ROI là gì? Cách tính ROI trong Marketing, SEO và Content
Theo dõi GOBRANDING trênROI là gì? Có thể bạn chưa biết, ROI hay các chỉ số ROI trong lĩnh vực Marketing và đặc biệt trong SEO và Content chính là thước đo được tỷ lệ chuyển đổi về hiệu quả của các chiến dịch đã đóng góp cụ thể bao nhiêu doanh số cho doanh nghiệp.
Như vậy, để tính ROI chúng ta thực hiện với công thức như thế nào? Để cải thiện các chỉ số ROI cần thực hiện như thế nào? Để có những câu trả lời chính xác nhất, hãy cùng đọc bài viết dưới đây của GOBRANDING ngay nhé!
Nội dung chính
I. Chỉ số ROI là gì?
Chỉ số ROI hay được viết tắt của Return On Investment – tỷ suất hoàn vốn. Đây là một tỷ lệ đo lường lợi nhuận đối với một khoản đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, chỉ số ROI có thể giúp đánh giá mức độ thành công của một dự án hoặc khoản đầu tư bằng cách so sánh khoản tiền kiếm được hay mức độ lợi nhuận thu được với khoản tiền đầu tư ban đầu.
Đối với trong lĩnh vực Marketing chỉ số ROI được sử dụng để đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing. Chỉ số ROI trong marketing có thể giúp các nhà quản lý đánh giá hiệu quả chiến dịch marketing của họ, từ đó điều chỉnh chiến lược và phân bổ ngân sách marketing một cách hợp lý hơn.
II. Tại sao ROI lại quan trọng?
Trong kinh doanh, ROI là chỉ số quan trọng bởi vì nó cho phép các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả của khoản đầu tư của mình. Đồng thời, giúp định lượng lợi nhuận hoạt động so với lượng vốn đã đầu tư.
Với chỉ số này, bạn sẽ biết được mức độ lợi nhuận của mình đúng với kỳ vọng hay không, từ đó có các quyết định phù hợp. Ví dụ như, người đầu tư sẽ rút vốn khỏi một dự án hoặc tăng thêm quỹ đầu tư vào dự án đó hoặc chuyển sang dự án khác hay giữ nguyên cổ phần.
Lĩnh vực marketing cũng không nằm ngoài các lĩnh vực kinh doanh. Bởi vì hiểu về bản chất cuối cùng mà các chiến dịch Marketing thực hiện sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp bán được các sản phẩm/dịch vụ của mình. Do đó, trong Marketing ROI là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Chỉ số ROI cho phép các chuyên gia marketing đánh giá chiến dịch marketing đó đã tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp hay chưa.
Từ các phân tích trên, có thể thấy chỉ số ROI là chỉ số vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp.
III. Lợi ích của đo lường chỉ số ROI
Đối với các doanh nghiệp, cần nắm được các lợi ích của việc đo lường chỉ số ROI, để đưa ra các kế hoạch chiến lược Marketing phù hợp nhất với doanh thu của doanh nghiệp nhận. Cụ thể các lợi ích mà Roi mang lại là:
1. Phân tích được hiệu quả đầu tư
Như các phân tích trên về tầm quan trọng của chỉ số ROI, chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các công cụ sử dụng trong chiến dịch Marketing đã đầu tư. Và phân tích xem sự đầu tư có mang đến tỷ lệ chuyển đổi, số lượng hàng hoặc doanh thu bán hàng hay không.
>> Có thể doanh nghiệp bạn cần: Kế hoạch kinh doanh mẫu
2. Dễ thực hiện các phép so sánh
Chỉ số ROI âm cho thấy hoạt động hoặc chiến dịch đó đang tạo ra thua lỗ. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên ngừng đầu tư vào các hoạt động hoặc chiến dịch đó để giảm chi phí và giảm thiểu rủi ro.
Ngược lại, nếu chỉ số ROI là dương, điều đó cho thấy hoạt động hoặc chiến dịch đó đang tạo ra lợi nhuận. Doanh nghiệp nên tập trung vào các hoạt động hoặc chiến dịch này để tăng doanh thu và lợi nhuận
Như vậy, các doanh nghiệp chỉ cần thực hiện các phép so sánh để đo lường đưa ra quyết định lựa chọn các chiến dịch phù hợp. Điều này đảm bảo các chiến dịch giúp tăng doanh số lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
3. Đưa ra cách nhìn tổng quan
Chỉ số ROI giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định một cách khôn ngoan hơn khi phân bổ ngân sách Marketing. Khi biết ROI của các chiến dịch marketing, các nhà quản lý sẽ nắm được mức độ sinh lời của các dự án/chiến dịch. Từ đó, tập trung vào các chiến dịch đem lại hiệu quả tốt nhất để đầu tư tiếp.
4. Tính toán đơn giản
Trên thực tế, hầu hết các chỉ số ROI đều có các công thức tính kể cả cách tính ROI Marketing; cách tính ROI trong SEO website hay cách tính ROI trong Content Marketing. Các doanh nghiệp chỉ cần xác định chính xác về tổng doanh thu bán hàng và tổng chi phí đầu tư.
IV. Ưu, nhược điểm của ROI
- Ưu điểm
-
- Công thức tính ROI có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ lĩnh vực lớn như đầu tư đến tiếp thị Marketing đến lĩnh vực chuyên môn về SEO.
- Chỉ số ROI cho phép so sánh lợi nhuận giữa các thời điểm khác nhau một cách dễ dàng.
- Chỉ số ROI đặc biệt hữu ích trong việc đánh giá các dự án đầu tư và đánh giá hiệu quả của chúng trong thời gian ngắn.
- Thống kê từ công thức ROI có thể giúp SEOer phân tích và đánh giá quá trình thực hiện để đạt được kết quả SEO website tốt hơn.
- Chỉ số ROI giúp doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của các lĩnh vực tiếp thị và SEO. Từ đó, đưa ra chiến lược tiếp thị dựa trên hiệu suất và lợi nhuận.
-
- Nhược điểm
-
- Các thống kê ROI không giải thích được nguyên nhân gây ra kết quả cao hoặc thấp trong các thống kê của mình.
- Không nên chỉ dựa vào chỉ số ROI để quyết định cho các chiến lược trong các dự án tiếp theo của bạn.
- Tính toán ROI yêu cầu một công cụ hoàn hảo và người tính toán chuyên nghiệp để đạt được kết quả chính xác nhất.
- Các chỉ số ROI không thể phản ánh được tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp.
V. Công thức tính ROI
Để có thể áp dụng ROI vào trong lĩnh vực kinh doanh, các chiến dịch trong lĩnh vực Marketing. Cụ thể hơn trong SEO website thì có thể áp dụng lần lượt các công thức dưới đây.
1. Công thức chung
2 Công thức chung trong tính ROI trong bất kể lĩnh vực có đầu tư kinh doanh là:
“ROI = Thu nhập ròng / Chi phí đầu tư”
Hoặc
“ROI = Lợi nhuận đầu tư / Cơ sở đầu tư”
Để có thể tính ra phần trăm chỉ số ROI để so sánh trong các báo cáo bạn có thể áp dụng công thức:
2. Cách tính ROI trong Marketing
- Công thức tính ROI trong một chiến dịch Marketing là:
“ROI = (Doanh thu thu được – Chi phí Marketing) / Chi phí Marketing”
Để tính được chỉ số ROI, bạn cần biết được tổng doanh thu thu được từ chiến dịch tiếp thị và tổng chi phí cho hoạt động tiếp thị.
Ví dụ: Nếu chi phí Marketing cho một chiến dịch tiếp thị là 10.000 đô la và doanh thu thu được từ chiến dịch đó là 20.000 đô la, thì chỉ số ROI sẽ là:
ROI = (20.000 – 10.000) / 10.000 = 1
Với chỉ số ROI là 1, có nghĩa là doanh thu thu được từ chiến dịch tiếp thị bằng với tổng chi phí của chiến dịch đó. Nếu chỉ số ROI lớn hơn 1, nó sẽ cho thấy lợi nhuận thu được cao hơn so với chi phí. Còn nếu chỉ số ROI nhỏ hơn 1, có nghĩa là lợi nhuận thu được thấp hơn chi phí.
- Công thức ROI trong Marketing tổng thể là
“ROI = (Tăng trưởng doanh số – Tăng trưởng doanh số bán hàng hữu cơ – Chi phí tiếp thị) / Chi phí tiếp thị”
Trong đó, tăng trưởng doanh số là doanh thu thu được từ sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo. Tăng trưởng doanh số bán hàng hữu cơ là doanh thu mà không có sự tham gia của các chiến lược marketing hay quảng cáo. Và chi phí tiếp thị là tổng chi phí đã bỏ ra để triển khai chiến lược marketing.
Tuy nhiên, để tính ra kết quả chính xác nhất về ROI, các chuyên gia Marketing thường tính đến cả yếu tố CLV (Customer lifetime value). Công thức tính CLV (Customer lifetime value) là:
CLV = Tỷ lệ giữ chân / (1 + Tỷ lệ chiết khấu / Tỷ lệ duy trì).
Trong đó, tỷ lệ giữ chân là tỷ lệ khách hàng không rời khỏi doanh nghiệp của bạn. Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng. Và tỷ lệ duy trì là tỷ lệ khách hàng tiếp tục tiêu dùng dịch vụ hay sản phẩm của bạn.
3. Cách tính ROI trong SEO website
Công thức tính ROI trong SEO Website tổng thể đơn giản nhất được áp dụng dựa vào cách tính ROI trong Marketing. Cụ thể:
ROI = (Doanh thu thu được – Chi phí SEO) / Chi phí SEO
Để tính được chỉ số ROI, bạn cần biết tổng doanh thu thu được từ website của bạn sau khi tối ưu hóa SEO và tổng chi phí cho việc tối ưu hóa SEO của website.
Ví dụ: Nếu chi phí SEO cho website của bạn là 5,000 đô la và sau khi tối ưu hóa SEO, doanh thu thu được từ website đó là 20,000 đô la, thì chỉ số ROI sẽ là:
ROI = (20.000 – 5.000) / 5.000 = 3
Chỉ số ROI là 3, có nghĩa là doanh thu thu được từ website của bạn là 3 lần chi phí SEO của website đó. Điều này cho thấy rằng việc tối ưu hóa SEO của bạn đã đem lại lợi nhuận rất lớn.
4. Cách tính ROI trong Content Marketing
Để tính ROI trong Content Marketing, trước tiên cần phải biết được các thông số cụ thể về chi phí và lợi nhuận của chiến dịch Content Marketing, bao gồm:
- Chi phí sản xuất nội dung: Bao gồm chi phí thuê nhân sự viết content, nhân sự sản xuất video, nhân sự thiết kế, chi phí tạo website và bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc sản xuất nội dung.
- Chi phí quảng bá: Bao gồm chi phí quảng cáo trên các kênh quảng cáo tương tự như Google Ads, Facebook Ads hoặc LinkedIn Ads,…
- Lợi ích thu được từ nội dung: Bao gồm doanh số hoặc doanh thu được tạo ra bởi nội dung đăng tải.
Công thức tính ROI trong Content Marketing là:
ROI = (Lợi nhuận thu được từ nội dung – Chi phí sản xuất nội dung – Chi phí quảng bá) / (Chi phí sản xuất nội dung + Chi phí quảng bá) x 100%
Ví dụ, giả sử bạn đã bỏ ra 5.000 đô la để tạo ra một chiến dịch Content Marketing trên blog cho sản phẩm của mình. Sau khi kiểm tra hiệu quả, bạn tính ra giá trị thu được từ chiến dịch Content Marketing của mình khoảng 10.000 đô la. Bạn đã chi 2.000 đô la cho chi phí sản xuất nội dung và 1.000 đô la để quảng bá chiến dịch trên Facebook Ads.
Áp dụng công thức:
ROI = (10.000 – 2.000 – 1.000) / (2.000 + 1.000) x 100% = 233%
Vậy chỉ số ROI của bạn là 233%, cho thấy chiến dịch Content Marketing của bạn đã tạo ra lợi nhuận cao hơn nhiều so với chi phí bỏ ra cho việc sản xuất nội dung và quảng bá.
Ngoài ra, nếu bạn cần tính ROI trong Content SEO Website thì cũng cần dựa vào 2 yếu tố là: Tính toán chi phí đầu tư và tính toán lợi nhuận thu được. Cụ thể công thức sẽ là
Ngoài ra, công thức tính ROI trong Content SEO Website thể hiện qua 3 chỉ số là: Tiêu thụ Content (Awareness); tương tác với Content (Engagement) và chuyển đổi (Leads, Customers). Tham khảo rõ hơn trong bảng:
Để theo dõi và xem chi tiết, bạn có thể theo dõi trong Google Analytics về các tỷ lệ mở và tỷ lệ click (xem chỉ số tiêu thụ). Với chỉ số chuyển đổi về tương tác cần phải được bộ phận chuyên tư vấn hoặc chăm sóc khách hàng ghi nhận lại mới có thể đánh giá chính xác.
VI. Chỉ số ROI bao nhiêu là tốt?
Từ công thức tính ROI với tình lĩnh vực, có thể thấy để đánh giá chỉ số ROI tốt hay không phụ thuộc vào mục đích và tỷ lệ lợi nhuận mong đợi của mỗi chiến dịch/doanh nghiệp, cũng như lĩnh vực từng kinh doanh.
Tuy nhiên, nhìn chung, chỉ số ROI tốt là khi nó lớn hơn 1. Nếu ROI của doanh nghiệp bằng 1, đó có nghĩa là lợi nhuận thu về chính bằng số tiền đã bỏ ra để đầu tư. Nếu chỉ số ROI lớn hơn 1, tức là lợi nhuận thu về nhiều hơn so với số tiền đã bỏ ra, điều đó cho thấy đầu tư của doanh nghiệp là sinh lời và hiệu quả.
VII. Cải thiện chỉ số ROI
Sau khi phân tích được chỉ số ROI cho các chiến dịch Marketing hay Marketing tổng thể của doanh nghiệp, bạn có thể áp dụng các cách dưới đây để cải thiện ROI cho dự án/chiến dịch của mình.
1. Xác định mục tiêu cần đạt
Khi thực hiện các chiến dịch Marketing có thể để đạt được nhiều các mục đích khác nhau. Có thể là một số mục tiêu thường gặp như:
- Xây dựng thương hiệu và là cầu nối để đưa thương hiệu tiếp cận đến khách hàng mục tiêu.
- Thu hút khách hàng truy cập vào với trang web.
- Các chiến dịch nhằm thúc đẩy tạo ra tỷ lệ chuyển đổi từ khách truy cập vào trang web thành các khách hàng hành động mua sản phẩm/tạo ra giá trị.
Cho dù mục tiêu cần đạt của chiến dịch/dự án là gì việc xác định mục tiêu sẽ đưa ra một lộ trình rõ ràng cho chiến dịch. Từ đó, đầu tư đúng và có khả năng cải thiện chỉ số ROI.
2. Tạo Content giá trị theo từng giai đoạn
Khi có mục tiêu rõ ràng cho từng giai đoạn phát triển và đầu tư. Người làm cần tạo Content giá trị theo từng giai đoạn để kéo traffic về theo đúng lộ trình. Lúc này cần phân bổ phù hợp cả về nhân lực, giá trị đầu tư để chỉ số đầu tư không vượt quá chỉ số lợi nhuận.
3. Tái sử dụng Content để tạo Leads
Ngoài các phương pháp tạo mới các Content mới cho chiến dịch, hãy tận dụng các Content có sẵn. Điều này sẽ tiết kiệm được các chi phí đầu tư ban đầu và có khả năng hỗ trợ cải thiện chỉ số ROI đáng kể.
4. Chọn kênh phân phối
Hiện nay, với các kênh phân phối tối ưu chi phí khai thác và mang lại hiệu quả nhanh chóng không thể bỏ qua các kênh mạng xã hội như: Facebook, YouTube, Instagram,… hay “cửa hàng trực tuyến” website.
Hãy tập trung lựa chọn 3 kênh phân phối Content có thể vừa liên kết với nhau, vừa có tiềm năng khai thác nhiều khách truy cập nhất. Việc này sẽ giúp tối ưu thời gian, công sức và tiền bạc của bạn trong chiến dịch Marketing một cách hữu ích nhất.
5. Sản xuất nội dung đa kênh, đa mục tiêu
Nếu bạn cần nâng cao chi phí lợi nhuận từ các chỉ số ROI đã có lợi nhuận. Đồng thời, đã xây dựng được một nền tảng vững chắc cho chiến dịch của mình thì nên bắt đầu sản xuất nội dung đa kênh, đa mục tiêu. Việc này sẽ tận dụng được các tài nguyên mà bạn đã “bỏ công” xây dựng cho chiến dịch được tiếp cận nhiều khách hàng để tăng lợi nhuận lãi cho doanh nghiệp.
6. Tập trung phần quan trọng
Tập trung phần quan trọng được áp dụng trong việc triển khai các Content. Với xu hướng tiếp cận nội dung nhanh, đáp ứng được các câu trả lời và tạo hứng thú cho người đọc sẽ giúp “giữ chân” được các đọc giả cho dù đó là với bất kỳ kênh nào. Ngoài ra, khi đáp ứng được điều này sẽ tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm, từ đó giá trị lợi nhuận đo lường cũng được cải thiện.
7. Đầu tư nội dung Evergreen
Evergreen Content là nội dung thu hút chú ý bởi tính hữu ích và thú vị của thông tin và giá trị lâu dài từ vài tháng đến vài năm. Đầu tư nội dung Evergreen có giá trị và tốt hơn là những bài viết luôn giữ vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm trong thời gian dài, giúp doanh nghiệp mang lại lợi nhuận cao.
8. Cho phép người dùng tạo nội dung cho bạn
Sử dụng ý tưởng cho khách hàng tạo nội dung là một cách tuyệt vời để tăng tương tác và giảm chi phí sản xuất. Để có thể lấy được các ý tưởng bạn hãy cho phép người dùng tạo nội dung cho bạn với nguyên tắc trích dẫn nguồn (bảo vệ sản phẩm sáng tạo).
Có thể thấy đơn giản, trên các diễn đàn/ cộng đồng về một lĩnh vực, khách hàng có thể gửi và trả lời câu hỏi theo nhiều cách khác nhau, mang lại nhiều nội dung bổ ích và tối ưu hóa ROI cho doanh nghiệp của bạn.
VIII. Những thách thức khi xác định ROI
Một số thách thức khi xác định ROI có thể bao gồm:
- Khó khăn trong việc đo đạc và thu thập dữ liệu chính xác.
- Không đánh giá được tác động của các yếu tố khách quan.
- Chi phí để thu thập và phân tích dữ liệu có thể đắt đỏ.
- Liên kết phức tạp giữa chi phí và lợi nhuận đầu tư.
- Sự khác biệt rõ ràng giữa các doanh nghiệp về mức độ ưu tiên và quyết định đầu tư vào các kênh khác nhau.
IX. Kết luận
Hy vọng với những thông tin trên mà GOBRANDING mang đến cho bạn câu trả lời về “ Roi là gì? Chỉ số ROI là gì”. Ngoài ra, với những công thức chi tiết cho từng lĩnh vực có thể giúp bạn tính được lợi nhuận mà chiến dịch Marketing của doanh nghiệp đang thực hiện.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm các dịch vụ về Digital Marketing BPO, Marketing online hoặc các dịch vụ về Content Marketing,… thì liên hệ ngay với chúng tôi theo các thông tin dưới đây để nhận được các tư vấn đến từ các chuyên gia trong ngành ngay nhé!