Cần thiết cho bạn, nếu muốn tăng tốc độ index của Google

Theo dõi GOBRANDING trên

Tốc độ index của Google cho nội dung trên website càng nhanh thì càng có lợi cho SEO. Nhất là với các website mới xây dựng.

Chúng ta thấy, nhiều người sử dụng WordPress để khởi tạo trang web/blog. Bởi, mã nguồn WordPress dựa trên một số cơ chế của Google. Nên nội dung trên web/blog này thường được Google index nhanh hơn rất nhiều.

Nhưng, không phải ai cũng sử dụng WordPress. Các website có thể thành lập trên mã nguồn khác để phục vụ nhu cầu riêng. Các mã nguồn đó nếu không nhận hỗ trợ từ Google sẽ có tốc độ index lâu hơn. Vậy làm sao để cải thiện tốc độ index của Google trong những trường hợp này?

Chủ động khai báo đường dẫn với Google

Cách thực hiện như sau:

  1. Truy cập vào http://www.google.com/webmasters/tools/submit-url
  2. Đăng nhập tài khoản quản trị
  3. Cập nhật đường dẫn vào ô trống để khai báo
  4. Nhập mã capcha theo yêu cầu và nhấn Enter
  5. Bạn đã thành công việc khai báo đường dẫn với Google

Cập nhật đường dẫn lên mạng xã hội

Google+, Blogspot là 1 trong những kênh mạng xã hội giúp tăng tốc độ index của Google. Khi một nội dung mới được hình thành, bạn chia sẻ đường link nội dung đó lên Google+, Blogspot . Ngoài ra, Google+ còn có thể giúp tăng lượng truy cập cho website. Nếu bạn có 1 cộng đồng đông đảo trên đây.

Chia sẻ đường dẫn trên Google+ cũng là biện pháp tăng tốc độ index của Google

Tạo file Robots.txt, XML sitemap

Robots.txt là file hướng dẫn Google thu thập dữ liệu trên website. Khi tạo Robots.txt, nhớ cho phép Google vào được tất cả các trang bạn muốn hiển thị. Bạn không nên chặng CSS và JavaScript trong Robots.txt.

Trong khi đó, XML sitemap là file tập hợp tất cả những đường dẫn trên website và Google bot đọc được nó. Bạn cũng có thể chỉ lập thời gian, mức độ ưu tiên để Google biết là index link nào trước.

XML sitemap mang tính chất gợi ý, không phải hướng dẫn như Robots.txt. Nhưng nó vẫn giúp ích rất nhiều cho Google thu thập dữ liệu.

Tối ưu cấu trúc website

Cấu trúc website tối ưu sẽ giúp Google dễ thu thập dữ liệu hơn. Cũng như người dùng, công cụ rất ít khi đi sâu vào nhiều nội dung trên trang. Nếu không có sự hướng dẫn, kích thích.

Vì vậy, bạn hãy xây dựng liên kết nội bộ với anchortext tự nhiên để điều hướng Google đọc được liên kết sâu hơn bên trong website.

Bên cạnh đó, nội dung được Google index cũng phụ thuộc vào thứ hạng trang. Và  yếu tố khác như: thời gian đăng bài đều đặn, nội dung mới lạ…

Không cho Google bot đi vào những trang lỗi

Khi Google tiếp cận đến trang bị lỗi 404, nó sẽ không đi đọc dữ liệu tiếp mà quay lại từ đầu. Bạn hãy chú ý kiểm soát link chết, link lỗi trên site của mình nhé.

Khi truy cập vào webmaster tools sẽ thấy thông báo link bị lỗi mà Google bot đã gặp trong quá trình thu thập dữ liệu

Không tạo nội dung trùng lặp

Dù website mới, chưa có nhiều nội dung nhưng đừng nên tạo nội dung giống nhau để có số lượng. Nội dung giống nhau dẫn dễn đường dẫn trùng lặp. Bạn nên kiểm soát tất cả URL lên site và cho Google biết nó vào index link nào.

+ Link 301 redirect

+ Dùng thẻ Canonical để chỉ Google biết trong những link giống nhau thì nó chỉ dọc link nào. Trường hợp này thường xảy ra với các sản phẩm nhiều màu, kích cỡ, dung lượng…

+ Dùng thẻ Rel=alternate: Nếu website có nhiều ngôn ngữ hoặc phiên bản desktop và mobile khác nhau thì dùng thẻ này để Google bot biết đâu là URL phụ với cùng 1 content.

Thường xuyên kiểm tra và sửa lỗi

Việc này thực hiện trong Search Console. Nên làm thường xuyên để biết Google bot index được bao nhiêu link trên trang, link nào không index, lỗi… Và tìm hướng khác phục kịp thời.

GOBRANDING – Công ty SEO được đầu tư từ Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam

Nhận tư vấn
phát triển website với SEO

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

 

Xem thêm:

Internal Link – những điều có thể bạn chưa biết

Tại sao mọi doanh nghiệp phải cần làm SEO website?

4.0 / 5 - (95 bình chọn)
profile profile hotline