.

3.5. Digital Branding giúp thương hiệu tăng trưởng bền vững

Những thông tin, câu chuyện và giá trị sâu sắc về bản chất, câu chuyện thương hiệu,… sẽ không được lột tả rõ ràng nếu doanh nghiệp không sử dụng Digital Branding để truyền tải. Cụ thể, ngày nay, nếu muốn tìm hiểu thông tin về bất kỳ doanh nghiệp nào thì người tiêu dùng chỉ cần tìm kiếm tên của doanh nghiệp đó trên Internet.

Vì vậy, một chiến lược Digital Branding đúng đắn trên môi trường Internet sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở đo lường hiệu quả thương hiệu, từ đó phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.

4. Phân biệt Digital Branding và Digital Marketing

Nếu không hiểu rõ Digital Branding là gì, chắc chắn bạn sẽ dễ nhầm lẫn thuật ngữ này với Digital Marketing. Tuy nhiên, chúng ta cần làm rõ 2 khái niệm trên để tránh nhầm lẫn trong công tác quản trị thương hiệu. Cụ thể như sau:

  • Digital Branding chủ yếu tập trung vào việc cung cấp giá trị cho thương hiệu, bao gồm những nỗ lực để tạo sự thu hút, tăng nhận biết, lòng trung thành của khách hàng.
  • Digital Marketing sẽ bao gồm những hoạt động chiến lược bao quát hơn như tìm kiếm, thu hút khách hàng về mặt sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu và tạo ra doanh thu.

Hiểu một cách đơn giản thì Digital Branding sẽ tập trung vào việc tạo ra sự nhận biết và kết nối của khách hàng với thương hiệu. Còn Digital Marketing thì phải thu hút khách hàng ở mọi mặt, giúp kích thích khách hàng quan tâm và thực hiện giao dịch mua hàng.

Trong quy trình RSTP, bạn có thể nhận thấy rằng, thực chất, Digital Branding chính là một phần của Digital Marketing.

Quy trình RSTP cho thấy Branding là một phần của chiến lược Marketing
Quy trình RSTP cho thấy Branding là một phần của chiến lược Marketing

5. Những thành tố tạo nên thương hiệu số thành công

Doanh nghiệp nên thực hiện Digital Branding như thế nào để đạt hiệu quả cao? Sau đây là 9 yếu tố quan trọng mà bạn cần ghi nhớ khi xây dựng thương hiệu trực tuyến.

5.1. Digital Brand Positioning – Định vị thương hiệu

Định vị là bước đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần quan tâm khi làm thương hiệu. Trên môi trường Internet, định vị thương hiệu số là những nỗ lực xây dựng thương hiệu từ ngoại tuyến vào không gian trực tuyến một cách hiệu quả. Digital Brand Positioning sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng đối tượng mục tiêu tiếp cận, tạo ra sự kết nối mạnh mẽ và lâu bền với khách hàng.

Không gian kỹ thuật số là một thị trường cạnh tranh khốc liệt – nơi mà mỗi ngày đều có hàng trăm website doanh nghiệp ra đời từ trong và ngoài nước. Do đó, việc định vị thương hiệu số ngay từ đầu sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

5.2. Brand Targeting – Thị trường mục tiêu

Việc kinh doanh có thuận lợi hay website có thu hút được lượng truy cập ổn định hay không sẽ phụ thuộc vào nhóm khách hàng mà bạn tiếp cận. Mọi nỗ lực quảng bá website, thương hiệu sẽ thật vô nghĩa nếu bạn thực hiện chúng với những người không hề quan tâm hay không có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, việc xác định thị trường mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí tiếp cận với khách hàng và đạt được hiệu quả trong tiếp thị số.

Có rất nhiều cách để định vị thị trường mục tiêu, bao gồm những thuật toán gợi ý từ khóa, thói quen tìm kiếm, dữ liệu cookie người dùng,… được thống kê bởi các công cụ Internet.

5.3. Digital Brand Guidelines – Quy chuẩn thương hiệu

Digital Brand Guidelines là một tài liệu hướng dẫn, gồm những quy định về cách quảng bá thương hiệu và cách ứng dụng những yếu tố nhận diện thương hiệu trên phương tiện truyền thông kỹ thuật số.

Những quy chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp thiết kế ấn phẩm truyền thông đúng cách và thống nhất, hạn chế tình trạng ứng dụng bộ nhận diện thương hiệu sai, gây ra những hiểu lầm về doanh nghiệp (Ví dụ: logo bị thiếu/thừa chi tiết, slogan bị biến tấu,… gây sai lệch giá trị cốt lõi thương hiệu).

Những nội dung cần đề cập khi xây dựng Digital Brand Guidelines bao gồm: ý nghĩa, giá trị cốt lõi thương hiệu, tỷ lệ logo, các biến thể hợp lệ, màu sắc tiêu chuẩn, khoảng cách an toàn, cách ứng dụng logo trên nền,…

Màu sắc tiêu chuẩn là một yếu tố cần xác định trong Digital Brand Guidelines
Màu sắc tiêu chuẩn là một yếu tố cần xác định trong Digital Brand Guidelines

5.4. Digital Brand Identity – Bộ nhận diện thương hiệu số

Đây được xem là “bộ mặt” của thương hiệu, là ấn tượng đầu tiên nhất đối với khách hàng khi tiếp xúc. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những yếu tố đồng bộ, nhất quán giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt để khách hàng nhận biết so với các đối thủ khác. 

Khi ứng dụng bộ nhận diện thương hiệu số trên nền tảng Internet, bạn cần chú ý tuân theo quy chuẩn để tránh trường hợp hình ảnh thương hiệu bị sai lệch, méo mó dẫn đến thể hiện và lan truyền sai lệch giá trị của doanh nghiệp.

Các yếu tố cấu thành nên bộ nhận diện thương hiệu trên nền tảng kỹ thuật số bao gồm: logo, màu sắc đại diện, biểu tượng, favicon, theme của website, typo,…

Một số yếu tố trong bộ nhận diện thương hiệu của GOBRANDING
Một số yếu tố trong bộ nhận diện thương hiệu của GOBRANDING

5.5. Tên thương hiệu

Tên thương hiệu sẽ là yếu tố định danh mỗi khi khách hàng nhắc đến doanh nghiệp của bạn. Khi phát triển thương hiệu dù là trên môi trường trực tuyến hay ngoại tuyến thì tên vẫn là thứ đầu tiên cần xác định và được pháp luật bảo hộ.

Tên thương hiệu trên môi trường Internet cũng phải giống với tên thương hiệu ngoài đời. Tên thương hiệu cần phải được thể hiện rõ ràng và chính xác trên trang chủ của website và những kênh truyền thông khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phương thức nhắc nhớ để tạo ấn tượng về tên thương hiệu trong tiềm thức khách hàng, chẳng hạn như:

  • Đặt hashtag tên thương hiệu trên những bài đăng Social Media.
  • Sử dụng tên thương hiệu để xưng hô trong những bài đăng tin tức.
  • Sử dụng bài nhạc quảng cáo có lồng ghép tên thương hiệu.

5.6. Logo thương hiệu

Bên cạnh tên thì logo thương hiệu chính là yếu tố nhận diện gây ấn tượng mạnh mẽ đối với khách hàng. Logo là yếu tố được Nhà nước bảo hộ độc quyền. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ những thông tin, sản phẩm, dịch vụ,… được gắn logo thương hiệu của mình.

Do đó, khi thiết kế logo thương hiệu số thì bạn phải đảm bảo sự độc nhất, thể hiện được ý nghĩa về giá trị, dễ nhớ, dễ nhận diện,… 

>> Xem thêm: Cách sáng tạo logo thương hiệu ấn tượng, chuyên nghiệp.

Ngoài ra, khi ứng dụng logo trên môi trường Internet thì phải tuân thủ theo Brand Guidelines, tiêu chuẩn thu/phóng, chất lượng hình ảnh phải tốt, không sai, thiếu chi tiết hoặc lệch tone màu.

Logo thương hiệu ứng dụng trên Internet cần đảm bảo tỷ lệ, khoảng cách
Logo thương hiệu ứng dụng trên Internet cần đảm bảo tỷ lệ, khoảng cách

5.7. Slogan – Thông điệp của thương hiệu

Thông điệp là những gì mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng. Thông điệp của thương hiệu cần thể hiện được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, phản ánh những mục tiêu, hành động và niềm tin của thương hiệu.

Thông điệp của bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng thông qua website và các kênh truyền thông. Do đó, hãy luôn đảm bảo rằng thông điệp ấy dễ hiểu, dễ nhớ, ngắn gọn và thể hiện được giá trị thương hiệu.

Thông điệp cần thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Thông điệp cần thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

5.8. Brand Voice – Giọng nói thương hiệu

Xây dựng thương hiệu số không chỉ bao gồm những hình ảnh, màu sắc nhìn thấy được mà còn bao gồm cả yếu tố âm thanh, cảm xúc. Ngày nay, khi con người dành phần lớn thời gian để nghe tin tức, sử dụng mạng xã hội âm thanh nhiều hơn thì việc xây dựng giọng nói cho thương hiệu càng phải được chú trọng.

Những yếu tố tạo nên tone giọng thương hiệu sẽ phụ thuộc vào giá trị, tính cách của thương hiệu. Chẳng hạn, những thương hiệu về mỹ phẩm, chăm sóc phụ nữ thường sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, dễ thương; trong khi sản phẩm cho nam thường có tone giọng trầm, khỏe, dứt khoát.

Ngoài ra, giọng nói thương hiệu không chỉ bao gồm yếu tố về thính giác, mà còn được hiểu là cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, chủ đề nội dung,… mà thương hiệu khai thác.

5.9. Content – Chất lượng nội dung số

Đây chính là yếu tố quan trọng giúp “giữ chân” khách hàng trên website của bạn. Không đơn thuần là quảng bá thông tin sản phẩm/dịch vụ mà content thương hiệu còn phải thu hút, mang đậm cá tính thương hiệu và “bắt trend” để tạo sự hứng thú cho khách hàng.

Muốn có được content chất lượng, doanh nghiệp cần phải sở hữu đội ngũ sản xuất, tiếp thị nội dung chuyên nghiệp, có khả năng ngôn ngữ tốt và vốn kiến thức sâu rộng về lĩnh vực kinh doanh.

>> Tìm hiểu thêm về dịch vụ Content Marketing, Content SEO giúp sản xuất nội dung chuyên nghiệp cho website!

Content Marketing chất lượng giúp Digital Branding được hiệu quả
Content Marketing chất lượng giúp Digital Branding được hiệu quả

6. Những kênh hỗ trợ xây dựng thương hiệu số

Việc xây dựng thương hiệu số cần phải được triển khai và hỗ trợ bởi nhiều kênh. Doanh nghiệp có thể chọn một hoặc nhiều kênh sau đây để tối đa hóa khả năng tiếp cận với khách hàng:

  • Quảng cáo chéo (Cross-media Marketing): Gồm những content chia sẻ có dẫn link về website thương hiệu qua hình thức mua báo PR, forum, blog, chuyên mục tư vấn, tài trợ sự kiện online,…
  • Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing): Là một hình thức quảng bá sản phẩm/dịch vụ qua các bài đăng hoặc clip review, PR,… có kèm link dẫn đến trang kinh doanh của thương hiệu. Khi khách hàng click vào những đường link này thì người thực hiện việc quảng bá đó sẽ nhận được hoa hồng từ giao dịch mua sản phẩm.
  • Website của thương hiệu (Owned Media): Thiết kế website sao cho tối ưu và SEO trang web để tăng khả năng truy cập là điều vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.
  • Thư điện tử (Email Marketing): Bạn có thể thu thập email của khách hàng thông qua thông tin mà họ để lại khi mua hàng trên website.
  • Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing): Bao gồm tất cả những nỗ lực tối ưu công cụ tìm kiếm theo website (SEO website), trả tiền cho mỗi lượng click (PPC),…
  • Mạng xã hội (Social Network): Truyền thông mạng xã hội hiện nay phổ biến nhất bao gồm các kênh như YouTube, Facebook, Zalo, Instagram, TikTok,…
  • Quảng cáo hiển thị (Display Advertising): Sử dụng các hình thức chạy quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads,…
  • Quảng cáo video trò chơi: Là hình thức chèn video quảng cáo vào những tựa game online. Chẳng hạn như: xem video 30s để qua màn, xem video để có thêm lượt hồi sinh,…
  • Tiếp thị qua tin nhắn văn bản (SMS Marketing): Đây là một hình thức tiếp thị chưa bao giờ lỗi thời. Bạn có thể gửi mã giảm giá độc quyền, lời chúc mừng sinh nhật hoặc nhắc nhở mua sắm,… qua hình thức này.
  • Người nổi tiếng/có ảnh hưởng (KOL/Influencer): Những người này có thể quảng bá thương hiệu của bạn qua việc sử dụng, review sản phẩm/dịch vụ trên vlog, bài đăng mạng xã hội, họp báo hoặc tham gia gameshow,…
  • Tiếp thị qua thực tế ảo (MetaVerse Marketing – VR/AR): Thử quần áo qua mô phỏng hình ảnh bản thân, trải nghiệm du lịch ảo (Virtual Tour), xem thiết kế nội thất/nhà mẫu mà không cần đi thực địa,…

Trong số những phương tiện nêu trên, MetaVerse Marketing hiện đang là xu hướng được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Công nghệ thực tế ảo có khả năng trở thành xu hướng của Digital Branding
Công nghệ thực tế ảo có khả năng trở thành xu hướng của Digital Branding

Trước tốc độ phát triển của khoa học hiện đại như ngày nay thì viễn cảnh con người sử dụng các ứng dụng, mạng xã hội, video clip thực tế ảo chắc chắn sẽ không còn xa. Do đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị kiến thức vững vàng về Digital Branding để sẵn sàng cập nhật xu hướng mới.

7. Cách đo lường và đánh giá hiệu quả Digital Branding

Bất cứ chiến lược nào sau khi thực hiện thì đều cần phải được đo lường, đánh giá lại kết quả, kể cả chiến lược xây dựng thương hiệu số. Vậy, tại sao doanh nghiệp cần đo lường hiệu quả Digital Branding? Thắc mắc trên sẽ được giải đáp qua phần nội dung dưới đây.

7.1. Tại sao cần đo lường hiệu quả Digital Branding?

Trong bối cảnh thị trường luôn luôn cập nhật và biến động như hiện nay thì xu hướng người dùng trên mạng Internet cũng nhanh chóng thay đổi. Mỗi ngày trôi qua, mạng Internet lại xuất hiện thêm nhiều ứng dụng, thuật toán mới của công cụ tìm kiếm. Vì vậy, nếu không đo lường hiệu quả Digital Branding thì bạn sẽ không kiểm soát được thương hiệu của mình có đang đi đúng hướng hay không, có bắt kịp xu hướng người tiêu dùng không hay đang thụt lùi so với thị trường.

Quan trọng nhất, mỗi chiến lược được đề ra để thực hiện Digital Branding đều tốn kém không ít chi phí. Những chi phí trả cho hoạt động Social Media, xây dựng Content Marketing, SEO Website,… cần phải được đánh giá để đưa ra kết luận rằng chúng có mang lại hiệu quả hay không, nên tiếp tục thực hiện hay thay đổi.

Cụ thể, việc đo lường hiệu quả Digital Marketing một cách liên tục sau mỗi chiến dịch sẽ giúp:

  • Xác định kênh nào mang lại nhiều khách hàng nhất để tận dụng và loại bỏ những kênh không có giá trị.
  • Xác định khả năng tăng trưởng doanh thu mà tổng quan chiến dịch mang lại, từ đó đánh giá hoạt động có hiệu quả hay không.
  • Hiểu được những gì khách hàng đang nhìn nhận về thương hiệu, nhằm xác định những thông điệp mà thương hiệu mang đến có tiếp cận đúng với khách hàng hay không.
  • Thu nhận được những phản hồi từ khách hàng, giúp đo lường lòng trung thành, sự mong đợi và góp ý của họ để thương hiệu trở nên tốt hơn.
Tác dụng của đo lường Digital Branding
Tác dụng của đo lường Digital Branding

7.2. Những chỉ số cần thiết để đo lường hiệu quả Digital Branding

Bao gồm những chỉ số đo lường website, trang mạng xã hội,… Nếu là một nhà quản trị thương hiệu trên môi trường kỹ thuật số, bạn cần phải biết cách đo lường các chỉ số sau:

  • Reach: Số người tiếp cận
  • Views: Lượt xem/truy cập
  • SEO ranking: Thứ hạng tìm kiếm của website
  • Clicks: Số lượt click
  • CTR (Click-through-rate): Số lượt nhấp (click) trên số lượt hiển thị
  • Engagement Rate: Tỷ lệ tương tác
  • Leads: Lượng khách hàng tiềm năng
  • Conversion Rate: Tỷ lệ chuyển đổi
  • Sales: Doanh số
  • NPS (Net Promoter Score): Chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng
  • CLV (Customer Lifetime Value): Giá trị trọn đời của khách hàng
  • Conversion rate: Tỉ lệ chuyển đổi
  • PageSpeed: Tốc độ tải trang
  • Traffic: Lưu lượng truy cập
  • Time on site: Thời gian ở lại trên trang
  • Bounce Rate: Tỷ lệ thoát trang

Ngoài ra, như đã trình bày thì Marketing luôn luôn thay đổi, vì vậy, sẽ có những chỉ số khác xuất hiện trong tương lai. Do đó, bạn cần thường xuyên cập nhật các chỉ số, phép tính và công cụ đo lường mới để đánh giá Digital Branding tốt hơn.

7.3. Các công cụ hỗ trợ đo lường Digital Branding

Sau đây là những công cụ giúp bạn đo lường được những chỉ số nêu trên, nhằm hỗ trợ phân tích thị trường, đối thủ, nghiên cứu Social Media, cải thiện website,…

Phân tích website Đo lường ADS Network Đo lường Social Media
  • SimilarWeb
  • 1PageRank
  • Alexa
  • TrafficEstimate
  • SpyFu
  • iSpionage
  • KeywordSpy
  • Adgooroo
  • Keyword Competitor
  • The Search Monitor
  • SEMRush
  • Google Analytics
  • Piwik
  • Clicky
  • KISSmetrics
  • Mixpanel
  • Appsflyer
  • Visual Web Optimization
  • Optimizely
  • UnBounce
  • Google Content Experiments
  • SEOquake
  • iTracker.vn
  • What Runs Where
  • AdBeat
  • Moat
  • MixRank
  • Social Ad Ninja 
  • Social Bakers 
  • Data Rank
  • Hootsuite 
  • Buffer
  • SproutSocial
  • YouNet
  • BuzzMetrics 
  • iSentia
  • Boomerang 
  • SocialOne 
  • TracX
  • Google Alerts
  • Các công cụ hỗ trợ cho quản trị viên của kênh social

Bảng liệt kê một số công cụ giúp đo lường website

8. Nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng thương hiệu kỹ thuật số

Làm Digital Branding đòi hỏi một quá trình thật chu toàn và nhất quán. Sau đây là 4 nguyên tắc quan trọng mà bạn cần nhớ khi muốn xây dựng thương hiệu số.

8.1. Thông điệp rõ ràng

Thương hiệu mang lại một thông điệp rõ ràng, tích cực thì chắc chắn bước đầu sẽ thu hút người dùng. Hơn thế nữa, một thông điệp có giá trị sẽ để lại dấu ấn theo thời gian, là một tài sản giúp doanh nghiệp trở thành “huyền thoại” trong Marketing Thương Hiệu. Ngược lại, thông điệp chung chung, không rõ ràng thì sẽ dễ bị lãng quên hoặc bị bóp méo sai lệch, làm mất đi ý nghĩa thương hiệu.

8.2. Tính nhất quán

Sự lặp đi lặp lại của những sự vật tương tự nhau sẽ giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và liên tưởng đến thương hiệu. Do đó, doanh nghiệp khi làm Digital Branding luôn phải nhớ duy trì sự nhất quán, đồng bộ của thương hiệu trong các yếu tố nhận diện. Chẳng hạn như logo, màu sắc, hình ảnh, giọng nói, phông chữ gợi nhớ đến thương hiệu cần phải được xuất hiện thường xuyên ở website, fanpage, những chiến dịch truyền thông, quảng cáo hoặc trên sản phẩm.

Việc duy trì sự nhất quán trong Digital Branding sẽ giúp doanh nghiệp trở nên đáng nhớ, tăng độ nhận diện thương hiệu, từ đó nâng cao niềm tin của khách hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

8.3. Mối quan hệ với khách hàng

Nếu bạn chỉ tập trung phát triển sản phẩm mà không củng cố mối quan hệ với khách hàng thì thương hiệu cũng sẽ không được thành công bền vững. Mối quan hệ chính là yếu tố giúp giữ chân khách hàng trung thành và cùng chia sẻ sản phẩm của thương hiệu cho nhiều người biết đến.

8.4. Sự lan truyền

Đây được hiểu là một hình thức Viral Marketing, giúp thông tin về sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu được truyền từ người này sang người khác thông qua Internet. Khi đó, thương hiệu sẽ trở thành một nguồn cảm hứng để mọi người chia sẻ thông điệp, giá trị tốt đẹp đến với người thân, bạn bè,…

Sự lan truyền trong Digital Branding càng rộng thì thương hiệu sẽ càng thu về nhiều lợi ích, chẳng hạn như tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh thu.

9. Kết luận

Tóm lại, Digital Branding hay xây dựng thương hiệu số ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn phát triển vững mạnh. Để xây dựng kênh Digital hiệu quả thì phải lấy website thương hiệu làm trung tâm, tiếp đến là mở rộng trên các kênh truyền thông số khác. Do đó, để doanh nghiệp bắt kịp với thời đại công nghệ số hiện nay thì đừng quên đến với GOBRANDING để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các chuyên gia Nhật – Việt!

GOBRANDING – Chuyên gia dẫn dắt về Digital Branding (phát triển thương hiệu số)

Nhận tư vấn ngay!

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

4.0 / 5 - (94 bình chọn)
profile profile hotline