Ngành Marketing là gì? Học ngành Marketing ra làm gì?

Theo dõi GOBRANDING trên

Ngành Marketing là gì? Học ngành Marketing ra làm gì mà được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ như hiện nay, Marketing đã trở thành một phần quan trọng không thế thiếu trong hầu hết các doanh nghiệp.

I. Ngành Marketing là gì?

Marketing là bao gồm tất cả các hoạt động hướng đến khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị, phát triển thương hiệu. Mục tiêu chính của ngành Marketing đó là trở thành cầu nối liên kết bền chặt giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu.

Theo giáo sư người Mỹ Philip Kotler – “Cha đẻ” của nền Marketing hiện đại đã đưa ra định nghĩa được xem là chính xác nhất về Marketing hiện nay, như sau: “Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”.

định nghĩa ngành marketing
Marketing là tất cả các hoạt động hướng đến khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị

II. Các chuyên ngành Marketing

Với sự bùng nổ kinh tế hiện nay đã tạo ra một nhu cầu vô cùng lớn về nhân lực trong lĩnh vực Marketing. Ngành này đã trở thành sự lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều học sinh và sinh viên. Bên dưới, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các chuyên ngành trong lĩnh vực Marketing, nhằm giúp bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.

1. Marketing thương mại

Marketing thương mại được hiểu đơn giản là quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển mọi hoạt động để đạt được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ hiệu quả của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu thụ.

Chuyên ngành Marketing thương mại sẽ cung cấp những kiến thức chuyên sâu về:

  • Hành vi khách hàng.
  • Nghiên cứu Marketing.
  • Marketing quốc tế.
  • Marketing tới các tổ chức và quan hệ với khách hàng trong cung ứng giá trị.
  • Truyền thông Marketing và xúc tiến.
  • Phân tích, ra quyết định, tổ chức triển khai các quyết định Marketing sản phẩm/dịch vụ, giá, phân phối, xúc tiến thương mại trong kinh doanh thương mại bán lẻ,…

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này có thể đảm nhiệm vào các vị trí như:

  • Nhân viên kinh doanh.
  • Nhân viên Marketing.
  • Nhân viên PR, nhân viên chăm sóc khách hàng,..

2. Marketing thương hiệu

Chuyên ngành Marketing thương hiệu tập trung vào việc củng cố niềm tin, xây dựng và quản lý thương hiệu. Từ đó, phát triển thương hiệu một cách riêng biệt, xây dựng hình ảnh và truyền tải sự khác biệt đó đến khách hàng, khiến họ ghi nhớ sâu sắc thương hiệu của bạn vào tâm trí khách hàng.

Chuyên ngành Marketing thương hiệu sẽ cung cấp kiến thức chuyên sâu về:

  • Hành vi khách hàng.
  • Nghiên cứu Marketing.
  • Chiến lược thương hiệu.
  • Quản trị thương hiệu.
  • Định giá và chuyển nhượng thương hiệu.
  • Truyền thông Marketing.
  • Phân tích, xây dựng hoạch định, tổ chức triển khai các kế hoạch và quyết định Marketing sản phẩm, dịch vụ, giá, phân phối, xúc tiến,…

3. Quản trị Marketing

Ngành quản trị Marketing được xem là “đầu tàu” của toàn bộ phòng Marketing. Theo đó, nhân sự làm về quản trị sẽ thực hiện nhiệm vụ xây dựng chiến lược Marketing, phân tích thị trường, quản lý sản phẩm và dịch vụ, định giá, kênh phân phối và quản lý quan hệ khách hàng để từ đó đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Các môn học của chuyên ngành này gồm:

  • Quản trị sản phẩm.
  • Nghiên cứu Marketing.
  • Quản trị kênh phân phối.
  • Digital Marketing.
  • Marketing quốc tế.
  • Marketing dịch vụ.
  • Chiến lược Marketing cho thế giới mạng,…

4. Truyền thông Marketing

Chuyên ngành truyền thông Marketing tập trung vào việc sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thông điệp Marketing đến khách hàng.

Khi lựa chọn chuyên ngành này bạn sẽ được học những kiến thức chuyên sâu về:

  • Truyền thông Marketing tích hợp.
  • Chiến lược phương tiện truyền thông.
  • Marketing trực tiếp.
  • Xúc tiến bán hàng.
  • Tổ chức sự kiện.
  • Quản trị thương hiệu.
  • Quảng cáo và thiết kế quảng cáo.
Truyền thông Marketing
Truyền thông Marketing tập trung vào việc sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng

III. Ngành Marketing thi những khối nào?

Theo nghiên cứu của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM cho thấy: Trong 6 nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao thì ngành Marketing đang dẫn đầu với khoảng 30.000 lao động, đồng thời mức lương khi mới ra trường của ngành này cũng cao hẳn so với các ngành học khác. 

Trong những năm trở lại đây, ngành Marketing được nhiều học sinh lựa chọn. Vậy ngành Marketing thi khối nào?

Để thi vào các chuyên ngành Marketing thì các em có thể lựa chọn một trong các khối thi dưới đây:

  • Khối A00: Toán, Lý, Hóa.
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh).
  • Khối D01: Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán.
  • Khối D03: Ngữ văn, Toán và Tiếng Pháp.
  • Khối D07: Toán, Hóa học và Tiếng Anh.
  • Khối D10: Toán, Địa lý, Tiếng Anh.
  • Khối A2: Toán, Ngữ Văn, Vật lý.
  • Khối C00: Ngữ văn, Địa Lý, Lịch Sử.
  • Khối D72 (Văn, KHTN, Anh).
  • Khối D78 (Văn, KHXH, Anh).
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
  • Khối D96 (Toán, KHXH, Anh).
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa).
  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý).

IV. Các trường đào tạo ngành Marketing

Trên cả nước hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Marketing, trong đó có thể kể đến dưới đây.

1. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Khi nhắc đến trường học có ngành Marketing chất lượng tại miền Bắc thì không thể nào thiếu trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU). Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cung cấp chương trình đào tạo về Marketing, có các khóa học từ cơ bản đến nâng cao về Marketing thương mại, Marketing thương hiệu, Quản trị Marketing và Truyền thông Marketing. NEU được xem là một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam với chất lượng giảng dạy và nghiên cứu cao.

Với những kiến thức chuyên sâu khi được học ở trường cùng với những kỹ năng riêng biệt cho từng chuyên ngành sẽ giúp học sinh sau ra trường sẽ dễ dàng tìm kiếm công việc phù hợp với mong muốn của mình.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing đã đảm nhận nhiều vị trí cao trong công ty với mức lương vô cùng hấp dẫn hoặc tham gia giảng dạy và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này.

2. Học viện Báo chí và Tuyên truyền

ngành marketing học ở đâu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền nổi tiếng là một trong những trường top đầu chuyên cung cấp các kiến thức về khoa học xã hội, ngôn ngữ, văn hóa, khoa học tự nhiên,…

Sinh viên khi học tại đây sẽ nắm được:

  • Nắm vững bản chất về quảng cáo và Marketing.
  • Hiểu sâu và nắm rõ về chức năng và nhiệm vụ của chuyên viên quảng cáo Marketing trong doanh nghiệp, lên kế hoạch và triển khai quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến các khách hàng tiềm năng.
  • Biết và vận dụng những phương tiện thông tin đại chúng nhằm đưa ra hoạch định chiến lược quảng bá cho doanh nghiệp.

Chương trình đào tạo của học viện này chú trọng mang đến cho sinh viên kiến thức và khả năng áp dụng sáng tạo, linh hoạt trong mọi tình huống xảy ra. Điểm đặc biệt của khóa học này đó là xây dựng cho sinh viên một cái nhìn tổng quát nhất về Marketing.

3. Đại học RMIT

RMIT được xem là một trong những trường đại học “xịn” nhất Việt Nam bởi chất lượng đào tạo chuẩn châu Âu với chương trình giảng dạy tiên tiến bậc nhất và cơ sở vật chất hiện đại. Nơi đây là một môi trường lý tưởng để sinh viên theo học ngành Marketing.

Khi học tại RMIT, sinh viên có cơ hội học tập và rèn luyện, đồng thời được tích hợp trên nền tảng số mà chỉ có tại đây. Việc dạy học gắn liền với thực tiễn, cho sinh viên có nhiều cơ hội cọ xát với các dự án Marketing thực tế, giúp sinh viên có thể nắm bắt và hiểu hơn về các kiến thức dễ dàng, từ đó tự tin hơn khi đi làm.

Hầu hết các chương trình giảng dạy tại trường đều học thông qua máy tính nên sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn kiến thức chuyên sâu về Marketing như: SEO, SEM, Facebook ads, Google ads,…. Nhờ vậy, sau khi ra trường, sinh viên có thể tự tin đảm nhận các công việc tại công ty, tập đoàn lớn ở Việt Nam hay nước ngoài.

học marketing tại rmit
Đại học RMIT

4. Trường đại học Tài chính – Marketing

Trường đại học Tài chính – Marketing nằm trong danh sách các trường đại học có chất lượng đào tạo ngành Marketing bậc nhất tại TP Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở chuyên đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, tài chính và Marketing với chất lượng đạt chuẩn quốc tế bởi có sự tham khảo, tích lũy từ giáo trình nước ngoài.

Khi học tại đây sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về môn Marketing và các chuyên ngành liên quan như:

  • Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng.
  • Quản trị Marketing.
  • Marketing kinh doanh.
  • Marketing quốc tế.
  • Marketing dịch vụ.
  • Truyền thông Marketing.

Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể tham khảo thêm các trường có ngành Marketing tại miền Nam nổi tiếng như:

  • Đại học Kinh tế TP HCM.
  • Đại học Kinh tế – Tài chính.
  • Đại học Kinh tế – Luật.
  • Đại học FPT.
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Ngoài ra, còn có nhiều trường đại học khác trên toàn quốc cung cấp các chương trình đào tạo về Marketing mà bạn có thể tham khảo. Trước khi lựa chọn trường học, nên nghiên cứu kỹ thông tin về chương trình học, giảng đường, cơ hội học tập, thực tập và các hoạt động ngoại khóa để chắc chắn ra trường với cơ hội việc làm mở rộng.

V. Học ngành Marketing ra làm gì?

Khi học Marketing, hầu hết sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức về nắm bắt tâm lý khách hàng và đưa ra kế hoạch Marketing cho công ty. Vậy cụ thể học Marketing ra làm gì?

Có rất nhiều bộ phận trong ngành Marketing và mỗi công ty sẽ có tên gọi khác nhau cho vị trí này. Dưới đây là tổng hợp các công việc mà các sinh viên ngành Marketing có khả năng ứng tuyển được sau khi ra trường.

1. Nhân viên Marketing

Nhân viên Marketing là làm việc trong bộ phận Marketing của một công ty. Khi vào làm việc tại đây, bạn sẽ tham gia vào việc lập kế hoạch, triển khai và phát triển chiến lược bán hàng, tiếp thị cho công ty.

Công việc của nhân viên Marketing gồm nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, xây dựng, lên kế hoạch tiếp thị, quản lý sản phẩm/dịch vụ, quảng cáo và xây dựng mối quan hệ khách hàng.

Để trở thành một nhân viên Marketing giỏi đòi hỏi bạn phải nắm vững kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp như: tư duy sáng tạo, khả năng phân tích, lập kế hoạch, làm việc nhóm.

2. Nhân viên Content Marketing

Content Marketing là những người tạo ra bài viết có nội dung sáng tạo và hấp dẫn để thực hiện hoạt động Marketing đến khách hàng. Nhân viên Content Marketing sẽ thực hiện các nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng để tối đa hóa được chất lượng của bài viết.

Content Marketing sẽ phối hợp cùng với các bộ phận Seo để đưa ra chiến lược triển khai nội dung trên các kênh như: mạng xã hội, viết kịch bản Video, Email Marketing và tạo nội dung website,….

Để trở thành một nhân viên Content Marketing giỏi bạn cần thành thạo những kỹ năng mềm như: tin học văn phòng, khả năng viết lác,  tư duy sáng tạo và có kỹ năng chuyên môn tốt.

Content Marketing
Content Marketing là người tạo ra bài viết có nội dung sáng tạo và hấp dẫn để thực hiện hoạt động Marketing đến khách hàng

3. Nhân Viên Marketing Online

Với sự phát triển của Internet, việc tiếp thị và quảng bá trực tuyến trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhân viên Marketing Online sẽ thực hiện ứng dụng công nghệ máy tính cùng với những phương diện truyền thống điện tử để tiến hành nghiên cứu thị trường. Đồng thời cũng quản lý chiến dịch quảng cáo trực tuyến, định vị thương hiệu trên mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), quảng cáo Google AdWords, Email Marketing và quảng cáo trên nhiều nền tảng trực tuyến khác.

Hiệu quả đánh giá công việc của Marketing Online đó là đưa các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến tay người dùng một cách nhanh nhất.

4. Nhân Viên Digital Marketing

Theo đuổi mảng Digital Marketing, nhân viên Digital Marketing sẽ thực hiện nhiệm vụ lên kế hoạch thực hiện các chiến dịch quảng cáo thông qua nền tảng công nghệ số.

Để đảm nhận vị trí nhân viên Digital Marketing, bạn cần thực hiện tốt các công việc như sau:

  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
  • Phân tích dữ liệu hiệu suất và số liệu.
  • Hỗ trợ công ty trong việc thiết kế và phân tích đối thủ cạnh tranh.
  • Thiết kế website, hệ thống hóa thông tin và giao diện website công ty.
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng bằng những kế hoạch Marketing và quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
  • Phân tích và thực hiện báo cáo hiệu suất của bảng tin.
  • Tăng thêm số lượng từ khóa để đưa website công ty lên top đầu của các trang tìm kiếm.
Digital Marketing sẽ thực hiện nhiệm vụ lên kế hoạch thực hiện các chiến dịch quảng cáo thông qua nền tảng công nghệ số

VI. Những tố chất cần có khi làm trong ngành Marketing

Khi bước vào môi trường Marketing, bạn cần có những yếu tố sau đây:

1. Năng động, nhiệt tình

Đây được xem là yếu tố quan trọng để trở thành một Marketer. Sự năng động, nhiệt tình sẽ giúp nhân viên Marketing sáng tạo nên chiến lược, phương án quảng bá sản phẩm/dịch vụ tốt nhất, từ đó đem thương hiệu của công ty đến với người tiêu dùng gần hơn.

2. Nhạy bén, nắm bắt thị trường

Có thể nói, thị trường kinh doanh luôn có sự biến động không ngừng, do đó là một Marketing cần phải có đầu óc nhạy bén và nắm bắt thị trường, khả năng quan sát, nhìn nhận và tìm hiểu hành vi tốt. Khi có được những yếu tố trên, bạn sẽ đưa ra một chiến lược Marketing phù hợp cho từng thời điểm hoặc cho từng đối tượng khách hàng tiềm năng.

tố chất trong ngành Marketing
Một nhân viên Marketing cần phải có đầu óc nhạy bén và nắm bắt thị trường, khả năng quan sát, nhìn nhận và tìm hiểu hành vi tốt

3. Giao tiếp tốt

Dù là làm việc trong bất cứ ngành nào thì kỹ năng giao tiếp tốt luôn là điểm cộng. Hơn nữa, trong ngành Marketing hoạt động không ngừng thông qua việc giao tiếp ngôn ngữ và hình ảnh, do đó đây là yếu tố rất quan trọng mà bạn cần có.

4. Tư duy, sáng tạo

Như đã đề cập, trong môi trường kinh doanh luôn không ngừng phát triển, do đó Marker cũng phải sáng tạo không ngừng để có thể bắt kịp xu hướng cũng như đưa ra những thay đổi phù hợp cho từng thời điểm. Từ đó, mới có thể thu hút và kích thích họ hành động mua hàng hoặc nhớ đến thương hiệu lâu hơn.

5. Ham học hỏi

Để trở thành một nhân viên Marketing giỏi không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn về quảng cáo và phân tích thị trường, mà còn yêu cầu một sự hiểu biết sâu rộng về cuộc sống xung quanh. Với tầm hiểu biết rộng về các lĩnh vực như: văn hóa xã hội, kinh tế, và văn hóa, bạn sẽ có khả năng định hình và hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của mình.

Không gì có thể thay thế việc không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức mỗi ngày của mình. Thế giới thay đổi liên tục và các xu hướng tiếp tục tiến triển, do đó việc trau dồi kiến thức sẽ giúp bạn ứng phó tốt hơn với sự thay đổi nhanh chóng và đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

6. Có tinh thần làm việc nhóm

Sự thành công của việc đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng không chỉ riêng phòng Marketing mà còn có sự phối hợp của rất nhiều phòng ban khác như: thiết kế, sale, nhân sự, IT,…

Tinh thần làm việc nhóm có trách nhiệm được xem là “chìa khóa then chốt” trong Marketing. Do đó, ngay từ khi còn đi học, bạn nên rèn luyện cho mình tố chất này.

Trong bài viết trên, GOBRANDING đã giúp bạn hiểu hơn về ngành Marketing là gì? Marketing là làm gì rồi phải không. Có thể nói, Marketing luôn là ngành học tiềm năng, cơ hội việc làm rộng lớn với mức lương vô cùng hấp dẫn. Vì vậy, hãy chọn cho mình một chuyên ngành phù hợp với khả năng và tính cách của bản thân. Chúc bạn lựa chọn được ngôi trường làm việc phù hợp với mình.

4.0 / 5 - (96 bình chọn)
profile profile hotline