Marketer là gì? Những tố chất cần có để trở thành Marketer chuyên nghiệp

Theo dõi GOBRANDING trên

Marketing là một thuật ngữ quen thuộc trong đời sống xã hội và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thế nhưng, khái niệm Marketer là gì lại khiến nhiều người nhầm lẫn với khái niệm Marketing là gì? Liệu có liên quan gì đến Marketing hay không? Muốn trở thành một Marketer giỏi cần những yếu tố gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này. Cùng GOBRANDING theo dõi!

I. Marketer là gì?

Marketer là gì? Marketer là những người làm việc trong lĩnh vực Marketing của một doanh nghiệp, đảm nhiệm công việc nghiên cứu, phân tích thị trường, lên kế hoạch và chiến lược Marketing cụ thể để quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp.

Mặc dù, khái niệm Marketer là gì có thể được gắn liền với nhiều tên gọi hay công việc khác nhau, nhưng mục tiêu chính của Marketer đó là kết nối thương hiệu với khách hàng để có thể bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn.

Theo dự báo của các nền tảng việc làm như LinkedIn cho biết: Marketer hay các nhà tiếp thị là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao nhất của các thương hiệu và nhu cầu này đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.

khái niệm Marketer là gì
Marketer là đảm nhiệm công việc nghiên cứu, phân tích thị trường, lên kế hoạch và chiến lược Marketing

II. Công việc Marketer làm gì?

Khi tìm hiểu về Marketer, công việc của Marketer là gì luôn là vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay. Nhìn chung, Marketer thực hiện rất nhiều công việc khác nhau để nắm bắt xu hướng cũng như giúp doanh nghiệp không bị tụt lại phía sau. Cụ thể công việc của Marketer sẽ bao gồm như sau.

1. Lên kế hoạch

Khi bắt đầu thực hiện một dự án nào đó, Marketer cần vạch ra những mục tiêu, kế hoạch cụ thể. Đó có thể là mục tiêu đạt KPI, mục tiêu hoàn thành chiến lược tiếp thị, mục tiêu tìm hiểu Insight khách hàng,…

Thông thường, Marketer sẽ đề ra những mục tiêu lớn nhất, sau đó đi sâu vào từng mục tiêu nhỏ và thực hiện từng bước một. Với một bản kế hoạch sẽ gồm có 1 – 2 mục tiêu lớn và 3 – 4 mục tiêu nhỏ. Các mục tiêu lớn cần có sự kết nối, thống nhất và liền mạch nhằm đảm bảo đạt được kết hoạch đặt ra.

Công việc Marketer làm gì?
Marketer sẽ đề ra những mục tiêu lớn, nhỏ và thực hiện từng bước một

2. Theo dõi và nghiên cứu đối thủ

Binh Pháp Tôn Tử xưa đã nói rằng: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Thực vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực giúp các Marketer đánh giá được khách quan về sản phẩm/dịch vụ mà đối thủ cung cấp cũng như điểm mạnh, điểm yếu của họ. Từ đó đưa ra những chiến lược tuyệt vời nhằm đánh bại đối thủ trên thị trường kinh doanh.

Việc nghiên cứu có thể được thực hiện từ trang Website của đối thủ, tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ, tiếp cận khách hàng tiềm năng, cách họ phản hồi thông tin khách hàng, cách thức tuyển dụng,… Từ những dữ liệu này sẽ giúp Marketer đánh giá tổng quan về đối thủ. 

3. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Công việc của Marketer là gì? Đó là theo dõi, tìm hiểu và nghiên cứu khách hàng mục tiêu. Trước tiên bạn cần nắm rõ khách hàng của bạn là ai? Họ có những nhu cầu, sở thích, tính cách, mong muốn hay thói quen tiêu dùng gì? 

Ngoài ra, Marketer cần phân loại các nhóm khách hàng cụ thể để đưa ra chiến lược riêng nhằm đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng tốt nhất.

Để tạo ra một bức chân dung khách hàng, bạn có thể thực hiện công việc sau đây. 

Thu thập thông tin cần thiết: Biết được nhu cầu, mong muốn và vấn đề mà họ đang gặp phải thông qua các cuộc khảo sát khách hàng. Các Marketer có thể sử dụng kênh Social Media (Facebook, Instagram, TikTok,…) hoặc thông qua các kênh Offline để thu thập thông tin chi tiết, sát với thực tế nhất.

Phân tích dữ liệu: Phân tích, chia nhỏ thành các nhóm khách hàng mục tiêu nhưng đảm bảo vẫn có chung một đặc điểm nào đó. Từ đó, có thể tìm ra lý do tại sao khách hàng từ chối mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc đâu là nơi mà họ hay mua hàng.

Cập nhật hồ sơ vào hệ thống quản lý: Lưu giữ, cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên là điều quan trọng và có ích cho việc tiếp thị sản phẩm lại về sau cho khách hàng mục tiêu, vừa giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng, vừa biết được những hành vi luôn thay đổi của khách hàng.

Công việc của Marketer là gì
Công việc của Marketer là tìm hiểu và nghiên cứu khách hàng mục tiêu

4. Lắng nghe phản hồi từ khách hàng và truyền thông

Không chỉ là cung cấp, mà Marketer cũng biết lắng nghe những đóng góp phản hồi từ khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Từ đó đưa ra chính sách, điều chỉnh kế hoạch, chiến lược và các phương án sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đồng thời mang đến những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.

5. Sáng tạo nội dung mới lạ, độc đáo

Thị trường là nơi cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Do đó, là một Marketer nếu không biết làm mới tư duy, đưa ra những ý tưởng sáng tạo, độc lạ hay không cập nhật tình hình, không bắt Trend và xu hướng kịp thời thì sẽ rất khó có thể cạnh tranh với đối thủ cùng ngành của mình. 

Vì vậy, Marketer cần biết cách tạo ra những Content (nội dung) mới, thú vị, độc lạ và phải biết cách tạo ra chiến dịch quảng cáo ấn tượng, hấp dẫn, thậm chí có thể tự tạo nên một Trend cho cộng đồng.

III. Phân loại các ngành nghề trong Marketing

Marketing được chia thành 2 loại cơ bản đó là Digital Marketing và Marketing truyền thống.

1. Digital Marketing

Digital Marketing là bao gồm những hoạt động Marketing được thực hiện dựa trên nền tảng số. Thông qua nền tảng số này, người làm Marketing sẽ xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu công ty một cách tốt nhất.

Lúc này, doanh nghiệp sẽ tiếp cận với khách hàng thông qua các thông tin điện tử như: Facebook, Email, Website,… Cách tiếp cận này sẽ thay thế phương thức truyền thống.

1.1. Content Marketing

Content Marketing là một hình thức tiếp thị chiến lược tập trung vào việc tạo ra và phân phối nội dung phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bằng cách này, nó giúp tạo ra giá trị cho khách hàng mục tiêu, hấp dẫn và giữ chân họ, từ đó xây dựng mối quan hệ trung thành giữa khách hàng và sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.

Phân loại các ngành nghề trong Marketing
Content Marketing là một hình thức tiếp thị chiến lược tập trung vào việc tạo ra và phân phối nội dung phù hợp với nhu cầu của khách hàng

1.2. SEO Marketing

SEO (Search Engine Optimization là quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nhằm cải thiện chất lượng và lượng truy cập vào Website bằng cách tăng khả năng hiển thị trang Web của doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm như: Google, Yahoo và những công cụ tìm kiếm khác.

1.3 Video Marketing

Video Marketing là một phương pháp tiếp thị sản phẩm/dịch vụ hoặc thông điệp của thương hiệu bằng cách sử dụng Video làm phương tiện truyền tải. Khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thông qua những nội dung được truyền đạt trong Video. Mục tiêu cuối cùng của Video Marketing là thúc đẩy sự lựa chọn từ phía người tiêu dùng.

Video Marketing trong ngành markeitng
Video Marketing là một phương pháp tiếp thị sản phẩm, dịch vụ bằng cách sử dụng Video làm phương tiện truyền tải

1.4 PPC Marketing

PPC (Pay-Per-Click) Marketing là một mô hình tiếp thị trên Internet, trong đó nhà quảng cáo sẽ trả phí mỗi khi có người nhấp vào quảng cáo của họ. Đây là cách để mua lượt truy cập vào trang Web thay vì phải chờ đợi ngẫu nhiên.

2. Marketing truyền thống

Khác với Digital Marketing, Marketing truyền thống sẽ bao gồm các hoạt động truyền đạt thông tin và tập trung vào việc phân phối và bán hàng cho khách hàng tiềm năng hoặc đối tác của doanh nghiệp mà không sử dụng Internet hay các phương tiện kỹ thuật số. 

2.1 Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin khách hàng và dữ liệu để tìm ra giải pháp và trả lời những thắc mắc của khách hàng. Để thực hiện tốt, bạn cần hiểu rõ về thị trường, hiểu rõ người tiêu dùng và có kỹ năng nghiên cứu định lượng, tổng hợp và phân tích. Dựa trên đó, bạn sẽ đưa ra những câu trả lời hợp lý và đáp ứng đúng mong muốn của khách hàng.

2.2 Trade Marketing

Trade Marketing là một lĩnh vực khác trong ngành Marketing, chuyên tập trung vào chiến lược tiếp thị B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp). Nó đưa sản phẩm vào các kệ hàng của các đối tác trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

Trade Marketing thực hiện việc triển khai hoạt động tổ chức, chiến lược ngành hàng và thương hiệu trong kênh phân phối tại điểm bán của doanh nghiệp. Mục tiêu của Trade Marketing là tối ưu hóa trải nghiệm mua hàng của khách hàng và các nhà bán lẻ, từ đó đem về lợi nhuận và doanh số cao nhất.

2.3 Tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện là một chiến lược quảng cáo tạo sự tiếp xúc trực tiếp giữa các công ty và khách hàng thông qua các sự kiện đặc biệt như: hội chợ, buổi hòa nhạc hoặc sự kiện thể thao. 

Việc sử dụng chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng hơn thông qua lấy mẫu trực tiếp hoặc tạo sự tương tác. Tổ chức sự kiện nhằm tạo sự thu hút người tiêu dùng trong thời điểm họ sẵn sàng tham gia.

Tổ chức sự kiện trong Marketing
Tổ chức sự kiện nhằm thu hút khách hàng mục tiêu

IV. Những kỹ cần năng cần có của một Marketer chuyên nghiệp

Cách để bạn trở thành một chuyên gia Marketer là gì? Mỗi một vị trí khác nhau sẽ yêu cầu những kỹ năng khác nhau. Là một Marketer chuyên nghiệp không chỉ có kinh nghiệm chuyên sâu trong nghề mà cần có những kỹ năng quan trọng dưới đây.

1. Kỹ năng thích nghi nhanh với môi trường làm việc

Với thị trường và nhu cầu khách hàng liên tục thay đổi đã yêu cầu các Marketer phải tự vận động chính mình để có thể bắt kịp với xu hướng. Hơn nữa, trước mỗi sự việc, tình huống bất ngờ, đòi hỏi Marketer phải luôn tỉnh táo, nhanh nhạy và tìm hiểu các vấn đề, từ đó đưa ra các phương án giải quyết linh hoạt, hợp lý, đảm bảo tốt nhất cho dự án, chiến lược của doanh nghiệp và khách hàng.

2. Sáng tạo, bắt Trend tốt

Marketer cũng được đánh giá là một trong những ngành nghề sáng tạo. Với một Marketer chuyên nghiệp, bạn cần biết làm thế nào để tạo ra sản phẩm và dịch vụ ấn tượng, sáng tạo và hấp dẫn để thu hút khách hàng. Sự sáng tạo, đưa ra những ý tưởng mới và độc đáo trong công việc giúp tăng doanh thu và củng cố vị thế thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

Ngoài ra, Marketer cũng cần có khả năng nhận biết và bắt kịp các xu hướng mới để áp dụng vào chiến lược tiếp thị, lựa chọn Trend và biến tấu sao cho hợp lý. 

 kỹ cần năng cần có của một Marketer
Marketer phải luôn cập nhật tin tức, bắt Trend mới để đưa ra chiến lược cho công việc của mình

3. Biết lắng nghe và quan sát

Để hiểu khách hàng và thị trường, việc lắng nghe và quan sát là rất quan trọng đối với Marketer. Điều này giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó biết cách điều chỉnh và xây dựng chiến lược tiếp thị sản phẩm hiệu quả hơn.

4. Nhiệt tình, ham học hỏi

Sự nhiệt tình và ham học hỏi giúp bạn nắm bắt kiến thức mới, theo kịp xu hướng và áp dụng các hình pháp tiếp thị hiện đại vào công việc của mình. Qua đó giúp bạn đưa ra những ý tưởng, sáng tạo và thu hút khách hàng. Nhờ vậy mà có thể giúp tăng doanh thu và khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.

5. Kỹ năng làm việc nhóm tốt

Một chiến dịch tiếp thị lớn thì không thể chỉ có Marketer “gánh Team” mà còn có sự tham gia của rất nhiều người. Vì vậy, Marketer cần phải có khả năng làm việc nhóm tốt để có thể truyền tải, trao đổi và chia sẻ ý tưởng của mình với các thành viên khác trong Team.

Kỹ năng làm việc nhóm của marketer
Marketer cần phải có khả năng làm việc nhóm tốt để có thể truyền tải, trao đổi và chia sẻ ý tưởng của mình với các thành viên khác

6. Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp tốt là một lợi thế lớn cho Marketer khi đứng trước khách hàng, đối tác của mình. Là một Marketer chuyên nghiệp sẽ luôn biết cách sử dụng ngôn từ khôn khéo và ứng xử linh hoạt nhằm tạo ấn tượng và thu hút khách hàng. Đồng thời, Marketer phải nắm bắt tâm lý khách hàng để đưa ra phương án nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ.

Bên cạnh đó, Marketer còn phải biết cách làm khách hàng hài lòng bằng những câu chuyện hấp dẫn, thu hút, chạm đến trái tim người nghe khiến họ tò mò, quan tâm về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp, qua đó thúc đẩy họ hành động mua hàng. 

V. Thu nhập của Marketer có cao không?

Thu nhập của Marketer cao hay không còn tùy thuộc năng lực và kinh nghiệm. Đối với nhân viên đã có 1 – 2 năm kinh nghiệm thì mức lương dao động sẽ từ 7 – 11 triệu đồng/tháng. Sau 3 – 5 năm làm việc thì mức lương sẽ tăng lên khoảng 15 – 30 triệu/tháng.

Marketer là một nghề hấp dẫn và tiềm năng thu nhập cao cho những người đam mê và nỗ lực phát triển bản thân. Hy vọng bài viết mà GOBRANDING chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của Marketer là gì và mang lại lợi ích cho các kế hoạch tương lai của bạn như thế nào.

4.0 / 5 - (96 bình chọn)
profile profile hotline