KOC là gì? Sự khác biệt của KOC và KOL trong Marketing

Theo dõi GOBRANDING trên

Thuật ngữ KOC ra đời và ngày càng trở nên phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù còn khá mới nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng. Vậy KOC là gì? Sự Khác biệt giữa KOC và KOL thế nào? Cùng GOBRANDING tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. KOC (Key Opinion Costumer) là gì?

KOC (Key Opinion Consumer) là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường.

koc là gì
Định nghĩa của KOC.

Họ sẽ sản xuất ra những dạng nội dung nêu ra nhận định khách quan về một sản phẩm của nhãn hiệu nào đó để chia sẻ cho những người theo dõi họ. Mặc dù có lượng người theo dõi không cao nhưng bằng chính những trải nghiệm chân thực mà người tiêu dùng có tầm ảnh hưởng có thể điều hướng được ý định mua hàng của người tiêu dùng.

KOC có thể xuất thân từ bất cứ ngành nghề nào, họ có thể là một doanh nhân, một người nội trợ hay một bạn genZ,… muốn review đến mọi người những trải nghiệm về sản phẩm mà họ đã sử dụng.

KOC là gì
Ví dụ minh họa về KOC.

2. Sự khác biệt của KOC và KOL là gì?

KOC và KOL thường bị nhầm lẫn nên trong phần này, GOBRANDING sẽ đi vào so sánh sự khác biệt giữa KOL và KOC là gì.

2.1. Mục tiêu sử dụng

KOC: thường được nhãn hiệu lựa chọn với mục đích tạo sự tin tưởng với khách hàng về sản phẩm qua những review trải nghiệm chân thực.

Ví dụ: Sự kiện ra mắt dòng dòng sản phẩm mới “Cấy trắng body Senses” của CC. White có sự góp mặt của KOC, họ được mời đến dùng thử sản phẩm và review sản phẩm.

Mục tiêu sử dụng KOC
KOC được nhãn hàng tin tưởng lựa chọn.

KOL: được sử dụng KOL với mục đích tăng độ nhận diện và phủ sóng trên thị trường nhiều hơn. Một số KOL sẽ được nhãn hàng lựa chọn để làm đại diện cho thương hiệu.

Ví dụ: Sơn Tùng MTP được OPPO mời làm đại sứ thương hiệu cho nhiều dòng sản phẩm của hãng. Anh chàng đã chứng minh được độ “hot” của mình khi giúp OPPO tăng độ nhận diện và sự yêu mến trong lòng người tiêu dùng.

>> Bạn đã biết đến Cách tăng mức độ nhận biết thương hiệu trong tâm trí khách hàng chưa?

KOL marketing
Sơn Tùng là KOL được OPPO mời làm đại sứ thương hiệu.

2.2. Tính chủ động

KOC: Chủ động liên hệ với nhãn hàng, gợi ý yêu cầu kiểm tra đánh giá sản phẩm dịch vụ.

KOL: Được nhãn hàng liên hệ và đưa ra lời mời quảng cáo, KOL sẽ nhận được một khoản chi phí theo thỏa thuận.

2.3. Khả năng tiếp cận khách hàng

KOC: Số follow không phải là yếu tố để xem xét đối với KOC. Họ sẽ là những người trực tiếp bỏ tiền ra mua sản phẩm về sử dụng hoặc liên hệ nhãn hàng nhận sản phẩm để trải nghiệm, review một cách chân thực nhất. Với cương vị là người tiêu dùng đánh giá về sản phẩm nên họ sẽ tiếp cận gần hơn với những người tiêu dùng khác và nhận được sự tin cậy cao hơn.

KOL: Khi gõ tên các KOL trên công cụ tìm kiếm bạn sẽ có thể thấy được rất nhiều thông tin về họ. Dựa vào số người theo dõi mà KOL được chia thành những mức độ ảnh hưởng khác nhau. Các nhãn hàng thường chủ động liên hệ mời KOL quảng bá sản phẩm với mức chi phí tương xứng. Do vậy, người tiêu dùng cũng sẽ phải cân nhắc nhiều về sản phẩm trước khi tin tưởng và ra quyết định mua.

2.4. Tính chuyên môn

KOC: Không cần phải quá am hiểu về sản phẩm vì họ đứng trên cương vị người mua hàng, người tiêu dùng thực tế để trải nghiệm sản phẩm, sau đó sẽ đưa ra các đánh giá chân thực nhất dựa vào cảm nhận cá nhân.

KOL: có kiến thức chuyên môn sâu về ngành nghề, lĩnh vực cụ thể như những chuyên gia về thời trang, thẩm mỹ, bác sĩ da liễu,…

KOC khác KOL
Sự khác nhau giữa KOC và KOL.

3. Xu hướng sử dụng KOC đang lên ngôi

Trước rất nhiều các khủng hoảng truyền thông của những thương hiệu lớn vì những scandal đến từ những KOL thì hiện tại các doanh nghiệp đã cẩn trọng hơn trong quá trình sử dụng người ảnh hưởng (KOL, Influencer) để quảng bá thương hiệu. 

Thêm vào đó, người tiêu dùng cũng ngày càng thông thái hơn, thay vì tin tưởng tuyệt đối vào quảng cáo của người nổi tiếng thì họ dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ trước khi ra quyết định mua. Do vậy, xu hướng KOC Marketing chính là một giải pháp hữu hiệu được nhiều doanh nghiệp ngày nay áp dụng.

Xu hướng KOC Marketing
Xu hướng KOC Marketing đang lên ngôi.

Trào lưu KOC phổ biến lần đầu tiên là vào năm 2019 ở Trung Quốc sau đó lan rộng và tạo thành một xu hướng mạnh mẽ ở phương Tây và các quốc gia Châu Á. Ngày nay, các thương hiệu thay vì chỉ tập trung đầu tư cho các KOL thì đã sẵn sàng đầu tư cho các KOC để có thể tiếp cận đến người tiêu dùng một cách trực tiếp. 

Trước đây, thương hiệu luôn là người lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng nhưng với sự phát triển của KOL và KOC thì người tiêu dùng cũng đã ở thế chủ động hơn trong việc lắng nghe thương hiệu.

Với xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ như vậy, liệu KOC có khả năng thay thế hoàn toàn KOL trong tương lai hay không? Câu trả lời là không. Vì hiện tại, cả KOL và KOC đều có đủ chỗ đứng trong thị trường tiếp thị trực tuyến và cũng tùy vào mục tiêu của doanh nghiệp mà họ lựa chọn những người có sức ảnh hưởng phù hợp. 

>> Tìm hiểu thêm về Affiliate Marketing – hình thức tiếp thị liên kết phổ biến KOC sử dụng.

4. Lợi ích của KOC trong hoạt động Marketing

Key Opinion Consumer mang lại nhiều lợi ích cho chiến lược tiếp thị cho doanh nghiệp. Sau đây là 5 lợi ích nổi bật mà KOC mang lại:

5 Lợi ích của KOC đối với hoạt động marketing
5 lợi ích của KOC trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

4.1. Tiết kiệm chi phí

Thông thường, chi phí để booking KOL thường rất cao và tùy thuộc vào phạm vi cũng như tầm ảnh hưởng mà sẽ có những mức giá khác nhau cho mỗi KOL. Nhưng với KOC thì nhãn hàng chỉ cần chi trả cho họ những khoản tiền hoa hồng dựa trên số đơn hàng họ bán được. Cụ thể từ 7-20% khi thu hút được khách hàng mới và 2-6% đối với khách hàng mua lại, quy đổi ra mức chi phí tối đa chỉ khoảng 15.000 đồng/đơn hàng thành công.

Bảng giá hoa hồng của Affiliate
Bảng giá hoa hồng của Shopee Affiliate.

4.2. Tạo dựng lòng tin của người tiêu dùng

Trên các video quảng cáo ngày càng xuất hiện nhiều hình ảnh của các KOL nổi tiếng và người tiêu dùng cũng ngày càng nhạy cảm hơn đối với vấn đề quảng cáo. Vì thế, họ luôn cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng những sản phẩm được KOL quảng cáo. Còn với KOC, họ đóng vai trò là những người tiêu dùng nên những đánh giá về sản phẩm, dịch vụ mang tính khách quan và đáng tin cậy. Từ đó, lòng tin của người tiêu dùng cũng cao hơn và KOC chính là chiếc cầu nối hiệu quả giữa khách hàng và thương hiệu.

4.3. Rủi ro thấp

Nếu hợp tác với những người có sức ảnh hưởng lớn như KOL thì nhãn hàng sẽ chỉ được cam kết về số lượt tương tác với nội dung họ đăng tải. Nhưng đối với KOC thì nhãn hàng chỉ phải chi trả hoa hồng khi đơn hàng được giao dịch thành công. Thông qua các đường link tracking là nhãn hàng đã có thể nắm được hiệu quả chiến dịch với các chỉ số báo cáo minh bạch.

4.4. Tăng doanh thu bán hàng

Hiện nay, những đánh giá chân thực về sản phẩm là yếu tố được khách hàng ưu tiên hàng đầu. Do vậy, những KOC đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình trong việc tạo dựng lòng tin của họ với nhãn hiệu. Qua đó, thúc đẩy ý định mua hàng của người tiêu dùng giúp tăng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.

4.5. Tăng thứ hạng từ khóa SEO website

Thông qua những bài đăng chia sẻ về sản phẩm được các KOC đăng tải trên các tài khoản của mình hoặc các hội nhóm mà có nhắc đến thương hiệu hoặc gắn kèm link dẫn tới website thì sẽ giúp lượng traffic đổ về tăng lên. Từ đó, thương hiệu sẽ được Google đánh giá cao và đạt được những thứ hạng tốt trên thanh công cụ tìm kiếm.

>> Tìm hiểu thêm về Dịch vụ SEO giúp tăng hiệu quả tiếp thị của doanh nghiệp.

5. Cách phát triển chiến lược KOC Marketing cho thương hiệu

Với những lợi ích vượt trội mà KOC mang lại, doanh nghiệp có thể áp dụng vào chiến lược tiếp thị của mình với 3 bước sau đây:

3 bước để các thương hiệu có thể tận dụng KOC Marketing
3 bước phát triển chiến lược KOC Marketing.

Bước 1: Thu hút KOC

Đầu tiên, các thương hiệu xây dựng chiến lược KOC Marketing cần bắt đầu bằng việc thu hút khách hàng tiềm năng phù hợp. Để làm được điều này nên:

  • Tạo ra một sân chơi khuyến khích khách hàng đưa ra những đánh giá trên các nền tảng bán hàng của bạn.
  • Tương tác với người hâm mộ trên các nền tảng mạng xã hội bằng cách trả lời tin nhắn, comment và tạo các trò chơi có gắn kèm Hashtag để họ hưởng ứng.
  • Tìm kiếm trên mạng xã hội những người dùng đề cập đến thương hiệu của bạn nhiều nhất. 
  • Tạo các chiến dịch quảng cáo nhắm mục tiêu đến khách hàng lý tưởng của bạn.  

Tất cả những điều này sẽ giúp làm tăng mức độ liên quan trên mạng xã hội của thương hiệu, tăng số lượng đánh giá trực tuyến của người dùng và tăng lượng khách hàng lý tưởng mà thương hiệu tìm kiếm.

Bước 2: Chọn KOC phù hợp

Khi một thương hiệu đã thực hiện các bước cần thiết để thu hút KOC tiềm năng, thì bước tiếp theo là phải chọn lọc và xác định những người tiềm năng nhất. Có 3 yếu tố để xem xet KOC phủ hợp:

  • KOC có một kênh truyền thông với những người theo dõi chất lượng.
  • Họ là một người hâm mộ chính hiệu của thương hiệu.
  • Họ nằm trong thị trường mục tiêu của thương hiệu của doanh nghiệp

Bước 3: Thỏa thuận hợp tác với KOC

Cuối cùng, đã đến lúc bạn cần thỏa thuận để hợp tác với họ trong các hoạt động tiếp thị của mình bằng một số cách như:

  • Gửi quà tặng sản phẩm để khuyến khích các bài đánh giá và các bài đăng trên các trang mạng xã hội.
  • Tạo các chiến dịch tiếp thị có thể thúc đẩy sự hưởng ứng của họ.
  • Tạo ra các hoạt động live streams cho KOC, giúp nhãn hiệu có thể tiếp cận được mạng lưới những người theo dõi của họ.

6. Cách đặt mục tiêu và đạt được ROI tích cực với KOC Marketing

Doanh nghiệp sử dụng KOC Marketing với mục tiêu hàng đầu là xây dựng danh tiếng tích cực và sự ủng hộ từ người tiêu dùng. Tuy nhiên, chiến lược này không thể tạo ra hiệu ứng tức thì như một chiến dịch có KOL nên đòi hỏi một quá trình lâu dài. Điều này không đồng nghĩa là hình thức KOC Marketing có giá trị thấp hơn bất kỳ hình thức quảng cáo trực tuyến truyền thống nào khác. 

Trên thực tế, tiếp thị thông qua KOC liên tục tạo ra các khách hàng tiềm năng mới thông qua việc thu hút người hâm mộ và tăng nhận thức về thương hiệu thường xuyên. Theo thời gian, chiến lược này sẽ mang về ROI cao hơn nhiều so với các hình thức tiếp thị khác. 

Tuy nhiên, để đạt được chỉ số ROI dương, doanh nghiệp cần tránh chi quá nhiều tiền trong một khoảng thời gian ngắn mà nên thu hút, xác định và làm việc với KOC kết hợp với các phương pháp tiếp thị truyền thống khác để mang lại hiệu quả tối đa.

đạt được ROI tích cực với KOC marketing
Đặt mục tiêu và đạt được ROI tích cực với KOC Marketing.

>> Kết hợp với các Dịch vụ Marketing Online khác để đem lại hiệu quả tối ưu.

7. Những nền tảng mà KOC phát triển mạnh mẽ nhất

7.1. TikTok

TikTok là một nền tảng thịnh hành hiện nay được rất nhiều người sử dụng, đây là mảnh đất màu mỡ nhất dành cho các KOC. Với Tik Tok, mọi người được tự do sáng tạo, bày tỏ quan điểm của bản thân về một sản phẩm nào đó với Hashtag #review thịnh hành và rất dễ để lên xu hướng nếu nội dung thật sự có giá trị.

Ví dụ: Kênh TikTok VINH TECH REVIEW sở hữu kênh Tik Tok gần 900k người theo dõi với những clip triệu view. Anh chàng nổi lên từ những video với nội dung chính là sử dụng thử những sản phẩm nổi tiếng được quảng cáo rầm rộ trên mạng như cốc đổi hình, miếng đệm tăng chiều cao, đũa phát sáng,… sau đó đưa ra những đánh giá chân thực, khách quan nhất. Những sản phẩm chất lượng thì sẽ được gắn lên link bio để mọi người mua sắm. Mỗi khi có người nhấn vào link sản phẩm thì sẽ được dẫn sang nơi mua và từ đó VINHTECH sẽ nhận được khoản hoa hồng từ nhà bán hàng hoặc sàn thương mại điện tử.

KOC trên Tik Tok
KOC trên nền tảng Tik Tok.

7.2. Facebook Group

Nền tảng Facebook với gần 2 tỷ người dùng là một thị trường thuận lợi cho KOC phát triển. Trên Facebook có rất nhiều hội nhóm lớn thu hút từ các Beauty Blogger, chuyên gia make-up đến hội chị em yêu chăm sóc da và trang điểm tham gia như group “Chị em mần đẹp” với 1 triệu thành viên.

Hoạt động của họ trong những hội nhóm này thường là đăng bài viết review quá trình sử dụng sản phẩm với những ưu nhược điểm, lời khuyên đối với sản phẩm gắn kèm đường link mua sắm cho những ai có nhu cầu.

review chân thực của KOC
Group “Chị em làm đẹp” với những review chân thực.

7.3. YouTube

YouTube cũng là một nền tảng được rất nhiều KOC sử dụng để sản xuất những video review sản phẩm của mình. Với thời gian video dài hơn thì những video càng có nội dung chân thực hơn. Trong đó ghi lại quá trình sử dụng sản phẩm rồi đưa ra nhận xét, lời khuyên. Dưới phần mô tả video, họ còn đặt các đường link mua sản phẩm để người xem bấm vào mua hàng.

Ví dụ: Cô gái vàng trong làng review chân thực phải gọi tên Võ Hà Linh. Cô sở hữu tài khoản Youtube với hơn 1,7M subscribe. Trên tài khoản này, Hà Linh đăng tải những video review những sản phẩm mà cô đã từng trải nghiệm. Những video này đều nhận được sự tương tác rất sôi nổi từ người xem.

Tài khoản Youtube của “Chiến thần review”
Tài khoản Youtube của “Chiến thần review” Võ Hạ Linh.

8. Kết luận

KOC Marketing đang dần trở thành một xu hướng tiếp thị được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi những lợi ích mà nó mang lại. Trên đây, GOBRANDING đã giúp bạn hiểu hơn về KOC cũng như cách áp dụng trong chiến lược Marketing hiệu quả. Hy vọng bạn đã có thể đẩy mạnh nhận diện thương hiệu và tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ trong tương lai.

Bên cạnh đó, việc phủ rộng thương hiệu trên mạng Internet cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc xây dựng nhận thức thương hiệu và gia tăng tỷ lệ khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp. Với Dịch vụ SEO website, thương hiệu và sản phẩm dễ dàng được khách hàng mục tiêu tìm kiếm, thúc đẩy doanh thu bán hàng nhanh chóng.

KẾT HỢP KOC MARKETING VÀ TỐI ƯU WEBSITE PHỦ RỘNG TRÊN INTERNET

Nhận tư vấn
phát triển website với SEO

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

4.0 / 5 - (94 bình chọn)
profile profile hotline