Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì? Ra trường làm gì?

Theo dõi GOBRANDING trên

Hiện nay, ngành truyền thông đa phương tiện đang ngày càng trở nên thu hút của nhiều bạn trẻ bởi cơ hội nghề nghiệp rộng mở và mức thu nhập thu hút. Vậy đây là ngành như thế nào và sẽ làm gì khi sinh viên ra trường? Câu trả lời cho thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

Nội dung chính

I. Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?

Với sự phát triển của thời đại công nghệ, hệ thống truyền thông ngày càng trở nên đa dạng và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế xã hội. Không chỉ dừng lại ở báo giấy, phát thanh hay truyền hình, các lĩnh vực truyền thông ngày nay đã tăng trưởng mạnh mẽ và xuất hiện khắp các nền tảng công nghệ và phương tiện khác nhau. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời của ngành Truyền thông đa phương tiện.

khái niệm ngành truyền thông đa phương tiện là gì
Truyền thông đa phương tiện là ngành ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động truyền thông

Nhìn chung, ngành Truyền thông Đa phương tiện là ngành ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động truyền thông báo chí. Sự kết hợp này hướng đến mục đích thiết kế, sáng tạo nên những sản phẩm có giá trị cho việc truyền tải các thông điệp truyền thông cụ thể. 

Các sản phẩm truyền thông đa phương tiện rất đa dạng. Và cũng như tên gọi của mình, chúng có thể ứng dụng trên nhiều phương tiện ở các lĩnh vực truyền thông khác nhau như truyền hình, báo điện tử, mạng xã hội, sản xuất phim, trò chơi, quảng cáo,…

Với việc theo học Truyền thông đa phương tiện, sinh viên của ngành này sẽ được rèn luyện và phát triển cho mình kỹ năng tư duy sáng tạo, tổng hợp và phân tích, thiết kế, xây dựng nội dung (content),… Từ đó dễ dàng mở ra cho mình cơ hội để làm việc ở rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

II. Sự khác nhau giữa ngành Truyền thông đa phương tiện và ngành Quan hệ công chúng

Thực tế, có rất nhiều người thường có sự nhầm lẫn giữa Truyền thông đa phương tiện và Quan hệ công chúng (Public Relations – PR). Dù có khá nhiều sự tương đồng, đây vẫn là 2 thuật ngữ khác nhau mà bạn cần phân biệt nếu muốn theo học các ngành này.

Ngành Quan hệ công chúng
Truyền thông Đa phương tiện có sự khác biệt với Quan hệ công chúng

Cụ thể, Truyền thông đa phương tiện và Quan hệ công chúng có sự khác biệt trong mục đích sử dụng của từng công cụ:

  • Quan hệ công chúng tạo nên cầu nối, tập trung xây dựng sự tương tác qua lại giữa công chúng và thương hiệu. Còn Truyền thông đa phương tiện hướng đến mục đích lan tỏa nội dung truyền thông. Nói cách khác, Quan hệ công chúng là tương tác 2 chiều, còn Truyền thông đa phương tiện là tương tác 1 chiều.
  • Quan hệ công chúng tạo nên các thông điệp truyền thông, còn Truyên thông đa phương tiện là công cụ để phát tán thông điệp, tăng cường phạm vi và mức độ tiếp cận cho thông điệp truyền thông.
  • Truyền thông đa phương tiện có thể xem là một phần của Quan hệ công chúng.

Có thể nói, dù bạn theo học ngành nào, cơ hội làm việc mà các ngành này mang lại đều rất rộng mở. Bạn có thể tham gia vào nhiều mảng công việc khác nhau mà không có giới hạn lĩnh vực cụ thể nào mà bạn phải lựa chọn.

III. Các chuyên ngành trong ngành Truyền thông đa phương tiện

Khi theo học Truyền thông đa phương tiện, sinh viên có thể lựa chọn theo học nhiều chuyên ngành khác nhau, bao gồm:

1. Quảng cáo

Chuyên ngành Quảng cáo sẽ giúp sinh viên sẽ được tiếp cận kiến thức chuyên sâu về thiết kế, sáng tạo nội dung, lên kế hoạch và quản lý chiến dịch quảng cáo,… Đây là một chuyên ngành thú vị và rất phù hợp với những bạn trẻ năng động, đam mê sáng tạo, muốn tạo ra những sản phẩm truyền thông ấn tượng.

định nghĩa ngành truyền thông đa phương tiện là gì
Quảng cáo là một chuyên ngành thú vị đối với những bạn trẻ năng động và sáng tạo

2. Truyền thông và Quan hệ công chúng

Đây là chuyên ngành giúp phát triển cho sinh viên các kỹ năng về marketing, tổ chức sự kiện, xây dựng nội dung, quản lý dự án, xử lý khủng hoảng truyền thông,… Qua đó, bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau của ngành truyền thông sau khi tốt nghiệp như như chuyên viên marketing, chuyên viên PR, quản lý KOL, chuyên viên tổ chức sự kiện,…

3. Truyền thông Xã hội

Chuyên ngành Truyền thông Xã hội cung cấp kiến thức nền tảng và kỹ năng làm việc trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Bên cạnh đó, các kiến thức về giao tiếp, quản lý, phân tích dữ liệu social,… sẽ giúp các bạn trẻ nhanh chóng tiếp cận và thích nghi với sự thay đổi không ngừng trong xu hướng phát triển 4.0 hiện nay.

Chuyên ngành truyền thông xã hội
Các nền tảng mạng xã hội liên tục thay đổi, mang đến sự thu hút đối những bạn trẻ theo học ngành Truyền thông Xã hội

4. Công nghệ Quảng cáo Kỹ thuật số

Đây là chuyên ngành mà sinh viên tiếp cận với các hình thức, công cụ quảng cáo kỹ thuật số như thực tế ảo, thực tế tăng cường (AR/VR), Adobe Experience Cloud dành cho Marketer,… Cùng với đó là cách thức hoạt động của quảng cáo đa phương tiện và kỹ năng sáng tạo nội dung trên các nền tảng kỹ thuật số, mạng xã hội, tiếp thị đa kênh.

5. Công nghiệp Truyền thông

Với chuyên ngành này của ngành Truyền thông Đa phương tiện, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về cách thức sản xuất và hoạt động của các phương tiện truyền thông ở từng nền tảng, từng định dạng kỹ thuật số khác nhau trên quy mô toàn cầu. Qua đó, bạn có thể vận dụng kiến thức đã học để sáng tạo các thông điệp truyền thông phù hợp với xu hướng.

6. Nghiên cứu Điện ảnh và Màn hình

Chuyên ngành Nghiên cứu Điện ảnh và Màn hình sẽ giúp sinh viên khám phá về cách công nghệ màn hình tương tác với người xem. Cùng với đó, sinh viên còn được nghiên cứu rõ về truyền hình truyền thống, các phong cách được sử dụng trong sản xuất các thể loại phim và chương trình truyền hình khác nhau.

Chuyên ngành Nghiên cứu Điện ảnh và Màn hình
Bạn có thể tham gia sản xuất film, show truyền hình,… sau khi tốt nghiệp

7. Nghiên cứu Truyền thông

Trong chuyên ngành này, sinh viên nghiên cứu chuyên sâu về quá trình hình thành, phát triển của truyền thông, bên cạnh đó là tranh luận về tin tức thời sự, khủng hoảng truyền thông,… đã và đang diễn ra trong xã hội. Sinh viên cũng sẽ được truyền thụ kiến thức xử lý truyền thông, hoàn thiện kỹ năng viết và truyền tải các thông điệp định hướng truyền thông đến các đối tượng khác nhau.

8. Văn học Sáng tạo

Đây chuyên ngành mang đến sự hoàn thiện trong khả năng viết và sáng tạo nội dung cho sinh viên. Thông qua tầm nhìn rộng mở và những lối suy nghĩ mới về văn học, sinh viên sẽ biết cách để tạo nên những nội dung hay các tác phẩm nghệ thuật mới mẻ, thú vị và táo bạo.

9. Báo chí

Sinh viên theo học chuyên ngành Báo chí sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng như viết, điều tra, nghiên cứu, phỏng vấn, biên tập báo cáo thực tế. Với đầy đủ kiến thức chuyên sâu về khuôn khổ xã hội, lịch sử hay luật pháp và đạo đức, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ có cơ hội làm việc tại các tòa báo lớn nếu hoàn thiện kỹ năng của mình.

Học truyền thông đa phương tiện ra làm gì
Báo chí là một chuyên ngành thu hút với sinh viên theo học Truyền thông Đa phương tiện

IV. Tại sao chọn học ngành Truyền thông Đa phương tiện?

Có khá nhiều lý do khác nhau khiến Truyền thông Đa phương tiện trở thành một ngành hot và ngày càng thu hút giới trẻ hiện nay. Dưới đây là một số lý do cụ thể nhất:

1. Ngành học hợp xu thế

Đây là ngành có sự phát triển gắn liền với những bước tiến của nền tảng công nghệ thông tin và kỹ thuật số hiện nay. Chính vì vậy, nhân sự của ngành Truyền thông Đa phương tiện ngày càng đóng vai trò quan trọng, có chỗ đứng trong xã hội và có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp trong tương lai.

2. Cơ hội việc làm hấp dẫn và đa dạng

Có thể thấy, ngành Truyền thông Đa phương tiện mang đến rất nhiều loại hình và vị trí công việc khác nhau. Với sự mở rộng không ngừng của công nghệ số, nhu cầu nhân sự cho ngành này cũng theo đó mà mỗi lúc một cao hơn. Vì vậy, đây là cơ hội lớn để các bạn trẻ năng động, nhiệt huyết và sáng tạo tìm được công việc phù hợp với mình.

khi học truyền thông đa phương tiện ra làm gì
Bạn có thể lựa chọn rất nhiều công việc khác nhau khi theo học Truyền thông Đa phương tiện

3. Thời gian làm việc linh hoạt

Truyền thôngMarketing là những ngành chú trọng sự sáng tạo. Chính vì vậy, nhân sự của ngành này thường khá linh động về mặt thời gian, trang phục và thậm chí là không gian làm việc chứ không bị bó buộc vào khuôn khổ như các ngành nghề khác. Điều quan trọng là bạn đảm bảo được tiến độ và chất lượng công việc theo yêu cầu chung của dự án và công ty.

4. Đời sống tinh thần phong phú

Với sự thay đổi và sáng tạo không ngừng, ngành Truyền thông Đa phương tiện đòi hỏi bạn luôn phải tìm tòi, học hỏi những điều mới. Điều này mang đến những cảm hứng tươi mới, có phần bay bổng và nhiều màu sắc cho nhân sự trong ngành.

5. Khả năng thăng tiến cao

Ngành truyền thông nói chung và Truyền thông Đa phương tiện nói riêng thường có nhiều vị trí phân thành các cấp bậc khác nhau. Chính vì vậy nếu bạn có năng lực và sự nhạy bén, linh hoạt trong công việc thì hoàn toàn có cơ hội thăng tiến rất nhanh.

Khả năng thăng tiến trong ngành truyền thông đa phương tiện
Bạn có nhiều cơ hội để thăng tiến trong ngành

6. Công việc “xuyên biên giới”

Một yếu tố đặc biệt của người làm truyền thông chính là bạn có thể làm việc “online” ở bất kì đâu mà không nhất thiết phải đến công ty. Điều đó cũng có nghĩa là bạn có thể làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài mà không cần công tác trực tiếp tại nước đó. Tuy nhiên, năng lực ngoại ngữ và kỹ năng chuyên môn là yếu tố tiên quyết bạn cần có nếu muốn có cơ hội làm việc theo hình thức này.

V. Học Truyền thông đa phương tiện ra làm gì?

Như đã đề cập, khi tốt nghiệp ngành Truyền thông Đa phương tiện bạn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc khác nhau, với các ngành nghề đa dạng. Một số vị trí tiêu biểu của ngành này có thể kể đến như:

  • Chuyên viên marketing, truyền thông, quản lý mạng xã hội, quản lý các kênh truyền thông trực tuyến.
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện, đối ngoại và quan hệ công chúng.
  • Người làm việc trong lĩnh vực KOL, Blogger, TikToker, phát triển nội dung số trên các nền tảng, mạng xã hội,…
  • Phóng viên, nhà báo, biên tập viên,… tại các tòa soạn báo, đài truyền hình.
  • Chuyên viên biên tập, xử lý âm thanh, dựng phim hay làm các kỹ xảo điện ảnh,…
học truyền thông đa phương tiện ra làm gì
Bạn có thể trở thành chuyên viên thiết kế đồ họa nếu có khiếu thẩm mỹ cao
  • Thiết kế đồ họa, bao bì, hệ thống nhận diện thương hiệu (Graphic Design).
  • Thiết kế, xây dựng website, thiết kế giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung.
  • Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc viện nghiên cứu có liên quan đến ngành.

VI. Tố chất phù hợp với ngành Truyền thông Đa phương tiện

Để có thể theo học Truyền thông Đa phương tiện, bạn cần có những tố chất và năng lực sau đây:

1. Sáng tạo

Sáng tạo là yếu tố tiên quyết và cần phải có đối với người làm truyền thông. Chính vì vậy, nếu bạn có đam mê và mong muốn theo đuổi ngành này thì cần có sẵn trong mình sự nhạy bén, óc sáng tạo và khả năng linh hoạt, sẵn sàng tiếp thu những cái mới.

2. Viết lách và thẩm mỹ

Cùng với khả năng sáng tạo, bạn cũng cần tự mình rèn luyện kỹ năng viết tốt để xây dựng nội dung. Không những thế, khiếu thẩm mỹ cũng là yếu tố cần thiết để tạo nên những sản phẩm mang tính thu hút đối với công chúng, khách hàng.

Kỹ năng cần có khi học truyền thông đa phương tiện
Khả năng viết tốt là kỹ năng cần có đối với ngành Truyền thông Đa phương tiện

3. Thiết kế hình ảnh, dựng video

Đây là những kỹ năng cần phải có nếu nghề nghiệp chuyên môn mà bạn theo đuổi là designer hay editor. Bên cạnh đó, nếu làm những vị trí khác thì bạn cũng nên có kiến thức cơ bản với những kỹ năng này để có thể dễ dàng trao đổi, hợp tác với designer hay editor trong quá trình làm việc.

4. Nắm bắt xu hướng công nghệ mới

Với Truyền thông Đa phương tiện, các xu hướng công nghệ mới luôn có sự ảnh hưởng không nhỏ đến ngành. Do đó, nếu bạn có thể nắm bắt những xu thế này thì chúng sẽ mang đến nhiều cơ hội để bạn ứng tuyển cho một vị trí mới hay tăng cơ hội phát triển khi vận dụng vào công việc của bản thân.

Kỹ năng cần có khi học truyền thông đa phương tiện
Khả năng nắm bắt xu hướng công nghệ tốt mang lại rất nhiều cơ hội

5. Tiếng Anh

Khả năng ngoại ngữ là vô cùng cần thiết, nhất là khi bạn cần tiếp cận các tài liệu chuyên ngành hay giao tiếp với khách hàng, đối tác nước ngoài. Nếu bạn muốn có nhiều cơ hội hơn trong ngành, hãy cố gắng trau dồi khả năng tiếng Anh sớm nhất có thể bạn nhé.

6. Kinh nghiệm thực tế

Đối với người làm truyền thông, khả năng tìm tòi và đúc kết kinh nghiệm thực tế từ các chiến dịch truyền thông hay case study trong ngành là rất quan trọng. Chúng sẽ mang đến cho bạn kiến thức và kinh nghiệm để xử lý công việc cũng như những vấn đề có thể gặp phải trong quá trình làm việc của mình.

7. Tổng hợp và phân tích thông tin nhanh

Với khối lượng thông tin lớn và các xu hướng mới liên tục xuất hiện từng ngày, người làm truyền thông cần có sự nhanh nhạy trong việc tổng hợp, phân tích và chọn lọc thông tin nhanh chóng, hiệu quả để phục vụ cho công việc của mình.

ngành truyền thông đa phương tiện học những gì
Bạn cần có óc quan sát, phân tích và tổng hợp thông tin nhanh nhạy

VII. Triển vọng ngành Truyền thông Đa phương tiện 

Truyền thông Đa phương tiện là một trong những ngành phát triển nhất hiện nay, đồng nghĩa với mức lương và cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn. 

1. Mức lương

Theo một số nghiên cứu thực tế nhân sự trong ngành Truyền thông Đa phương tiện thì mức lương trung bình đang dao động từ 300 đến 1000 USD mỗi tháng, tương đương khoảng 6.500.000 đồng đến 23.000.000 đồng tiền VNĐ. Sở dĩ có mức độ chênh lệch lớn như vậy vì còn phụ thuộc nhiều vào năng lực, kinh nghiệm và vị trí của nhân sự trong ngành. 

Thông thường, đối với sinh viên mới ra đường từ 1 đến 3 năm thì mức lương sẽ dao động từ 6 đến 9 triệu đồng. Con số này sẽ được tăng lên khoảng 9 đến 14 triệu đồng trong 1 đến 2 năm kế tiếp nếu bạn vẫn làm ở vị trí tương đương.

Phổ lương cho nhân viên truyền thông đa phương tiện
Có thể nhận được mức lương cao nếu có năng lực và biết trau dồi kinh nghiệm

Nhân sự làm việc trong ngành Truyền thông Đa phương tiện có thâm niên trên 3 năm thì mức lương sẽ có sự biến động lớn, có thể từ 15 đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, những người làm trong ngành này cũng có xu hướng kiếm thêm các công việc liên quan ngoài giờ hành chính thì mức thu nhập có thể cao hơn gấp nhiều lần.

2. Cơ hội việc làm

Truyền thông Đa phương tiện là một trong những ngành có cơ hội việc làm cao nhất trong thị trường lao động hiện nay với đa dạng các công việc mà bạn có thể lựa chọn. Bởi các hoạt động quảng cáo, biên tập, quay dựng video, thiết kế hình ảnh,… đều là yếu tố quan trọng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề từ mua bán, sản xuất đến giáo dục.

Một số công việc phổ biến và thường thấy nhất trong ngành này thường là Chuyên viên truyền thông, Biên tập viên, Chuyên viên tổ chức sự kiện, Phóng viên, Chuyên viên Đối ngoại và Quan hệ công chúng,… Các vị trí lớn hơn trong ngành có thể kể đến như Giảng viên tại các học viện, trường đại học, cao đẳng, Giám đốc sản xuất, Giám đốc sáng tạo,… 

ngành truyền thông đa phương tiện làm vị trí gì
Cơ hội việc làm rất đa dạng cho các bạn trẻ

VIII. Ngành Truyền thông đa phương tiện học những gì?

Ngành Truyền thông Đa phương tiện hiện nay đang là một trong những ngành “hot” với thu nhập và cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Tuy nhiên, các thông tin về ngành cũng như làm thế nào để trở thành một nhân sự thực thực trong ngành này không thực sự phổ biến và rõ ràng, đặc biệt là đối với các bạn học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. 

1. Phương thức xét tuyển

Hiện nay, ngành Truyền thông Đa phương tiện dần phổ biến và được giảng dạy tại hầu hết các trường đại học, cao đẳng chuyên khối ngành Kinh tế cả công lập và dân lập. Vì vậy, bạn có thể thoải mái lựa chọn trường tùy thuộc vào năng lực và khả năng tài chính. 

Phương thức xét tuyển ngành truyền thông đa phương tiện
Có thể xét tuyển vào ngành theo hình hình thức khác nhau

Hình thức xét tuyển của các trường có đào tạo ngành Truyền thông Đa phương tiện này hiện nay khá đa dạng, bao gồm:

  • Xét kết quả của kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông.
  • Xét học bạ Trung học phổ thông theo quy định riêng của từng trường.
  • Xét kết quả của kỳ thi tuyển sinh do trường tổ chức. 

2. Thi khối nào?

Với các bạn học sinh khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, việc lựa chọn ngành học cũng như khối thi dường như là một thử thách lớn. Bởi đây chính là quyết định lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống, con đường sự nghiệp trong tương lai. 

Nếu bạn yêu thích ngành Truyền thông Đa phương tiện thì sau đây là một số khối học mà bạn có thể lựa chọn để bắt đầu:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)
  • C15 (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân)
  • D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh)
  • D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

3. Chương trình đào tạo của ngành

Mỗi trường sẽ có những chương trình đào tạo riêng với các môn học tương ứng. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những nhóm môn học chung, bao gồm:

  • Kiến thức giáo dục đại cương: Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về kinh tế, xã hội, chính trị với các môn học như Giáo dục quốc phòng – An ninh, Giáo dục thể chất, Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Chương trình đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện
Chương trình đào tạo đại học gồm nhiều nhóm môn học khác nhau
  • Kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành: Tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi trường và chương trình học mà sinh viên cần đáp ứng tiếng Anh theo cấp độ từ A1 đến B2.
  • Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành: Thông thường đến năm 3 và năm thứ 4, sinh viên sẽ được làm quen và nghiên cứu chuyên sâu về kiến thức cơ sở ngành cũng như chuyên ngành. Đây chính là những kiến thức, kinh nghiệm được đúc kết bởi Giảng viên và người trong ngành.

Tuy nhiên, để có thể có nhiều cơ hội cạnh tranh hơn trong ngành, kiến thức được học trong nhà trường là chưa đủ. Bạn cần phải bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân thông qua các công việc làm thêm liên quan hoặc tham gia các câu lạc bộ, cộng đồng bao gồm các nhân sự trong ngành. 

Càng tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì bạn sẽ càng có lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động đang dần bão hòa. 

IX. Các trường đào tạo ngành Truyền thông Đa phương tiện

Các trường đào tạo ngành Truyền thông Đa phương tiện giỏi, uy tín hàng đầu hiện nay thường tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – hai trung tâm kinh tế sầm uất nhất cả nước. 

ngành truyền thông đa phương tiện học trường nào
Các trường đào tạo Truyền thông Đa phương tiện chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

1. Trường ở Hà Nội

Tại Hà Nội, các trường Đại học có đào tạo chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện có thể kể đến như Học viện Báo chí – Tuyên truyền, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Đại học Hà Nội. 

  • Học viện Báo chí – Tuyên truyền: Rất nhiều thế hệ nhân tài trong lĩnh vực Truyền thông Đa phương tiện được đào tạo tại Học viện Báo chí – Tuyên truyền nhờ được trau dồi kỹ năng sáng tạo, làm thế nào để tổ chức sản xuất thành công một sản phẩm truyền thông đa phương tiện. Bên cạnh đó là các kỹ năng cơ bản cần thiết nhất như thuyết trình, quản trị các dự án truyền thông mô phỏng thực tiễn tại các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: Đây là đơn vị trực thuộc sự quản lý của Bộ Thông và Truyền thông quốc gia với 2 chức năng chính đó là giáo dục, đào tạo và truyền thông. Tại đây, bạn có thể lựa chọn nhiều cấp bậc từ Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ đến Tiến sĩ với đa dạng khóa học, môn học để phục vụ nhân lực cho ngành Truyền thông Đa phương tiện.
học ngành truyền thông đa phương tiện ở đâu
Trường Đại học Hà Nội
  • Trường Đại học Hà Nội: Đây là một trong những ngôi trường lâu đời nhất tại Hà Nội với nhiều hệ đào tạo chính quy, không chính quy, đào tạo tiếng Anh và liên kết nước ngoài. Đây sẽ là cơ hội cho các bạn sinh viên có lợi thế về tiếng Anh được tiếp xúc với khối kiến thức đa dạng và các chương trình nghiên cứu quốc tế.

2. Trường ở Thành phố Hồ Chí Minh

Các trường ở Thành phố Hồ Chí Minh như Đại học Hồng Bàng, HUTECH, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng được xem là các “lò” đào tạo nhân lực chất lượng cho ngành Truyền thông Đa phương tiện.

  • Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng: Đến với Trường Đại học Hồng Bàng, các bạn sinh viên sẽ được làm quen và thực hành thành thạo các kỹ năng cần thiết trong ngành như nhiếp ảnh, truyền hình, báo chí, hoạt hình, phim ảnh. Bên cạnh đó còn được nâng cao khả năng ngôn ngữ và đem lại nhiều cơ hội làm việc “xuyên biên giới” sau khi tốt nghiệp.
ngành truyền thông đa phương tiện học như thế nào
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Trường Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH: Đây được xem là “lò” đào tạo nhân lực cho lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật với chương trình giảng dạy bao gồm các kỹ năng như kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video, thiết kế đồ họa,… 
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn TP.HCM: Đây là trường đại học chuyên đào tạo các kiến thức nền tảng về xã hội, kinh tế, chính trị cũng như kiến thức chuyên ngành truyền thông. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội –  Nhân văn, sinh viên có thể làm việc tại các lĩnh vực như truyền thông, báo chí, tổ chức sự kiện,… 

Có thể thấy, ngành Truyền thông Đa phương tiện là một trong những ngành “hot” nhất hiện nay với hàng triệu cơ hội việc làm cùng mức thu nhập cao. Tuy nhiên, đi đôi với cơ hội là những thử thách vô cùng lớn do mức độ cạnh tranh của ngành này là vô cùng khốc liệt. Hy vọng những thông tin GOBRANDING đề cập đến trong bài viết có thể giúp bạn có cái nhìn rộng mở hơn về ngành và có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất!

4.0 / 5 - (95 bình chọn)
profile profile hotline