Mô hình SMART là gì? Cách xác định mục tiêu theo SMART

Theo dõi GOBRANDING trên

Mô hình SMART (Specific, Measurable, Attainable, Relevant, Time-based) là một công cụ quản lý mục tiêu hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu chiến lược. Với cách tiếp cận này, các mục tiêu được xác định cụ thể, đo lường được, đáp ứng được, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và có thời hạn rõ ràng. Vậy mô hình SMART là gì? Và trong kinh doanh, nó được sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả tối đa? Hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Mô hình SMART là gì?

SMART là một mô hình giúp cho doanh nghiệp hay các chuyên gia Marketing xác định, đánh giá tính khả thi và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch Marketing. Bằng cách này, mô hình giúp cho doanh nghiệp xác định được các mục tiêu marketing phù hợp với chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau.

Nguyên tắc Smart là gì
Mô hình SMART là gì?

Mô hình SMART sẽ được đánh giá dựa trên 5 yếu tố Marketing như sau:

  • S: Specific (Tính cụ thể)
  • M: Measurable (Đo lường được)
  • A: Actionable (Tính khả thi)
  • R : Relevant (Sự liên quan)
  • T: Time-Bound (Thời hạn để đạt được mục tiêu)

II. Tại sao cần áp dụng mô hình SMART trong Marketing?

Một số lý do doanh nghiệp nên áp dụng mô hình SMART trong Marketing như sau:

1. Cụ thể hóa mục tiêu

Sau khi hoàn thành một quý, các nhà quản lý và nhân viên sẽ bắt đầu thiết lập các mục tiêu mới cho quý tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp sẽ có xu hướng đặt ra những mục tiêu lớn lao và tham vọng. Tuy nhiên, hầu hết những mục tiêu đó vẫn còn mơ hồ và không khả thi trong thực tế.

Smart marketing sẽ giúp các doanh nghiệp biến mục tiêu của mình thành những chỉ số đo lường cụ thể. Nhờ đó, mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được hiển thị rõ ràng và cụ thể trên bức tranh tổng thể.

2. Thiết lập mục tiêu phù hợp và chính xác

Nếu áp dụng nguyên tắc SMART một cách hiệu quả, nhà quản lý sẽ loại bỏ những mục tiêu không cần thiết cho quá trình phát triển của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho các công ty có được định hướng phát triển hiệu quả hơn với các mục tiêu đã được xác định trước.

3. Tăng khả năng đo lường của mục tiêu

Bên cạnh những lợi ích đã nêu, SMART còn giúp các nhà quản lý nâng cao khả năng đo lường mục tiêu. Vì các mục tiêu được thiết lập nên SMART sẽ giúp nhà quản lý xác định kết quả và mức độ thành tích mà nhóm cần đạt được.

Tại sao cần áp dụng mô hình Smart
Tại sao cần áp dụng mô hình SMART trong Marketing?

4. Phù hợp với mục tiêu cấp công ty

Yếu tố Relevant (liên quan) trong SMART sẽ giúp kết nối những mục tiêu riêng của từng phòng ban với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Sự kết nối này sẽ tạo thành một cầu nối gắn kết giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh tập thể khi đối mặt với những khó khăn.

5. Đẩy mạnh hiệu suất làm việc của nhân viên

Mô hình SMART sẽ giúp nhân viên có được định hướng rõ ràng trong quá trình làm việc để hướng tới mục tiêu cụ thể hơn. Bên cạnh đó, những kết quả làm việc của nhân viên sẽ được đo lường và đánh giá chính xác hơn khi nhà quản trị áp dụng SMART.

II. Ưu và nhược điểm của phân tích SMART

  • Ưu điểm: Như chúng ta thấy, SMART là nguyên tắc hiệu quả trong việc đặt mục tiêu rõ ràng, giúp bạn tập trung hơn và có động lực để đạt được mục đích cá nhân. Điều đáng chú ý là, SMART là một công cụ dễ sử dụng, phù hợp với mọi người và mọi tình huống, không cần sử dụng những công cụ phức tạp hoặc cần phải được đào tạo chuyên môn mới có thể sử dụng được.
  • Nhược điểm: Có những quan điểm cho rằng, mặc dù SMART là một nguyên tắc hiệu quả trong việc đặt mục tiêu, nhưng đôi khi nó lại không phù hợp. Đặc biệt, SMART thiếu tính linh hoạt cần thiết và không khuyến khích sự sáng tạo cá nhân, điều này làm cho nó không thích hợp cho những mục tiêu dài hạn.

III. Cách xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART

Dưới đây là các bước xác định mục tiêu của nguyên tắc SMART mà bạn có thể tham khảo qua như sau:

1. Specific: Cụ thể, dễ hiểu

Việc đặt ra các mục tiêu chi tiết và cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và đánh giá khả năng thực hiện của các hoạt động. Ngược lại, khi bạn chỉ đặt ra mục tiêu một cách chung chung, sẽ rất khó để đánh giá tính khả thi và xác thực việc các công việc đã thực hiện có đúng hướng với kế hoạch hay không.

Đặt mục tiêu Smart
Đặt ra mục tiêu cụ thể, chi tiết, rõ ràng

2. Measurable: Đo lường được

Những mục tiêu trong công việc cần phải được liên kết với những chỉ số cụ thể. Việc sử dụng tiêu chí “Đo lường” của SMART khi thiết lập mục tiêu sẽ thể hiện sự quyết tâm của bạn. Khi đặt ra mục tiêu cho công việc, bạn cần xác định khả năng của mình để hoàn thành. Sau khi hoàn thành mục tiêu, bạn cần đánh giá mức độ thành công dựa trên những con số thực tế.

Mục tiêu Smart cần gắn với con số cụ thể
Mục tiêu phải được gắn với một con số cụ thể

3. Actionable: Tính khả thi

Đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART đòi hỏi tiêu chí khả thi phải được đảm bảo. Vì vậy, bạn cần xem xét khả năng hoàn thành mục tiêu đó có thực sự khả thi hay không. Việc xác định tính khả thi của mục tiêu cũng giúp bạn có động lực và thách thức để vượt qua giới hạn của bản thân.

Tính khả thi trong nguyên tắc Smart
Mục tiêu cần phải được chia nhỏ để tăng khả năng hoàn thành

4. Realistic: Tính thực tế

Bạn nên xác định những mục tiêu cá nhân liên quan đến hướng phát triển trong công việc, lĩnh vực đang làm việc và phù hợp với sự phát triển chung của công ty. Đồng thời, trước khi tiến hành thực hiện, bạn cũng cần đánh giá tính khả thi của mục tiêu bằng cách xem xét xem liệu chúng có đáp ứng được các thách thức mà bạn phải đối mặt hay không.

Tính liên quan, thực tế trong nguyên tắc Smart
Tính liên quan, thực tế trong nguyên tắc Smart

5. Time-Bound: Thiết lập thời gian

Việc áp đặt thời hạn hoàn thành mục tiêu sẽ gây áp lực cho từng cá nhân trong việc hoàn thành công việc. Ngoài ra, việc thiết lập deadline sẽ giúp nâng cao tính kỷ luật và năng suất của nhân viên.

Giới hạn thời gian trong nguyên tắc Smart
Kỷ luật bản thân bằng thời gian hoàn thành mục tiêu

V. Ví dụ áp dụng sơ đồ SMART trong việc thiết lập mục tiêu

1. Trong Marketing

  • S: Tôi muốn tăng lượng truy cập của khách hàng vào website sản phẩm.
  • M: Với mức tăng ít nhất 15% mỗi tháng.
  • A: Với khả năng đăng ít nhất 10 bài viết chuẩn SEO, giải quyết vấn đề khách hàng chăm sóc website, tôi muốn tăng lượng khách hàng ghé thăm website sản phẩm ít nhất 15%/tháng.
  • A: Để giúp thúc đẩy kinh doanh.
  • T: Mục tiêu sẽ bắt đầu sớm nhất là vào tháng 1 năm.

>>> Tìm hiểu ngay dịch vụ SEO nhằm tối ưu nội dung chuẩn SEO, tiếp cận đối tượng mục tiêu nhanh chóng.

2. Trong kinh doanh

  • S: Tôi muốn mở một doanh nghiệp của riêng mình.
  • M: Tôi muốn mở một nhà hàng với sức chứa 20 khách để kinh doanh riêng.
  • A: Với số vốn sẵn có, địa điểm và nhân lực thương mại, tôi muốn mở một nhà hàng với sức chứa 20 khách để kinh doanh riêng.
  • R: Với số vốn sẵn có, địa điểm và nhân lực kinh doanh, tôi muốn mở một quán ăn gia đình 20 chỗ để kinh doanh riêng nhằm phát triển kinh nghiệm kinh doanh của mình.
  • T: Với số vốn hiện có, địa điểm và nhân lực kinh doanh, tôi muốn mở một nhà hàng với sức chứa 20 khách để kinh doanh riêng, để phát triển kinh nghiệm kinh doanh của mình. Nhà hàng sẽ mở cửa từ ngày 11 tháng 11 năm 2022.

3. Trong bán hàng

  • S: Đặt mục tiêu tăng doanh số bán hàng quý tới.
  • M: Tăng doanh số bán hàng tháng lên 500 triệu đồng.
  • A: Xem xét tính khả thi của việc tăng doanh số bán hàng lên 500 triệu đồng/tháng với tình hình thị trường hiện tại và nguồn lực của doanh nghiệp.
  • R: Lập kế hoạch cân đối thu – chi, tối ưu chi phí để đạt được mục tiêu tăng doanh số bán hàng lên 500 triệu đồng/tháng.
  • T: Đặt mục tiêu tăng doanh số bán hàng lên 500 triệu đồng/tháng và lên kế hoạch cân đối ngân sách và thời gian để thực hiện đến tháng 11/2022.

Trên đây là những kiến thức về Mô hình SMART là gì? Cách xác định mục tiêu theo SMART mà GOBRANDING muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn có thể thiết lập và đạt được các mục tiêu trong lĩnh vực marketing một cách hiệu quả hơn nhé!

4.0 / 5 - (95 bình chọn)
profile profile hotline