Domain là gì? Tất tần tật những thông tin cần biết về tên miền

Theo dõi GOBRANDING trên

Trong bối cảnh kỹ thuật số ngày nay, Domain đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng website và hiện diện trên thị trường trực tuyến. Từ việc xác định danh tính trực tuyến cho đến xây dựng niềm tin khách hàng mục tiêu. Vậy Domain là gì? Tất tần tật những thông tin quan trọng khi sở hữu tên miền sẽ được đề cập trong bài viết sau đây.

Domain là gì?

Domain (tên miền) là địa chỉ duy nhất trên Internet để truy cập vào một website cụ thể.

Tên miền như địa chỉ nhà của doanh nghiệp trên thị trường trực tuyến, giúp khách hàng dễ dàng truy cập tìm hiểu thông tin doanh nghiệp và sản phẩm của bạn. Do đó, Domain name cần được chọn ngắn gọn, dễ nhớ để khách truy cập có thể nhớ và truy cập vào những lần sau.

Ví dụ: Domain của Công ty Cổ phần Global Online Branding là gobranding.com.vn.

Tầm quan trọng của Domain website

Giữa hàng nghìn website xuất hiện trên hệ thống Internet, Domain website chính là địa chỉ ngắn gọn khi khách hàng gõ trên thanh tìm kiếm trực tiếp website của bạn. Domain vô cùng quan trọng trong việc xây dựng website và hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp. Sau đây là tầm quan trọng của việc lựa chọn một tên miền website:

  • Nhận diện thương hiệu: Tên miền đại diện cho thương hiệu xuất hiện trên thị trường Internet, giúp xây dựng và tăng cường hiện diện thương hiệu trong mắt khách hàng. Trong suốt hành trình tìm kiếm sản phẩm, khách truy cập sẽ dựa vào Domain để xác định thương hiệu của bạn.
  • Bảo vệ thương hiệu: Khi doanh nghiệp sở hữu tên miền riêng giúp bảo vệ thương hiệu và ngăn chặn người khác sử dụng tên miền giống hay tương tự với mục đích lừa đảo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Tối ưu hóa SEO: Domain chứa từ khóa SEO giúp Google dễ dàng hiểu được lĩnh vực, mức độ liên quan của thương hiệu và tăng cơ hội ưu tiên xếp hạng trên kết quả tìm kiếm Google.

Phân loại tên miền hiện nay

Khi chọn tên miền website, bạn cần phân loại tên miền hiện nay và xác định tên miền phù hợp với thị trường mục tiêu của website. Hiện nay có 6 loại tên miền phổ biến nhất được sử dụng trên Internet như:

  • TLD (Top Level Domain)
  • ccTLD (Country – Code Top – Level Domain)
  • gTLDs (Generic – Level Domain)
  • sTLD (Sponsored Top-Level Domain)
  • uTLD (Unsponsored Top-Level Domain)
  • iTLD (Infrastructure Top-Level Domain)

1. TLD (Top Level Domain)

TLD (viết tắt của Top-Level Domain) là loại tên miền cấp cao nhất.

Các tên miền cấp cao nhất được sử dụng phổ biến là .vn, .com, .org, .net, trong đó tên miền được sử dụng nhiều nhất tại thị trường Việt Nam chính là .vn. Bên cạnh đó, các TLD khác được sử dụng ít hơn như .biz, .club, .info, .agency,…

2. ccTLD (Country – Code Top – Level Domain)

ccTLD (Country – Code Top – Level Domain) là tên miền quốc gia cao cấp, được sử dụng ở một quốc gia cụ thể theo mã ISO (tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế).

Một số tên miền được sử dụng theo quốc gia như:

  • Việt Nam: .vn
  • Anh: .uk
  • United Stated (Mỹ): us
  • Ấn Độ: .in
  • Úc: .au
  • Tây Ban Nha: .es

Chúng được dùng để nhắm đến tệp khách hàng trong một quốc gia cụ thể, giúp người dùng nhận biết và truy cập vào trang web theo quốc gia, đồng thời công ty quản lý các trang tại các thị trường khác nhau.

3. gTLDs (Generic – Level Domain)

gTLDs (Generic – Level Domain) là loại tên miền cấp cao nhất dùng chung, được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới mà không phụ thuộc mã quốc gia nào.

Các tên miền cấp cao dùng chung phổ biến như .com, .net, .org, biz, .tech, thường có 3 ký tự trở lên trừ .gov (Government – chính phủ), .mil (Military – quân đội) và một số dành cho các tổ chức khác. Lựa chọn gTLDs phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của bạn là một cách hiệu quả để tạo nên sự ấn tượng và nhận diện tốt hơn trên Internet.

Trong tên miền cấp cao nhất dùng chung được chia ra 2 loại: sTLD và iTLD.

4. sTLD (Sponsored Top-Level Domain)

sTLD (Sponsored Top-Level Domain) là một loại tên miền cấp cao nhất đặc biệt được tài trợ bởi một tổ chức, tổ chức phi lợi nhuận hoặc ngành nghề cụ thể.

Các tên miền cấp cao nhất được tài trợ là các tên miền giới hạn như .gov (chính phủ), .edu (tổ chức giáo dục), .mil (quân đội), .org (tổ chức phi lợi nhuận), .asia (công ty thị trường châu Á), .post (bưu chính),… Sử dụng tên miền cấp cao nhất được tài trợ giúp xác định rõ ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của website, đáng tin cập trong mắt khách hàng.

5. uTLD (Unsponsored Top-Level Domain)

uTLD (Unsponsored Top-Level Domain) là tên miền cấp cao không được tài trợ hay được quản lý bởi bất kỳ tổ chức nào.

Các tên miền cấp cao không được tài trợ thường gặp như .info, .biz, .pro, .name,…

6. iTLD (Infrastructure Top-Level Domain)

iTLD (Infrastructure Top-Level Domain) là loại tên miền cấp cao nhất được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng của Internet, chẳng hạn như hệ thống DNS.

Các tên iTLD bao gồm .arpa (Address and Routing Parameter Area), .root (Root server), .int (Tổ chức Hiệp định Quốc tế) và một số tên miền khác được sử dụng cho mục đích kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của Internet.

Tóm lại: Những tên miền quốc gia có quy định về việc đăng ký riêng đối với từng quốc gia nhất định. Với tên miền quốc tế thì không cần hạn chế về đối tượng thực hiện đăng ký tên miền. Các cá nhân, tổ chức không phân biệt quốc gia nào có thể đăng ký một hay nhiều tên miền quốc tế.

4 tiêu chí để lựa chọn Domain website

Sau khi hiểu rõ các loại tên miền hiện nay, hãy cùng GOBRANDING khám phá 4 tiêu chí quan trọng khi chọn Domain website của bạn.

Chọn tên ngắn gọn và dễ nhớ: Domain ngắn gọn và dễ nhớ giúp người dùng thuận lợi ghi nhớ và nhập vào thanh tìm kiếm để truy cập trang web mỗi khi cần. Do đó, bạn cần chọn tên miền ngắn gọn nhất như hp.com, fpt.vn.

Ví dụ: Công ty Cổ phần Global Online Branding có tên miền là gobranding.com.vn.

Liên kết thương hiệu, sản phẩm, tên công ty: Tên miền không chỉ ngắn gọn mà còn nên phản ánh đến thương hiệu, sản phẩm hoặc tên công ty. Điều này giúp người dùng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ tên miền khi họ cần tìm hiểu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Xây dựng kiểu bao vây cho tên miền website: Sau khi chọn Domain liên quan đến thương hiệu và sản phẩm, đừng quên đăng ký tất cả các phiên bản tên miền như .net, .com, .vn để đảm bảo không có ai cạnh tranh hoặc lợi dụng tên miền của bạn. Đặc biệt, quan tâm đến tên miền .vn để đại diện cho quốc gia Việt Nam.

xây dựng tên miền bao vây
Domain được sử dụng để xây dựng theo kiểu bao vây.

Tránh chọn tên miền có thể gây nhầm lẫn: Tên miền đại diện cho thương hiệu, sản phẩm công ty nên bạn tránh chọn tên miền gây nhầm lẫn thương hiệu để không gặp rắc rối trong việc khách hàng chọn sai website mua hàng. Ngoài ra, sử dụng tên miền trùng lặp có thể vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, dẫn đến các vấn đề pháp lý, kiện tụng bởi chủ sở hữu thương hiệu đã đăng ký trước đó.

Những rủi ro thường gặp của tên miền website và giải pháp

Việc chọn tên miền website cũng có một số rủi ro mà doanh nghiệp có thể đối mặt như: lỗi do nhà cung cấp dịch vụ và lỗi xảy ra do người sử dụng.

5.1. Từ nhà cung cấp Domain

Hệ thống quản lý của nhà cung cấp tên miền có thể mắc lỗi, tạo điều kiện thuận lợi cho Hacker xâm nhập dễ dàng. Sau đây là hai tình huống có thể xảy ra:

  • Hacker đột nhập, phá hoại từng bước hệ thống thông tin, giao dịch và mạng lưới quản lý.
  • Hacker thay đổi mật khẩu, chiếm hoàn toàn quyền sở hữu và trục lợi từ website bị đánh cấp.

Thực tế, trường hợp này khó xảy ra bởi hệ thống bảo mật được cài đặt chính xác và an toàn. Do đó, Hacker phải có trình độ “siêu đẳng” để có thể bẻ khóa hệ thống bảo mật được thiết lập. Tuy nhiên, bạn có thể lấy lại Domain thông qua ICANN và VNNIC nhằm bảo vệ quyền lợi người sử dụng.

Giải pháp:

Để hạn chế tối đa rủi ro từ Hacker, các doanh nghiệp cần chọn nhà cung cấp Domain uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành nhằm đảm bảo được độ bảo mật tên miền và an toàn trên Internet. Một nhà cung cấp uy tín sẽ cung cấp kèm dịch vụ bảo mật, bảo mật thông tin cá nhân và hệ thống khỏi các cuộc tấn công từ kẻ xấu.

Ngoài ra, tên miền có giá trị càng cao sẽ được đại lý uy tín của ICANN hay VNNIC ưu tiên giải quyết nhanh chóng và tận tình. Hãy sử dụng tên miền đúng cấp độ, giá trị phù hợp nhằm đảm bảo tính an toàn trong quá trình sở hữu và kiểm soát tốt nhất.

>> Bạn có thể tham khảo Top 10 nhà cung cấp tên miền uy tín tại Việt Nam.

5.2. Do người sử dụng

Đến 90% sự cố mất Domain do chủ sở hữu đã sở xuất trong việc quản lý tài khoản và tạo cơ hội cho kẻ gian sử dụng các chiêu trò như thay đổi mật khẩu khi địa chỉ Email vẫn còn mở, cài đặt Trojan, Keylogger, Backdoor để điều khiển máy tính, hay giả mạo một trang đăng nhập của Yahoo, Gmail,… để thu thập tài khoản Email của người kích hoạt.

  • Chủ sở hữu đã không lưu thông tin quản trị tên miền dẫn đến mất tài khoản.
  • Chủ sở hữu giao cho người khác đăng ký tên miền dưới tên của họ và chủ sở hữu không phải là người quản lý trực tiếp tên miền đó.

Giải pháp:

Bạn cần bảo mật thông tin tên miền bằng mật khẩu, sử dụng khóa tên miền, đăng ký bảo mật tên miền. Bên cạnh đó, bạn cần liên hệ đơn vị cung cấp Hosting, Domain nhằm giải quyết nhanh vấn đề.

Những lưu ý quan trọng khi mua – quản lý – sử dụng Domain

Sau đây là những lưu ý quan trọng khi mua – quản lý – sử dụng tên miền mà bạn cần biết:

1. Khi mua Domain cho website

Trước khi quyết định mua bất kỳ tên miền nào, bạn cũng cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng những yếu tố sau:

  • Nghiên cứu và chọn Domain phù hợp với thương hiệu, sản phẩm của website nhằm tăng nhận diện thương hiệu đối với người dùng Internet và khách hàng tiềm năng. Tên miền nên phản ánh đúng bản chất và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, giúp người dùng dễ dàng nhớ và truy cập. Một tên miền phù hợp cũng có thể cung cấp gợi ý về nội dung và giá trị mà website đem lại, tạo sự tin tưởng và thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo tính pháp lý và quyền sở hữu tên miền là điều cần thiết, tránh xung đột với các thương hiệu đã tồn tại và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.
  • Loại tên miền phù hợp với thị trường mục tiêu của website là điều cần quan tâm. Bạn cần xem xét ngôn ngữ, văn phong và tập quán của thị trường mục tiêu. Ví dụ khách hàng mục tiêu từ Việt Nam thì Domain cần liên quan ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam. Ngược lại mục tiêu tiếp cận ở thị trường quốc tế thì cần xem xét sử dụng tên miền phù hợp và ngôn ngữ quốc tế nhằm thu hút khách hàng từ đa quốc gia. Qua đó tạo được sự kết nối và gắn kết với đúng đối tượng khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tiếp cận thị trường mục tiêu.
  • Kiểm tra tính khả dụng của Domain (tên miền đã từng được đăng ký trước đó hay chưa).
  • Kiểm tra tính pháp lý của tên miền, đảm bảo rằng tên miền không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay liên quan đến một thương hiệu khác.
  • Đảm bảo tính xác thực khi sở hữu Domain (hoàn thiện hồ sơ).

2. Khi quản lý tên miền

Sau khi quyết định được tên miền phù hợp với thị trường mục tiêu, thương hiệu, sản phẩm thì bạn cần quan tâm đến một số vấn đề quản lý tên miền:

  • Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát Domain website.
  • Thông tin truy cập và quản lý tên miền bao gồm tài khoản và mật khẩu phải luôn chính xác và bảo mật.
  • Đảm bảo rằng Domain luôn hoạt động và được thông báo gia hạn trước 1 tháng so với thời hạn là một yếu tố quan trọng. Việc này giúp tránh rủi ro bị gián đoạn hoạt động hoặc mất tên miền một cách đột ngột. Bằng cách đảm bảo việc gia hạn tên miền trước thời hạn, bạn có thể đảm bảo rằng Domain của mình sẽ không bị ngừng hoạt động do quên gia hạn. Điều này cũng giúp bạn duy trì và bảo vệ thương hiệu của mình trên mạng Internet một cách liên tục và đáng tin cậy.
  • Hạn chế đối thủ hay kẻ xấu sử dụng các tên miền mạo danh bằng cách mua thêm các tên miền với đuôi phổ biến.

3. Trong quá trình sử dụng tên miền

Lưu ý cuối cùng bạn cần quan tâm đến chính là vấn đề khi sử dụng tên miền website:

  • Liên kết tên miền với website: Trỏ DNS (Domain Name System) để tên miền hoạt động một cách chính xác.
  • Mang tính chất quảng bá: Bên cạnh nhiệm vụ phát triển website thì việc triển khai xây dựng nội dung để truyền thông trên các nền tảng Social khác và dẫn link về Domain của website nhằm gia tăng thêm độ nhận diện thương hiệu đến cho người dùng.
  • Bảo vệ quyền sở hữu: Hãy đảm bảo rằng bạn đã đăng ký Domain dành cho thương hiệu, sản phẩm hoặc doanh nghiệp của mình. Điều này giúp bảo vệ quyền sở hữu trực tuyến và tránh những tranh chấp về tên miền với người khác.
  • Gia hạn tên miền: Quan tâm đến việc gia hạn tên miền đúng thời hạn để tránh mất quyền sử dụng tên miền. Hãy đặt lịch nhắc nhở và thanh toán gia hạn trước ngày hết hạn để đảm bảo tên miền của bạn luôn hoạt động.
  • Đảm bảo thông tin liên hệ chính xác: Cung cấp thông tin liên hệ chính xác khi đăng ký Domain. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn có thể nhận được thông báo liên quan đến tên miền từ nhà cung cấp dịch vụ và tránh trường hợp mất kết nối do thông tin không chính xác.
  • Bảo mật và đăng ký bảo vệ thông tin cá nhân: Khi đăng ký tên miền, hãy chắc chắn rằng thông tin cá nhân của bạn được bảo mật và không bị lộ ra công chúng. Sử dụng các dịch vụ bảo vệ thông tin cá nhân để giữ cho thông tin của bạn an toàn.
  • Sao lưu định kỳ: Thực hiện sao lưu định kỳ của dữ liệu trên tên miền để đảm bảo rằng bạn không mất quan trọng thông tin nếu xảy ra sự cố với máy chủ hoặc hệ thống.
  • Kiểm tra và cập nhật thông tin: Định kỳ kiểm tra và cập nhật thông tin liên quan đến Domain như thông tin liên hệ, địa chỉ, Email,… Điều này giúp đảm bảo rằng tên miền luôn đang được duy trì và hoạt động ổn định.
  • Theo dõi hoạt động: Kiểm tra và theo dõi hoạt động của tên miền để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào như sự can thiệp trái phép hoặc các hoạt động không đáng tin cậy.

Kết luận

Trong bối cảnh kinh doanh trực tuyến ngày nay, Domain đóng vai trò như một địa chỉ trên Internet khi khách hàng truy cập trên công cụ tìm kiếm. Doanh nghiệp cần chọn loại tên miền phù hợp với thị trường mục tiêu, đặt tên phản ánh thương hiệu sản phẩm và tuân thủ các tiêu chí quan trọng. Đồng thời cần chọn nhà cung cấp uy tín và có kinh nghiệp lâu năm để yên tâm đăng ký tên miền website và có khả năng xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng. Bên cạnh đó, chủ sở hữu cần bảo mật thông tin cẩn thận và kết hợp chiến lược SEO phù hợp giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của mình.

4.0 / 5 - (95 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

profile profile hotline