B2B Marketing là gì?
Bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, doanh nghiệp trực tuyến hay doanh nghiệp truyền thống, bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp khác đều gọi là công ty có mô hình kinh doanh B2B và hoạt động Marketing để kết nối các doanh nghiệp này với nhau gọi là Marketing B2B.
Một ví dụ cụ thể: một công ty phần mềm cung cấp phần mềm quản lý doanh nghiệp như CRM, ERP, kế toán, nhân sự, … bán phần mềm của mình cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng để quản lý khách hàng, quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn, nhanh hơn, chính xác hơn. Hoạt động Marketing để kết nối công ty phần mềm với khách hàng trên đó chính là hoạt động Marketing B2B.
Sự khác biệt giữa B2B và B2C Marketing?
Tiếp thị B2B và B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) rất khác nhau. Tiếp thị B2B và B2C khác nhau về chiến lược và ứng dụng tương ứng, cũng như về đối tượng và cách giao tiếp với họ.
B2B Marketing | B2C Marketing | |
Mục tiêu | Khách hàng tập trung vào ROI và hiệu quả | Khách hàng tìm kiếm các giao dịch mang tính trải nghiệm |
Quy mô của đối tượng khách hàng | Tại Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, trong đó khách hàng của doanh nghiệp chỉ 1 vài % trong đó | Có đến 90 triệu dân và vì thế, đối tượng của B2C lớn hơn nhiều so với B2B |
Động lực mua hàng | Khách hàng được thúc đẩy bởi tính logic và khả năng tài chính | Khách hàng bị chi phối bởi cảm xúc |
Hành vi mua hàng | Khách hàng muốn được làm việc thông qua nhân viên tư vấn hoặc đại diện bán hàng | Khách hàng có xu hướng muốn tự trải nghiệm mua hàng trực tiếp |
Các đối tượng tham gia mua hàng | Người tìm kiếm, người duyệt chi phí, người duyệt chức năng và người sử dụng | Phần lớn là người sử dụng hoặc có mục đích. |
Kế hoạch mua hàng | Có kế hoạch mua vì thế quá trình tiếp cận cần diễn ra trước thời điểm quyết định | Có thể mua bất cứ khi nào cần hoặc thích |
Chiến lược tiếp thị B2B để tăng trưởng khách hàng tiềm năng
Lập kế hoạch chiến lược tiếp thị B2B thành công cần có nhiều thời gian, nhưng khi được thực hiện đúng, nó sẽ mang lại hiệu quả to lớn và lâu dài cho doanh nghiệp của bạn. Các bước sau đây có thể giúp bạn đạt được thành công và giữ cho chiến lược của bạn được sắp xếp hợp lý và tập trung trong suốt quá trình thực hiện.
1. Phân khúc thị trường và lựa chọn phân đoạn cần tập trung
Phân khúc thị trường là một cách lý tưởng để khám phá, xác định và hiểu khách hàng lý tưởng của bạn thực sự là ai và họ cần gì. Nó cũng sẽ giúp bạn xác định thị trường tốt nhất cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để bạn có thể thu hẹp trọng tâm tiếp thị của mình hiệu quả hơn.
Lợi ích hay thế mạnh | Doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm kế toán thiên về sản xuất | Doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm kế toán thiên về thương mại | Doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm kế toán thiên về dịch vụ |
Am hiểu về từng ngành | 7 | 8 | 9 |
Đã từng triển khai nhiều | 7 | 8 | 9 |
Có mối quan hệ tốt trong ngành | 9 | 10 | 7 |
Khả năng tiếp cận tốt | 7 | 8 | 10 |
Doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn phân khúc khi tiến hành phân tích như bảng trên.
Bắt đầu bằng cách phân khúc thị trường của bạn, sau đó tập trung vào một phân khúc mục tiêu tại một thời điểm. Bằng cách hướng nỗ lực của mình vào một phân khúc kinh doanh nhất định, bạn có thể tạo chiến lược tập trung vào trọng tâm, tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn về chi phí.
2. Xây dựng hồ sơ khách hàng lý tưởng cho từng phân đoạn
Đối với mỗi phân khúc thị trường được nhắm mục tiêu của bạn, tiếp theo bạn cần tạo hồ sơ khách hàng (Customer Profile), đây là yếu tố khác biệt với B2C, B2C quan tâm đến chân dung khách hàng (Customer Persona) ngoài việc người mua cũng là 1 con người hoặc 1 nhóm người có tính cách, có cảm xúc, khi họ làm trong 1 tổ chức họ sẽ có các vai trò và trách nhiệm, mục tiêu khác nhau, và rất đặc trưng. Customer Profile sẽ cảnh báo bạn về cách điều chỉnh chiến lược tiếp thị và thông điệp để tiếp cận hiệu quả đến những khách hàng lý tưởng này.
Việc xây dựng CP cho doanh nghiệp B2B không đơn giản, từ việc xem xét khách hàng lý tưởng của bạn là ai và bao gồm thông tin liên quan đến ngành, địa lý, ngân sách, doanh thu hàng năm, số lượng nhân viên, tìm hiểu thêm về những khách hàng hài lòng hiện tại của bạn bằng cách phỏng vấn họ và tìm hiểu về những điểm khó khăn cụ thể của họ và các vấn đề cần giải quyết … tuy nhiên đây là việc cần phối hợp triển khai mà nhiều doanh nghiệp nhỏ đã bỏ qua.
Doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm kế toán thiên về sản xuất | Doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm kế toán thiên về thương mại | Doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm kế toán thiên về dịch vụ | |
Doanh thu hàng năm | |||
Số lượng nhân sự | |||
Số lượng chi nhánh | |||
Tình trạng sử dụng các phần mềm liên quan | |||
Quy mô phòng IT | |||
Quy mô phòng kế toán | |||
Số lượng hoá đơn hàng tháng |
Ví dụ bảng phân tích hồ sơ khách hàng.
3. Phân tích các đối thủ cạnh tranh
Với phân tích đối thủ cạnh tranh, chúng ta có thể khám phá những gì các công ty B2B khác đang tiếp thị cho CP hoặc đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
Một số nội dung cần tập trung phân tích:
1. Sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
2. Nội dung tiếp thị (bao gồm chủ đề blog, video, podcast hoặc nội dung tương tác).
3. Sự hiện diện của phương tiện truyền thông xã hội.
4. Chiến thuật bán hàng cụ thể.
Sau khi được trang bị các thông tin trên, GOBRANDING sẽ tìm cách làm nổi bật doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng cho phân khúc thị trường của bạn.
4. Xây dựng USP cho mỗi phân đoạn
Với thông tin thu được thông qua phân tích cạnh tranh kết hợp với CP, giờ đây GOBRANDING và doanh nghiệp có thể phát triển USP cho từng phân khúc thị trường cụ thể. Đồng thời kết hợp với phương án tiếp thị sản phẩm để chứng tỏ rằng bạn có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh của khách hàng và là người giải quyết vấn đề hoàn hảo.
Với USP mạnh mẽ, thông điệp tiếp thị của bạn sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng nhanh hơn, cho thấy điểm khác biệt duy nhất mà chỉ doanh nghiệp của bạn mới có hoặc nổi bật nhất. Và lưu ý rằng đừng để những lợi thế cạnh tranh này chỉ dừng lại ở giai đoạn truyền thông. Điểm quyết định trong thương mại B2B là ở giai đoạn bán hàng cá nhân, nếu người kinh doanh không thể dứt điểm được giao dịch thì mọi nỗ lực của công ty đều vô nghĩa.
5. Nghiên cứu hành trình mua hàng
Tương tự như Marketing B2C, trong B2B cũng có hành trình mua hàng qua các giai đoạn cơ bản như: Nhận thức → Cân nhắc → Quyết định.
Để tạo chiến lược tiếp thị B2B thành công, bạn cần đưa khách hàng tiềm năng của mình đi qua các giai đoạn trong hành trình của người mua và cung cấp nhiều nội dung khác nhau tương ứng để phục vụ cho mục tiêu từng giai đoạn
B2C | Các giai đoạn trong phễu hành vi | B2B |
Tìm kiếm thông tin | Awareness | Tìm kiếm thông tin |
Tìm hiểu các sản phẩm liên quan | Interest | Tìm hiểu về sản phẩm và nhà cung cấp |
Xem review và so sánh các sản phẩm với nhau | Consideration | Trình bày sản phẩm, giải pháp cho nhóm quyết định |
Lưu vào trong giỏ hàng | Intent | Demo sản phẩm, giải pháp |
Xem lại giỏ hàng và tiến hành thanh toán | Evaluation | Đàm phán hợp đồng |
Hoàn thành giao dịch | Purchase | Hoàn thành giao dịch |
Bảng so sánh hành vi khách hàng qua các giai đoạn trên hành trình mua hàng B2B và B2C.
6. Xác định các kênh và nguồn lực sử dụng
Tất cả các kênh tiếp thị đang sử dụng cho B2C đều có thể sử dụng cho B2B, việc lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp phụ thuộc vào 5 yếu tố sau:
1. Đối tượng tiếp cận của doanh nghiệp đang/ thường ở đâu.
2. Tại đó họ đang làm gì: đang tìm kiếm nhà cung cấp, hay đang giải trí, hay đang xem thông tin, tin tức.
3. Mục tiêu tiếp cận trong giai đoạn này là gì: nếu mục tiêu chỉ là tăng cường nhận biết thì khá dễ dàng trong việc lựa chọn kênh.
4. Đối thủ của bạn đang triển khai trên những kênh nào, mức độ ra sao.
5. Nguồn lực và khả năng của Bạn ra sao.
7. Review qua 10 công cụ thường được sử dụng trong Marketing B2B
1. SEO – Tối ưu hoá website nhằm đạt được thứ hạng từ khoá cao trên kết quả tìm kiếm Google
2. Website Marketing – Các hoạt động tập trung vào content trên website
3. Email Marketing – triển khai Email Marketing
4. Video Marketing – Xây dựng kênh và nội dung video
5. CRM Marketing – Xây dựng dữ liệu khách hàng tiềm năng và chăm sóc thường xuyên
6. Social Media Marketing – tiếp thị qua các nền tảng mạng xã hội
7. PPC – quảng cáo trả phí dạng click
8. PR – triển khai chiến dịch qua kênh báo đài
9. Webinar – Tổ chức sự kiện
10. Trade shows – Tham gia hội chợ thương mại
Nắm bắt và hiểu cơ chế hoạt động của các công cụ Marketing ở trên là việc hiển nhiên phải biết để lựa chọn triển khai, tuy nhiên việc xác định kênh nào có hiệu qủa thì cần phải thực hiện và đo lường liên tục. Kể cả các kênh trước đó đã triển khai có hiệu quả nhưng không ai đảm bảo được tương lai cũng sẽ mang lại hiệu quả tương tự.
Các doanh nghiệp B2B đã đồng hành cùng GOBRANDING thực thi chiến lược Digital Marketing
Lĩnh vực: Bất động sản công nghiệp.
Giải pháp: B2B Digital Marketing tổng thể gồm Website Marketing + Social Media Marketing + PPC.
Lĩnh vực: Phát triển phần mềm và dịch vụ SaaS
Giải pháp: Website Marketing.
Lĩnh vực: Phát triển phần mềm.
Giải pháp: SEO + Content Marketing.
Lĩnh vực: Văn phòng ảo và kế toán doanh nghiệp.
Giải pháp: SEO từ khóa, Content Marketing, thiết kế website và quảng cáo Google.
Lĩnh vực: Công nghiệp năng lượng.
Giải pháp: quảng cáo Google.
Lĩnh vực: Thuế kế toán.
Giải pháp: SEO từ khóa.
Lĩnh vực: Quản lý bất động sản.
Giải pháp: SEO từ khóa.
Lĩnh vực: Vật liệu xây dựng
Giải pháp: SEO từ khóa + Content.
Lĩnh vực: Xử lý nước thải, xử lý nước cấp.
Giải pháp: SEO từ khóa.
Quy trình tư vấn và triển khai giải pháp B2B Marketing tại GOBRANDING
Chúng tôi cùng làm việc với bạn để thấu hiểu lẫn nhau, tạo ra các thông điệp và định vị cho đối tượng mục tiêu của bạn trên thị trường. Các chuyên gia tiếp thị B2B của GOBRANDING tiến hành phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh, đồng thời triển khai các quy trình bền vững để theo dõi và đo lường chi tiêu tiếp thị cũng như ROI.
Bước 1
Xác định vấn đề cần giải quyết
Bước 2
Phân tích và đề xuất giải pháp
Bước 3
Thực thi chiến dịch
Bước 4
Theo dõi và cải tiến liên tục
Bước 5
Nghiệm thu, báo cáo và cải thiện chiến dịch
GIẢI PHÁP B2B MARKETING
Phát triển bền vững doanh nghiệp của bạn cùng GOBRANDING!