Outbound Marketing là gì? Khác biệt gì với Inbound Marketing?

Theo dõi GOBRANDING trên

Outbound Marketing là một chiến lược tiếp thị truyền thống nhằm tiếp cận và thu hút khách hàng bằng cách đưa thông điệp trực tiếp đến đối tượng mục tiêu thông qua các phương tiện truyền thông truyền thống và kỹ thuật số. Phương pháp này tập trung đẩy mạnh sản phẩm đến một lượng lớn người tiêu dùng với hy vọng nhận được sự quan tâm cho sản phẩm của mình. Trong bài viết này, GOBRANDING sẽ cùng bạn tìm hiểu về Outbound Marketing là gì, sự khác biệt của hình thức này với Inbound Marketing.

1. Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing (còn gọi là Interruption Marketing) là hình thức tiếp thị truyền thống, tập trung tiếp cận đối tượng tiềm năng trên diện rộng thông qua các hoạt động quảng cáo, tài trợ hay các hình thức khuyến mãi.

Mục tiêu của Outbound Marketing là thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu thông qua các chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ, tạo nhận diện của sản phẩm/dịch của doanh nghiệp hiệu quả. Thời gian trước đây, phương pháp này thường tiêu tốn rất nhiều chi phí đầu tư nên doanh nghiệp cần có chiến lược triển khai thông minh và ngân sách lớn khi đầu tiên.

2. Ưu, nhược điểm của tiếp thị Outbound

Với sự thay đổi của các tiếp cận thông tin và xu hướng tìm kiếm của người dùng hiện nay, Outbound Marketing có nhiều ưu, nhược điểm riêng của nó. Đầu tiên, GOBRANDING sẽ đề cập đến các ưu điểm khi triển khai tiếp thị Outbound:

  • Độ phủ sóng rộng rãi: Cho phép doanh nghiệp tiếp cận số lượng người tiêu dùng lớn trong thời gian ngắn. Chiến dịch quảng cáo truyền thống hay kỹ thuật số có thể đưa thông điệp đến hàng triệu người nhanh chóng.
  • Kết quả mang lại nhanh chóng: Bằng cách đưa thông điệp trực tiếp đến khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng tiềm năng quan tâm và tạo ra giao dịch một cách nhanh nhất.
  • Không mất nhiều thời gian: Tiếp thị Outbound không đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị và triển khai. Với chiến dịch quảng cáo truyền thống có thể được triển khai trong thời gian ngắn và ra kết quả nhanh chóng.
  • Mức độ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ: Thương hiệu của doanh nghiệp được nhớ đến và tạo sự tin tưởng từ công chúng khi thông điệp được đưa đến công chúng thường xuyên.

Bên cạnh những ưu điểm, Outbound Marketing còn có những nhược điểm riêng như:

  • Khó đo lường hiệu suất của chiến dịch: Theo dõi, thu thập dữ liệu từ các hoạt động quảng cáo truyền thống, cold calling phức tạp và không chính xác.
  • Khó xác định chính xác tỷ lệ chuyển đổi ROI: Khó đo lường hiệu suất chiến dịch gây khó khăn việc tính toán Return on Investment, không biết được hiệu quả của mức đầu tư chiến dịch.
  • Đòi hỏi nguồn lực, ngân sách và thời gian lớn: Quảng cáo truyền hình, radio hay thuê nhân viên cho hình thức Cold Calling đòi hỏi nguồn lực tài chính đáng kể.
  • Mục tiêu tiếp cận không rõ ràng: Do phương pháp này tiếp cận một lượng lớn đối tượng nên khó phân biệt được khách hàng tiềm năng, tiêu tốn không cần thiết.

3. Những loại hình Outbound Marketing phổ biến

Để triển khai một kế hoạch Outbound Marketing, doanh nghiệp thường sử dụng nhiều hình thức quảng cáo để tiếp cận được khách hàng tiềm năng. Sau đây là 3 loại hình tiếp thị phổ biến mà doanh nghiệp hay sử dụng:

loại hình outbound marketing
3 loại hình Outbound Marketing.

3.1. Quảng cáo truyền thống

Quảng cáo truyền thống gồm các phương tiện truyền thông như truyền hình, đài phát thanh, báo in, biển quảng cáo nhằm truyền tải thông điệp đến đông đảo đối tượng. hình thức này đòi hỏi ngân sách đầu tư lớn nhưng không có khả năng tương tác trực tiếp với khách hàng mục tiêu.

3.2. Quảng cáo kỹ thuật số

Quảng cáo kỹ thuật số là hình thức hiện đại hóa của quảng cáo truyền thông, cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng trên thị trường Internet. Loại tiếp thị Outbound này có khả năng định rõ đối tượng tiềm năng và đo lường hiệu suất chiến dịch dễ dàng hơn.

3.3. Cold Calling (Telesale)

Cold Calling (hay còn gọi là Telesale) được biết đến như một hình thức tiếp cận cơ bản nhất của Outbound Marketing. Các nhân viên sẽ gọi điện trực tiếp đến khách hàng tiềm năng (nhân viên chưa biết họ trước đó) để giới thiệu sản phẩm, đánh giá sự quan tâm và chuyển đổi họ thành người mua hàng. Phương pháp này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt, sự kiên nhẫn và khéo léo xử lý tính huống khi khách hàng có thể kích hoạt dịch vụ không làm phiền (DND) hay không muốn tham gia cuộc gọi.

4. Sự khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Trong kinh doanh hiện nay, việc tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng ngày càng quan trọng đối với doanh nghiệp. Inbound Marketing và Outbound Marketing là hai chiến lược phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn, trong phần này GOBRANDING sẽ cung cấp đến bạn sự khác biệt cơ bản giữa 2 hình thức tiếp thị này:

khác biệt giữa inbound và outbound marketing
Sự khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing.

4.1. Phương thức tiếp cận

Outbound Marketing là chiến lược tiếp thị truyền thống, đưa thông điệp đến thị trường nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng với sản phẩm/vụ. Hình thức này thường quảng cáo trên truyền hình, radio, báo chí,… để tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng. Tuy nhiên, đây là phương thức tiếp cận một chiều do khách hàng không thể tương tác trực tiếp với doanh nghiệp được.

Ngược lại với chiến lược trên, Inbound Marketing lại tập trung vào giá trị mang lại cho khách hàng, khiến họ tự nguyện tìm đến nội dung và tương tác đến doanh nghiệp thông qua quy trình Marketing Automation dựa trên cơ sở dữ liệu khách hàng và những vấn đề mà họ quan tâm.

4.2. Thông điệp truyền tải

Outbound Marketing thường nhấn mạnh tính năng, lợi ích nổi bật của sản phẩm hay ưu đãi khuyến mãi hấp dẫn, tạo sự chú ý mạnh mẽ và thu hút đối tượng khách hàng mua hàng ngay.

Còn Inbound tập trung việc tạo giá trị hữu ích cho khách hàng tiềm năng thông qua nội dung hữu ích, hướng dẫn chi tiết hay giải đáp thắc mắc nhằm làm nổi bật sản phẩm/dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu của họ.

4.3. Mục tiêu chiến dịch

Mục tiêu của Outbound Marketing chính là tối đa hóa khả năng mua hàng của đối tượng mục tiêu ngay khi tiếp cận thông điệp. Chiến lược này cố gắng thuyết phục và thúc đẩy khách hàng thực hiện chuyển đổi nhằm tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Ngược lại, Inbound Marketing thì tập trung vào mối quan hệ lâu dài và bền chặt của khách hàng tiềm năng đối với doanh nghiệp. Nội dung truyền tải hiếm khi đề cập trực tiếp đến sản phẩm mà xoay quanh lời khuyên được cá nhân hóa theo từng nhóm đối tượng. Nhờ đó giúp xây dựng niềm tin thương hiệu thông qua thông tin giá trị được truyền tải.

4.4. Nền tảng tiếp cận khách hàng

Outbound Marketing là phương pháp kết hợp giữa truyền thông và hiện đại nên đây là nền tảng của những chiến dịch truyền thông tích hợp IMC. Các phương tiện tiếp cận điển hình như truyền hình, radio, quảng cáo in ấn,…

Với Inbound Marketing, doanh nghiệp sẽ tiếp cận khách hàng mục tiêu trên nền tảng số (Website, Email, Remarketing,…) nhằm tăng khả năng tương tác với họ, xây dựng niềm tin thương hiệu và sản phẩm hiệu quả.

4.5. Khả năng đo lường hiệu quả

Outbound Marketing thông thường rất khó đo lường hiệu quả chiến dịch một cách chính xác do việc theo dõi, đánh giá kết quả từ các phương tiện truyền thông truyền thống khá phức tạp và không dễ dàng biết được thông điệp đã đến với đối tượng mục tiêu chưa và phản ứng của họ như thế nào.

Ngược lại, Inbound Marketing rất dễ dàng để đo lường, đánh giá hiệu quả thông qua các công cụ phân tích website, fanpage, tỷ lệ tương tác trực tuyến, tỷ lệ chuyển đổi. Từ đó có thể điều chỉnh chiến lược hiệu quả cũng như phù hợp với khách hàng tiềm năng hơn.

>> Tìm hiểu thêm về Inbound Marketing là gì nhằm kết hợp với chiến dịch tiếp thị Outbound một cách hiệu quả.

5. Kết luận

Thông qua thông tin trên, bạn có thể hiểu Outbound Marketing chính là hình thức tiếp thị hướng tới mục tiêu truyền tải thông điệp trên diện rộng. Với những ưu điểm như mức độ nhận biết thương hiệu cao, độ phủ thông tin rộng rãi, kết quả mang lại nhanh chóng, không mất nhiều thời gian nên tiếp thị Outbound hiện nay vẫn được các doanh nghiệp tích hợp vào kế hoạch Marketing của mình. Để mang đến kế hoạch Marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần biết đến Dịch vụ Marketing Online nhằm tăng độ phủ thị trường, năng cao tỷ lệ bán hàng.

MARKETING ONLINE – PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG ĐA KÊNH

Nhận tư vấn ngay!

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

4.0 / 5 - (123 bình chọn)
profile profile hotline hotline