Mô hình B2C là gì? Mô hình B2C khác B2B như thế nào?

Theo dõi GOBRANDING trên

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần xác định rõ về mô hình để xây dựng và phát triển hiệu quả, đúng hướng. Trong đó một mô hình vô cùng phổ biến hiện nay chính là B2C. Trong bài viết này, GOBRANDING sẽ giới thiệu tới bạn thuật ngữ B2C là gì, đồng thời giúp bạn phân biệt rõ với mô hình B2C để có thể tận dụng và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.

1. B2C là gì?

B2C là gì? B2C (Business To Consumer) là thuật ngữ mô tả giao dịch giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là hình thức doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng với nhu cầu sử dụng cá nhân hoặc cho gia đình, đồng thời các doanh nghiệp cũng tiếp nhận những phản hồi trực tiếp từ người tiêu dùng.

B2C là mô hình bán hàng phổ biến hiện nay, trong bối cảnh công nghệ Internet, B2C ngày càng phát triển và tạo ra kênh kinh doanh theo hình thức thương mại điện tử, bán hàng, dịch vụ trên Internet. 

Một vài ví dụ về mô hình B2C theo hướng truyền thống có thể thấy như là siêu thị, nhà hàng, trung tâm thương mại, cửa hàng, các văn phòng,… Bên cạnh đó có các các doanh nghiệp B2C bán hàng trực tuyến qua chợ điện tử, shop online, website hay mạng xã hội, với một số nền tảng lớn nổi bật có thể kể đến như HuffPost, Shopee, Lazada, Tiki, Facebook, Google, eBay, Alibaba, Youtube, Netflix,…

b2c-la-gi-dac-diem-b2c
Mô hình kinh doanh B2C là gì

2. Ưu điểm nổi bật mô hình B2C là gì?

2.1. Giảm chi phí và tăng lợi nhuận

  • Các công ty cũng có thể dễ dàng thu thập thông tin về hành vi mua hàng của khách hàng cuối với sự trao đổi trực tiếp thông qua các cửa hàng truyền thống hay các kênh trực tuyến. Điều này giúp doanh nghiệp nắm được hành vi người tiêu dùng, từ đó có thể đưa ra những giải pháp phát triển sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đồng thời làm giảm đáng kể chi phí, đặc biệt các chi phí về tồn kho do sản xuất dư thừa khi cầu không đáp ứng.
  • Mặt khác đối với mô hình kinh doanh B2C trực tuyến không cần cửa hàng sẽ giảm đáng kể các chi phí chi trả cho các cửa hàng vật lý, từ đó cũng hạn chế rủi ro, làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản của công ty. Đồng thời tạo điều kiện đáng kể cho công ty trong việc thay đổi và mở rộng quy mô kinh doanh và bán hàng.

2.2. Tăng quy mô tiếp cận và tương tác khách hàng

  • Số người sử dụng Internet và mạng xã hội ngày càng tăng, xu hướng mua hàng trực tuyến ngày càng nhiều, từ đó càng có nhiều cơ hội tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn. Vì lý do đó, mô hình B2C đã trở nên quan trọng và là cơ hội để các doanh nghiệp tận dụng kết hợp giữa kinh doanh B2C truyền thống và trực tuyến nhằm tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.
  • Đối với mô hình B2C, doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng, từ đó dễ dàng phân tích hành vi để đưa ra các chiến lược tiếp thị và các giải pháp phù hợp với đối tượng mục tiêu.

>>> Giải pháp bán hàng hiệu quả trên Internet mà có thể bạn không biết!

2.3. Tăng hiệu quả đơn hàng

  • Chu kì bán hàng ngắn, khách hàng có thể mua từ bất kỳ đâu và bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Điều này đồng nghĩa với thời gian quay vòng vốn nhanh và đồng thời giúp người bán có thể tăng hiệu quả đơn hàng, hầu như các cửa hàng trực tuyến đều có thể nhận đơn 24/7. 

 

b2c-la-gi-uu-diem-mo-hinh-b2c
Những ưu điểm vượt trội của mô hình kinh doanh B2C là gì

3. 6 mô hình B2C phổ biến nhất

Bên cạnh mô hình B2C truyền thống, sự trỗi dậy của Internet đã khiến các kênh B2C dưới hình thức thương mại điện tử hoặc bán hàng hóa và dịch vụ qua Internet trở nên phổ biến và đa dạng dưới nhiều loại hình khác nhau. Dưới đây là một số mô hình B2C phổ biến thường thấy nhất.

3.1. Mô hình doanh nghiệp truyền thống – “gạch vữa”

Mô hình này là các doanh nghiệp truyền thống bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho khách hàng và có sự hiện diện thực tế dưới dạng mặt tiền cửa hàng, nhà máy, nhà kho,… Các doanh nghiệp này về sau gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có nền tảng trực tuyến với chi phí hoạt động thấp và tính linh hoạt cao hơn.

Một số ví dụ về doanh nghiệp “gạch vữa” là các cửa hàng tạp hóa, phòng khám nha khoa hay trạm xăng,…

3.2. Bán hàng trực tiếp

Đây là một trong những mô hình phổ biến nhất trong B2C, khi mà mọi người có thể mua hàng hoá từ các nhà bán lẻ trực tuyến, bao gồm:

  • Các nhà sản xuất và các doanh nghiệp nhỏ xây dựng các kênh mua bán, các cửa hàng và quầy bán lẻ hoặc các gian hàng ảo trên website, fanpage,… và trực tiếp đưa các sản phẩm của mình lên hệ thống để người tiêu dùng có thể mua trực tiếp từ họ.
  • Phiên bản online của các cửa hàng bách hóa bán sản phẩm từ nhiều thương hiệu và nhà sản xuất khác nhau.

3.3. Mô hình trực tuyến thông qua trung gian

Đây là mô hình kinh doanh mà các nhà phân phối không trực tiếp cung cấp các sản phầm và dịch vụ của riêng họ mà đóng vai trò là trung gian kết nối giữa người mua và người bán, có thể thấy dễ nhất là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,… Các công ty trung gian thường kiếm lợi nhuận bằng cách trích một tỷ lệ nhỏ trong mỗi lần bán hàng từ các nhà cung cấp.

Lợi thế của mô hình này là người tiêu dùng có thể lựa chọn giữa những người bán, đồng thời so sánh, đánh giá về chất lượng hàng hóa hay dịch vụ đã sử dụng. Song song đó doanh nghiệp rất dễ tiếp cận một lượng lớn khách hàng, từ đó gia tăng tỷ lệ chốt đơn.

b2c-thuong-mai-dien-tu
Các sàn thương mại điện tử là trung gian trong mô hình B2C

3.4. Mô hình dựa trên quảng cáo

Đối với mô hình này, doanh nghiệp sử dụng các chiến lược kết nối với người mua hàng bằng các quảng cáo có liên quan cho các sản phẩm và dịch vụ. 

Ví dụ về mô hình B2C này dễ thấy nhất chính là quảng cáo trên Google, Facebook, Youtube được chèn vào các nội dung trực tuyến miễn phí như Báo điện tử, Video, truyện tranh Online,…

Khách hàng thường sẽ được sử dụng nội dung của trang web miễn phí và trong trang web đó sẽ có những quảng cáo về các sản phẩm và dịch vụ. Trong trường hợp này, trang web thu lợi từ việc bán không gian quảng cáo.

3.5. Mô hình dựa vào cộng đồng

Mô hình này sử dụng các cộng đồng trực tuyến (Facebook, Zalo,…) được xây dựng dựa trên sở thích chung của một nhóm đối tượng tiềm năng để các doanh nghiệp, các nhà bán lẻ và các nhà tiếp thị có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng thông qua những cộng đồng này. 

Mô hình này tập trung thông tin cụ thể như dữ liệu về nhân khẩu học, vị trí địa lý và sở thích nhằm tiếp cận đến người tiêu dùng, quảng cáo và tiếp thị đúng với mục tiêu. Đó có thể là một diễn đàn trực tuyến dành cho những người yêu thích ăn uống, những người mắc bệnh béo phì,… 

mo-hinh-b2c-dua-vao-cong-dong
Mô hình B2C tận dụng các cộng đồng trực tuyến nhằm tiếp cận đúng mục tiêu

3.6. Mô hình dựa trên tính phí

Đây là loại mô hình kinh doanh được triển khai trên các phần mềm, ứng dụng hay các trang web mà khi người tiêu dùng muốn sử dụng, truy cập thì phải trả các phí dịch vụ. Có những trường hợp người dùng được dùng miễn phí, nhưng có giới hạn và sẽ tính phí cho hầu hết nội dung.

Ví dụ: Người dùng phải trả tiền để sử dụng một hay toàn bộ tính năng tốt nhất trên các nền tảng Netflix, truyền hình K+, Game bản quyền, khóa học trực tuyến, Youtube Premium,…

4. Sự khác biệt giữa mô hình kinh doanh B2B và B2C là gì?

 

 

Cả hai mô hình B2C và B2B đều rất phổ biến trong nên kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên với bản chất và cách thức hoạt động với nhiều khác biệt, người làm kinh doanh cần thực sự hiểu và phân biệt được các khái niệm và quy trình của chúng.

phan-biet-mo-hinh-b2c-va-b2b
Mô hình B2C và B2B có nhiều điểm khác biệt

4.1. Về đối tượng khách hàng mục tiêu

Khách hàng của B2C là người tiêu dùng, khách hàng cá nhân. Doanh nghiệp B2C sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp theo nhu cầu của họ.

Còn B2B là đối tượng các doanh nghiệp, tổ chức, họ mua các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm khác hoặc nâng cao hoạt động kinh doanh. Mặt khác, bản chất giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B sẽ phức tạp hơn và đòi hỏi tính an toàn, chuyên nghiệp cao hơn.

>>> Xem thêm những đặc điểm của mô hình B2B khác biệt so với mô hình B2C

4.2. Về quá trình đàm phán, giao dịch

Mô hình bán hàng B2B phức tạp và phải bao gồm nhiều yếu tố như đàm phán giá cả và thanh toán, xác định các đặc tính, quy cách của sản phẩm và quy trình, thủ tục giao nhận hàng.

Mô hình bán hàng B2C sẽ diễn ra dễ dàng hơn và không nhất thiết phải tuân theo nhiều yếu tố như B2B. Họ có thể dễ dàng đưa sản phẩm, dịch vụ lên mạng để kinh doanh như một siêu thị trực tuyến. 

4.3. Về vấn đề tích hợp hệ thống

Các công ty kinh doanh mô hình B2C không phải tích hợp hệ thống của họ với hệ thống của khách hàng. 

Ngược lại các công ty khi bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) cần phải đảm bảo không cần sự can thiệp trực tiếp của con người mà các hệ thống của họ vẫn có thể giao tiếp được với nhau. Từ đó dẫn đến nhu cầu phải tích hợp hệ thống của doanh nghiệp bán hàng với doanh nghiệp mua hàng.

b2c-la-gi-so-sanh-voi-b2b
Doanh nghiệp B2C không yêu cầu tích hợp hệ thống với khách hàng như mô hình B2B

4.4. Về cách triển khai marketing

Mô hình B2C:

  • Các khách hàng B2C thường đưa ra các quyết định mua hàng nhanh chóng và dựa theo cảm tính, mức độ trung thành có thể không cao nên marketing B2C cần truyền đạt thông điệp dễ hiểu, đơn giản nhưng vẫn sáng tạo để khách hàng ấn tượng nhớ tới và lựa chọn sản phẩm, dịch cụ của thương hiệu.
  • Sản phẩm B2C cần thiết với nhiều người, nên marketing B2C thường được thực hiện trên nhiều kênh khác nhau (như tại các cửa hàng bán lẻ, website, mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử, TVC) để thu hút càng nhiều khách hàng tiềm năng càng tốt. 

Mô hình B2B:

  • Khách hàng B2B muốn chắc chắn sản phẩm phải giúp họ giải quyết vấn đề. Họ đề cao các giải pháp lâu dài, ổn định và ít khi chấp nhận rủi ro để thử một sản phẩm mới khi chưa thấy lợi ích thực sự. Tuy nhiên, mức độ trung thành của khách hàng B2B khá cao khi họ đã tin tưởng lựa chọn. 
  • Bởi vậy, trong B2B marketing cần tập trung vào việc đem lại những thông điệp thuyết phục khách hàng về tính năng, lợi ích sản phẩm đáng để doanh nghiệp đầu tư, đồng thời duy trì xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. 

>>> Xem thêm: So sánh chiến lược PR trong B2C và B2B.

4.5. Về quá trình bán hàng

Mô hình B2C:

  • Được dẫn dắt bởi sản phẩm.
  • Tối đa hóa giá trị của các giao dịch.
  • Thị trường mục tiêu rộng lớn và bao quát hơn.
  • Chu trình bán hàng ngắn hơn, quy trình mua hàng diễn ra từng bước.
  • Nhận diện thương hiệu xây dựng thông qua hình ảnh và sự lặp lại thông điệp.
  • Quyết định mua hàng thiên về cảm xúc, dựa trên những mong muốn giá cả hoặc hoàn cảnh.
  • Các công ty B2C sử dụng nhiều các hoạt động khuyến khích bán hàng tại các cửa hàng và cả trực tuyến nhằm nắm bắt sự quan tâm của khách hàng và giành được thị trường mục tiêu.

Mô hình B2B:

  • Được dẫn dắt bởi mối quan hệ.
  • Tối đa hóa giá trị của các mối quan hệ.
  • Thị trường mục tiêu nhỏ và tập trung hơn.
  • Quy trình mua hàng bao gồm nhiều bước, chu trình bán hàng dài và phức tạp hơn
  • Nhận diện thương hiệu được tạo ra bằng các mối quan hệ, các hoạt động xây dựng nhận thức và sự hiểu biết.
  • Quyết định mua hàng thiên về lý trí và dựa trên giá trị kinh tế mang lại.
  • Quá trình chuyển đổi những người tiềm năng thành khách hàng trong B2B lâu hơn và nhiều phức tạp hơn với B2C. Đồng thời tập trung xây dựng mối quan hệ bằng những hoạt động quảng bá có thể được duy trì trong chu trình bán hàng.

 

so-sanh-qua-trinh-marketing-va-ban-hang-giua-b2c-va-b2b
Quá trình marketing và bán hàng có những khác biệt cốt lõi giữa mô hình B2C và B2B

4.6. Về một số yếu tố khác

  • Quan hệ đối tác đối với B2B sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá thực tế hơn so với B2C. Trong B2B nếu 2 bên có quan hệ tốt thì có thể thương lượng giá dễ dàng hơn.
  • Biên độ dao động của cầu: mô hình B2C rất nhạy cảm với sự thay đổi giá cả, còn B2B thì ít nhạy cảm hơn.
  • Đấu thầu cạnh tranh phổ biến nhiều trong mô hình B2B, trong khi đó thì rất ít đối với B2C.
  • Tồn kho còn mô hình B2C thường tập trung ở các nhà bán sỉ, lẻ,… Còn mô hình B2B có thể tập trung tồn kho ở nhiều kênh khác nhau.

5. Kinh nghiệm kinh doanh mô hình B2C chuyên nghiệp

Kinh nghiệm kinh doanh trong mô hình B2C cho thấy một người bán hàng tốt cần có những kỹ năng cơ bản như: 

  • Kỹ năng giao tiếp, xử lý các vấn đề trong quá trình bán hàng. Biết giữ tâm lý thoải mái, tạo cảm xúc tốt với người tiêu dùng nhằm giúp người mua dễ dàng đưa ra quyết định thanh toán.
  • Bên cạnh đó cần hiểu về sản phẩm/ dịch vụ cung cấp, tôn trọng khách hàng, đồng thời xây dựng niềm tin cốt lõi từ người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ là lợi thế để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, khẳng định vị trí trên thị trường.
  • Nắm bắt tâm lý, insight khách hàng hiệu quả nhằm khơi gợi nhu cầu mua hàng. Kết nối liên tục với khách hàng nhằm đem lại những trải nghiệm cá nhân.

Về phía doanh nghiệp, cần thường xuyên kiểm tra và tối ưu quy trình bán hàng B2C

  • Marketing đúng nhu cầu khách hàng, tận dụng truyền thông qua mạng xã hội và quảng cáo trả phí, tiếp thị tại điểm bán và hợp tác thương hiệu,… nhằm thúc đẩy hiệu quả mô hình B2C.
  • Quản lý, đào tạo đội ngũ sale bài bản. Xây dựng các chương trình khuyến mại hấp dẫn và đẩy mạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng,…

 

kinh-nghiem-kinh-doanh-mo-hinh-b2c
Những kinh nghiệm cần biết khi kinh doanh mô hình B2C là gì

>> Tìm hiểu và tải ngay: Những kiến thức và quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh cấp công ty hiệu quả với mẫu chi tiết

6. Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của GOBRANDING về mô hình B2C. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ mô hình kinh doanh B2C là gì, lợi ích nổi bật của mô hình B2C cũng như sự khác biệt giữa hai mô hình B2C và B2B, từ đó có thể đưa ra những chiến lược, hướng đi kinh doanh và bán hàng theo mô hình này hiệu quả nhất.

Nhận tư vấn ngay chiến lược tăng doanh thu mạnh mẽ
cho bạn trên Internet

Nhận tư vấn ngay!

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.
4.0 / 5 - (95 bình chọn)
profile profile hotline