Google Ads là gì? Tại sao nên chọn quảng cáo Google?

Theo dõi GOBRANDING trên

Bên cạnh quảng cáo Facebook, Google Ads hiện đang là một công cụ quảng cáo phổ biến hàng đầu thế giới. Rất nhiều nhà bán hàng lớn nhỏ tìm đến để đặt quảng cáo sản phẩm trên bộ máy tìm kiếm này. Vậy Google Ads là gì mà được nhiều nhà quảng cáo ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu tất tần tật về Google Adwords và các loại quảng cáo Google hiện nay!

1. Google Ads (Google Adwords) là gì?

Google Ads (tên trước đây là Google Adwords) là một công cụ quảng cáo trực tuyến trả phí được cung cấp bởi Google.

Với công cụ này, doanh nghiệp có thể quảng bá các sản phẩm và dịch vụ trên công cụ tìm kiếm, YouTube hoặc các website đối tác của Google. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức quảng cáo phù hợp để được ưu tiên thứ hạng hiển thị với những khách hàng tiềm năng khi họ tìm kiếm thông tin trên Google. Đồng thời, các nhà quảng cáo còn có thể tùy chỉnh ngân sách, phương thức nhắm mục tiêu và thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc quảng cáo bất cứ lúc nào.

>> Bên cạnh Google Ads, Facebook Ads cũng là phương tiện quảng cáo top đầu hiện nay.

Google Ads là một công cụ quảng cáo trực tuyến trả phí của Google.

2. Các loại quảng cáo Google Ads

Sau khi tìm hiểu tổng quan về công cụ Google Ads, bạn cần biết đến các loại quảng cáo Google phổ biến nhất hiện nay:

2.1. Google Search Ads – Quảng cáo mạng tìm kiếm Google

Google Search Ads là hình thức quảng cáo dưới dạng kết quả tìm kiếm bằng văn bản. Mỗi khi có người tìm kiếm một từ khóa nào đó, các kết quả chứa những từ khóa đó hoặc tương tự sẽ xuất hiện theo thứ tự ưu tiên. Khi sử dụng Google Search Ads, kết quả của bạn sẽ được ưu tiên hiển thị ở top đầu để người xem dễ nhìn thấy và click vào. Quảng cáo tìm kiếm thường được đánh dấu bằng thẻ “Quảng cáo/QC/Ad” đặt bên cạnh URL website.

Google Search Ads là quảng cáo từ khóa trên mạng tìm kiếm Google.

Đây là một trong những hình thức quảng cáo đạt hiệu quả cao do tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có nhu cầu về sản phẩm. Từ khóa là yếu tố quan trọng nhất trong Google Search Ads. Các từ khóa càng cụ thể, nhắm đúng đối tượng khách hàng sẽ càng đạt hiệu quả và giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

2.2. Google Display Network – Quảng cáo mạng hiển thị (GDN)

Google Display Network là hình thức quảng cáo hiển thị dưới dạng banner hình ảnh. Mỗi khi người dùng tìm kiếm từ khóa trên Google các hình ảnh quảng cáo liên quan sẽ được phân phối và hiển thị trên các website, ứng dụng đối tác của Google và cả nền tảng YouTube để tiếp cận và kêu gọi khách hàng click vào.

>>  Bạn có thể sử dụng Canva để tạo banner Online miễn phí.

Có 3 dạng quảng cáo Google Display Network như sau:

– Dạng văn bản: Là dạng quảng cáo hiển thị chủ yếu là văn bản, đó có thể là một câu giới thiệu hoặc một lời kêu gọi hành động hấp dẫn khách hàng nhấn vào.

Quảng cáo hiển thị GDN dạng văn bản.

– Dạng hình ảnh: Là dạng quảng cáo banner hình ảnh động hoặc tĩnh, hấp dẫn thu hút người xem, có kèm theo nút CTA dẫn về trang đích của sản phẩm/ dịch vụ.

Quảng cáo GDN dạng banner hình ảnh động hoặc tĩnh.

– Dạng video: Là quảng cáo hiển thị các video ngắn trên hệ thống website, ứng dụng đối tác của Google. Nó khác với Youtube Ads, vì các video quảng cáo trên Youtube sẽ chỉ hiển thị ở nền tảng riêng này thôi.

Quảng cáo hiển thị dạng Video.

Trong 3 dạng quảng cáo hiển thị trên thì quảng cáo GDN bằng hình ảnh là hiệu quả nhất do tính thu hút và đầy đủ thông tin, hình ảnh minh họa. Quảng cáo bằng văn bản thì ít người dùng hơn do thiếu ấn tượng, còn dạng video thì không hiệu quả bằng Youtube Ads.

Các tiêu chí Google lựa chọn để đặt quảng cáo GDN của bạn bao gồm:

– Từ khóa: Quảng cáo được hiển thị dựa trên những từ khóa được tối ưu. Giả sử bạn quảng cáo từ khóa “du lịch Đà Nẵng”, thì Google sẽ chọn các website có nội dung chứa các từ khóa liên quan đến chủ đề này.

– Vị trí quảng cáo: Là nơi mà bạn muốn đặt quảng cáo của mình.

Ví dụ: Nếu bạn muốn hiển thị quảng cáo về du lịch, hãy tìm những website liên quan đến chủ đề du lịch chất lượng và thêm chúng vào danh sách mục tiêu của bạn.

– Chủ đề: Các website thường được Google phân loại theo từng chủ đề riêng biệt. Các nhà quảng cáo sẽ dễ dàng lựa chọn các chủ đề liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mình để quảng cáo.

– Remarketing – tiếp thị lại: Giúp bạn kết nối lại với những khách đã truy cập vào trang web của mình nhưng chưa thực hiện bất kỳ hành động nào.

2.3. Google Shopping Ads – Quảng cáo mua sắm Online

Google Shopping Ads là hình thức quảng cáo mới, được nhiều ngành bán lẻ trên các sàn thương mại điện tử ưa chuộng hiện nay. Khi khách hàng tìm kiếm từ khóa, các kết quả chứa thông tin về sản phẩm, hình ảnh, giá bán, địa chỉ website bán hàng sẽ hiển thị trên cùng của trang tìm kiếm, theo thứ tự hàng ngang, thu hút khách hàng bấm vào link dẫn đến trang mua hàng. Đây đang là xu hướng quảng cáo mới của Google, giúp gia tăng lưu lượng truy cập cũng như nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

Google Shopping Ads là loại quảng cáo mua sắm Online của Google.

2.4. Youtube Ads – Video quảng cáo YouTube

Youtube Ads là hình thức quảng cáo dưới dạng các video có độ dài từ 6 – 15 giây, thường hiển thị ngay trước hoặc trong khi phát các nội dung trên YouTube. Đây là dạng quảng cáo dành riêng cho công cụ tìm kiếm video Youtube trực thuộc Google. Quảng cáo GDN cũng được hiển thị trên Youtube, tuy nhiên hình thức quảng cáo chính của nền tảng này là Video Ads. Youtube Ads được đánh giá là kênh quảng cáo hiệu quả vì được nhiều người dùng ưa chuộng và phù hợp với thời đại mới.

Các quảng cáo YouTube Ads xuất hiện trong các video trên YouTube.

2.5. Gmail Ads – Quảng cáo Gmail

Gmail Ads là hình thức quảng cáo đặc biệt của Google, trong đó Google sẽ phân phối các email quảng cáo đến một tệp người dùng cụ thể dựa trên các yêu cầu xác định như nhân khẩu học, lịch sử truy cập vào các website, sở thích,… Từ đó, kêu gọi khách hàng xem thông tin về sản phẩm và nhấn vào đường link đến trang đích của sản phẩm đó. Thường email sẽ xuất hiện trong 2 tab Promotions & Social.

Google sẽ phân phối các Email quảng cáo đến khách hàng tiềm năng.

Gmail Ads đặc biệt phát huy hiệu quả với các sản phẩm/dịch vụ tầm trung – cao cấp trong các lĩnh vực như:

  • Bất động sản
  • Bảo hiểm
  • Xe cộ
  • Thẩm mỹ viện
  • Gói tập Gym/Yoga
  • Trang sức đá quý
  • Các khóa học Tiếng Anh,…

2.6. Remarketing – Tiếp thị lại

Remarketing – tiếp thị lại hay tiếp thị bám đuổi là hình thức quảng cáo đặc biệt, giúp tiếp tục theo chân các khách hàng đã từng quan tâm đến sản phẩm, hoặc ghé qua trang Web của bạn. Thông thường tiếp thị lại hay dùng hình thức quảng cáo GDN và Gmail Ads để tiếp cận các khách hàng cũ, khích thích họ đưa ra hành động. Đây là hình thức hỗ trợ giúp các hình thức quảng cáo Google Ads trên đạt hiệu quả cao hơn.

Remarketing theo chân khách hàng sau khi họ ghé qua web của bạn.

3. Cách tính chi phí chạy quảng cáo Google

Khi chạy quảng cáo trên Google, bạn phải đấu thầu chi phí để thực hiện một hành động cụ thể nào đó. Cụ thể có cách tính chi phí chạy Google Ads sau đây:

  • CPC (Cost per Click) hay PPC (Pay per Click): Chi phí tính cho mỗi lượt click của người dùng.
  • CPM (Cost per 1000 Impressions): Chi phí tính cho mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo.
  • CPA (Cost per Acquisition): Chi phí cho mỗi lần thực hiện hành động của khách hàng.
  • CPV (Cost per Video View): Chi phí tính cho mỗi lượt xem Video.
  • CPI (Cost per Install): Chi phí tính cho mỗi lượt cài đặt ứng dụng.

Tùy thuộc vào loại quảng cáo mà sẽ áp dụng cách tính phí khác nhau. Thông thường, quảng cáo Google Search, GDN, Shopping Ads sẽ tính theo CPC, CPA; quảng cáo Youtube tính theo CPM, CPV và quảng cáo ứng dụng là CPI.

Những cách tính chi phí quảng cáo Google Adwords.

Bên cạnh chi phí cố định cho mỗi hành động, chi phí Google Ads còn được tính dựa theo một số yếu tố sau:

  • Chất lượng trang đích: Trang đích càng tối ưu tốt, đặt người dùng lên hàng đầu sẽ có chi phí rẻ hơn.
  • Giá thầu: Quảng cáo nào có thể trả chi phí cao hơn thì Google sẽ ưu tiên hơn.
  • Lĩnh vực, ngành nghề: Các lĩnh vực như bất động sản, du lịch, thẩm mỹ,… có tính cạnh tranh cao thường chi phí sẽ cao hơn.
  • Kết quả quảng cáo: Google dựa vào các tỷ lệ nhấp chuột, time on page, tỷ lệ chuyển đổi để tính lại giá phân phối quảng cáo. Nếu các chỉ số càng tốt chi phí sẽ càng rẻ.

4. Những lợi ích Google Adwords mang lại

Google Adwords mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nói chung và nhà quảng cáo nói riêng. Với công cụ này, bạn có thể dễ dàng nhắm đến đối tượng khách hàng mục tiêu của sản phẩm, quản lý dễ dàng, hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, hệ thống báo cáo chính xác.

lợi ích của google adwords
Google Adwords mang lại nhà quảng cáo rất nhiều lợi ích.

4.1. Nhắm đúng đối tượng mục tiêu

Do các kết quả sẽ được ưu tiên hiển thị ở những vị trí đầu tiên khi khách hàng tìm kiếm từ khóa, hoặc hiển thị tại những trang web mà khách hàng truy cập mỗi ngày nên xác suất tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu quan tâm đến sản phẩm là rất cao. Bên cạnh đó, retargeting còn bám đuôi khách hàng qua hành trình lướt web hàng ngày giúp khách hàng ghi nhớ đến thương hiệu và sản phẩm lâu hơn.

4.2. Nhanh chóng, quản lý dễ dàng

Nếu sản phẩm của bạn không vi phạm bất cứ điều gì trong chính sách quảng cáo của Google, thì quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ngay chỉ sau 5 phút kể từ khi cài đặt quảng cáo thành công. Bạn có thể điều chỉnh thông tin về sản phẩm, thêm hoặc thay đổi từ khóa, thay đổi phương thức nhắm mục tiêu, ngân sách quảng cáo,… bất cứ khi nào. Ngoài ra, Google còn cho phép bạn đặt quảng cáo bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, ở mọi thị trường mà bạn mong muốn hướng đến.

4.3. Hiệu quả cao – tối ưu chi phí

Do nhắm chính xác đối tượng mục tiêu, Google Ads giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng, mang về doanh thu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với hình thức trả phí CPC, bạn chỉ cần trả tiền cho những lượt click vào quảng cáo từ những khách hàng thật sự quan tâm. Google còn cho phép nhà quảng cáo điều chỉnh ngân sách, mức chi tiêu theo ngày, giúp bạn dễ dàng quản lý hiệu quả quảng cáo và có những điều chỉnh phù hợp để tối ưu hóa chi phí một cách tốt nhất.

4.4. Hệ thống báo cáo, thống kê số liệu chính xác

Khác với các hình thức quảng cáo truyền thống, Quảng cáo Google cung cấp cho doanh nghiệp những công cụ đo lường chính xác và cập nhật liên tục. Hơn 50 loại báo cáo từ các chiến dịch quảng cáo tổng thể đến các nhóm quảng cáo, trang đích, từ khóa, đối tượng,… sẽ được cung cấp cho bạn qua tài khoản Google Ads. Bạn có thể theo dõi những biến động của các số liệu về lượt click, lượt hiển thị, chi phí CPC,… vô cùng dễ dàng.

Công cụ Google Ads cung cấp đầy đủ các báo cáo, số liệu về hiệu quả chiến dịch.

5. Tiêu chí xếp hạng quảng cáo Google

5.1. Quality Score – Điểm đánh giá chất lượng

Quality Score hay Điểm chất lượng là một công cụ đánh giá của Google giúp bạn biết được chất lượng quảng cáo của mình đang ở mức nào so với các nhà quảng cáo khác. Điểm chấm trên thang từ 1 – 10 và áp dụng cho cấp từ khóa. Điểm chất lượng càng cao tức là quảng cáo và trang đích của bạn càng liên quan và hữu ích với người tìm kiếm từ khóa hơn so với các đối thủ khác.

Tiêu chí đánh giá Điểm chất lượng của Google Ads.

Hệ thống tính Điểm chất lượng dựa trên 3 thành phần sau:

  • Tỷ lệ nhấp (CTR) dự kiến: Số liệu về khả năng khách hàng sẽ nhấp vào quảng cáo của bạn khi nó xuất hiện.
  • Mức độ liên quan của quảng cáo (Ad Relevance): Mức độ quảng cáo của bạn liên quan đến ý định của người dùng (thể hiện qua cụm từ tìm kiếm).
  • Trải nghiệm trang đích (Landing Page): Mức độ liên quan và hữu ích của trang đích với những người nhấp vào quảng cáo của bạn.

Với mỗi thành phần trên, hệ thống sẽ đem so sánh với thành phần tương ứng của các nhà quảng cáo khác có quảng cáo xuất hiện cho từ khóa giống bạn trong vòng 90 ngày gần nhất. Kết quả đánh giá sẽ trả về mức điểm thuộc 3 mức “Trên trung bình”, “Trung bình” hoặc “Dưới trung bình”. Nếu một trong 3 thành phần có mức điểm “Trung bình” hoặc “Dưới trung bình”, thì bạn cần cải thiện thành phần đó.

>> Bên cạnh đó, mẫu kế hoạch quảng cáo Google Adwords đóng vai trò quan trọng, giúp nhà quảng cáo lên kế hoạch chiến dịch hiệu quả.

5.2. Ad Rank – Thứ hạng quảng cáo

Ad Rank: là điểm xác định vị trí hiển thị quảng cáo của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. Công thức tính:

Quality Score (điểm chất lượng) x CPC Bid (giá thầu tối đa) = Ad Rank (Thứ hạng QC)

Lưu ý: CPC Bid là giá thầu tối đa bạn sẽ chi trả.

Vậy khi điểm Ad Rank càng cao, quảng cáo của bạn xếp hạng càng cao. Bạn có thể đưa ra Bid giá cao để tăng điểm Ad Rank. Nếu không bạn phải tăng Quality Score bằng cách tối ưu Landing Page, mang lại giá trị cho người dùng khi tìm quảng cáo đó.

>> Tìm hiểu ngay dịch vụ SEO giúp tối ưu Website, Landing page để tăng Điểm chất lượng cho quảng cáo của bạn.

Điểm Ad Rank càng cao, quảng cáo của bạn xếp hạng càng cao.

6. Tại sao Landing Page quan trọng trong Google Ads

Landing Page hay còn gọi là trang đích, là một trang trên website được tạo để phục vụ cho chiến dịch Marketing hay quảng cáo cụ thể. Trang đích chứa các nội dung tiếp cận trực tiếp các đối tượng mục tiêu cho sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Do đó, bạn cần hướng người dùng đến trang đích khi chạy quảng cáo Google nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả. Từ đó, khi khách hàng nhấp vào quảng cáo thì ngay lập tức họ sẽ được chuyển hướng đến trang nhắm đến các sản phẩm hay chương trình khuyến mãi cụ thể.

Tóm lại, Landing Page đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến dịch Google Ads. Landing Page cần được tối ưu từ khóa mục tiêu hiệu quả và nội dung hấp dẫn nhằm giảm thiểu chi phí quảng cáo. Bên cạnh đó, trang đích cần được tối ưu trải nghiệm người dùng tốt nhất, giúp nâng cao uy tín thương hiệu, thu hút khách hàng ở lại trang và tăng tỷ lệ chuyển đổi (click vào hotline, zalo, điền form,…).

7. Những điểm khác nhau giữa Google Adwords và SEO

Google Ads và SEO đều là những phương pháp giúp bạn tăng thứ hạng từ khóa của mình trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Nhưng phương pháp nào cũng có những ưu điểm riêng của nó:

Những điểm khác biệt giữa Google Adwords và SEO.
Google Ads SEO
Hoạt động Là hình thức trả phí để được hiển thị top đầu trên kết quả tìm kiếm Google. Là hình thức tối ưu hóa website, giúp nâng cao thứ hạng hiển thị tự nhiên trên kết quả tìm kiếm Google.
Chi phí Trả phí Không tốn phí
Thời gian Chỉ sau 5 phút Tốn nhiều thời gian
Kết quả Tức thời Lâu dài

Vì vậy, cách tốt nhất là kết hợp song song cả 2 hình thức Google Ads và SEO website Google để Website của bạn đạt được hiệu quả tốt nhất!

8. Nên bắt đầu chạy loại quảng cáo Google Ads nào trước?

Tùy mục đích và ngành hàng mà doanh nghiệp cần chọn loại quảng cáo Google phù hợp. Nếu ngân sách đầu tư quảng cáo lớn, bạn có thể quảng cáo GDN trên diện rộng nhằm tăng nhận thức thương hiệu. Hoặc nếu bạn hạn chế ngân sách đầu tư, bạn có thể cân nhắc hình thức quảng cáo phù hợp khác. Đối với những người mới tiếp cận quảng cáo Google, bạn có thể triển khai quảng cáo Google Search để thu hút khách hàng tiềm năng trực tiếp dựa trên nhu cầu của họ.

9. Kết luận

Google Ads là một kênh quảng cáo trả phí trên công cụ Google, giúp bạn tạo chiến dịch với nhiều hình thức khác nhau. Công cụ quảng cáo này phù hợp với hầu hết doanh nghiệp, giúp mang đến cơ hội tìm kiếm khách hàng cho sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Dịch vụ quảng cáo Google Ads nhằm tiết kiệm thời gian và ngân sách để thuê nhân sự chạy quảng cáo.

TIẾP CẬN KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ – TỐI ƯU NGÂN SÁCH

Nhận tư vấn chiến lược quảng cáo Google hiệu quả

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

4.0 / 5 - (94 bình chọn)
profile profile hotline