4C Trong Marketing là gì? Cách áp dụng mô hình 4C hiệu quả

Theo dõi GOBRANDING trên

Trong Marketing có rất nhiều loại mô hình khác nhau như 4S, 9P, 7P, 4P, 3C, 4C, SWOT,… Mỗi mô hình đều là chiến thuật kinh doanh giúp doanh nghiệp “thâu tóm” thị trường. Một trong các mô hình được sử dụng phổ biến là 4C Marketing. Để thành công thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu thì doanh nghiệp cần thuộc nằm lòng và ứng dụng khéo léo mô hình 4C này. 

I. Định nghĩa mô hình 4C trong Marketing là gì?

Mô hình 4C Marketing là một khung tư duy được sử dụng để áp dụng vào các khía cạnh quan trọng về việc xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả. Mô hình này tập trung vào khách hàng, đặt khách hàng làm trung tâm và được dùng để “kích sale” cho quá trình marketing. Mô hình 4C bao gồm bốn yếu tố quan trọng: Customer Solutions (Giải pháp khách hàng), Customer Cost (Chi phí khách hàng bỏ ra), Convenience (Sự thuận tiện) và Communication (Giao tiếp/Truyền thông). 

điịnh nghĩa 4c marketing
Hiểu 4 về mô hình 4C Marketing để có những chiến thuật kinh doanh hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng kết hợp giữa mô hình 4P với 4C hoặc 4C Mix để có thể tạo nên “cơn lốc” bán hàng và các chiến lược kinh doanh độc đáo. Điều này đã cho thấy tính hiệu quả khi có càng nhiều doanh nghiệp tìm hiểu về các mô hình marketing và đặc biệt là 4C trong Marketing.

II. Chi tiết về 4 thành phần chính của mô hình 4C Marketing

Dưới đây là những phân tích cụ thể về 4 mảnh ghép chính trong mô hình 4C để doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn.

2.1 Customer (Giải pháp dành cho khách hàng)

Chữ C đầu tiên trong 4C chủ yếu tập trung vào việc hiểu nhu cầu, mong muốn và thoái quen của khách hàng. Thay vì tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ, mô hình 4C khuyến khích các doanh nghiệp tìm hiểu khách hàng của mình một cách chi tiết để phục vụ và đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất.

4 thành phần của mô hình 4C Marketing
Tập trung vào việc đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng

Để có thể mang đến giải pháp tối ưu nhất, doanh nghiệp nên tập trung vào các khía cạnh như: 

  • Quan tâm đến giá trị sản phẩm: Lợi ích từ sản phẩm đó có thực sự phù hợp với khách hàng hay không.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Điều gì của doanh nghiệp có thể gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng và chỉ khi lựa chọn doanh nghiệp của bạn mới có những trải nghiệm như họ mong đợi.
  • Định vị giá trị thương hiệu: Tầm nhìn thương hiệu lớn mạnh và hướng đến mục tiêu dài hạn để xây dựng các chiến lược phát triển phù hợp.

2.2 Cost (Chi phí của khách hàng)

Mức chi phí trong chữ C thứ 2 của mô hình 4C Marketing bao gồm rất nhiều yếu tố như: chi phí khách hàng bỏ ra để mua món hàng, phí giữ xe, phí bảo hành, phí đi lại,… Hoặc chữ “cost” ở đây còn được dùng để nói về sự hài lòng và giá trị khách hàng nhận được. Nhìn chung, nhiệm vụ của doanh nghiệp là tối ưu được những yếu tố này để thu hút khách hàng. Đặc biệt, doanh nghiệp cần cung cấp giá trị tốt hơn so với đối thủ của mình để tạo sự hấp dẫn và tăng cường lòng trung thành của khách hàng.

cost trong mô hình 4C Marketing
Tối ưu mức chi phí để tăng trải nghiệm và sự hài lòng cho khách hàng

Để đáp ứng yêu cầu này, doanh nghiệp cần cân nhắc đến những vấn đề sau: 

  • Xác định giá cả cạnh tranh và công bằng, đồng thời đảm bảo rằng khách hàng nhận được giá trị tương xứng với số tiền họ chi trả.
  • Mức giá bán của doanh nghiệp như vậy có đảm bảo sinh lời hay không.
  • Dự tính tổng mức chi phí khách hàng sẽ chi trả để được sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn là bao nhiêu để cân đối mức giá chuẩn xác hơn.

2.3 Convenience (Sự tiện lợi)

Tiếp đến là sự tiện lợi trong mô hình 4C Marketing. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng mà doanh nghiệp cần áp dụng nếu không muốn bị đào thải trong thị trường đang yêu cầu mọi thứ phải luôn tiện lợi và nhanh chóng.

Yếu tố này tập trung vào việc đảm bảo sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự tiện lợi có thể bao gồm các yếu tố như dễ dàng tiếp cận sản phẩm, tiện ích trong quá trình mua hàng và sử dụng, khả năng đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt đối với nhu cầu khách hàng.

Convenience trong mô hình 4C Marketing
Tiện lợi trong mọi trải nghiệm để nâng cao sự hài lòng của khách hàng

Để có thể mang đến trải nghiệm tiện lợi nhất, doanh nghiệp cần lưu ý đến những vấn đề rào cản trong quá trình mua và bán hàng. Bạn cần nghiên cứu, khảo sát để biết được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải trong quá trình tìm mua sản phẩm/dịch vụ, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần mô tả sản phẩm một cách chi tiết để khách hàng đưa ra quyết định nhanh chóng.

2.4 Communication (Giao tiếp)

Yếu tố cuối trong mô hình 4C Marketing là sự giao tiếp. Theo các chuyên gia nhận định, giao tiếp là một quá trình hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng để tìm ra hướng đi chung, theo đó doanh nghiệp có thể thu về lợi nhuận còn khách hàng có sự hài lòng về sản phẩm/dịch vụ. 

Giao tiếp trong mô hình 4C có thể bao gồm các phương tiện như quảng cáo, PR, truyền thông xã hội và các hình thức tương tác trực tuyến khác. Theo qua các phương tiện này, doanh nghiệp sẽ xây dựng lòng tin với khách hàng, tạo mối quan hệ phát triển lâu dài và mang về nguồn doanh thu ổn định cho doanh nghiệp. 

Giao tiếp trong mô hình 4C Marketing
Giao tiếp với khách hàng qua nhiều phương tiện truyền thông để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp

Vì mọi khách hàng đều mong muốn biết được chính xác sản phẩm dịch vụ đó mang lại lợi ích gì cho mình nên nếu doanh nghiệp truyền tải đúng và đủ những thông tin cần thiết thì chắc chắn sẽ giúp khách hàng quyết định mua nhanh hơn. Đây cũng là một minh chứng cho việc giao tiếp có hiệu quả. 

III. Vai trò chính của 4C trong Marketing

Mô hình 4C Marketing là một phần quan trọng không thể thiếu giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra. Khi ứng dụng khéo léo mô hình này, doanh nghiệp không chỉ thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng mà còn mang về doanh thu lớn.

3.1 Là chìa khoá để thấu hiểu khách hàng

Mô hình 4C đặt khách hàng ở trung tâm và tập trung vào việc hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và thái độ của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn về khách hàng, từ đó đưa ra các giải pháp và sản phẩm phù hợp. Bằng cách thấu hiểu khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra các chiến lược marketing hiệu quả và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Vai trò 4C trong Marketing
Sự thấu hiểu là điều kiện cần để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

3.2 Tạo dựng nên các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng 

Mô hình 4C Marketing tập trung vào việc tạo giá trị cốt lõi và tương tác với khách hàng. Thay vì chỉ truyền tải thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp cần lắng nghe khách hàng, tương tác và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ. Điều này giúp xây dựng lòng tin, sự trung thành và tạo kết nối lâu dài với khách hàng, tạo nền tảng cho sự phát triển và thành công trong marketing.

3.3 Có chiến lược marketing độc đáo, giúp tăng lợi thế cạnh tranh 

Hiểu về mô hình 4C Marketing là doanh nghiệp đã thành công bước đầu trong việc tìm hiểu khách hàng một cách chi tiết và cung cấp giá trị ngày càng tốt hơn. Bằng cách tập trung vào giá trị và thấu hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng, doanh nghiệp có thể phát triển một chiến lược marketing độc đáo và khác biệt. Đây là điều rất cần thiết trong thời điểm các ý tưởng sáng tạo đang bị bão hoà như hiện nay. Chính điều này cũng giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng và duy trì sự khác biệt trong thị trường Marketing.

Vai trò mô hình 4C
Khác biệt và độc đáo chính là lợi thế giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng

IV. Tìm hiểu về các bước triển khai áp dụng 4C trong Marketing

Có thể thấy, vai trò của 4C Marketing là rất cần thiết. Vậy làm thế nào để có thể triển khai mô hình này một cách có hiệu quả và mang về nhiều giá trị nhất? Dưới đây là 4 bước thực hiện tiêu chuẩn cần lưu ý:

4.1 Hiểu rõ về khách hàng 

Nghiên cứu và phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua việc tìm hiểu về đặc điểm, nhu cầu, sở thích và thói quen của khách hàng mục tiêu. Đây chính là tiền đề quan trọng cho tất cả các kế hoạch Marketing về sau nên cần thực hiện kỹ lưỡng. Để giúp phân tích khách hàng chi tiết nhất, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu thị trường như khảo sát, phỏng vấn, xem xét dữ liệu thống kê để thu thập thông tin chi tiết về khách hàng.

4.2 Đảm bảo phương thức liên hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp 

Xây dựng kênh giao tiếp trên đa dạng nền tảng như website, zalo, email, truyền thông xã hội để khách hàng dễ dàng liên hệ và tương tác với doanh nghiệp. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là đảm bảo cung cấp thông tin liên hệ rõ ràng của doanh nghiệp như địa chỉ, số điện thoại, email. Điều này giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp nhận và xử lý kịp thời các đánh giá về sản phẩm, dịch vụ.

các bước triển khai mô hình 4C
Luôn có các phương thức liên hệ rõ ràng giữa khách hàng và doanh nghiệp

4.3 Sẵn sàng trả lời câu hỏi từ khách hàng 

Xây dựng quy trình tổ chức để đảm bảo việc trả lời câu hỏi và yêu cầu của khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Dù là những đóng góp tích cực hay tiêu cực thì doanh nghiệp cũng luôn lắng nghe và phản hồi một cách chuyên nghiệp, tôn trọng khách hàng. 

Đối với những thắc mắc về sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp nên đáp ứng các câu hỏi của khách hàng một cách chu đáo, tạo ra trải nghiệm tốt để khách hàng cảm thấy được quan tâm và được đáp ứng đúng nhu cầu của mình.

4.4 Nghiên cứu và thu thập tất cả feedback của khách hàng

Luôn luôn lắng nghe khách hàng để biết họ đang cần gì và dịch vụ của mình đang gặp vấn đề ở đâu. Điều này giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn vì có thể xử lý các nhu cầu của khách hàng kịp thời.

Sử dụng khảo sát, đánh giá hoặc các hình thức tương tác mạng xã hội là nguồn thông tin chân thực không tốn phí nhưng lại rất hữu ích. Chính vì thế, các doanh nghiệp hãy thu thập những thông tin này để nghiên cứu và đưa ra đề xuất, cải tiến mới. 

4 bước thực hiện 4C Marketing
Thu thập những đánh giá của khách hàng để có biện pháp cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn

V. Đánh giá về mối quan hệ giữa 4C với 4P trong Marketing

Nếu trong 4P trong Marketing tập trung đến những điều mà doanh nghiệp có thể cung cấp thì ở mô hình 4C Marketing sẽ tập trung vào nhu cầu khách hàng và đưa ra giải pháp tối ưu. Hai mô hình riêng lẻ này khi kết hợp với nhau một cách thông minh và đúng thời điểm, chắc chắn sẽ làm bùng nổ thị trường Marketing với những chiến dịch xuất xắc.

5.1 Sản phẩm kết hợp với giải pháp cho khách hàng (Product & Customer Solutions)

Sự kết hợp này giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mang tính đột phá, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Những mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp sẵn sàng lắng nghe và đáp ứng một cách hoàn hảo. Điều này không chỉ giúp tăng niềm tin mà còn xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

5.2 Giá cả kết hợp với chi phí của khách hàng ( Price & Customer Cost)

Giá thành là điều mà khách hàng rất quan tâm trước khi quyết định mua một món hàng. Nếu doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí mà khách hàng phải chi trả thì sẽ giúp tăng trải nghiệm cũng như mức độ hài lòng. Hơn nữa, khi kết hợp giá với chi phí thì doanh nghiệp có thể xác định mức giá cạnh tranh và công bằng, đồng thời đảm bảo khách hàng nhận được giá trị tương xứng với số tiền họ chi trả.

mối quan hệ giữa 4C với 4P
Tối ưu chi phí mua hàng là điều mà rất nhiều khách hàng quan tâm

5.3 Địa điểm kết hợp với sự thuận tiện (Plac & Convenience)

Khi điểm bán và điểm phân phối có sự thuận tiện, cung ứng nhanh chóng thì doanh nghiệp sẽ đưa sản phẩm/dịch vụ đến gần khách hàng hơn. Hơn nữa, điều này còn giúp tạo ra một sự kịp thời đối với những nhu cầu mua hàng khẩn cấp, do đó nhiều khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn. 

5.4 Quảng cáo kết hợp với Giao tiếp (Promotion & Communication)

Sự linh hoạt và thông minh khi kết hợp giữa quảng cáo và các kênh giao tiếp truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp về sản phẩm, dịch vụ một cách trọn vẹn nhất. Hơn hết, doanh nghiệp cũng đưa ra giải pháp cho khách hàng một cách hiệu quả và tạo sự tương tác với khách hàng.

Sự kết hợp này giúp xây dựng lòng tin, tạo sự hiểu biết và tạo quan hệ lâu dài với khách hàng, đồng thời giúp tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh.

mô hình 4c và 4p trong marketing
Tận dụng mọi phương thức truyền thông để đưa sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng

VI. Ví dụ điển hình về doanh nghiệp đã thành công khi triển khai mô hình 4C Marketing

Công ty Apple đã áp dụng mô hình 4C marketing một cách khéo léo để giúp mang đến những giải pháp tối ưu cho khách hàng và giúp tăng uy tín của thương hiệu. Cụ thể cho từng chữ C như sau: 

  • Customer (Giải pháp cho khách hàng):
    • Apple tạo ra giải pháp toàn diện cho khách hàng thông qua việc phát triển các sản phẩm công nghệ đột phá như iPhone, iPad, Macbook và Apple Watch.
    • Các sản phẩm của Apple được thiết kế đẹp mắt, dễ sử dụng và tối ưu hóa cho trải nghiệm người dùng, đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
  • Cost (chi phí của khách hàng):
    • Mặc dù sản phẩm của Apple có giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, nhưng khách hàng vẫn sẵn sàng chi trả để sở hữu các sản phẩm chất lượng cao và mang tính thời trang.
    • Chi phí cao của khách hàng được đền đáp bằng chất lượng và trải nghiệm tốt mà Apple cung cấp.
  • Convenience (Sự tiện lợi):
    • Apple tạo ra một hệ sinh thái đồng bộ và thuận tiện cho khách hàng. Các sản phẩm và dịch vụ của họ được tích hợp chặt chẽ với nhau, cho phép khách hàng dễ dàng chia sẻ dữ liệu và tương tác giữa các thiết bị.
    • Apple cũng đảm bảo khách hàng có thể tiếp cận và mua sắm sản phẩm của họ thông qua cửa hàng bán lẻ Apple Store và kênh trực tuyến.
  • Communication (Giao tiếp):
    • Apple xây dựng một chiến lược kênh truyền thông mạnh mẽ và độc đáo, từ các chiến dịch quảng cáo đầy sáng tạo cho đến sự tương tác trực tiếp với khách hàng.
    • Họ tạo dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và gợi cảm xúc, tạo niềm tin và sự hứng thú từ khách hàng.

VII. Kết luận

Tóm lại, mô hình 4C Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc thấu hiểu khách hàng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và phát triển chiến lược Marketing độc đáo. Nhờ vào các yếu tố này, doanh nghiệp có thể tạo giá trị cho khách hàng và tăng lợi thế cạnh tranh trong thị trường. Nếu khách hàng đang muốn biết cách tạo nên những chiến lược marketing hiệu quả thì có thể liên hệ đến hotline của GOBRANDING để được chuyên gia tư vấn và đưa giải pháp phù hợp nhất.

4.0 / 5 - (95 bình chọn)
profile profile hotline