Đi tìm sự khác nhau giữa Quảng cáo, PR và Marketing

Theo dõi GOBRANDING trên

Quảng cáo, PR và Marketing đều là các công cụ điển hình trong quá trình phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, đặc điểm, vai trò giữa 3 chuyên ngành này có nhiều sự tương đồng và nhiều người bị nhầm lẫn giữa 3 khái niệm này. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu bản chất cũng như phân biệt PR, Marketing và Quảng cáo!

1. Tìm hiểu bản chất của PR, Marketing và Quảng cáo

1.1. Bản chất của PR

PR là gì trong Marketing? Bản chất của PR là gì?
PR là gì trong Marketing? Bản chất của PR là gì?

PR có tên tiếng Anh đầy đủ là Public Relations, nghĩa là quan hệ công chúng. PR được định nghĩa là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng mối quan hệ tích cực với các đối tượng bên trong tổ chức (nhân viên, ban lãnh đạo,…) và bên ngoài (công chúng, cộng đồng). Từ đây, các chiến lược PR được xây dựng nhằm thu hút sự chú ý của công chúng, tạo ra cái nhìn thiện cảm của công chúng đối với công ty, tổ chức của mình thông qua các hoạt động cụ thể.

Nếu quảng cáo luôn nói “tôi là người giỏi nhất” thì PR muốn nói “bạn là người giỏi nhất”. Bởi vì mục đích cuối cùng của PR không phải là quảng cáo mặc dù đây hoàn toàn nằm trong khả năng của PR. Kết quả mà PR hướng tới chính là thu hút sự chú ý và đưa doanh nghiệp đến gần hơn với công chúng, giúp công chúng có cái nhìn thiện cảm với doanh nghiệp.

Vậy PR là gì trong Marketing? Thông qua các hoạt động PR để góp phần tăng sức lan tỏa của chiến dịch Marketing. Cụ thể như sau:

  • Community Involvement: Là các hoạt động liên quan đến cộng đồng. Một sự kiện liên quan đến cộng đồng với sự đồng hành, tham dự của nhiều người là cách hiệu quả để quảng bá hình ảnh và lôi kéo sự quan tâm của mọi người.
  • Social Investment: Là các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội nhằm tạo dựng hình ảnh đẹp, uy tín của thương hiệu trong mắt công chúng.
  • Events: Các sự kiện được tổ chức thường xuyên và quy mô giúp công chúng tiếp xúc với thương hiệu nhiều hơn như: sự kiện ra mắt sản phẩm, họp báo, lễ tri ân khách hàng, lễ kỷ niệm ngày thành lập công ty, lễ khai trương,…
  • Lobbying: Lobbying hiểu là vận động hành lang tuyên truyền, tạo ảnh hưởng để lôi kéo sự ủng hộ của công chúng hoặc cơ quan chức năng liên quan về một sự kiện nào đó. Tuy nhiên, trong thực tế lại rất khó để hoạt động này không bị biến tướng hay để lại hậu quả mang tính tiêu cực.
  • Publications: Là chiến lược tiếp thị sử dụng những ấn phẩm truyền thông được xuất bản như: sách, báo, tạp chí để giới thiệu những thông tin hữu ích đến cho người xem.
  • News: Những tin tức được công khai thông qua thông cáo báo chí có tác dụng thu hút sự chú ý của công chúng, đem lại những lợi ích cho công ty trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và bán hàng.

>> Tìm hiểu thêm: PR là gì? Vai trò của PR và các hoạt động PR

Nguyên tắc để có kế hoạch PR và Marketing ấn tượng, hấp dẫn
Nguyên tắc để có kế hoạch PR và Marketing ấn tượng, hấp dẫn

Sau đây là những nguyên tắc “bất di bất dịch” để xây dựng kế hoạch PR và Marketing đúng mục tiêu và hấp dẫn.

  • Xác định chính xác mục tiêu, đối tượng của PR: Mục tiêu của PR không được đi ngược lại với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đối tượng của PR là những khách hàng tiềm năng hoặc những người có hứng thú với thương hiệu.
  • Hoạch định chiến lược cho mục tiêu: Chiến lược sẽ gắn liền với thông điệp truyền tải đến khách hàng và cách thức triển khai.
  • Xác định chiến thuật: Nếu chiến lược là “kế sách” thì chiến thuật chính là “cách dụng binh”. Bạn cần nghiên cứu để đưa ra quyết định đúng đắn về nguồn lực và cách thức sử dụng nguồn lực sao cho thực hiện được mục tiêu.
  • Thiết lập quỹ ngân sách: Cần có một quỹ ngân sách riêng, đủ để chi trả các khoản chi phí liên quan như: thuê mặt bằng, nhân viên, vận chuyển,…
  • Đánh giá kết quả: Sau khi đã hoàn thành xong một sự kiện hay hoạt động PR, team PR sẽ dành thời gian để đánh giá kết quả, từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm cho các hoạt động khác tốt hơn trong tương lai.

>> Xem thêm: Các chỉ số KPI đo lường hiệu quả PR

Ví dụ về hoạt động PR

GOBRANDING là công ty chuyên về lĩnh vực Marketing Online. Do đó, nhằm tăng sự hiểu biết của khách hàng về dịch vụ của GOBRANDING, công ty liên tục cập nhật các bài viết PR đa dạng chủ đề về SEO & Google, Website & Marketing Online, Content Marketing trên chính website của công ty (https://gobranding.com.vn/).

Hoạt động viết bài PR là bước đi “chậm mà chắc” không chỉ có GOBRANDING, mà còn có nhiều công ty khác áp dụng hiệu quả. Thông tin và kiến thức chuyên ngành luôn là nguồn cảm hứng vô tận mà nhiều beginner trong ngành, khách hàng tiềm năng luôn tìm kiếm nhằm củng cố thêm sự hiểu biết, mở mang tầm nhìn khi mà các xu hướng Marketing Online cập nhật liên tục. Vững kiến thức nền tảng thì chúng ta mới có “sức bật” chạm đến đỉnh cao của sự sáng tạo trong lĩnh vực PR.

Các bài viết “hot” về lĩnh vực SEO, Marketing được cập nhật liên tục trên website GOBRANDING
Các bài viết “hot” về lĩnh vực SEO, Marketing được cập nhật liên tục trên website GOBRANDING

Bên cạnh đó, một sự kiện PR được GOBRANDING tổ chức rất thành công giữa xu thế “Work From Home” đó là buổi hội thảo online Webinar: Sức bật cộng hưởng từ mạng lưới Marketing Online. Sự kiện được diễn ra vào ngày 24/11/2021 với sự góp mặt của 3 diễn giả chính là các chuyên gia trong ngành Marketing Online gồm: Mr. Katsuhito Takeuchi – Online Marketing Specialist GOBRANDING JAPAN, Ms. Nguyễn Phương Mai – Marketing Manager GOBRANDING VIETNAM, Ms. Lucy Trương – Regional Sales Manager SELLING SIMPLIFIED GROUP cùng với hơn 200 người tham dự trên nền tảng Google Meet trên khắp mọi miền đất nước.

Sự kiện PR “Webinar: Sức bật cộng hưởng từ mạng lưới Marketing Online
Sự kiện PR “Webinar: Sức bật cộng hưởng từ mạng lưới Marketing Online

Sự kiện Webinar đã mang đến cái nhìn tổng quan về Marketing Online giữa biến động mạnh của thị trường trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát. Các chuyên gia đã đưa ra những lập luận mới mẻ để giải quyết các “bài toán” khó trong các hoạt động Marketing Online. Những khán thính giả đã tích cực đặt ra các câu hỏi hay cho các diễn giả và không khí diễn ra vô cùng sôi nổi.

Tổng kết lại sự kiện, những người tham dự đã có cái nhìn sâu sắc và rõ nét hơn về Marketing Online trong giai đoạn Việt Nam đang phục hồi kinh tế sau đại dịch, góp phần bổ trợ cho công việc hoạch định chiến lược Marketing của họ trong tương lai gần.

Tóm lại, một chiến dịch truyền thông thành công, một bài viết PR hay không đơn giản nhờ bắt “trend” hay tạo những điều thú vị ngắn hạn mà còn phải xuất phát từ sự nhạy bén, tinh tế của những người làm PR và Marketing.

1.2. Bản chất của Marketing

Bản chất của Marketing
Bản chất của Marketing

Định nghĩa Marketing được đúc kết từ nhiều quan điểm khác nhau nhưng bản chất của Marketing chỉ có một. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản là Marketing là một quy trình gồm nhiều hoạt động khác nhau như: nghiên cứu thị trường, phân tích số liệu, tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng, lên chiến lược Marketing để thu hút sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp.

>> Tìm hiểu thêm: Định vị thị trường là gì? 5 chiến lược định vị thị trường hiệu quả

Marketing đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp. Trước hết nó là trung tâm trong việc chuyển thông tin khách hàng thành các sản phẩm, dịch vụ mới, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và biến những nhu cầu đó thành cơ hội để thu về lợi nhuận.

Ngoài ra, Marketing còn giúp định vị những sản phẩm/dịch vụ này trên thị trường. Một chiến lược Marketing thông minh giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc định vị sản phẩm/dịch vụ, nâng cao vị thế cạnh tranh của thương hiệu. Theo dõi các chiến lược Marketing của Coca Cola hay Bitis, bạn sẽ hiểu được vai trò này. Không phải ngẫu nhiên mà Coca Cola được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới và Biti’s lại có một “cú lội ngược dòng” thành công. Chiến dịch Marketing hấp dẫn là yếu tố cần, chiến thuật Marketing mới là yếu tố đủ.

Một số vai trò điển hình khác của Marketing có thể kể đến như:

  • Là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng.
  • Thu thập và xử lý thông tin hiệu quả nhất nhằm đưa ra định hướng thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
  • Xúc tiến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Giúp doanh nghiệp nắm bắt được những xu hướng mới, tìm kiếm cơ hội cho các hướng đi thông minh, bền vững của doanh nghiệp, giúp cải thiện về mặt tài chính hiệu quả.

>> Tham khảo: Chiến lược Marketing Online cho công ty vừa và nhỏ vươn lên

1.3. Bản chất của Quảng cáo

Theo Hiệp hội Quảng cáo Mỹ định nghĩa: “Quảng cáo là hoạt động truyền bá thông tin, trong đó nói rõ ý đồ của doanh nghiệp cần quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở thu phí quảng cáo, không trực tiếp nhằm công kích người khác”.

Quảng cáo là một cách thức truyền thông có thu phí để đưa hình ảnh thương hiệu xuất hiện trên các phương tiện đại chúng như: báo chí, truyền hình, Internet, radio, ngoài trời… Mục đích chính của Quảng cáo là quảng bá và thu hút sự chú ý của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ, thúc đẩy họ quyết định mua hàng. Mặc dù chi phí khá tốn kém nhưng việc thực hiện quảng cáo mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích.

>> Xem thêm: Đối mặt 6 thách thức quảng cáo năm 2022

Hình thức quảng cáo hiện nay vô cùng đa dạng. Ngoài TVC, các hình thức quảng cáo khác cũng được áp dụng rộng rãi hiện nay như:

      • Truyền hình, báo chí: booking quảng cáo trên truyền hình, booking quảng cáo trên báo giấy/tạp chí/báo điện tử, quảng cáo trên VOV,…
      • Online: Chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội như Google, Facebook, Tik Tok, Instagram, Cốc Cốc,…
      • Offline: quảng cáo trên xe bus/taxi/ô tô công ty, quảng cáo biển tấm lớn ngoài trời, quảng cáo trong thang máy thông qua LCD/Frame/poster, quảng cáo tại sân bay,…

>> Tìm hiểu thêm:

Ví dụ về Quảng cáo trên Fanpage GOBRANDING

Quảng cáo trên Facebook không còn quá xa lạ đối với các đơn vị/tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Quảng cáo trên các trang mạng xã hội nói chung và trên Facebook nói riêng đều hướng tới mục đích chung nhất là tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh chóng với phạm vi tiếp cận rộng mở.

GOBRANDING cũng không bỏ lỡ “mảnh đất” quảng cáo online vô cùng màu mỡ này. Phần content – nội dung luôn là điểm then chốt quyết định 80% tính hiệu quả của các hoạt động viết bài PR cũng như chiến lược chạy quảng cáo của GOBRANDING.

Sau đây là những post quảng cáo trên Fanpage GOBRANDING được đầu tư kỹ lưỡng về mặt nội dung, kết hợp với việc đính kèm link bài viết PR trên website, cú click CTA – Call To Action mạnh mẽ đã giúp các bài viết này thu hút được lượng tương tác cao.

Mẫu bài viết quảng cáo trên Fanpage GOBRANDING thu hút được lượng tương tác cao
Mẫu bài viết quảng cáo trên Fanpage GOBRANDING thu hút được lượng tương tác cao
Một trong số những bài viết có lượng tiếp cận cao và tương tác tốt từ user
Một trong số những bài viết có lượng tiếp cận cao và tương tác tốt từ người dùng

2. Sự khác biệt giữa Quảng cáo, PR và Marketing là gì?

Vì sở hữu nhiều điểm tương đồng về mục đích, kênh truyền thông nên nhiều người bị nhầm lẫn giữa 3 khái niệm này. Về bản chất thì PR, Marketing và Quảng cáo có nhiều điểm khác nhau.

2.1. Về cấp độ

Quảng cáo và PR chính là một phần trong “lãnh địa” của Marketing
Quảng cáo và PR chính là một phần trong “lãnh địa” của Marketing

Quảng cáo và PR là hai trong số nhiều công cụ của Marketing hay nói nôm na là Quảng cáo và PR chính là một một phần trong “lãnh địa” của Marketing. Điều đó có nghĩa là Marketing có khả năng định hướng cho hoạt động Quảng cáo và PR nhưng Quảng cáo và PR không thể làm điều ngược lại.

2.2. Về nhiệm vụ

Nhiệm vụ của Quảng cáo là tăng sự phổ biến của sản phẩm/dịch vụ với người tiêu dùng, kích thích tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ của PR là xây dựng hình ảnh đẹp và bảo vệ danh tiếng cho thương hiệu giữa dư luận. Nhiệm vụ của PR và Quảng cáo phục vụ mục tiêu tối thượng của Marketing đó là gia tăng lợi nhuận.

2.3. Về đối tượng

Đối với Quảng cáo, đối tượng tiếp cận chính là các khách hàng tiềm năng. Còn PR thì đối tượng tiếp cận chính là cơ quan báo chí, các đối tượng không nhất thiết phải mua hàng. Marketing bao hàm cả Quảng cáo lẫn PR nên đối tượng tiếp cận sẽ là tất cả mọi người, tùy thuộc vào từng hoạt động, nhiệm vụ cụ thể sẽ có nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau.

2.4. Các hoạt động

Mỗi lĩnh vực đều có những hoạt động truyền thông riêng biệt.

      • Hoạt động Quảng cáo: quảng cáo trên truyền hình/radio/mobile/báo giấy/báo mạng, quảng cáo thông qua các bảng hiệu/LCD/billboard, quảng cáo trên website, quảng cáo trên các trang mạng xã hội, quảng cáo trên các kênh tìm kiếm (Google, Cốc Cốc,…).
      • Hoạt động PR: hoạch định chiến lược PR, quan hệ với cơ quan báo chí/Chính phủ, tổ chức sự kiện kinh doanh/cộng đồng, tài trợ và hợp tác truyền thông, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), xử lý khủng hoảng truyền thông, PR nội bộ, thực hiện các bài PR trên báo chí,…

>> Xem thêm: Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Ads Search (Mạng Tìm Kiếm)

2.5. Về phong cách

Quảng cáo thường tập trung vào việc tự giới thiệu, đề cập về thương hiệu qua việc đầu tư xây dựng các nội dung, hình ảnh chất lượng để quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ. Còn PR thì sẽ chú trọng vào việc công chúng nói gì về thương hiệu.

Trên thực tế, nếu một công ty có định hướng PR tốt thì công ty sẽ được nhiều người cho các nhận định tốt hoàn toàn miễn phí. Nếu doanh nghiệp phải trả tiền để thuê những kênh truyền thông hay những người nổi tiếng nói tốt về sản phẩm thì đó là quảng cáo chứ không phải PR. Khi có những người hoàn toàn xa lạ khen doanh nghiệp/tổ chức/thương hiệu của bạn trên các kênh truyền thông thì đó là kết quả tích cực của PR.

Đối với một chiến dịch PR và Marketing thì đòi hỏi vừa cần đầu tư chi phí vào quảng cáo, vừa cần được nhiều khách hàng, cơ quan báo chí… khen ngợi thì mới có thể thành công.

3. Sự khác biệt giữa PR và quảng cáo

Sự khác biệt giữa PR và quảng cáo là gì?
Sự khác biệt giữa PR và quảng cáo là gì?

Trước khi phân tích điểm khác nhau giữa PR và Quảng cáo, bạn cần nắm rõ điểm giống nhau của 2 lĩnh vực này. PR Quảng cáo đều là một quá trình truyền thông đến công chúng nhằm giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ, hình ảnh của một tổ chức, doanh nghiệp, tạo ấn tượng tốt, củng cố niềm tin và thúc đẩy hành động có lợi cho doanh nghiệp.

Tiếp theo, mời bạn tìm hiểu so sánh PR và Quảng cáo thông qua bảng tổng hợp sau đây!

  PR Quảng cáo
Đối tượng hướng đến ●        Mục tiêu của việc xây dựng nội dung PR là lan tỏa đến nhiều đối tượng công chúng (nhân viên trong doanh nghiệp, báo chí, Chính phủ, nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng, cộng đồng,…).

 

●        Hoạt động PR sẽ chú trọng hơn vào các cơ quan báo chí, Chính phủ, những cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan. Họ không nhất thiết phải là người trực tiếp mua hàng.

 

Những khách hàng tiềm năng sẽ mua hàng, trực tiếp chi trả cho sản phẩm/dịch vụ.
Mục đích ●        Xây dựng mối quan hệ tương hỗ. PR đưa ra các ưu điểm, lợi ích của sản phẩm/dịch vụ một cách khách quan, mang tính tin cậy cao.

●        Có sự tương tác với người dùng để thấu hiểu tâm lý khách hàng.

●        Gia tăng nhận biết của khách hàng trực tiếp hơn PR.

●        Mang tính tương tác 1 chiều chưa đánh giá chính xác nhu cầu của người xem.

●        Mẫu quảng cáo thường ấn tượng, xuất hiện trong thời gian ngắn.

 

Hoạt động ●        Hoạch định chiến lược PR

●        Quan hệ với cơ quan báo chí/Chính phủ Tổ chức sự kiện.

●        Tài trợ, hợp tác sự kiện.

●        Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(CSR – Corporate Social Responsibility).

●        Xử lý khủng hoảng truyền thông

●        PR nội bộ

●        …

●        Quảng cáo trên truyền hình, báo giấy, báo mạng, radio.

●        Chiến dịch email quảng cáo.

●        Làm biển quảng cáo, billboard.

●        Quảng cáo trên website.

●        Quảng cáo trên các trang mạng xã hội.

●        Quảng cáo trên các kênh tìm kiếm, mạng xã hội (Google, Facebook, Tik Tok, Instagram, Cốc Cốc,…).

●        …

 

Chi phí Tiết kiệm chi phí tối đa do tận dụng nội dung truyền thông chất lượng, “nóng hổi” từ chính doanh nghiệp cung cấp để xuất hiện trên các bài báo.

 

Phải chuẩn bị ngân sách lớn để trả chi phí khi muốn đăng quảng cáo trên truyền hình, các trang nhất của báo giấy/báo mạng, đặt quảng cáo ngoài trời,…

 

Tính sáng tạo Bạn có thể tùy chỉnh nội dung, hình ảnh theo ý muốn. Tổng biên tập/biên tập của các trang báo, sự kiện sẽ điều chỉnh nội dung của bài viết bạn gửi để phù hợp hơn với phong cách của cơ quan báo chí rồi mới đăng tải.
Phong cách viết ●        Người làm PR thường viết các bài PR theo phong cách gián tiếp, khéo léo lồng ghép thương hiệu thay vì đề cập ngay ở phần tiêu đề.

●        Nội dung PR mang tính khách quan, độ tin cậy cao, có thể sử dụng trong thời gian dài.

●        Tùy vào mục đích, văn hóa của công ty, nội dung quảng cáo sẽ được xây dựng phù hợp và thường mang tính kêu gọi hành động ngay.

●        Nội dung quảng cáo mang tính chủ quan, chỉ phù hợp trong một thời điểm nhất định.

Thời gian xuất hiện Bài viết PR, thông cáo báo chí chỉ được soạn thảo 1 lần và gửi đến cơ quan báo chí để đăng tải, hiển thị vĩnh viễn trên website. Bạn cần trả phí quảng cáo theo hợp đồng booking dịch vụ là có thể nắm rõ về thời gian xuất hiện quảng cáo trong vòng bao lâu, lịch phát sóng.
Kiểm soát Khó kiểm soát được các phương tiện truyền thông, đặc biệt là kênh online social media về việc sử dụng, mượn nội dung PR. Thông thường, nếu ai muốn reupload – đăng lại bài viết PR phải xin phép tác giả trước. Có thể kiểm soát được nội dung đăng tải vì nội dung quảng cáo được công bố trên các kênh có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan Nhà nước.

 

4. Lời kết

Mặc dù cùng hướng đến mục tiêu thu hút khách hàng nhưng giữa Quảng cáo, PR và Marketing vẫn có nhiều điểm khác nhau. Hiểu và sử dụng tốt các công cụ này sẽ giúp bạn hiệu quả hơn trong việc phát triển thương hiệu. Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thể hiểu PR là gì trong Marketing, nhìn ra sự khác nhau giữa ba chuyên ngành này một cách rõ ràng hơn thông qua các ví dụ về quảng cáo và PR, Marketing. Chúc bạn có những chiến dịch PR – Marketing thành công!

4.0 / 5 - (95 bình chọn)
profile profile hotline