SEO từ khóa là gì? Cách chọn từ khóa SEO hiệu quả
Theo dõi GOBRANDING trênTừ khóa là cầu nối giúp khách hàng tìm thấy thông tin họ cần trên môi trường Internet. Tối ưu từ khóa giúp website cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, quá trình này được gọi là SEO từ khóa. Trong bài viết này, GOBRANDING sẽ giúp bạn hiểu về định nghĩa SEO từ khóa cũng như cách lựa chọn từ khóa hiệu quả.
Nội dung chính
1. SEO từ khóa là gì?
Theo định nghĩa từ Google: “Từ khóa là những từ hoặc cụm từ được sử dụng để khớp quảng cáo của bạn với những cụm từ mọi người đang tìm kiếm“. Tuy nhiên, định nghĩa này lại mang hơi hướng nghiêng về từ khóa trong quảng cáo nhiều hơn, chưa bao quát được yếu tố từ khóa trong SEO. Vì vậy GOBRANDING sẽ đi sâu vào khái niệm từ khóa và từ khóa SEO một cách cụ thể để bạn hiểu rõ hơn.
1.1. Từ khóa là gì?
Từ khóa là một từ hoặc cụm từ mô tả ý định truy vấn của người dùng về một sản phẩm, dịch vụ, vấn đề họ quan tâm, được sử dụng với mục đích tìm kiếm thông tin trên môi trường Internet.
Xác định từ khóa rõ ràng, cụ thể gắn với một chủ đề sẽ giúp cho website của bạn có sự nhất quán, người dùng dễ dàng tìm kiếm và do vậy có thể bớt đi gánh nặng về chi phí để quảng cáo. Đó là lý do tại sao các từ khóa quan trọng đối với website.
Từ khóa SEO là những keyword được phân bổ với mật độ nhất định và có chủ đích trong bài viết của bạn.
Khi người dùng search những từ khóa này, bài viết của bạn sẽ có khả năng được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Mật độ từ khóa trong SEO để một bài viết tối ưu là từ 1-2%.
Ví dụ: Bạn muốn tìm hiểu cách làm một hình ảnh thật hấp dẫn để đăng tải trên website của mình. Lúc này, tùy vào nhu cầu và ý định của người dùng mà từ khóa được tìm kiếm có thể là: “cách tạo banner”, “cách thiết kế banner”, “cách tạo banner miễn phí”, “cách thiết kế banner online”,… Những cụm từ này được gọi là từ khóa, khi được tận dụng và tối ưu đúng cách thành những từ khóa chuẩn SEO sẽ giúp đưa website của bạn lên thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
1.2. SEO từ khóa là gì?
SEO từ khóa là quá trình tối ưu một trang web dựa trên các từ khóa mục tiêu theo tiêu chuẩn của Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác (Cốc Cốc, Bing, Yahoo,…), mục tiêu cuối cùng là đưa các từ khóa xuất hiện trên trang nhất bảng xếp hạng tìm kiếm.
Ví dụ: Cũng với từ khóa “cách tạo banner”, khi tìm trên Google kết quả sẽ xuất hiện như ảnh bên dưới. Kết quả bao gồm cả từ khóa được quảng cáo (chỉ xuất hiện khi bạn trả tiền cho Google để quảng cáo được hiển thị), và từ khóa SEO (xuất hiện một cách tự nhiên và bền vững).
>> Tăng cơ hội tiếp cận khách hàng và lượt chuyển đổi với dịch vụ SEO từ khóa tại GOBRANDING.
2. Các loại từ khóa trong SEO
Sau khi đã nắm được khái niệm SEO từ khóa, tại phần này sẽ bắt đầu đi vào phân loại từ khóa, trong đó nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong một dự án tối ưu từ khóa. Vì vậy trước khi tự mình tối ưu hoặc thuê bất kỳ đơn vị nào, bạn nên biết qua các loại từ khóa trong SEO để lựa chọn bộ từ khóa phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một số loại từ khóa trong SEO.
2.1. Từ khóa theo độ dài
2.1.1. Từ khóa ngắn – Short Tail Keywords
Từ khóa ngắn là những từ khóa có độ dài từ ba từ trở xuống. Đây là những từ khóa chung chung dùng để mô tả ý định của người dùng. Nó có lưu lượng tìm kiếm khá lớn, mức độ cạnh tranh cao.
Ví dụ về từ khóa ngắn: seo, giày, nón bảo hiểm, báo chí, Marketing Online,…
Nội dung của từ khóa ngắn khá ít, nên rất khó để bạn có thể hiểu được ý định tìm kiếm của người dùng là gì. Cho nên, mặc dù lưu lượng tìm kiếm của những từ này cao, nhưng đa phần phù hợp với mục tiêu quảng bá thương hiệu hơn bán hàng.
Ví dụ: Với từ khóa “Marketing Online” bạn không thể xác định được khách hàng đang muốn tìm kiếm thông tin gì. Có thể là: khái niệm về Marketing Online, các công cụ Marketing Online, hay một chiến lược Marketing Online hoàn chỉnh,…
Do đó, từ khóa ngắn thường khiến doanh nghiệp không thể tập trung vào một nhóm đối tượng cụ thể, khó nâng cao được tỷ lệ chuyển đổi.
Tóm lại: Từ khóa ngắn thường có lượng tìm kiếm lớn, tỷ lệ cạnh tranh cao, ý định tìm kiếm chưa rõ ràng, tỷ lệ chuyển đổi thấp.
2.1.2. Từ khóa dài – Long tail keywords
Từ khóa dài là những từ khóa có độ dài từ 4 từ trở lên, chúng mô tả ý định tìm kiếm của người dùng một cách rõ ràng và cụ thể hơn so với từ khóa ngắn. Loại từ khóa này thường có lưu lượng tìm kiếm ít, nhưng bù lại khả năng cạnh tranh thấp hơn các từ khóa ngắn. Do đó khi triển khai SEO từ khóa, website của bạn sẽ dễ lên trang nhất công cụ tìm kiếm.
Ví dụ về từ khóa dài: báo giá dịch vụ SEO, nón bảo hiểm xe đạp, các gói PR báo chí, Marketing Online là gì, giày thể thao zara nữ chính hãng,…
Đặc biệt với các từ khóa dài, bạn có thể dễ dàng biết được mục đích tìm kiếm của người dùng là gì. Điều này quyết định đến việc thu hút đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Ví dụ: Cũng với chủ đề Marketing Online, những từ khóa được khách hàng tìm kiếm lúc này là từ khóa dài, nên bạn có thể biết được ý định của người dùng:
- Marketing Online là gì: Khách hàng muốn tìm hiểu khái niệm về Marketing Online.
- Dịch vụ Marketing Online: Khách hàng muốn tìm công ty cung cấp các giải pháp về Marketing Online.
- Một số chiến lược Marketing Online: Khách hàng muốn xem những case study Marketing Online thành công.
Tóm lại: Từ khóa dài thường có lượng tìm kiếm thấp hơn từ khóa ngắn, mức độ cạnh tranh thấp, mục đích tìm kiếm cụ thể nên tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn từ khóa ngắn.
2.2. Từ khóa theo mức độ thời gian
2.2.1. Từ khóa ngắn hạn
Thông thường, các từ khóa ngắn hạn sẽ xuất hiện cùng lúc với một sự kiện, hoạt động, sản phẩm, dịch vụ,… nổi bật tại một thời điểm. Lúc này, lưu lượng truy cập của các từ khóa liên quan sẽ tăng một cách đột biến, sau đó giảm dần theo độ hot của sự kiện. Nếu tận dụng và nắm bắt được nhu cầu ở những thời điểm này, bạn có thể thu về lượng truy cập tương đối tốt thông qua các từ khóa ngắn hạn.
Ví dụ: Trước đây, thông tin về đại dịch covid-19 là chủ đề được nhiều người quan tâm nhất. Vì vậy các chủ đề, mật độ tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian này là:
- Khẩu trang
- Nước rửa tay khô
- Xà phòng
Đồng thời, lượng tìm kiếm cũng tăng mạnh từ cuối tháng 1/2020 (lúc đại dịch bắt đầu bùng phát), và bắt đầu “hạ nhiệt” từ đầu tháng 5/2020 (đại dịch đã được kiểm soát).
Tóm lại: Từ khóa ngắn hạn có lượng tìm kiếm tăng mạnh tại một thời điểm, có thể sử dụng để bắt kịp xu hướng người dùng trong một số thời điểm nhất định.
2.2.2. Từ khóa dài hạn
Từ khóa dài hạn là những từ khóa mà người dùng có thể tìm kiếm ở bất kỳ thời điểm nào. Lưu lượng tìm kiếm của những từ khóa này có thể tăng hoặc giảm trong từng giai đoạn, nhưng sự thay đổi này không đáng kể.
Ví dụ về từ khóa dài hạn: cách làm hoa giấy, seo là gì, bình giữ nhiệt giá rẻ,…
Một ưu điểm của loại từ khóa này là bạn có thể sử dụng nó trong thời gian dài, bởi người dùng vẫn quan tâm và tìm kiếm sau nhiều năm. Nhiệm vụ của bạn lúc này là thường xuyên tối ưu, cập nhật lại nội dung để cung cấp thông tin đến người dùng một cách nhanh chóng và kịp thời. Một khi làm được điều này, bạn sẽ dễ dàng giữ vững vị trí trên SERP (bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm) và duy trì được lượng truy cập bền vững đến từ những từ khóa dài hạn
Tóm lại: Từ khóa dài hạn có lượng tìm kiếm ổn định, có thể sử dụng để khai thác lâu dài, phù hợp cung cấp các thông tin hữu ích cho người dùng.
2.3. Từ khóa nhắm mục tiêu
2.3.1. Từ khóa nhắm mục tiêu sản phẩm
Từ khóa nhắm mục tiêu sản phẩm là những từ khóa dùng để mô tả sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Nó được người dùng tìm kiếm bằng những cụm từ liên quan đến một ngành hoặc một thương hiệu. Vì vậy, những từ khóa này thường cho thấy người dùng đang tìm kiếm cụ thể về một sản phẩm, ý định người dùng rất rõ ràng.
Ví dụ về từ khóa nhắm mục tiêu sản phẩm: điện thoại iphone 14 Promax, vé máy bay Tết 2023,…
Từ khóa nhắm mục tiêu sản phẩm được xây dựng dựa trên danh sách các sản phẩm bạn cung cấp, xây dựng từ khóa càng chi tiết sẽ càng dễ tiếp cận khách hàng hơn.
Tóm lại: Đây là những từ khóa có lượng tìm kiếm thấp, ý định tìm kiếm cụ thể. Chúng thường gắn liền với một sản phẩm, thương hiệu.
2.3.2. Từ khóa nhắm mục tiêu khách hàng
Từ khóa nhắm mục tiêu khách hàng là những cụm từ được tìm kiếm liên quan đến một nhóm đối tượng cụ thể. Khi truy vấn, khách hàng sẽ kết hợp với các từ chỉ đối tượng. Một số đối tượng thường được tìm kiếm như: giới tính, độ tuổi, công việc, sở thích,…
Ví dụ về từ khóa nhắm mục tiêu khách hàng: xe đạp trẻ em, giày thể thao nữ, ghế văn phòng,…
Loại từ khóa này giúp bạn có thể nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi xây dựng bộ từ khóa dạng này bạn nên nghiên cứu kỹ khách hàng mục tiêu của mình là ai, tập trung vào những thông tin mà họ cần để lựa chọn từ khóa phù hợp với nhu cầu.
Tóm lại: Từ khóa nhắm mục tiêu khách hàng thường có lượng tìm kiếm thấp, ý định tìm kiếm cụ thể, được sử dụng để giải quyết nhu cầu khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
2.3.3. Từ khóa nhắm mục tiêu địa lý
Từ khóa nhắm mục tiêu địa lý là những cụm từ được tìm kiếm có chứa vị trí địa lý. Người dùng tìm kiếm loại từ khóa này thường mong muốn xuất hiện các kết quả ở khu vực gần họ, hoặc vùng mà họ quan tâm.
Ví dụ về từ khóa nhắm mục tiêu địa lý: nhà hàng quận Tân Bình, sửa chữa điện thoại ở Sài Gòn, dịch vụ seo từ khóa hà nội,…
Bằng cách chèn địa chỉ, hay khu vực kinh doanh của mình vào các từ khóa sẽ cực kỳ hữu ích với các doanh nghiệp địa phương, giúp bạn thu hút thêm nhiều khách hàng ở khu vực lân cận. Bên cạnh đó, từ khóa nhắm mục tiêu địa lý là một thành phần quan trọng trong Local SEO.
Tóm lại: Từ khóa nhắm mục tiêu địa lý có lượng tìm kiếm thấp hơn các từ khóa chung chung, ý định tìm kiếm cụ thể, phù hợp với những doanh nghiệp địa phương và các dịch vụ đi kèm khu vực địa lý như nhà hàng, quán ăn, khách sạn, địa điểm vui chơi,…
>> Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để SEO từ khóa lên top Google bền vững?
3. Chọn từ khóa để SEO khác từ khóa chạy quảng cáo như thế nào?
Tại mục này, GOBRANDING sẽ đi vào phân tích 3 yếu tố mục tiêu lựa chọn từ khóa, ý định mua hàng của người dùng và chi phí để bạn có thể thấy được sự khác biệt giữa việc chọn từ khóa để làm SEO và từ khóa để chạy quảng cáo.
3.1. Mục tiêu lựa chọn từ khóa là gì?
Muốn SEO từ khóa thành công và tạo ra giá trị tốt, bạn cần nghiên cứu theo một bộ từ khóa liên quan, bao gồm: từ khóa chính và từ khóa bổ trợ. Nó gồm tất cả các từ khóa được người dùng quan tâm và tìm kiếm của một chủ đề. Một khi bao quát được tất cả ý định của người dùng về chủ đề đó bằng các từ khóa, bạn sẽ tiếp cận đúng và nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Trong khi đó, điều cần quan tâm khi lựa chọn từ khóa chạy quảng cáo là giá thầu. Các từ khóa được chạy quảng cáo cần phải tối đa hóa chi phí cho mỗi lần nhấp, đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất cho chiến dịch.
Thông thường, khi làm SEO bạn có thể chọn bất kỳ từ khóa nào (từ khóa bán hàng hoặc từ khóa cho nội dung blog). Trong khi đó từ khóa được lựa chọn để chạy quảng cáo đa phần liên quan trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang kinh doanh.
3.2. Ý định mua hàng của người dùng
Với những từ khóa có lưu lượng truy cập cao nhưng ý định mua hàng của người dùng thấp, bạn nên ưu tiên thực hiện SEO để tối ưu hóa từ khóa trên công cụ tìm kiếm Google. Bởi SEO không tính phí trên lượt nhấp, nên bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào bài viết mà bạn không cần phải mất phí. Làm SEO cho loại từ khóa này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát triển thương hiệu.
Ngược lại với những từ khóa có ý định mua hàng cao nhưng lưu lượng tìm kiếm thấp, bạn vừa có thể SEO từ khóa và chạy quảng cáo. Bây giờ, cơ hội để khách hàng nhìn thấy website của bạn và mua hàng tăng lên. Vì khi được quảng cáo, nội dung sẽ luôn xuất hiện ở những vị trí tốt trên Google. Đồng thời, từ khóa vừa được xuất hiện tự nhiên trên kết quả tìm kiếm, giúp tăng độ tin cậy đối với người dùng.
3.3. Mỗi sai lầm của từ khóa quảng cáo luôn phải trả giá bằng tiền bạc
Không giống như lựa chọn từ khóa làm SEO, khi chọn từ khóa quảng cáo không đúng đối tượng, không tạo được tỷ lệ chuyển đổi,… bạn phải trả giá bằng tiền. Cho nên ngoài việc cân nhắc lựa chọn đúng từ khóa, bạn cần theo dõi để tối ưu lại quảng cáo, phân loại từ khóa một cách chặt chẽ nhằm tăng điểm chất lượng, giảm chi phí cho mỗi lần nhấp.
Trong khi đó, khi chọn từ khóa chuẩn SEO sai sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, bạn có thể dễ dàng lựa chọn lại từ khóa mới để tối ưu. Và biết đâu trong tương lai, từ khóa chọn nhầm này có thể giúp bạn cải thiện thứ hạng trên Google. Thậm chí trong quá trình tối ưu website, những từ khóa không nằm trong danh sách làm SEO của bạn vẫn có thể xuất hiện trên top Google.
4. Cách chọn từ khóa SEO hiệu quả
Lựa chọn từ khóa là bước đầu tiên trước khi triển khai SEO cho website. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian, công sức mà bạn bỏ ra và sự thành – bại của một dự án SEO. Vì vậy dưới đây GOBRANDING sẽ đưa ra những sai lầm mà khách hàng thường mắc phải khi lựa chọn từ khóa để làm SEO, sau đó gợi ý cho bạn những cách chọn từ khóa SEO hiệu quả nhất.
4.1. Lựa chọn từ khóa phù hợp với nội lực website
Sai lầm đầu tiên của nhiều người khi chọn từ khóa SEO là gì? Đó chính là họ chỉ tập trung lựa chọn những từ khóa có lượt tìm kiếm cao, xuất phát từ mong muốn tiếp cận được nhiều người. Trong khi đó, những từ khóa có lượt tìm kiếm lớn như vậy thường có mức độ cạnh tranh cao, với website có nội lực yếu thì cần rất nhiều thời gian để tối ưu từ khóa lên top Google (có thể hơn 1 năm).
Ví dụ: Khi sử dụng công cụ Keyword Planner kiểm tra từ khóa “bàn văn phòng”, kết quả trả về có 6.600 lượt tìm kiếm mỗi tháng, có tỉ lệ canh tranh cao.
Những từ khóa như thế này rất khó để xuất hiện trên top Google, nhất là những website có nội lực yếu hay mới bắt đầu triển khai SEO. Lúc này lượt tìm kiếm không quyết định được website của bạn có tiếp cận được nhiều khách hàng không. Thay vào đó, bạn phải lựa chọn những từ khóa phù hợp với chất lượng website của mình như có lượt tìm kiếm vừa phải, độ cạnh tranh thấp,… để từ khóa mau lên top hơn, từ đó nhanh chóng tiếp cận được khách hàng.
Ví dụ: Cũng với sản phẩm bàn văn phòng bên trên, bạn chọn từ khóa “bàn văn phòng giá rẻ” thì kết quả lại khác: 1.300 lượt tìm kiếm mỗi tháng nhưng tỷ lệ cạnh tranh lại ở mức vừa.
Cụ thể, khi tìm kiếm trên Google bạn sẽ thấy rõ mức độ cạnh tranh nhất giữa các từ khóa: Từ khóa bàn văn phòng có 179 triệu kết quả, tức là bạn phải cạnh tranh với 179 triệu website khác. Từ khóa bàn văn phòng giá r chỉ có 53,6 triệu kết quả. Lúc này, số website mà bạn phải cạnh tranh ít hơn 1/3 số website chứa từ khóa bàn văn phòng, cơ hội lên top sẽ cao hơn gấp 3 lần.
Điều này cho thấy, bạn nên lựa chọn những từ khóa dài, từ khóa ngách ít cạnh tranh để làm SEO. Mặc dù lượt tìm kiếm sẽ không cao bằng từ khóa ngắn, nhưng bù lại cơ hội để xuất hiện trên kết quả tìm kiếm nhiều hơn các từ khóa có lượng tìm kiếm lớn. Đến khi website đã được tối ưu tốt, có lượng truy cập ổn định thì làm SEO cho những từ khóa có lượng truy cập cao sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
4.2. Chọn từ khóa chuẩn SEO theo từng nhóm chủ đề
Sai lầm tiếp theo mà nhiều chủ website hay gặp phải là lựa chọn quá nhiều từ khóa riêng lẻ để làm SEO. Nghĩa là ở mỗi chủ đề, hay sản phẩm, dịch vụ họ thường lựa chọn duy nhất một từ khóa trọng tâm để làm SEO.
Ví dụ: Khách hàng cung cấp sản phẩm giấy dán tường chỉ muốn chọn một từ khóa trong nhóm sản phẩm này là “giấy dán tường” để làm SEO.
Khi chọn từ khóa theo kiểu này, thời gian để lên top Google là khá lâu. Đồng thời, giữa các nội dung trên website không có sự kết nối với nhau – nghĩa là các nội dung trong cùng chủ đề không đủ để dẫn dắt khách hàng đi từ bài viết này đến bài viết khác. Điều này rất khó thuyết phục người mua lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Trong trường hợp này, GOBRANDING khuyên bạn nên chọn SEO từ khóa đi theo từng nhóm chủ đề để:
- Các từ khóa này sẽ bổ trợ lẫn nhau giúp quá trình SEO đạt hiệu quả nhanh hơn.
- Website có được các nội dung liên quan, dẫn dắt người dùng tìm hiểu thêm các nội dung trong cùng chủ đề.
- Tiếp cận được nhiều khía cạnh, nhiều đối tượng cho một sản phẩm.
Ví dụ: Với cùng nhóm chủ đề về giấy dán tường bên trên, bạn có thể SEO thêm các từ khóa khác như:
- Giấy dán tường hàn quốc.
- Giấy dán tường 3d.
- Giấy dán tường phòng khách.
- Mẫu giấy dán tường đẹp.
- …
Ngoài ra, bạn có thể xây dựng từ khóa theo nhóm. Ví dụ: Với nhóm từ khóa “nhà xưởng” bạn có thể có các từ khóa như: nhà xưởng chất lượng cao, xây dựng nhà xưởng, cho thuê nhà xưởng, nhà xưởng cho thuê, thuê kho xưởng,…
4.3. Không chọn những từ khóa quá chung chung cho mục đích bán hàng
Sai lầm thứ ba khi xây dựng bộ từ khóa SEO là lựa chọn những từ khóa quá chung chung, nhưng mục tiêu muốn hướng tới là bán được hàng. Những từ khóa này thường gặp phải tình trạng là lượng tìm kiếm nhiều nhưng mục đích tìm kiếm lại không cụ thể. Vì vậy, nếu có SEO từ khóa lên top cũng rất khó để bạn nâng cao được tỷ lệ chuyển đổi trên website.
Đồng thời, đa phần những từ khóa này không chứa ý định mua hàng từ người dùng. Và những người thực sự muốn mua hàng sẽ ít khi tìm kiếm những từ khóa chung chung như vậy. Nên nó phù hợp với mục đích quảng bá thương hiệu hơn bán hàng.
Ngoài ra nếu một website có nội lực không mạnh, rất khó để những từ khóa này có được vị trí cao trên kết quả tìm kiếm. Trừ khi bạn phải SEO cùng lúc với nhiều từ khóa ngách (như đã trình bày ở mục chọn từ khóa SEO theo từng nhóm chủ đề).
Ví dụ: Nếu bạn chọn 10 – 15 từ khóa để SEO cho một chủ đề thì có thể lựa chọn 1 hoặc 2 từ khóa chung chung, vì các từ khóa cụ thể hơn có thể bổ trợ để đẩy những từ khóa này lên top. Tuy nhiên nếu SEO 10 – 15 từ khóa cho nhiều chủ đề khác nhau, thì rất khó để cải thiện thứ hạng cho những từ khóa chung chung này.
Do đó nếu ngân sách cho SEO của bạn thấp, để từ khóa tiếp cận được đúng khách hàng có nhu cầu và tạo ra đơn hàng cho doanh nghiệp, bạn nên chọn những từ khóa cụ thể và chi tiết để làm SEO. Lúc này, mức độ cạnh tranh thấp hơn các từ khóa chung chung, nâng cao cơ hội để lên top Google.
>> Xem thêm: Tại sao nên chọn từ khóa dài, từ khóa ngách để làm SEO?
5. Kết luận
Với những chia sẻ trên đây GOBRANDING mong rằng bạn đã nắm được SEO từ khóa là gì, các phân loại từ khóa và cách chọn từ khóa SEO hiệu quả. SEO từ khóa giúp website của bạn xuất hiện ở những vị trí cao trên công cụ tìm kiếm, nhanh chóng tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng và mang về những khách hàng chất lượng. Tuy nhiên để làm được điều này, bạn cần nghiên cứu và lựa chọn được từ khóa phù hợp với nội lực website, mục tiêu kinh doanh và đối tượng khách hàng của mình.
>> Nhận ngay danh sách từ khóa trong ngành của mình sau khi điền form bên dưới!