MT (Modern Trade) là gì? Phân biệt kênh MT và TT

Theo dõi GOBRANDING trên

MT là một trong những thuật ngữ Marketing mà bất kỳ ai làm trong ngành cũng đã từng nghe qua ít nhất 1 lần. MT cũng được hiểu là một phương thức bán hàng mới với nhiều cải tiến nhằm hướng đến sự tiện lợi, nhanh chóng, đáp ứng được đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng. Vậy, MT nghĩa là gì? Ưu nhược điểm của MT là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về MT trong bài viết sau đây nhé!

I. MT là gì?

MT là từ viết tắt của thuật ngữ Modern Trade vô cùng quen thuộc trong ngành Marketing – Tiếp thị với nghĩa tiếng Việt được hiểu đơn giản đó là thương mại hiện đại hay kênh phân phối bán hàng theo hình thức hiện đại.

MT là gì
MT nghĩa là gì? MT nghĩa là thương mại hiện đại

MT được ra đời và gần như trở thành một làn sóng lớn tác động trực tiếp đến thói quen mua hàng của hàng tỷ người trên thế giới. Các hệ thống bán hàng của MT tỏ ra tinh tế, gọn gàng và tiện lợi hơn rất nhiều so với hình thức bán hàng truyền thống. 

Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu phát triển MT tại các chuỗi siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi và sàn thương mại điện tử với những quy chuẩn, quy trình rõ ràng, bài bản. Trong đó, có thể kể đến như Lotte, Aeon (đại siêu thị – Hypermarket), Winmart, Gold Mart, Media Mart, Nguyễn Kim (siêu thị – Supermarket), 7-Eleven, Cirle-K (cửa hàng tiện lợi – Convenience), Tiki, Lazada, Shopee (thương mại điện tử – E-Commerce).

tìm hiểu mt là gì
Lotte là một trong những doanh nghiệp phát triển MT mạnh mẽ nhất

Người tiêu dùng có thể tiếp cận sản phẩm thông qua các gian hàng ở siêu thị hoặc online và tham khảo thông tin, ý kiến của những người đã sử dụng chỉ bằng vài cú click chuột hoặc một chiếc smartphone có kết nối Internet.

II. Ưu, nhược điểm của kênh MT 

Khi tiếp cận khái niệm MT là gì, chắc hẳn bạn cũng rất băn khoăn không biết ưu và nhược điểm của hình thức bán hàng hiện đại này có những điểm gì đặc biệt. 

Trên thực tế, các kênh bán hàng MT đang ngày càng được mở rộng và được ưa chuộng bởi người tiêu dùng hiện đại – những người bận rộn, ít có nhiều thời gian mua sắm. Đánh vào tâm lý đó, Modern Trade đem đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm mua sắm đa dạng hơn, tạo ra nhiều sự so sánh về giá, chất lượng khi đặt nhiều nhãn hàng trên cùng một quầy, kệ trong siêu thị và đặt quyền lựa chọn vào tay khách hàng.

Ưu điểm mt là gì
MT sở hữu nhiều ưu điểm và tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Đặc biệt hơn nữa, trong bối cảnh chuyển đổi số đang ngày càng phát triển và bài học lớn từ đại dịch COVID-19, MT cũng cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích khác như dịch vụ tư vấn qua mạng, dịch vụ đi chợ thay, giao hàng tận nhà, chính sách hoàn tiền, thanh toán bằng ví điện tử,… 

Nhờ đó mà ưu điểm lớn nhất của MT đối với doanh nghiệp đó là có nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng hơn thông qua nhiều hình thức. Tuy nhiên, ngược lại nhược điểm của MT lại là một thách thức lớn của doanh nghiệp trong việc thích nghi, chuyển đổi, xây dựng hệ thống bán hàng, quy chuẩn, quy trình bài bản, đưa ra các chính sách giá, phí phù hợp, có sức cạnh tranh. 

III. Phân biệt kênh MT và TT

Để hiểu rõ hơn khái niệm MT là gì, bạn cũng cần phải biết đến TT – Traditional Trade – kênh bán hàng truyền thống. TT còn được hiểu là hình thức bán hàng truyền thống tại các chợ, cửa hàng tạp hóa của hộ gia đình với mục đích chính đó là phục vụ nhu cầu của khách hàng địa phương. 

Kênh bán hàng truyền thống TT
TT là kênh bán hàng truyền thống

Kênh MT và TT có những điểm khác nhau rõ rệt với mối quan hệ bù trừ lẫn nhau vì vậy không thể triệt tiêu hoặc thay thế nhau trên thị trường. Cùng tìm hiểu xem 2 hình thức bán hàng này có những điểm khác nhau đặc biệt nào nhé!

  • Về quy mô: Trong khi MT là một hệ thống bao gồm nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đại siêu thị,… được đặt tại nhiều vị trí thì TT lại chỉ là 1 cửa hàng đơn lẻ. 
  • Người điều hành: Hình thức bán hàng hiện đại luôn có một đội ngũ quản lý chuyên nghiệp có trình độ, bằng cấp. Khác với MT, kênh bán hàng truyền thống chỉ đòi hỏi 1 người hoặc 1 gia đình quản lý và không cần bằng cấp.
  • Mối quan hệ với khách hàng: MT thường không tập trung vào các môi quan hệ cá nhân, trong khi TT thì ngược lại, người bán hiểu rõ thói quen sinh hoạt, sở thích của mỗi khách hàng. 
vai trò mt là gì
Kênh bán hàng TT luôn tạo dựng được mối quan hệ thân thiết với khách hàng
  • Sản phẩm: Khách hàng có thể tìm thấy ở các chuỗi siêu thị hàng triệu sản phẩm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, ngược lại, các sản phẩm được bán tại các tiệm tạp hóa, chợ thường mang tính thời vụ, số lượng cũng không cao bằng.
  • Giá cả sản phẩm: Các mặt hàng tại siêu thị luôn được niêm yết và khách  hàng không được mặc cả khi mua, trong khi kênh bán hàng truyền thống có thể làm được điều đó. 
  • Quy mô thị trường: MT sở hữu mạng lưới siêu thị ở nhiều nơi, vì vậy có thể tiếp cận được hàng ngàn, thậm chí hàng triệu khách hàng. TT thì lại khiêm tốn hơn nhiều với nhóm đối tượng chủ yếu là khách hàng địa phương.
  • Vị trí: Khách hàng chỉ có thể tìm thấy một siêu thị, cửa hàng tiện lợi ở các cung đường lớn, khu đông dân cư đông đúc. Tuy nhiên, với TT, khách hàng có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu, kể cả nằm trong ngách, ngõ nhỏ.
Vị trí của các cửa hàng tiện lợi
Vị trí của các cửa hàng tiện lợi, siêu thị luôn đắc địa
  • Hình thanh toán: Khi mua hàng thông qua hình thức MT, khách hàng có thể thanh toán bằng nhiều hình thức như chuyển khả, quẹt thẻ, ví điện tử,… Trong khi đó, TT lại chủ yếu sử dụng tiền mặt, tuy nhiên hiện nay, hình thức thanh toán của TT cũng đa dạng hơn nhằm đáp ứng thói quen thanh toán của người tiêu dùng.
  • Thiết bị kinh doanh: Kênh bán hàng hiện đại thường yêu cầu cao về mặt cơ sở vật chất nhằm quản lý chặt chẽ quy trình hoạt động, trong khi TT lại không quá cầu kỳ, chỉ cần kệ, tủ, giá treo và tủ lạnh. 

IV. So sánh kênh MT và GT 

Ngoài TT thì ngành Marketing cũng còn GT – một khái niệm cần được quan tâm. GT là từ viết tắt của General Trade hay còn được hiểu là hình thức bán hàng với đối tượng khách hàng là đại lý, tạp hóa, chợ, cửa hàng thuốc,…

kênh gt
GT là hình thức bán sỉ với các khách hàng chủ yếu là chủ đại lý, cửa hàng

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức bán hàng này đó chính là cấp bậc bán hàng và đối tượng khách hàng mục tiêu. Trong khi GT có nhiều cấp bậc bán hàng hơn và tập trung chủ yếu tại các khu chợ đầu mối nhằm phân phối về các siêu thị, chợ nhỏ khác. MT lại bán hàng tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi cho khách hàng cá nhân.

Nhược điểm lớn của GT so với MT đó là hệ thống có quá nhiều cấp bậc nên bài toán kiểm soát về giá và chiết khấu của sản phẩm qua từng cấp phân phối luôn là điều khiến các doanh nghiệp đau đầu. Điều này cũng dẫn đến tình trạng xung đột giá giữa các khu vực bán hàng thường xuyên xảy ra.

Kênh gt là gì
Tại kênh GT, các vấn đề xung đột giá qua từng cấp bậc phân phối rất thường xuyên xảy ra

Mặc dù là hai hình thức bán hàng khác nhau nhưng về bản chất GT và MT cũng có những điểm tương đồng và có thể hỗ trợ, bù đắp nhược điểm cho nhau để giúp doanh nghiệp tăng doanh số. Có 3 hình thức bán hàng giữa GT và MT mà doanh nghiệp có thể lựa chọn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển đó là 100% tập trung vào GT, 100% tập trung vào MT hoặc kết hợp hài hòa cả hai vào các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi,… 

V. Những lưu ý khi phát triển kênh MT là gì?

Hình thức bán hàng hiện đại – MT cũng được xem là “đại dương đỏ” bởi hiện nay đã có rất nhiều “ông lớn” trong ngành, do đó mà doanh nghiệp càng chuẩn bị, nghiên cứu kỹ lưỡng bao nhiêu sẽ càng tăng năng lực cạnh tranh bấy nhiêu.

Lưu ý khi phát triển kênh gt
Doanh nghiệp cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi tham gia vào kênh bán hàng hiện đại

1. Tăng tương tác với khách hàng

Để sản phẩm có thể đến tay khách hàng thì việc tăng tương tác với họ chính là điểm then chốt giúp doanh nghiệp đạt được thành công khi phát triển kênh MT. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động Trade Marketing – tiếp thị tại điểm bán bằng các chương trình khuyến mãi, sử dụng PG, PB để tư vấn trực tiếp cho khách hàng tại siêu thị hoặc các booth cho phép trải nghiệm thử sản phẩm.

Ngoài ra, việc tương tác khách hàng trong kênh MT còn bao gồm cả các sản thương mại điện tử, mạng xã hội. Vì vậy, doanh nghiệp cần bổ sung đội ngũ bán hàng online, tư vấn viên qua mạng để hỗ trợ tư vấn cho khách hàng tốt nhất.

khái niệm kênh gt
Doanh nghiệp cần tăng tương tác với khách hàng

2. Hiểu rõ vị thế sản phẩm trên thị trường

Việc hiểu rõ vị thế của sản phẩm trên thị trường chính là “chìa khóa” vàng thứ hai giúp doanh nghiệp dễ dàng thành công trên con đường chinh phục kênh bán hàng hiện đại. Biết được bản chất của sản phẩm, vị thế cạnh tranh trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định các đường lối, chiến lược và chương trình khuyến mãi định kỳ phù hợp, đánh đúng vào đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Từ đó có thể đẩy mạnh bán hàng và đặc biệt là “cài cắm” thương hiệu vào tâm trí khách hàng.

3. Vận dụng hiệu quả chiến thuật kệ chính

Hiện nay, tại các đại siêu thị hay siêu thị mini luôn có vô số sản phẩm với hàng ngàn nhãn hiệu khác nhau cùng đặt trên các quầy, kệ trưng bày. Đây cũng là một “cuộc chiến” để tranh giành vị trí đắc địa nhất trên quầy kệ để có thể tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng hơn. 

vai trò kênh gt
Chiến thuật kệ chính là “chìa khóa” quan trọng giúp sản phẩm được đưa vào giỏ hàng

Lúc này, doanh nghiệp cần có chiến thuật kệ chính một cách bài bản thông qua quá trình quan sát, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng để tăng xác suất khách hàng nhìn thấy sản phẩm của doanh nghiệp và lựa chọn thay vì các nhãn hiệu khác.

Điều này cũng tương tự với các sàn thương mại điện tử với các thuật toán, chiến thuật đưa gian hàng sản phẩm của doanh nghiệp lên càng đầu trang kết quả tìm kiếm càng tốt.

4. Xây dựng và quản lý đội ngũ nhân sự hiệu quả

Đội ngũ nhân sự cũng là một yếu tố quan trọng không kém khi muốn phát triển kênh MT phát triển bền vững và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường vốn đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt. 

lưu ý khi phát triển kênh MT
Xây dựng và quản lý đội ngũ nhân sự giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Đội ngũ nhân sự cần được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng về mọi mặt từ chuyên môn đến thái độ để giúp doanh nghiệp trông thân thiện, chuyên nghiệp hơn trong lòng khách hàng. Bên cạnh đó là biết cách vận dụng quy trình bán hàng một cách hiệu quả để không bị chồng chéo nhiệm vụ, dễ dàng kiểm soát số lượng hàng hóa, tồn kho, doanh thu,… 

5. Kết hợp truyền thông số

Điểm đặc biệt của MT đó chính là sự mở rộng và đa dạng các kênh phân phối cũng như hình thức tiếp cận khách hàng, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số đang phát triển vô cùng mạnh mẽ như hiện nay. 

Nhờ có truyền thông số mà các kênh bán hàng của doanh nghiệp không còn dừng lại ở hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi đặt tại một địa điểm cụ thể mà mở rộng ra nhiều nơi khác, thậm chí là xuyên quốc gia. Vì vậy, việc kết hợp với truyền thông số là điều tất yếu mà doanh nghiệp nên làm để tăng khả năng cạnh tranh khi phát triển kênh bán hàng hiện đại.

kênh gt và mt
Truyền thông số cũng là một yếu tố quan trọng

VI. 2 Kênh cung cấp hàng hóa phổ biến

Các kênh bán hàng được đề cập đến trong bài viết được phân loại theo hình thức bán hàng và đối tượng mục tiêu. Nếu xét về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm thì cũng có thể phân loại 2 kênh cung cấp hàng hóa phổ biến khác là kênh bán hàng tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.

1. Kênh bán hàng tiêu dùng trong nước

Đây là kênh bán hàng hóa phổ biến nhất trên thị trường hiện nay với các mặt hàng chủ yếu là sản phẩm phổ thông, phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của con người. 

Các kênh phân phối chính của các kênh bán hàng tiêu dùng trong nước có thể là chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nhất. Bên cạnh đó, các nhà phân phối nhỏ như cửa hiệu tạp hóa cũng sẽ nhận được nhiều chính sách giá cả tốt hơn.

Kênh gt trong marketing
Kênh bán hàng trong nước

2. Kênh bán hàng tiêu dùng nhập khẩu

Đây là một mô hình bán hàng chuyên nhập khẩu các loại hàng hóa từ nước ngoài và trở nên khá phổ biến trong thời gian và năm trở lại đây. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này luôn áp dụng các phương thức bán hàng thông minh, nhờ đó mà có thể giảm tối đa chi phí so với kênh bán hàng GT nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng và mở rộng mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, các chính sách về giá hấp dẫn của những mặt hàng nhập khẩu khi đến tay khách hàng cũng là một trong những lý do khiến kênh bán hàng này trở nên phát triển nhanh chóng và không ngừng mở rộng như hiện nay. 

kênh gt trong doanh nghiệp
Kênh bán hàng nhập khẩu

VII. Áp dụng MT trong thanh toán tại siêu thị

Sau khi đại dịch COVID-19 qua đi, các hình thức thanh toán thông qua Internet trở nên phát triển hơn bao giờ hết. Khách hàng trở nên linh hoạt và chủ động hơn trong việc thanh toán các khoản chi thay vì chỉ sử dụng tiền mặt như trước kia. 

Vì vậy mà các siêu thị, cửa hàng áp dụng MT trong thanh toán cũng nhận được nhiều sự ủng hộ từ người tiêu dùng. Khách hàng có thể lựa chọn nhiều hình thức để thanh toán như quẹt thẻ, thanh toán bằng ví điện tử, chuyển khoản, nạp thẻ mua hàng,… Nhiều siêu thị cũng áp dụng các chương khuyến khích khách hàng thanh toán trực tuyến hoặc tái ứng dụng tích điểm bằng cách tặng quà, tặng voucher mua sắm,…

kênh gt trong fmcg
Thanh toán trực tuyến tại siêu thị

Với những thông tin được đề cập đến trong bài viết, chắc hẳn bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi MT là gì rồi đúng không. MT là lên gọi của kênh bán hàng hiện đại với nhiều cơ hội và thách thức cho những doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành FMCG. Doanh nghiệp cần có sự quan tâm, nghiên cứu kỹ lưỡng để thích nghi và phát triển với kênh bán hàng này.

4.0 / 5 - (147 bình chọn)
profile profile hotline hotline