Phân biệt quản trị và quản lý: những điểm chính yếu

Theo dõi GOBRANDING trên

Trong bài viết này, về mặt học thuật, bạn sẽ phân biệt được những khác biệt đáng kể giữa quản lý và quản trị.

 

 

QUẢN LÝ QUẢN TRỊ
Định nghĩa Cách tổ chức quản lý con người và công việc được gọi là Quản lý. Quá trình điều hành một tổ chức bởi một nhóm người được gọi là Quản trị..
Cấp độ Quản lý cấp trung và cấp thấp hơn Lãnh đạo cấp cao
Vai trò Thực thi Ra quyết định
Quan tâm đến Thực thi chính sách Xây dựng chính sách
Phạm vi hoạt động Hoạt động dưới sự quản trị Có toàn quyền kiểm soát hoạt động của tổ chức
Quyết định Ai sẽ thực hiện công việc? Và công việc sẽ được thực hiện như thế nào? Cần làm gì? Và Khi nào nên làm?
Công việc Đưa các kế hoạch chiến lược và chính sách vào hành động Xây dựng kế hoạch chiến lược, xây dựng chính sách và đặt ra mục tiêu
Tập trung vào Quản lý công việc Tối ưu hóa việc phân bổ tài nguyên có hạn của công ty một cách tốt nhất
Chức năng Điều phối và thực thi Xây dựng chính sách và ra quyết định chiến lược

 

1. Định nghĩa quản lý

Quản lý được định nghĩa là việc quản lý con người và công việc của họ, nhằm đạt được mục tiêu chung bằng cách sử dụng các nguồn lực của tổ chức. Nó tạo ra một môi trường trong đó người quản lý và cấp dưới có thể làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu của nhóm. Đó là một nhóm người sử dụng các kỹ năng và tài năng của mình để vận hành hệ thống của tổ chức. 

Lập kế hoạch hành động, tổ chức, lãnh đạo, truyền cảm hứng, kiểm soát, phối hợp và ra quyết định là những hoạt động chủ đạo được thực hiện bởi quản lý. Quản lý tập hợp 5M của tổ chức, tức là con người (Men), vật liệu (Material), máy móc (Machines), phương pháp (Methods) và tiền bạc (Money). Đây là một hoạt động hướng tới kết quả, tập trung vào việc đạt được kết quả mong muốn.

2. Định nghĩa quản trị

Quản trị là quá trình hệ thống hóa việc quản lý một tổ chức. Chức năng chính của quản trị là việc xây dựng kế hoạch chiến lược, chính sách và thủ tục, thiết lập mục đích và mục tiêu, ban hành quy tắc và quy định, v.v.

Quản trị đặt nền tảng cơ bản của một tổ chức, trong đó hoạt động quản lý diễn ra. Nó bao gồm các chức năng dự báo, lập kế hoạch chiến lược, tổ chức và ra quyết định ở mức cao nhất của doanh nghiệp. Quản trị đại diện cho tầng lớp cao nhất trong cấu trúc quản lý của tổ chức. 

3. Phân biệt quản lý và quản trị thông qua những điểm khác biệt chính

  1. Quản lý là cách thức quản lý con người và vận hành các tài nguyên của tổ chức. Trong khi đó, quản trị được định nghĩa là việc thiết lập nền tảng cho toàn bộ tổ chức.
  2. Quản lý là hoạt động ở cấp độ kinh doanh và chức năng, trong khi Quản trị là hoạt động cấp cao.
  3. Trong khi quản lý tập trung vào thực hiện chính sách, thì việc hình thành chính sách được thực hiện bởi quản trị.
  4. Các chức năng của quản trị bao gồm việc lập chính sách và quyết định. Ngược lại, các chức năng của quản lý là điều phối và thực thi.
  5. Quản trị đưa ra tất cả các quyết định quan trọng của tổ chức trong khi quản lý ra quyết định dưới giới hạn được đặt ra bởi quản trị.
  6. Quản lý liên quan đến kế hoạch chi tiết và hành động, trong khi quản trị tập trung vào việc lập chính sách, thiết lập mục tiêu và kế hoạch chiến lược.
  7. Quản lý đóng vai trò thực thi trong tổ chức. Trong khi quản trị đóng vai trò mang tính quyết định.
  8. Quản lý tập trung vào việc quản lý con người và công việc trong phạm vi của họ. Ngược lại, quản trị tập trung vào việc tận dụng tối ưu nhất tài nguyên của tổ chức.

4. Kết luận

Về lý thuyết, có thể nói rằng quản trị có cấp độ cao hơn quản lý và cả hai thuật ngữ này là khác nhau. Nói một cách đơn giản, quản lý có thể được hiểu là kỹ năng để thực hiện công việc thông qua người khác. Trong khi đó quản trị là một quá trình điều hành hiệu quả toàn bộ tổ chức. Điểm quan trọng nhất khác biệt giữa quản lý với quản trị là quản lý quan tâm đến việc chỉ đạo hoặc hướng dẫn các hoạt động của tổ chức, trong khi quản trị nhấn mạnh vào việc đặt ra các chính sách và thiết lập các mục tiêu của tổ chức.

Nói rộng ra, quản lý thực hiện chức năng chỉ đạo và kiểm soát, trong khi quản trị liên quan đến chức năng lập kế hoạch và tổ chức.

Theo thời gian, sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này ngày càng mờ nhạt vì quản lý bao gồm cả việc lập kế hoạch, xây dựng và thực hiện chính sách, do đó bao hàm các chức năng quản trị. Trên thực tế, một người quản lý có thể thực hiện cả các hoạt động quản trị. Mặc dù những người quản lý ở cấp độ cao nhất được coi là một phần của quản trị, trong khi những người quản lý ở cấp trung và thấp hơn đại diện nhiều hơn cho quản lý. 

4.0 / 5 - (101 bình chọn)
profile profile hotline