Tải mẫu Social Media Audit cập nhật chi tiết

Theo dõi GOBRANDING trên

Social Media được sử dụng như một hình thức truyền thông chính để thực hiện quảng cáo và tiếp thị trong một chiến dịch Marketing. Nhờ khả năng khuếch tán thông tin cũng như duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, Social Media được xem như một trợ thủ đắc lực cho các marketer trong công cuộc xây dựng và tăng độ nhận diện thương hiệu, qua đó gia tăng lượt truy cập website và thúc đẩy doanh số bán hàng. Tuy nhiên, để  tối ưu và duy trì những mục tiêu Marketing trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, các marketer cần thực hiện báo cáo Social media Marketing Audit thường xuyên và định kỳ. 

Hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu khái niệm Social Media Audit và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp, từ đó có cái nhìn tổng quan về Mẫu Social Media Audit để có thể áp dụng hiệu quả cho bản báo cáo của doanh nghiệp bạn.

Đăng ký và tải ngay mẫu báo cáo Social Media Audit: 

1. Social Media Audit là gì?

Social Media Audit dịch ra tiếng Việt là kiểm toán hoạt động trên các phương truyền thông mạng xã hội (Social Media). Nói cách khác, Social Media Audit có thể hiểu đơn giản là quá trình rà soát, kiểm tra các số liệu thu được trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, qua đó đánh giá hiệu quả của chiến dịch, xác lập các mục tiêu mới và thể hiện chúng trên một bản báo cáo để trình bày với cấp trên, khách hàng hoặc các cá nhân liên quan. 

Một bản Social Media Audit sẽ bao gồm những thông tin như: nhân khẩu học, vị trí hiển thị nội dung, hiệu suất chiến dịch,…. Các chỉ số nổi bật có thể kể đến như số lượt hiển thị, mức độ tương tác với nội dung của khách hàng,…

Social media audit là gì
Tìm hiểu khái niệm Social media audit

2. Tầm quan trọng của Social Media Audit – kiểm toán hoạt động truyền thông mạng xã hội 

Trên thực tế, các công cụ truyền thông xã hội đang ngày càng phân mảnh. Với sự phát triển và bùng nổ của hàng loạt ứng dụng mạng xã hội (Social Network) tiêu biểu như Facebook, Instagram, Twitter, Tik Tok,…, ta có thể thấy mỗi doanh nghiệp đều sở hữu đa dạng các công cụ để tiếp cận và kết nối với khách hàng của mình. Nhưng khi có quá nhiều kênh phương tiện trong tay, marketer nói riêng và doanh nghiệp nói chung sẽ phải đối mặt với những thách thức trong việc xây dựng, triển khai và quản lý hoạt động của chiến dịch Marketing trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau.

Ngoài ra, trong môi trường kỹ thuật số hiện nay, mỗi ứng dụng mạng xã hội đều được lập trình khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của một bộ phận người dùng khác nhau, dẫn đến việc tùy vào thuật toán mà các nền tảng này sử dụng thì kết quả thu lại sẽ khác nhau. Do đó, để các chiến dịch truyền thông quảng cáo được thực thi hiệu quả, các marketer cần nắm rõ được nền tảng và phương pháp nào, áp dụng làm sao để tiếp cận được với càng nhiều khách hàng mục tiêu mà vẫn tiết kiệm chi phí cũng như nhân lực.

Social media audit đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Tầm quan trọng của Social media audit

Social Media Audit được sinh ra như một bản “kiểm tra sức khỏe tổng quát” các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social media health). Thông qua những hình ảnh trực quan, các số liệu và chỉ số đo lường, nó phác họa bức tranh tổng thể tình trạng hoạt động truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp. Qua đó, đưa ra những “tín hiệu” cho marketer về cách hành xử và thái độ của khách hàng đối với nỗ lực tiếp thị của mình. Marketer và các nhà quản lý có thể dựa vào những tín hiệu đó để thiết lập những mục tiêu mới và đưa ra những quyết định điều chỉnh sao cho phù hợp.

3. Những vấn đề thường gặp trong quá trình Social Media Audit – kiểm toán hoạt động truyền thông mạng xã hội 

Tuy việc Social Media Audit thường xuyên và định kỳ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp bởi những lý do đã nêu ở trên nhưng không phải công ty nào cũng áp dụng vì một số hạn chế cũng như khó khăn trong việc thực hiện.

  • Thiếu thời gian: Có quá nhiều thứ cần phải làm trong một chiến dịch Marketing và các quản lý cấp cao không muốn bỏ lỡ cơ hội cạnh tranh trên thị trường. 
  • Yêu cầu cụ thể hóa: Các marketer cần phải hình dung, tính toán để biết được chiến dịch nhận được kết quả như thế nào với khoản chi phí đã bỏ ra cho hoạt động quảng cáo.
  • Khó khăn trong việc nghiên cứu: Vì có nhiều chỉ số và phương pháp có thể sử dụng dẫn đến việc có quá nhiều thứ phải đánh giá về hiệu quả hoạt động truyền thông. Doanh nghiệp cần xác định được cách tiếp cận phù hợp trong việc đo lường hiệu quả số lượng lớn các kênh truyền thông. Vấn đề nghiên cứu sẽ dẫn đến những bất đồng quan điểm trong việc xác định khía cạnh đánh giá. Do vậy rất khó để có thể trực tiếp đo lường và đánh giá mức độ hiệu quả của một kênh truyền thông nhất định do sự nhập nhằng trong việc thống nhất mục tiêu của chiến dịch ngay từ đầu. 

4. Lợi ích khi sử dụng mẫu kiểm toán hoạt động truyền thông mạng xã hội (Social Media Audit Template) là gì?

Mặc dù việc kiểm toán hoạt động truyền thông mạng xã hội tồn tại nhiều khó khăn và có vẻ khác phiền phức, tuy nhiên vai trò quan trọng của Social Media Audit trong việc đánh giá sự thành công của truyền thông tiếp thị là không thể phủ nhận. Tùy vào từng doanh nghiệp mà những khó khăn nêu trên sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Có thể đối với các doanh nghiệp lâu năm với kinh nghiệm dày dặn thì chi phí hay nhân lực thực sự không phải là vấn đề, nhưng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nó thật sự là rào cản lớn.

Vì thế sử dụng mẫu Social Media Audit Template có sẵn sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được những hạn chế này. Mẫu báo cáo Social Media Audit sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những nội dung chính cần phải có của một bản kiểm toán hoạt động truyền thông mạng xã hội như các chỉ số được sử dụng, cách phân tích những số liệu này cũng như vai trò của chúng trong việc đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch truyền thông tiếp thị, qua đó biết được những điểm không hợp lý và đưa ra điều chỉnh kịp thời.

5. Nội dung chính của mẫu kiểm toán hoạt động truyền thông mạng xã hội (Social Media Audit Template)

Để thực hiện kiểm toán hoạt động truyền thông mạng xã hội, bạn cần xác định được những chỉ số cần phân tích, những số liệu được thể hiện có ý nghĩa như thế nào với kết quả của chiến dịch, các công việc trên nói ngắn gọn lại chính là lập một bản Social Media Audit Checklist. Tùy theo mục đích ban đầu của chiến dịch mà bạn sẽ có thể xác định được những thông tin trên. Tuy nhiên, đối với những người lần đầu tiên thực hiện thì sẽ còn khá mơ hồ và bối rối.

Dưới đây, GOBRANDING sẽ chia sẻ đến bạn các chỉ số mà bạn có thể dùng (Social Media Audit checklist) để đưa vào bản Social Media Audit của mình. Một Social Media Audit sẽ bao gồm các nội dung cơ bản dưới đây. 

Mẫu social media audit có nội dung chính là gì
Nội dung chính của mẫu Social media audit

5.1. Tóm tắt kết quả hoạt động Social media trước đó

Bản tóm tắt sẽ là thứ đầu tiên mà khách hàng của bạn đọc và nó cho thấy một cách tổng quát những khái niệm có liên quan đến khách hàng mà bạn đã thu được. 

Trong phần mở đầu của bản Social media Marketing audit, bạn cần truyền đạt các thông tin đã rút ra được từ việc phân tích những nỗ lực mà khách hàng của bạn đã bỏ ra trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Bên cạnh đó, đối với từng khái niệm được sử dụng để phân tích, hãy giải thích chúng bằng những thuật ngữ đơn giản sao cho tất cả các bên liên quan có thể hiểu được những gì bạn trình bày ngay khi nhìn sơ qua chúng.

5.2. Hiệu suất tổng thể 

Hiệu suất tổng thể chính là các KPIs (chỉ số đo lường hiệu quả công việc mà bạn và khách hàng đã xác định từ đầu), được biểu diễn trực quan dưới dạng đồ thị. Bạn có thể xem chúng như những thẻ điểm (scorecard) hay bảng điều khiển (dashboard), chúng sẽ giúp bạn nhanh chóng có cái nhìn khái quát về hiệu suất tổng thể.

>> Tìm hiểu ngay Các chỉ số và công cụ đo lường hiệu quả Marketing Online

5.3. Hiệu suất theo tháng và theo năm 

Tùy vào khoảng thời gian mà khách hàng của bạn thực hiện quảng cáo, bạn sẽ quyết định cần phải báo cáo theo tháng, theo năm hay cả hai. Nhìn chung, bạn sẽ báo cáo hiệu suất MoM định kỳ vào mỗi tháng, và có thể, một lần 1 quý, bạn sẽ phải thực hiện báo cáo theo tháng và theo năm.

5.4. Tình trạng tài khoản quảng cáo 

Tình trạng tài khoản quảng cáo hay còn gọi là Ad account health, được xem như là “bản báo cáo sức khỏe” về tình hình hiện tại của các tài khoản mạng xã hội (social media health). Trong phần này, bạn sẽ trình bày với khách hàng hoặc cấp trên những tài khoản mạng xã hội ấy đã và đang hoạt động đúng với mục tiêu đã đề ra hay đang trong tình trạng “báo động”? Bản báo cáo sẽ được xem như một bản tường trình chỉ ra những điểm lỗi, hoặc những thay đổi mà bạn đã thực hiện để giải quyết các lỗi ấy.

5.5. Mục tiêu nhân khẩu học và giới tính 

Khi kiểm toán các chỉ số về nhân khẩu học như giới tính và tuổi, nó cho bạn thấy được với mỗi kiểu nhân khẩu học khác nhau sẽ cho ra những phản ứng đối với quảng cáo khác nhau như thế nào. Báo cáo này khá quan trọng vì nó sẽ cho bạn thấy những thuộc tầm tuổi nào, giới tính nam hay nữ,… sẽ có xu hướng phản hồi tích cực đối với quảng cáo và ngược lại. Từ đó, bạn có thể sử dụng các thông tin này để tối ưu hóa hiệu quả của việc quảng cáo.

5.6. Hiệu suất sáng tạo 

Hiệu suất sáng tạo hay Creative Performance sẽ phân tích những dữ liệu trong phạm vi chỉ bao gồm nội dung, hình ảnh và video quảng cáo. 

Nói cách khác, trong phần này của bản báo cáo bạn sẽ trả lời những câu hỏi như: 

  • Dạng quảng cáo sáng tạo nào sẽ cho ra kết quả tốt nhất – video, hình ảnh, quảng cáo quay vòng (carousel ads) hay bộ sưu tập,…?
  • Phần nội dung nào hoạt động hiệu quả nhất và nó có thể được sử dụng lại hoặc cải thiện như thế nào cho các chiến dịch khác?
  • Nội dung nào hoạt động kém hiệu quả nhất và không nên sử dụng trong tương lai?

5.7. Tổng kết chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất 

Sau cùng thì, đây là phần mà mọi người mong muốn biết nhất, nó cho phép khách hàng của bạn nhanh chóng nhận ra được những quảng cáo nào đem lại kết quả tốt nhất. Bởi, khách hàng của bạn sẽ không có quá nhiều thời gian để xem hết tất cả các biểu đồ và đồ thị mà bạn đã đưa ra trong các phần trước của bản báo cáo. Một lưu ý nhỏ là khi trình bày về những quảng cáo có kết quả tốt nhất, hãy đảm bảo rằng bạn có thể nêu ra được lý do khiến chúng đạt được kết quả như vậy cũng như cách bạn làm thế nào để có thể lặp lại thành công của họ trong tương lai. 

5.8. Hiệu suất của bài đăng không trả phí 

Đây là phần thường xuyên bị bỏ quên, vì mọi người thường chỉ quan tâm những nội dung quảng cáo trả phí có hoạt động hiệu quả không? Tuy nhiên, đối với những bài đăng thuần túy, không quảng cáo, việc phân tích những kết quả đạt được từ những nội dung này cũng rất quan trọng. Bởi vì trong một số trường hợp, những bài đăng không trả phí còn cho ra kết quả tốt hơn bài quảng cáo của bạn. Bạn có thể tìm kiếm cơ hội thúc đẩy những bài viết không trả phí nhưng vẫn có kết quả tốt. 

6. Ứng dụng mẫu Social Media Audit Template hiệu quả trong doanh nghiệp

Tùy thuộc vào mục tiêu được đặt ra cho chiến dịch truyền thông tiếp thị mà bản Social Media Audit sẽ có những khác biệt đáng kể. GOBRANDING đã tổng hợp và điều chỉnh mẫu Social Media Audit gói gọn trong 12 slide để bạn có thể tham khảo và ứng dụng phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hay khách hàng của mình.

Nếu như cấp trên hoặc khách hàng của bạn yêu cầu một bản kiểm toán hoạt động truyền thông mạng xã hội nhưng bạn vẫn còn mơ hồ và chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Hãy tải ngay Mẫu Social Media Audit hoàn toàn miễn phí và chi tiết của GOBRANDING.

Tải và ứng dụng ngay mẫu Social Media Audit cho doanh nghiệp bạn:

4.0 / 5 - (147 bình chọn)
profile profile hotline hotline