Rebranding là gì? Quy trình 7 bước làm mới thương hiệu tối ưu

Theo dõi GOBRANDING trên

Thương hiệu là một tài sản giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị, khẳng định vị thế trên thị trường. Nó đại diện cho những ý tưởng, giá trị và cá tính riêng của doanh nghiệp. Và theo thời gian, thương hiệu có thể trở nên lỗi thời, không còn đáp ứng nhu cầu của thị trường nên việc các nhà làm Marketing làm mới thương hiệu là rất cần thiết. Cùng GOBRANDING tìm hiểu Rebranding là gì thông qua bài viết sau:

1. Rebranding là gì?

Rebranding hay tái cấu trúc thương hiệu là chiến dịch làm mới thương hiệu ở một vài khía cạnh hoặc toàn diện.

Trong chiến dịch này, doanh nghiệp sẽ thực hiện một số hoạt động như cập nhật/đổi mới hình ảnh thương hiệu của mình, tạo ra sản phẩm mới, thay đổi dịch vụ, tuyên bố định hướng mới hoặc cam kết mới của doanh nghiệp đối với sự phát triển và đi lên trong tương lai.

Mục đích của Rebranding là thay đổi nhận thức, định vị lại thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng và thị trường. chiến dịch này không còn xa lạ hay hiếm thấy vì đã có rất nhiều công ty lớn triển khai liên tục trong suốt nhiều năm như Facebook; Vinamilk; Innisfree;…

2. Lợi ích của Rebranding đối với doanh nghiệp

Mọi doanh nghiệp khi thực hiện chiến dịch Marketing đều sẽ nhận được những lợi ích của hoạt động đó mang lại mà đôi khi doanh nghiệp không để ý đến. Quá trình triển chiến dịch làm mới thương hiệu cũng như vậy, có những lợi ích tiềm ẩn hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều. Cùng tìm hiểu lợi ích của Rebranding với GOBRANDING ngay sau đây:

  • Tạo kết nối với khán giả mới: Một hình ảnh mới, thông điệp mới hoặc trải nghiệm mới chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của đối tượng khán giả mới. Điều này giúp thương hiệu mở rộng tầm ảnh hưởng và thiết lập mối quan hệ với nhóm khách hàng mới, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn trong tương lai.
  • Kích thích tăng trưởng doanh nghiệp: Rebranding tạo ra sự tươi mới, thu hút sự quan tâm đến các khách hàng. Từ đó dẫn đến tăng doanh số bán hàng và doanh thu, kích thích tăng trưởng doanh nghiệp.
  • Nổi bật trên thị trường: Chắc chắn cập nhật và làm mới hình ảnh, Logo, thông điệp,… thương hiệu trở nên nổi bật và khác biệt hơn trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó có thể làm tâm điểm chú ý của khách hàng, tạo ấn tượng mạnh mẽ, giúp giữ vững vị thế trên thị trường.
  • Chuyển động cùng thời đại: Thị trường thay đổi liên tục và việc thương hiệu của doanh nghiệp thích nghi với thời đại mới là quan trọng để tồn tại và phát triển. Rebranding giúp thương hiệu làm điều đó, trở nên mới mẻ, hiện đại, phản ánh sự phát triển và tiến bộ của bản thân.
  • Gia tăng giá trị cho thương hiệu: Bằng cách nâng cấp, làm mới hình ảnh, thông điệp và trải nghiệm của thương hiệu. Rebranding giúp tăng giá trị và uy tín của thương hiệu để thương hiệu đem đến nhiều giá trị hơn cho khách hàng và đóng góp vai trò lớn cho sự phát triển của xã hội. Điều này có thể dẫn đến sự tín nhiệm và lòng trung thành từ phía khách hàng, đồng thời tạo ra cơ hội kinh doanh lâu dài cho thương hiệu.

3. Phân loại Rebranding

Như ở phần định nghĩa, khi thực hiện chiến dịch Rebranding không nhất thiết phải thiết kế lại toàn bộ thương hiệu. Nó có thể là sự thay đổi một phần của thương hiệu như hình ảnh thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ mới hoặc mở rộng, thu hẹp thương hiệu,…Theo đó, GOBRANDING tổng hợp có 3 dạng chiến dịch Rebranding như sau:

phân loại rebranding
Phân loại Rebranding.

3.1. Thiết kế mới một số yếu tố của thương hiệu

Chuyển đổi một số yếu tố nhỏ của thương hiệu cũ để làm thương hiệu mới. Loại chiến dịch Rebranding này khá an toàn, là một cách để doanh nghiệp giữ vững thị phần của mình trên thị trường. Các điều chỉnh nhỏ trong thương hiệu thường được thực hiện như: hiện đại hóa Logo, thay đổi màu sắc, hình ảnh thương hiệu. Bởi vì những khía cạnh này trong định vị thương hiệu có tính cố định nhưng dễ bị lỗi thời theo thời gian.

Ví dụ: Một ví dụ về một doanh nghiệp đã thực hiện việc loại chiến dịch Rebranding này là Airbnb. Trước đây, Airbnb được biết đến với việc kết nối người cho thuê nhà và du khách. Tuy nhiên, sau khi công ty nhận thấy nhu cầu mở rộng và thị trường tiềm năng trong lĩnh vực du lịch và trải nghiệm, họ đã tiến hành một cuộc làm mới thương hiệu. 

Airbnb đã không chỉ mở rộng dịch vụ cho các hoạt động trải nghiệm du lịch khác, mà còn tập trung vào việc xây dựng cộng đồng và trải nghiệm du lịch cá nhân hóa. Việc thiết kế mới thương hiệu đã giúp Airbnb trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành du lịch và trải nghiệm.

airbnb thiết kế mới yếu tố logo của thương hiệu.
Airbnb thiết kế mới yếu tố Logo của thương hiệu.

3.2. Hợp nhất các thương hiệu

Chiến dịch Rebranding này đề xuất việc kết hợp hai hay nhiều thương hiệu hiện tại để tạo ra một thương hiệu mới. Điều này hiệu quả nhất khi hai thương hiệu có sự liên kết vững chắc.

Ví dụ: Trường hợp của công ty Nestlé và Pfizer Nutrition. Khi Nestlé mua lại công ty Pfizer vào năm 2012, hai thương hiệu này đã hợp nhất để tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe. 

Qua việc kết hợp các sản phẩm và nguồn lực của cả hai công ty, thương hiệu Nestlé Nutrition đã trở thành một trong những định vị hàng đầu trên thị trường quốc tế về sản phẩm dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Điều này minh chứng cho sự thành công của việc làm mới thương hiệu thông qua hợp nhất.

nestlé hợp nhất pfizer nutrition ra đời nestlé nutrition 2012.
Nestlé hợp nhất Pfizer Nutrition ra đời Nestlé Nutrition 2012.

3.3. Đổi mới toàn bộ thương hiệu

Loại chiến dịch Rebranding đổi mới hoàn toàn thương hiệu liên quan đến việc áp dụng cách tiếp cận mới và xác định chiến dịch cho toàn bộ nền tảng thương hiệu. Khi thương hiệu hiện tại không tương tác được với đối tượng khách hàng mục tiêu hoặc khi doanh nghiệp đang mở rộng sang lĩnh vực mới, việc thực hiện chiến dịch đổi mới toàn bộ thương hiệu sẽ là phương pháp tốt nhất để giúp doanh nghiệp thiết lập hình ảnh thương hiệu chính xác trên thị trường.

Ví dụ: Vào ngày 7/01/2021, Viettel đã chính thức thông báo về việc ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, bao gồm logo, slogan và bảng màu. Thay vì sử dụng bộ màu xanh – vàng – trắng như trước đây trong suốt 16 năm, Viettel đã quyết định thay đổi hoàn toàn thành màu đỏ. Màu đỏ này mang ý nghĩa về sức trẻ và đam mê, cũng như là biểu tượng của màu cờ tổ quốc, thể hiện niềm tự hào dân tộc. Slogan của Viettel đã được rút gọn thành “Theo cách của bạn”.

Lý do cho việc tái thương hiệu của Viettel là do sự thay đổi to lớn trong chiến lược phát triển, nhấn mạnh rằng Viettel không chỉ là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đơn thuần nữa, mà sẽ trở thành một doanh nghiệp với sứ mệnh “Tiên phong kiến tạo xã hội số”.

viettel đổi mới toàn bộ thương hiệu
Viettel đổi mới toàn bộ thương hiệu.

4. Khi nào doanh nghiệp cần Rebranding – làm mới thương hiệu?

Rebranding để thương hiệu trở nên thu hút hơn là một ý tưởng rất tốt. Tuy nhiên doanh nghiệp cần chọn thời điểm thích hợp để chiến dịch này mang về kết quả tốt nhất. Để biết thời điểm thích hợp để thay đổi, hãy cùng GOBRANDING tham khảo 5 thời điểm sau đây.

4.1. Khi doanh nghiệp muốn thay đổi tầm nhìn và sứ mệnh

Rebranding là bước không thể thiếu khi thương hiệu muốn có sự thay đổi về tầm nhìn, sứ mệnh và cấu trúc thị trường. Việc điều chỉnh lại tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực để phát triển hướng mới hiệu quả và tối ưu. Rebranding giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội để cải thiện hướng đi hoặc thay đổi giá trị mới, mục tiêu mới của doanh nghiệp.

4.2. Khi doanh nghiệp muốn làm mới hình ảnh thương hiệu

Thương hiệu là một dạng tài sản vô hình của doanh nghiệp, nó mang trong mình những giá trị và phản ánh cá tính riêng của tổ chức đó. Tuy nhiên, theo thời gian thay đổi thị trường ngày càng có nhiều xu hướng mới, doanh nghiệp có thể làm mới hình ảnh thương hiệu để có thể bắt kịp xu hướng và thu hút sự chú ý của khách hàng. Ở thời điểm này, thực hiện chiến dịch Rebranding giúp tăng cường lòng tin và lòng trung thành từ phía khách hàng, bởi vì họ nhận thấy doanh nghiệp sẵn sàng thay đổi để theo kịp sự tiến bộ của thời đại để phục vụ họ.

4.3. Khi thị trường có sự biến động

Trong khi thương hiệu chỉ ở lại tại chỗ và giữ nguyên những gì đã cũ thì theo thị hiếu, khách hàng sẽ luôn chọn những sản phẩm/dịch vụ giúp họ giải quyết nhu cầu tốt nhất. Thị trường sẽ liên tục biến đổi mỗi ngày, thị hiếu khách hàng sẽ ngày càng yêu cầu cao hơn. Thương hiệu nên có phương án tự thay đổi, áp dụng chiến dịch Rebranding để mang đến điều mới mẻ cho khách hàng, thu hút và cung cấp cho họ những sản phẩm/dịch vụ tối ưu để giải quyết nhu cầu tốt nhất.

4.4. Hình ảnh thương hiệu bị tác động tiêu cực

Thương hiệu của doanh nghiệp có thể bị tác động tiêu cực theo thời gian nếu không được quản lý cẩn thận. Tuy nhiên, thông qua chiến dịch Rebranding, doanh nghiệp có cơ hội để tái khẳng định vị thế của mình trên thị trường và sửa chữa các sai lầm đã xảy ra. Tuy vậy, nhà làm Marketing cần đảm bảo rằng quá trình đổi mới được thực hiện với sự tính toán kỹ lưỡng, chỉn chu và có hướng đi mới phù hợp, hoàn toàn khác biệt với những “vết xe đổ” trước đó.

5. Quy trình 7 bước Rebranding cho doanh nghiệp

Để các chiến dịch Marketing đạt được các kết quả cao nhất thì nhà làm Marketing phải vạch ra kế hoạch chuẩn bị, tổ chức, thực hiện, theo dõi và điều chỉnh. Toàn bộ các công việc này được tối ưu hóa thành quy trình để đảm bảo không thiếu xót trong khi thực hiện. Tương tự, quy trình Rebranding được xây dựng rất bài bản, chặt chẽ. Cùng GOBRANDING tìm hiểu ngay dưới đây:

quy trình rebranding gồm 7 bước
Quy trình Rebranding gồm 7 bước.

Bước 1: Đánh giá thương hiệu

Nhận thức rõ ràng về tình hình thị trường, khách hàng thực tế là bước rất quan trọng. Nó làm cơ sở giúp thương hiệu hiểu rõ tình trạng thương hiệu hiện tại để đưa ra các quyết định và hành động phù hợp. Vậy làm như thế nào để đánh giá thương hiệu, GOBRANDING gợi ý một số công cụ mà nhà quản trị nên dùng để có kết quả tốt nhất như sau:

Ngoài những công cụ trên, doanh nghiệp cần tìm câu trả lời cho các câu hỏi để đánh giá thương hiệu của mình như sau:

  • Thương hiệu của doanh nghiệp hiện tại đang là thương hiệu gì? (mô tả nét tính cách, màu sắc đặc trưng đã làm thương hiệu gây dấu ấn với khách hàng).
  • Thương hiệu của doanh nghiệp đã giúp khách hàng giải quyết nhu cầu của họ bằng cách nào, như thế nào?
  • Tại sao thương hiệu hiện nay cần làm mới vào đúng thời điểm này?

Trước khi đầu tư thời gian và tiền bạc thực hiện chiến dịch Rebranding, doanh nghiệp phải xác định rõ mục tiêu cuối cùng của chiến dịch này để đảm bảo quá trình thực hiện không bị phân tán nguồn lực, lan man, lạc đề.

Nếu nhận thấy doanh nghiệp thực hiện bước phân tích, đánh giá không đạt kết quả như mong đợi thì doanh nghiệp nên cân nhắc việc thuê chuyên gia tư vấn thương hiệu hay Agency bên ngoài để thực hiện việc này.

Bước 2: Nghiên cứu thị trường

Mục đích của nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và chi tiết về môi trường kinh doanh và nhu cầu của khách hàng. Càng có nhiều thông tin hữu ích, doanh nghiệp sẽ càng có nhiều quyết định tỉ lệ thành công cao.

Để nghiên cứu thị trường hiệu quả, doanh nghiệp nên dùng một số ma trận chuyên phân tích thị trường như:

Nhà làm Marketing có thể kết hợp thêm các ma trận phân tích khác tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu thông tin từ doanh nghiệp. Ngoài các ma trận này còn cần kết hợp với việc tổ chức khảo sát để thu thập ý kiến ​​của khách hàng, nhân viên, các bên liên quan về các sản phẩm/dịch vụ.

Tập trung lắng nghe và chắt lọc các câu chuyện và danh tiếng hiện có của thương hiệu trên thị trường. Thông tin sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập thị trường, nắm bắt tình hình các đối thủ cạnh tranh và hiểu được đặc điểm của khách hàng mục tiêu mà thương hiệu nhắm đến.

Bước 3: Xác định điểm khác biệt của thương hiệu

Sau khi tìm hiểu sâu về thị trường, đối thủ và khách hàng của mình, nhà làm Marketing có thể xác định được những điểm khác biệt của thương hiệu mình so với đối thủ. Những điểm khác biệt đó có thể nằm ở các khía cạnh sau:

  • Tầm nhìn: Tầm nhìn của một thương hiệu là cái nhìn xa, mục tiêu lớn mà thương hiệu muốn đạt được trong tương lai.
  • Sứ mệnh: Sứ mệnh thường là một tuyên bố ngắn gọn về mục tiêu, lý do thương hiệu tồn tại và hoạt động mỗi ngày. Sứ mệnh thường làm nổi bật những giá trị của thương hiệu và là hướng đi cho các quyết định chiến dịch của thương hiệu.
  • Các giá trị: Là các nguyên tắc hoặc niềm tin lớn mà thương hiệu cam kết tuân thủ. Các giá trị này thường đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa tổ chức và hướng dẫn hành động của nhân viên.
  • Thông điệp thương hiệu: Là cách thương hiệu giao tiếp với khách hàng và cộng đồng. Nó thường là một tuyên bố hoặc một loạt các tuyên bố được thiết kế để kết nối với đối tượng mục tiêu và truyền đạt giá trị cốt lõi của thương hiệu.
  • Tên thương hiệu: Tên thương hiệu là danh xưng mà thương hiệu sử dụng để định danh và phân biệt bản thân với các đối thủ. Nó có thể là một từ đơn hoặc một cụm từ, và thường được chọn sao cho dễ nhớ và dễ ghi nhớ.
  • Slogan thương hiệu: Slogan thương hiệu là một câu hoặc một cụm từ ngắn được thiết kế để nắm bắt tinh thần hoặc giá trị cốt lõi của thương hiệu. Nó thường xuất hiện cùng với logo của thương hiệu và được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị.

Dù là điểm khác biệt nào thì một lời khuyên dành cho các thương hiệu là “không nên cố gắng thu hút tất cả mọi người”. Điểm khác biệt của thương hiệu nên tập trung vào việc tìm kiếm phân khúc thị trường phù hợp và đáp ứng nhu cầu của họ bằng cách tốt nhất để tạo ra tệp khách hàng ổn định cho thương hiệu nhanh chóng.

Bước 4: Thiết kế điểm chạm

Trong chiến dịch Rebranding, doanh nghiệp cần lập danh sách chi tiết tất cả các điểm chạm thương hiệu đã từng có và thiết kế thêm các điểm chạm mới nếu cần thiết. Điểm chạm là những điểm độc đáo để thương hiệu tiếp cận khách hàng.

Thương hiệu có thể cải thiện điểm chạm cũ, thiết kế 1 điểm chạm mới hoặc nhiều điểm chạm nhưng đảm bảo rằng những điểm này giúp khách hàng nhận ra được thương hiệu chính xác và nhanh nhất.

Một số điểm chạm GOBRANDING tổng hợp, bạn có thể tham khảo để thiết kế điểm chạm tốt nhất cho thương hiệu: Logo, phong cách, font chữ, bảng màu, phông chữ, bộ nhận diện thương hiệu, Brand Guideline,…

Bước 5: Chuẩn bị nội bộ

Chiến dịch Rebranding không chỉ là quá trình cập nhật cách nhìn của khách hàng và thị trường về thương hiệu mà còn là quá trình cập nhật cách nhìn của doanh nghiệp về bản thân. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nguồn nhân lực nội bộ của mình được đào tạo để hiểu rõ về thương hiệu mới. Từ đó họ có thể thực hiện công việc và thể hiện thương hiệu một cách chính xác và nhất quán với bên ngoài.

Thương hiệu mới được tái cấu trúc sẽ không thành công nếu nhân viên không đồng tình rằng thương hiệu mới đó phản ánh đúng các giá trị và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ khi có sự đồng thuận nội bộ thì mới có thể đạt được thành công.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo nhân sự phòng Marketing có khả năng triển khai các kế hoạch truyền thông ra bên ngoài như các chiến dịch truyền thông, nền tảng, trang web và thông báo qua email. Để khách hàng, nhà đầu tư và cộng đồng nhanh chóng hiểu lý do và các khía cạnh làm mới thương hiệu của doanh nghiệp.

Bước 6: Ra mắt thương hiệu mới

Chiến dịch Rebranding cũng giống như chiến dịch ra mắt 1 thương hiệu mới. Bởi vậy nên cần được tiến hành một cách nhanh chóng, chỉnh chu và cẩn thận như lần ra mắt, thậm chí cần phải tốt hơn.

Mục tiêu của việc này là để thông báo cho mọi người biết rằng thương hiệu  đã đổi mới trở nên khác biệt hơn, tốt hơn phiên bản thương hiệu cũ đã từng tồn tại trước đây. Bắt buộc phải trình bày lý do doanh nghiệp quyết định thực hiện chiến lược làm mới thương hiệu và ý nghĩa của việc này đối với tương lai của doanh nghiệp là rất quan trọng. Theo tâm lý của con người, đa số mọi người không thích sự thay đổi đột ngột và họ cảm thấy thoải mái hơn với những thứ quen thuộc hoặc khi thông tin được truyền đạt, phân tích và giải thích một cách rõ ràng, khéo léo.

Tiếp theo, doanh nghiệp phải chỉ được ra những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được từ việc thương hiệu tái cấu trúc để họ ấn tượng hơn nữa. Và đảm bảo để tránh rắc rối pháp lý, hãy đăng ký bảo vệ thương hiệu mới trước khi xảy ra bất kỳ tranh chấp hoặc vấn đề pháp lý nào.

Bước 7: Nhận phản hồi và điều chỉnh (nếu có)

Bước cuối cùng trong quy trình Rebranding đóng vai trò lớn trong toàn bộ chiến dịch bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp rút kinh nghiệm để thực hiện chiến dịch tốt hơn ở hiện tại và tương lai. Đó là bước nhận phản hồi của cộng đồng và thực hiện điều chỉnh phù hợp cho thương hiệu mới được tái cấu trúc để chiếm được nhiều cảm tình và sự ủng hộ của khách hàng tiềm năng.

Mục đích của bước này là để doanh nghiệp hiểu rõ hơn cảm nhận của mọi người về thương hiệu mới, nắm tình hình của các hoạt động truyền thông, đánh giá được tác động của chiến lược làm mới thương hiệu.

6. Kết luận

Chiến dịch Rebranding gồm các khối lượng công việc lớn, phức tạp đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức cho việc thực hiện. Quá trình triển khai chiến dịch sẽ có rất nhiều ra lo lắng và áp lực lớn nên các nhà quản trị cần chuẩn bị sẵn các nguồn lực về nhân sự, vật chất và trí lực. Chiến dịch thành công sẽ là một cột mốc quan trọng đánh dấu bước đi mới trong hành trình phát triển của thương hiệu.

Thông qua bài viết này, GOBRANDING đã chia sẻ những thông tin hữu ích với bạn chiến dịch Rebranding là gì, thời điểm doanh nghiệp nên Rebranding và quy trình thực hiện chiến dịch hiệu quả. Chúc bạn thành công trong việc xây dựng thương hiệu với Rebranding!

4.0 / 5 - (138 bình chọn)
profile profile hotline hotline