Định vị sản phẩm là gì? Các bước định vị sản phẩm thành công

Theo dõi GOBRANDING trên

Định vị sản phẩm là gì? Trên thị trường cạnh tranh ngày nay, có rất nhiều sản phẩm tương tự và khách hàng sẽ có sự lựa chọn đa dạng. Để hình ảnh thương hiệu của bạn tạo được sự khác biệt và nổi bật trên thị trường thật sự chưa bao giờ là đơn giản. Và định vị sản phẩm chính là giải pháp để doanh nghiệp bạn có thể làm được điều đó. Hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này, tầm quan trọng của nó và các bước định vị sản phẩm thành công thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Định vị sản phẩm (Product Positioning) là gì?

Định vị sản phẩm “Product Positioning” là quá trình xác định vị trí và giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong tâm trí của người tiêu dùng so với các sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh khác trên thị trường.

khái niệm Định vị sản phẩm là gì?
Định vị sản phẩm là gì?

Quá trình định vị sản phẩm liên quan đến việc nghiên cứu, phân tích thị trường, khách hàng mục tiêu và những đặc điểm của sản phẩm và đối thủ cạnh tranh. Công việc này bao gồm việc xác định những đặc điểm, những giá trị nổi bật, khác biệt mà sản phẩm mang lại. Đồng thời nghiên cứu để có thể nhấn mạnh sự nổi bật đó đến với khách hàng.

Thông qua việc định vị sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tạo ra cho sản phẩm của mình một hình ảnh và vị trí độc đáo. Điều này nhằm mục đích thu hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng và xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường.

2. Tại sao doanh nghiệp phải định vị sản phẩm?

Tại sao phải định vị sản phẩm cho doanh nghiệp? Những lợi ích khi định vị sản phẩm là gì? Thực tế, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch Marketing lâu dài của một doanh nghiệp. Đây là yếu tố cực kỳ cần thiết và mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi thế:

2.1. Tạo sự khác biệt, độc đáo

Việc định vị sản phẩm giúp tạo ra cho các sản phẩm một giá trị đặc biệt trong lòng khách hàng. Ví dụ như: giá thành, chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng,…. Nó giúp cho sản phẩm trở nên nổi bật hơn, phân biệt với các sản phẩm khác trên thị trường. Sự khác biệt và độc đáo đáng kể sẽ giúp doanh nghiệp bạn tạo được lợi thế cạnh tranh và thu hút nhiều đối tượng mục tiêu hơn.

Tại sao doanh nghiệp phải định vị sản phẩm?
Việc định vị sản phẩm giúp tạo ra các sản phẩm nổi bật giữa thị trường rộng lớn

2.2. Dễ dàng kết nối và tương tác với khách hàng mục tiêu

Khách hàng là người vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc nghiên cứu và định vị sản phẩm cũng góp phần giúp bạn tập trung hơn vào các khách hàng mục tiêu của mình. Bạn có thể hiểu được những nhu cầu, mong muốn của họ và điều chỉnh sản phẩm nhằm đáp ứng những nhu cầu đó. Khi này sẽ tạo ra sự kết nối và tương tác tốt hơn cho cả đôi bên.

2.3. Dễ tiếp cận khách hàng và bán hàng

Định vị sản phẩm sản phẩm sẽ là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể tăng khả năng tiếp cận khách hàng và bán hàng. Bởi khi xác định rõ vị trí và giá trị của mình trong lòng khách hàng, bạn sẽ có thể lựa chọn được các phương pháp tiếp thị, quảng cáo phù hợp. Những thông điệp truyền tải đi cũng rõ ràng và thu hút khách hàng hơn. Từ đó góp phần tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

2.4. Tạo lòng tin và sự trung thành 

Một sản phẩm được định vị chính xác, nổi bật và mang lại giá trị sẽ là động lực giúp cho doanh nghiệp tạo được lòng tin nơi khách hàng. Họ sẽ tự tin khi lựa chọn các sản phẩm của bạn. Và dần dần sẽ tạo ra sự trung thành, tạo dựng nên một mối quan hệ dài hạn giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Tại sao doanh nghiệp phải định vị sản phẩm?
Sản phẩm được định vị rõ ràng giúp tạo được lòng tin và sự trung thành của khách hàng

2.5. Nâng cao uy tín thương hiệu

Hoạt động định vị sản phẩm cũng góp phần quan trọng vào việc xây dựng và nâng cao uy tín thương hiệu. Một sản phẩm được định vị đúng, mang lại giá trị cho khách hàng sẽ giúp họ tin tưởng bạn hơn. Và doanh nghiệp bạn sẽ là nơi đáng tin cậy cho khách hàng khi muốn mua sắm hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ trong lĩnh vực đó.

2.6. Tối ưu hóa lợi nhuận  

Khi định vị được sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cũng sẽ đưa ra được các chiến lược về giá cũng như định hướng phát triển cho sản phẩm. Cùng với đó là các chiến lược tiếp thị, quảng cáo nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và đạt mục tiêu kinh doanh.

3. Định vị sản phẩm dựa trên những yếu tố nào?

Để định vị sản phẩm một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xem xét những yếu tố sau đây: đặc tính sản phẩm, vị trí của đối thủ, chất lượng sản phẩm và giá cả, và hình ảnh khách hàng.

     3.1. Đặc tính sản phẩm

Chiến lược định vị dựa trên đặc tính sản phẩm là một chiến lược phổ biến và hiệu quả, giúp các sản phẩm trở nên nổi bật hơn. Chiến lược này tập trung vào những yếu tố đặc biệt và những tính năng mà sản phẩm mang lại so với các đối thủ cạnh tranh.

Những đặc tính sản phẩm bao gồm: chất lượng sản phẩm, hiệu suất làm việc, sự sáng tạo trong tính năng và thiết kế, tính thẩm mỹ, những tiện ích, công nghệ ứng dụng, sự an toàn và rất nhiều yếu tố khác. 

Ví dụ như người mua ô tô sẽ quan tâm đến các đặc tính như: bền bỉ, tiết kiệm xăng, kiểu dáng thời trang, độ hot,… Hay người mua nước giặt quần áo sẽ quan tâm đến: khả năng làm sạch, độ tạo bọt, độ an toàn với da tay, có làm quần áo phai màu không?,…

Định vị sản phẩm dựa trên những yếu tố nào?
Định vị dựa trên các đặc tính nổi bật giúp mang lại hiệu quả định vị tốt hơn cho sản phẩm

Để định vị sản phẩm theo đặc tính, các doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược sau:

  • Tập trung vào một đặc tính duy nhất: Ví dụ như lựa chọn các sản phẩm có chất lượng cao nhất hoặc có tính năng nổi trội, đặc biệt nhất.
  • Dựa trên một đặc tính tương đối của sản phẩm: Ví dụ như lựa chọn sản phẩm có giá thành rẻ nhất trong số các sản phẩm có cùng tính năng.
  • Dựa trên nhóm đối tượng khách hàng: Ví dụ như chọn sản phẩm dành cho các khách hàng đang tìm kiếm một đặc tính đặc biệt nào đó của sản phẩm.
  • Dựa trên giá cả sản phẩm: Ví dụ như lựa chọn sản phẩm có giá thấp nhất hoặc giá cao nhất nhưng mang lại nhiều giá trị sử dụng cho người dùng.

     3.2. Vị trí của đối thủ

Việc xác định vị trí của đối thủ là một yếu tố quan trọng khi thực hiện định vị sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ sử dụng vị trí hiện tại của sản phẩm từ phía đối thủ, và xem đó là một thước đo để định vị sản phẩm của mình. Việc cần làm là so sánh đặc tính, giá cả, chất lượng của cả hai. Nếu sản phẩm của bạn mang lại giá trị và nổi bật vượt trội hơn sẽ có được chỗ đứng và giành ưu thế hơn so với sản phẩm của đối thủ.

     3.3. Chất lượng sản phẩm và giá cả

Chất lượng sản phẩm và giá cả đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình định vị sản phẩm. Chất lượng sản phẩm bao gồm những yếu tố như: mức độ hoàn thiện, chất lượng của vật liệu, hiệu suất sản phẩm, độ tin cậy, các dịch vụ hậu mãi,… Những yếu tố đó phải đáp ứng được những yêu cầu mà khách hàng quan tâm. Và một sản phẩm chất lượng cao sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn, gây ấn tượng tích cực đối với người tiêu dùng. 

Bên cạnh chất lượng, việc định vị sản phẩm cũng phải quan tâm đến yếu tố giá cả. Đây là phương pháp phổ biến mà rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Giá cả của sản phẩm phải phù hợp với giá trị và chất lượng mà nó mang lại.  Ví dụ như một sản phẩm giá cao có thể được định vị như một sản phẩm cao cấp với chất lượng vượt trội, dịch vụ khách hàng tốt hơn và mang đến trải nghiệm độc đáo. Trường hợp khác, một sản phẩm có giá cả cạnh tranh có thể định vị như một lựa chọn tiết kiệm, phù hợp với nhóm khách hàng có ngân sách hạn chế.

Định vị sản phẩm dựa trên những yếu tố nào?
Định vị sản phẩm dựa trên giá cả phải phù hợp với giá trị mà sản phẩm mang lại

     3.4. Hình ảnh khách hàng

Hình ảnh khách hàng chính là những yếu tố như: độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, sở thích, nhu cầu, những mục tiêu hoặc nguyện vọng của họ. Việc định vị sản phẩm dựa trên hình ảnh khách hàng chính là việc tìm hiểu và phân tích những yếu tố kể trên để tìm ra được nhóm khách hàng tiềm năng. Từ đó, doanh nghiệp có thể phát triển và định hướng được sản phẩm của mình đến đúng với đối tượng khách hàng và tạo ra các thông điệp tiếp thị phù hợp.

Một số trường hợp cụ thể  khi định vị dựa trên hình ảnh khách hàng như:

  • Định vị theo độ tuổi: Định vị sản phẩm dành cho trẻ em, người trẻ tuổi, người trung niên hay người già.
  • Định vị theo giới tính: Xác định sản phẩm được thiết kế dành cho nam hoặc nữ hoặc có thể dùng cho cả hai.
  • Định vị theo vị trí địa lý: Định vị sản phẩm sử dụng ở khu vực nông thôn hay thành thị.
  • Định vị theo thu nhập: Định vị sản phẩm thuộc phân khúc cao hay thấp.

4. Các bước định vị sản phẩm thành công

Bước 1. Xác định được “chân dung” khách hàng

Đây là một bước quan trọng trong chiến lược định vị sản phẩm. Việc xác định rõ chân dung khách hàng mục tiêu giúp bạn có thể dễ dàng tìm ra được phương án phù hợp để tiếp cận khách hàng của mình. Chân dung khách hàng càng rõ, bạn sẽ càng dễ dàng đưa sản phẩm đến gần họ hơn.

Các bước định vị sản phẩm thành công
Việc xác định chân dung khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và cung cấp sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đó của khách hàng

Để xác định tốt nhất, bạn cần trả lời được những câu hỏi:

  • Khách hàng của bạn thuộc giới tính nào?
  • Độ tuổi khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến là gì?
  • Các khách hàng của bạn có những thói quen nào?
  • Thu nhập của đối tượng khách hàng như thế nào?
  • Họ sinh sống ở đâu? Có thể mua hàng ở đâu?
  • Khách hàng có thể mua hàng vào những dịp nào? Tại sao lại mua?

Bước 2. Nghiên cứu và phân tích về thị trường, đối thủ cạnh tranh

Bước tiếp theo để định vị sản phẩm chính là việc nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh về những ưu điểm, nhược điểm của họ. Dựa vào đó, bạn có tạo cho doanh nghiệp của mình một lợi thế cạnh tranh, tìm cách khắc phục những nhược điểm mà đối thủ chưa làm được. Đồng thời có thể điều chỉ sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu khách hàng.

Ngoài ra, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng là cách để bạn có được cái nhìn tổng quan về sự phát triển và xu hướng hiện tại của thị trường. Bạn sẽ có thể chủ động hơn trong việc tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.

Bước 3. Xác định sản phẩm của doanh nghiệp có điểm gì nổi bật

Khi định vị sản phẩm sản phẩm, điều quan trọng là bạn cần nghiên cứu và xác định kỹ những điểm nổi bật của sản phẩm mà doanh nghiệp mình đang kinh doanh. Bạn cần phải quan tâm từ tất cả những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng . Từ các thuộc tính bên ngoài như mài sắc, bao bì, nhãn mác, logo,… cho đến các thuộc tính bên trong như hương vị, mùi vị, chức năng, tiện ích,…. 

Xác định sản phẩm khi định vị sản phẩm
Xác định các điểm nổi bật của sản phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ

Để làm được điều này tốt hơn, bạn nên tập trung và tìm ra những “kẽ hở” mà đối thủ trong ngành chưa nhìn thấy. Khi đó, sản phẩm của bạn sẽ trở nên khác biệt và thu hút khách hàng hơn. 

Bước 4. Lập biểu đồ định vị sản phẩm

Sau khi đã nghiên cứu và phân tích ở 3 bước trên, việc tiếp theo cần làm chính là thiết lập một biểu đồ cụ thể để định vị mình. Bạn có thể tham khảo 4 chiến lược dưới đây để có thể xác định được vị trí của doanh nghiệp mình:

  • More for the same: Sản phẩm của doanh nghiệp bạn có mức giá ngang bằng với đối thủ, nhưng chất lượng sản phẩm/dịch vụ sẽ tốt hơn.
  • More for more: Sản phẩm của bạn có chất lượng và có định giá cao hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh.
  • More for less: Sản phẩm của doanh nghiệp bạn có mức giá bán thấp hơn đối thủ nhưng chất lượng tốt hơn.
  • Less for much less: Doanh nghiệp bạn cung cấp các sản phẩm có chất lượng thấp hơn đối thủ, và mức giá đưa ra cũng ở mức thấp nhất có thể để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Bước 5. Lên kế hoạch định vị sản phẩm cụ thể

Khi đã hoàn thành được các bước kể trên, doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch chi tiết để thực hiện định vị sản phẩm cho từng giai đoạn. Những yếu tố cần chuẩn bị như: nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực cần phân bổ trong từng bước, giám sát thực hiện,… 

Ngoài ra, bạn cần phải lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp để có thể truyền tải những thông điệp đã xây dựng cho sản phẩm mà mình đã định vị. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng, thu hút và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng họ.

Lên kế hoạch định vị sản phẩm
Lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp để tiếp cận khách hàng mục tiêu

Bước 6. Theo dõi và đánh giá kết quả

Trong quá trình thực hiện chiến lược định vị sản phẩm, bạn phải thường xuyên theo dõi, đo lường và giám sát sát sao. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng có thể giải quyết được các khó khăn khi gặp sự cố và giảm thiểu những thiệt hại không mong muốn.

5. Ví dụ về định vị sản phẩm hiệu quả

Qua những thông tin trên, hẳn là bạn đã hiểu được tổng quan định vị sản phẩm là gì? Và để có thể hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo thêm 4 ví dụ về định vị sản phẩm của các doanh nghiệp dưới đây:

     5.1. More for the same

Thương hiệu giày Nike năm 2021 đã cho ra mắt phiên bản Air Max 2021 và áp dụng chiến lược “More for the same”. Ở phiên bản này, họ đã cải thiện độ thoáng khí, đệm êm ái và thiết kế bền bỉ. Tuy nhiên, phiên bản này vẫn giữ mức giá tương tự như Nike Air Max 2020. Điều đó cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích hơn mà không phải trả thêm chi phí.

Ví dụ về định vị sản phẩm
Nike đã áp dụng “More for the same” khi cho ra mắt Nike Air Max 2021 với nhiều tiện ích hơn nhưng không tăng mức giá

     5.2. More for more

Sữa TH True Milk sử dụng chiến lược “More for more” để định vị sản phẩm của mình là thương hiệu sữa sạch tuyệt đối với mức giá cao hơn các đối thủ khác. Sản phẩm từ thương hiệu này hướng đến những người có thu nhập cao, quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình, cạnh tranh với các thương hiệu sữa đa phân khúc khác như Vinamilk hay Lothamilk, Dalatmilk,…

     5.3. More for less

Grab là một ứng dụng giao hàng và gọi xe phổ biến hàng đầu tại Việt Nam. Họ áp dụng chiến lược “More for less” với việc cung cấp dịch vụ vận chuyển và giao hàng với mức giá hợp lý. Tận dụng ưu thế công nghệ và quy mô lớn, doanh nghiệp này giúp tối ưu hóa việc phân phối, giúp khách hàng có được nhiều sự lựa chọn và tiện ích với mức chi phí được tối ưu hơn.

     5.4. Less for much less

Spirit Airlines là một hãng hàng không giá rẻ tại Hoa Kỳ. Họ đã áp dụng chiến lược định vị sản phẩm “Less for much less” thông qua việc loại bỏ những tiện ích không cần thiết và tính phí riêng cho những dịch vụ bổ sung. Với những dịch vụ “tiết kiệm” đó, họ cung cấp cho khách hàng một mức giá vé thấp hơn đáng kể so với những hãng hàng không truyền thống và thu hút những khách hàng có yêu cầu đi lại với mức giá rẻ.

Ví dụ về định vị sản phẩm
Hãng hàng không giá rẻ Spirit Airlines áp dụng chiến lược định vị sản phẩm “Less for much less”

6. Kết luận

Có thể nói rằng, định vị sản phẩm là một trong những khía cạnh quan trọng mà doanh nghiệp phải thực hiện để tạo được sự khác biệt cho mình. Từ đó thu hút khách hàng mục tiêu và xây dựng được một thương hiệu mạnh mẽ trên thị trường cạnh tranh.

Trên đây là những thông tin để trả lời cho câu hỏi “Định vị sản phẩm là gì?” mà GOBRANDING muốn chia sẻ đến cho bạn. Mong rằng với những thông tin hữu ích đó sẽ giúp doanh nghiệp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này và định vị thành công sản phẩm của doanh nghiệp mình trên thị trường nhé!

4.0 / 5 - (97 bình chọn)
profile profile hotline