Meta Description là gì? Cách viết thẻ mô tả trong SEO tối ưu

Theo dõi GOBRANDING trên

Tối ưu thẻ Meta Description là một khía cạnh quan trọng trong SEO từ khóa lên top Google, giúp thu hút lượt truy cập từ tìm kiếm tự nhiên và thúc đẩy khách hàng click vào liên kết của bạn. Để hiểu sâu hơn về khái niệm Meta Description là gì, tầm quan trọng và cách viết các thẻ mô tả trong SEO tối ưu nhất, hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu bài viết này!

1. Thẻ Meta Description (Meta Tag Description) là gì?

1.1. Thẻ Meta (Meta Tag) là gì?

Thẻ Meta hay Meta Tag là những đoạn văn bản mô tả tồn tại trong HTML nằm ở đầu trang nhằm cung cấp thông tin trang web cho công cụ tìm kiếm Google.

Các thẻ Meta giúp Google hiểu được nội dung trang website, chứ không cung caaps thông tin tới người dùng Internet. Do đó, để xem được nội dung các thẻ Meta Tags, bạn nhấn phải chuột vào trang muốn xem và chọn Xem nguồn trang.

Cách xem nguồn trang thẻ meta
Ví dụ minh họa cách xem đoạn mã code thẻ Meta.

1.2. Description nghĩa là gì?

Description là một đoạn mô tả ngắn tóm tắt nội dung chính của 1 chủ đề hay bài viết nào đó giúp thu hút người đọc quan tâm đến vấn đề bạn đang đề cập.

1.3. Thẻ Meta Description là gì?

Meta Description là thẻ mô tả tóm tắt nội dung trang web được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs), giúp người đọc hiểu rõ chủ đề trang web.

Bên cạnh Title SEO thì thẻ Meta Description chính là chìa khóa đưa người dùng truy cập vào website thông qua nội dung hấp dẫn, đúng nhu cầu tìm kiếm của họ.

thẻ meta description là gì
Meta Description là đoạn tóm tắt nội dung chính của trang, xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Đoạn Meta Description không xuất hiện trên trang webnó được hiển thị trong HTML nên trong nhiều trường hợp, Meta Description cũng có thể xem như 1 thẻ Meta.

>> Thẻ Meta Keywords là một trong những thẻ Meta trong SEO!

2. Tầm quan trọng của đoạn Meta Description

Trang web không bắt buộc phải có đoạn Meta Description; tuy nhiên, nếu bạn muốn Google dễ dàng hiểu được nội dung trang web cũng như thu hút được nhiều người dùng vào trang thì bạn không nên bỏ qua bước tối ưu đoạn mô tả trang web. Sau đây là tầm quan trọng của đoạn mô tả trang web.

  • Công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được nội dung chính của trang web thông qua Meta Description, từ đó xếp hạng chính xác trang web theo cụm từ tìm kiếm liên quan của người dùng.
  • Trong kết quả tìm kiếm, Meta Description hiển thị dưới Title SEO giúp làm rõ được nội dung chính được đề cập của trang web. Do đó, tối ưu hóa đoạn mô tả không chỉ giúp người dùng dễ dàng hiểu được nội dung chính mà còn tăng tỷ lệ nhấp vào liên kết.
  • Thẻ Meta Description còn hiển thị khi người dùng chia sẻ liên kết trên các trang mạng xã hội. Khi đoạn mô tả được tối ưu sẽ thu hút lượng lớn người dùng từ các trang mạng Social truy cập vào website.

3. Có nên viết thẻ Meta Description trong khi Google đã không còn sử dụng nó trong Ranking không?

Để trả lời cho câu hỏi có nên viết thẻ Meta Description trong khi Google đã không còn sử dụng nó trong Ranking không thì cần làm rõ một số điểm sau đây:

Như đã đề cập ở trên, việc viết thẻ Meta Description là không bắt buộc nhưng nếu viết thì sẽ tốt hơn. Google có cơ chế sẽ tự quét và đề xuất thẻ mô tả dựa trên truy vấn kết quả tìm kiếm của người dùng. Điều này hữu ích khi bạn đang nhắm mục tiêu vào 3 từ khóa trở lên, nếu không được cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng thì sẽ có thể khiến cho phần mô tả mất đi tự nhiên. Do đó, trong tình huống này, tốt hơn hết bạn có thể để công cụ tìm kiếm tự tạo đoạn Meta cho trang web của bạn.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, việc viết các thẻ Meta Description sẽ giúp ích cho bạn trong việc có thể chủ động lựa chọn và đề cập đến những cụm từ khóa được người dùng tìm kiếm nhiều để lôi kéo họ xem thêm bài viết. Đồng thời, bạn sẽ có thể tự do thể hiện phong cách cá nhân của mình khi tự viết các đoạn nội dung mô tả trang web.

Thêm vào đó, các trang web chia sẻ xã hội như Facebook thường sử dụng thẻ Meta làm mô tả xuất hiện khi trang web được chia sẻ trên trang web. Do đó, nếu không có thẻ Meta thì nó sẽ hiển thị dưới dạng văn bản đầu tiên người dùng tìm thấy trên web. Nếu như đoạn văn đầu tiên trong bài viết không thu hút và không đề cập đến những vấn đề người đọc quan tâm thì điều này sẽ tạo ra trải nghiệm người dùng không tốt.

4. Cách viết các thẻ mô tả trong SEO tối ưu nhất

Sau khi hiểu được thẻ Meta Description là gì cũng như tầm quan trọng của nó thì ở phần này, hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu cách viết các thẻ mô tả trong SEO tối ưu nhất với 10 tiêu chí được GOBRANDING đề cập dưới đây.

cách viết thẻ mô tả trong seo
Cách viết các thẻ mô tả trong SEO tối ưu nhất.

4.1. Viết thẻ Meta Description một cách độc đáo, thu hút

Việc viết được một đoạn mô tả xuất sắc, ấn tượng, không nhàm chán phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số gợi ý giúp Meta Description của bạn hấp dẫn, cuốn hút hơn:

  • Không nhồi nhét từ khóa.
  • Đảm bảo tính tự nhiên và logic với ngữ cảnh bài viết.
  • Có lời kêu gọi hành động mạnh mẽ bằng các cụm từ như: tìm hiểu thêm, dùng thử miễn phí, tìm hiểu ngay,…

Một nguyên tắc bạn phải nhớ khi tạo Meta Description là không được giống với mô tả của bất kỳ trang nào khác vì điều này sẽ làm cản trở trải nghiệm của người dùng trên Google. Bạn cũng đừng nghĩ rằng Title khác nhau thì sẽ không sao, vị trí trang web của bạn trên Google sẽ bị ảnh hưởng nếu tất cả các bài viết đều có đoạn mô tả giống nhau. 

Thẻ Meta Description mang tiếng nói và phong cách riêng của thương hiệu sẽ giúp bạn trở nên nổi bật và khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Hãy cùng GOBRANDING tham khảo thử một số cách viết thẻ Meta Description truyền cảm hứng của các thương hiệu dưới đây.

Tesla đã truyền đạt được những gì công ty đại diện, sản xuất, giá trị thương hiệu và tham vọng của mình chỉ với đoạn Meta Description dài 22 từ.

Công ty GOBRANDING với đoạn mô tả trong SEO ngắn gọn nhưng đánh trúng tâm lý khách hàng muốn tìm giải pháp đưa thương hiệu dẫn đầu trên Internet.

Chỉ với đoạn Meta Description dài 160 ký tự, Uber đã thể hiện được khát vọng của mình, những gì họ cung cấp cho tài xế và những gì họ cung cấp cho khách hàng.

4.2. Thẻ Meta Description cần chứa từ khóa mục tiêu

Thẻ Meta Description nên bao gồm các từ khóa mục tiêu quan trọng trong bài viết mà khách hàng đang tìm kiếm, có liên quan đến nội dung trang mà bạn muốn nó nhanh chóng được lên Top công cụ tìm kiếm.

Chỉ cần từ khóa quan trọng xuất hiện trong thẻ Meta của trang web, Google sẽ sử dụng nó để làm nổi bật lên trong các kết quả tìm kiếm, từ đó lượng người dùng truy cập vào website sẽ tăng lên.

thẻ meta description cần chứa từ khóa
Thẻ Meta Description cần chứa từ khóa mục tiêu của trang web.

4.3. Tránh trùng lặp thẻ mô tả Meta

Mặc dù copy mô tả sẽ không khiến bạn bị phạt. Thế nhưng, tốt nhất là mỗi trang nên có riêng một mô tả. Vậy lý do cần tránh trùng lặp thẻ Meta Description là gì?

Theo Google: Meta Description tốt nhất là mô tả chính xác nội dung của trang cũng như những gì người dùng đang cần tìm kiếm. Chúng là thông điệp của mỗi trang nội dung, càng nhiều thông điệp mới, bạn càng có nhiều cơ hội thúc đẩy lượng truy cập, tăng CTR.

Nếu tất cả các trang của bạn có mô tả Meta tương tự sẽ gây hiểu lầm nội dung của các trang đối với Google và cả người tìm kiếm thông tin. Nếu không có thời gian viết mô tả Meta cho mỗi trang, bạn có thể để Google tự động tạo ra chúng. Dựa trên truy vấn của người dùng, Google sẽ lấy các phần nội dung có liên quan để làm nổi bật trong đoạn mô tả.

Lưu ý: Các trang chủ chốt của website như trang chủ, trang danh mục,… rất cần bạn viết Meta riêng biệt cho nó. Cũng như thẻ tiêu đề SEO, điều quan trọng là các Meta Description trên mỗi trang là duy nhất.

4.4. Độ dài tối ưu ký tự của Meta Tag 

Trong nhiều năm, SEO Meta tốt nhất có độ dài khoảng 135-160 ký tự. Điều này đã thay đổi trong năm nay, giờ đây Meta có thể dài đến 320 ký tự. Tuy nhiên, Google định dạng độ dài theo đơn vị pixel chứ không phải số lượng. Dựa trên chiều rộng của thiết bị, mô tả Meta lý tưởng là ít hơn 918 pixel. Đó là lý do tại sao, nếu bạn có mô tả ngắn, bạn không nhất thiết phải cố gắng mở rộng nhiều ký tự hơn.

Trên hết, hãy nhớ rằng Google luôn không hiển thị mô tả theo cách thủ công. Trong một số trường hợp, nó tự động tạo ra các mô tả độc đáo, dài hơn bằng cách kéo một đoạn nội dung có liên quan từ một trang. 

Một vấn đề ít ai nhớ là trên di động, thẻ Description sẽ hiển thị ngắn hơn so với trên máy tính. Do đó sau khi up lên website, bạn cần kiểm tra lại trên các thiết bị để tránh các ý hay của bạn không được hiện ra hết trong 120 ký tự đầu tiên để truyền đạt thông điệp quan trọng nhất.

Tối ưu ký tự thẻ meta description trên các thiết bị
Tối ưu ký tự để hiển thị thẻ Meta Description tốt hơn trên các thiết bị.

4.5. Không sử dụng các ký tự đặc biệt như dấu ngoặc kép

Đoạn mô tả của bạn sẽ bị Google cắt bớt khi hiển thị trên SERPs nếu bạn sử dụng dấu ngoặc kép trong HTML. Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn có thể sử dụng thay thế bằng các ký tự thực thể trong HTML.

Bảng mã các ký tự thực thể trong HTML
Bảng mã các ký tự thực thể trong HTML.

4.6. Đảm bảo nội dung thẻ mô tả chính xác với nội dung trang web

Việc đảm bảo tính trung thực, phù hợp với nội dung đóng vai trò vô cùng quan trọng vì Google rà soát rất kỹ những website chứa Meta Description dẫn dụ người dùng nhấp vào mà nội dung bên trong lại không liên quan. Nếu Google thấy thẻ Description không sát với từ khoá mà người dùng tìm kiếm, nó sẽ tự động trích dẫn một đoạn trong nội dung nếu đoạn đó phù hợp hơn. Đó là lý do vì sao một vài trường hợp, Google không lấy thẻ Meta Description của bạn để hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Hơn hết, việc cố tình dẫn dắt người dùng đến những nội dung không phù hợp với mô tả bên ngoài có thể khiến cho Bounce Rate (tỷ lệ thoát trang) tăng cao, tác động tiêu cực tới website của bạn.

Do vậy, bạn cần đảm bảo tính trung thực nội dung khi viết đoạn mô tả ứng với chủ đề chính của trang web nhằm tăng độ uy tín và trải nghiệm người dùng tốt nhất. Khi người đọc nhận đúng giá trị mà họ cần từ bạn, họ sẽ ở lại trang web lâu hơn, tăng Time On Site và cải thiện thứ hạng của bạn trên Google.

4.7. Sử dụng định dạng bảng HTML cho các truy vấn

Nhiệm vụ của Google là ghi nhận thông tin của bạn và truy xuất các kết quả chất lượng cho người dùng. Nó ưu tiên các trang web cung cấp câu trả lời trực tiếp cho người tìm kiếm. Trong hoàn cảnh này, các bảng HTML giúp bạn giành ưu thế hơn so với các đối thủ.

Sử dụng định dạng HTML cho các truy vấn
Vì sao nên sử dụng định dạng bảng HTML cho các truy vấn.

Với 2 dạng thông tin trên, có thể thấy, với bảng HTML cho kết quả dễ “tiêu hóa” hơn. Cả Google và người dùng sẽ thích hiển thị này cao hơn rất nhiều. Vì thế mà không cần ngạc nhiên khi Google đặt nó ở đầu kết quả tìm kiếm. Thậm chí trên trang Samsung Galaxy S8 Plus chuyên dụng của Samsung.com. Do đó, hãy xác định các truy vấn tìm kiếm dựa trên câu hỏi, chuẩn bị các câu trả lời chi tiết, triển khai HTML với dữ liệu có cấu trúc và tận hưởng các vị trí cao trong SERP cho các truy vấn trả lời trực tiếp.

4.8. Sử dụng các công cụ để kiểm tra và tối ưu Meta Description

Totheweb công cụ hoàn toàn miễn phí cho phép bạn kiểm tra độ dài của thẻ Title SEO và Meta Description cực kỳ đơn giản.

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ này: https://totheweb.com/learning_center/tool-test-google-title-meta-description-lengths/

Bước 2: Nhập TitleMeta Description của bạn vào ô và công cụ sẽ kiểm tra và thông báo cho bạn độ dài như vậy đã được tối ưu hay chưa, có bị vượt quá không để bạn điều chỉnh lại cho hợp lý.

tool check meta description
Totheweb là công cụ check độ dài Meta Description và Title SEO.

On Page SEO Checker được sử dụng để kiểm tra cách Google hiển thị mô tả Meta trên SERP. Các bước để kiểm tra rất đơn giản:

Bước 1: Bạn truy cập vào https://www.semrush.com/on-page-seo-checker/ và nhập tên miền vào thanh tìm kiếm, chọn Get ideas.

Bước 2: Kéo xuống chọn Các trang hàng đầu cần tối ưu hóa, chọn trang muốn xem và click vào ô # ideas ở bên phải.

Bước 3: Nếu mô tả Meta của bạn không khớp với những gì Google hiển thị trong kết quả tìm kiếm, bạn sẽ thấy thông báo hiển thị yêu cầu cung cấp thẻ Meta Description liên quan hơn.

Cách xem hiển thị meta tag trên SERP
Cách sử dụng On Page SEO Checker để xem hiển thị mô tả Meta trên SERPs.

Site Audit một tính năng thuộc SEMrush giúp kiểm tra các trang có thẻ Meta Description trùng lặp. Để có thể làm được điều này, bạn thực hiện các bước dưới đây:

Bước 1: Tại thanh Site Audit, nhập vào tên miền của bạn.

Bước 2: Sau khi kết quả hiện ra, nhấn chọn vào tab Issues.

Bước 3: Nhập vào thanh tìm kiếm Duplicate Meta Description (thẻ mô tả trùng lặp), nhấn tìm kiếm.

Bước 4: Kết quả sẽ hiển thị ra một danh sách đầy đủ các Meta Description bị trùng lặp, từ đó chỉnh sửa và cập nhật để có những kết quả tối ưu hơn.

Cách kiểm tra trang có thẻ meta description trùng lặp
Hướng dẫn sử dụng SEO Audit để check các trang có thẻ Meta Description trùng lặp.

5. Kết luận

Meta Description là thẻ mô tả trang web, được hiển thị trên kết quả tìm kiếm Google khi người dùng truy vấn cụm từ tìm kiếm liên quan. Việc tối ưu đoạn mô tả đúng cách sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi, thu hút được lượng lớn người dùng vào trang web và đạt vị trí cao trong bảng xếp hạng Google. GOBRANDING hy vọng qua nội dung trên đã có thể giúp bạn tối ưu đoạn mô tả hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của đối tượng tiềm năng vào website.

Meta Description chính là một trong những yếu tố quan trọng trong SEO giúp Google dễ dàng được nội dung trang, tác động đến hiệu suất tổng thể website. Để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho website, bạn có thể liên hệ với GOBRANDING để được tư vấn với các chuyên gia SEO trong việc chọn dịch vụ SEO website đúng cách và mang lại hiệu quả cao nhất.

4.0 / 5 - (94 bình chọn)
profile profile hotline