[Phần 3] Toàn bộ quy trình tạo Landing Page và tiếp thị từ A – Z

Theo dõi GOBRANDING trên

Ở phần 1 và 2, bạn đã được hướng dẫn quy trình tạo Landing page, tối ưu và xuất bản trang đích. Tiếp theo đây, hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu về những phương thức tiếp thị Landing page, cũng như cách thu thập và đánh giá hiệu quả Landing page chính xác nhất. Theo dõi ngay!

1. Phân phối, tiếp thị Landing page đến khách hàng

Sau khi tạo Landing page, ta sẽ nhờ đến các công cụ tiếp thị số để lan truyền Trang đích đến với nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể. Các công vụ sau sẽ giúp bạn phân phối Landing page hiệu quả:

1.1. Email marketing

Email marketing là hình thức sử dụng email có hệ thống, với sự hỗ trợ của phần mềm giúp gửi những thông tin về sản phẩm, tiếp thị, bán hàng đến một tệp khách hàng tiềm năng. Hiện nay, email marketing được xem như là bộ đôi hoàn hảo với Landing page. Thay vì gửi email với những dòng giới thiệu về sản phẩm rồi dẫn khách hàng đến website chính rộng mênh mông thì việc dẫn họ đến thẳng gian hàng sản phẩm là landing page sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi hơn rất nhiều. Hãy chèn link dẫn đến trang Landing page của bạn một cách khéo léo trong nội dung email để khách hàng dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu và đưa ra quyết định hành động.

Email marketing và Landing page là bộ đôi hoàn hảo khi tiếp thị cùng nhau.

 

1.2. Chia sẻ trên Social media

Ngày nay, tốc độ lan truyền thông tin trên các kênh social media như Facebook, Instagram, Tiktok,… gần như đang chiếm vị trí hàng đầu. Vì thế, đây cũng là hình thức phân phối các trang Landing page hiệu quả và tiếp cận được nhiều người nhất. Với hình thức này các bạn có thể chia sẻ Trang đích dưới 2 hình thức phổ biến sau:

  • Viết bài về sản phẩm hay nội dung liên quan trên kênh Fanpage và gắn kèm link Landing page trên bài viết.
  • Chia sẻ link Landing page vào các hội nhóm hoặc đính vào các bài đăng trên các group cộng đồng.
Đặt link Landing page trên các post Facebook để lan truyền Trang đích nhanh chóng

 

1.3. Quảng cáo mạng hiển thị (Google Display Network)

Google Display Network là hình thức quảng cáo banner thu hút người xem click vào để dẫn đến trang Landing page nhằm tiếp cận người dùng trên các trang Website đối tác của Google. Có ba hình thức quảng cáo GDN sau:

  • Dạng văn bản (Text): Là dạng quảng cáo GDN ít được khuyên dùng nhất vì kém hiệu quả do không có hình ảnh minh họa.
  • Dạng Video: Là dạng quảng cáo video ngắn trên nền tảng website, đây cũng là hình thức quảng có ít người dùng do không phổ biến và hiệu quả không cao bằng Youtube Ads.
  • Dạng hình ảnh: Đây là hình thức quảng cáo GDN phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Quảng cáo xuất hiện dưới dạng các banner hình ảnh tĩnh hoặc động được đặt ở một số vị trí bất kỳ trên các trang web mà Google phân phối. Khi người dùng quan tâm và click vào banner, họ sẽ được đưa đến trang Landing page của sản phẩm quảng cáo.
Quảng cáo banner hình ảnh là hình thức quảng cáo GDN phổ biến nhất hiện nay

Để hình thức quảng cáo GDN được hiệu quả, các doanh nghiệp thường chọn lọc đối tượng khách hàng phù hợp theo các tùy chọn sau:

  • Theo lĩnh vực của Landing page: Doanh nghiệp có thể lựa chọn một list các website phù hợp nhất với lĩnh vực kinh doanh của mình.
  • Theo ngữ cảnh quảng cáo: Quảng cáo chỉ xuất hiện khi người dùng đọc/ xem các nội dung chứa các từ khóa có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của landing page.
  • Theo sở thích khách hàng: Quảng cáo chỉ hiển thị với những khách hàng có mối quan tâm cụ thể.
  • Theo độ tuổi khách hàng: Quảng cáo chỉ hiển thị với tập khách hàng trong một nhóm độ tuổi chính xác.
  • Theo nghề nghiệp khách hàng: Quảng cáo chỉ hiển thị với tập khách hàng trong những ngành nghề cụ thể.
  • Theo khu vực địa lý: Quảng cáo Landing page chỉ hiển thị với những tập khách hàng sinh sống trong những khu vực địa lý nhất định.
  • Tiếp thị lại (Remarketing): hiển thị với những người đã từng truy cập vào Landing page.

 

1.4. Quảng cáo Pay-Per-Click (PPC)

Đây cũng là một hình thức quảng cáo có trả phí được tính trên số lượt click chuột vào kết quả tìm kiếm từ các từ khóa liên quan đến Landing page của bạn được Google phân phối hiển thị. Thường khi quảng cáo PPC, các kết quả tìm kiếm dẫn đến Landing page của bạn sẽ được ưu tiên xuất hiện ở vị trí top đầu. Tuy nhiên, dựa vào giá đấu thầu mà kết quả sẽ ở Top 1, 2 hay 3.

Ví dụ: bạn đấu thầu giá 10.000đ/ lượt click, đối thủ của bạn đấu thầu 7.000đ/ lượt click thì kết quả của bạn sẽ được ưu tiên hiển thị trước.

PPC là hình thức quảng cáo có trả phí được tính trên số lượt click chuột và kết quả tìm kiếm

Ngoài Google, quảng cáo PPC còn có thể triển khai trên các nền tảng khác như Facebook, Instagram, Youtube, Twitter,… Bằng cách thiết kế các hình ảnh bắt mắt về sản phẩm rồi đặt quảng cáo trên các kênh mạng xã hội thu hút khách hàng nhấp vào. Chi phí quảng cáo sx phụ thuộc vào mức ngân sách bạn đặt hàng ngày, có thể theo dõi và điều chỉnh dễ dàng.

 

1.5. Bán hàng trực tiếp

Đây là hình thức quảng bá đơn giản và truyền thống nhất. Khi tư vấn bán sản phẩm bạn có thể cho khách tham khảo trang Landing page về sản phẩm qua các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop,… Tuy nhiên đây là hình thức kém hiệu quả nhất vì bản thân Landing page là một hình thức marketing online và nó sẽ không thể tiếp cận nhiều khách hàng dưới hình thức này.

 

2. Thu thập, đo lường hiệu quả Landing page

Tùy thuộc vào mục đích khi tạo Landing page mà bạn sẽ có những chỉ số, dữ liệu cần thu thập, nghiên cứu. Từ những dữ liệu này ta có thể tiến hành đánh giá hiệu quả và có phương án tiếp thị phù hợp. Sau đây là một số những chỉ số, dữ liệu bạn cần thu thập, đo lường sau khi tạo Landing page:

2.1. Thu thập, đánh giá dữ liệu khách hàng

Thông thường các dữ liệu khách hàng thu thập được từ các CTA, form điền thông tin trên Landing page sẽ đổ về các tệp tài liệu liên kết với CTA. Bạn cần tổng hợp đầy đủ, phân tích, đánh giá các dữ liệu data và tận dụng cho các hoạt động sau:

  • Tận dụng cho các chiến dịch email marketing.
  • Gọi điện thoại tư vấn sản phẩm/dịch vụ.
  • Hẹn gặp để tư vấn sản phẩm trực tiếp.
  • Gửi tặng mẫu thử, gói trải nghiệm sản phẩm.
  • Tận dụng cho các chiến dịch quảng cáo trên các kênh social media.
  • Tận dụng đến tiếp thị lại về sau.

 

2.2. Thu thập, đánh giá số liệu trang

Các số liệu của Trang đích sẽ phản ánh cho bạn biết hiệu quả Landing page, trang có đang tiếp cận đúng khách hàng hay không, tình trang phân phối trang có hiệu quả tiếp cận như thế nào. Bạn có thể theo dõi số liệu thông qua công cụ Google Analytic, Google Console, Google Ads,…

Công cụ Google Ads giúp theo dõi hiệu quả các chiến dịch quảng cáo dễ dàng

 Sau đây là một vài số liệu quan trọng mà bạn cần lưu ý:

  • Lưu lượng truy cập (Traffic): là lưu lượng truy cập của một website, hay còn gọi là số lượng người truy cập website. Có 2 nguồn là lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic traffic) và lưu lượng truy cập trả phí (Paid Traffic).
  • Tỷ lệ thoát (Bounce rate): Nếu tỷ lệ thoát cao trên 70% thì Trang đích của bạn đang hoạt động không hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này: do đối tượng không phù hợp với trang, do chất lượng nội dung chưa cao không giữ chân được khách hàng hoặc khách truy cập vào nhưng không tìm được thứ họ cần nên thoát ra. Hãy tìm đúng nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp.
  • Tỷ lệ nhấp – CTR (Click Through Rate): Tỷ lệ thể hiện tần suất những người thấy Landing page của bạn kết thúc bằng cách nhấp vào quảng cáo đó. CTR được sử dụng để đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo của bạn. Tỷ lệ CTR càng cao cho thấy Landing page của bạn tiếp cận càng nhiều người, nhưng nếu bạn chạy quảng cáo PPC thì CTR càng cao kinh phí bạn bỏ ra càng lớn.
  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate): là số liệu về tỷ lệ phần trăm người dùng thực hiện một hành động chuyển đổi mà bạn quy định cụ thể trên Landing page của mình. Tỷ lệ CR càng cao cho thấy tỷ lệ khách hàng vào trang đích và thực hiện lời kêu gọi hành động cao. Nếu không có tỷ lệ chuyển đối, bạn cần kiểm tra lại hiệu quả của nội dung, CTA và biểu mẫu trong trang Landing page.
  • Giá trên mỗi chuyển đổi (Cost-Per-Conversion): là chi phí mà bạn phải bỏ ra cho mỗi chuyển đổi trên trang Landing page. Mức chi phí càng cao cho thấy bạn đang bỏ ra nhiều tiền hơn nhưng chuyển đổi lại không tăng mấy. Vì thế, hãy tìm cách tăng tỷ lệ chuyển đổi mà không khiến tăng chi phí chuyển đổi.
  • Tỷ lệ bỏ qua biểu mẫu (Form Abandonment Rate): là tỷ lệ phần trăm những người đã bắt đầu điền thông tin vào biểu mẫu trên Landing page của bạn, sau đó rời đi và không hoàn thành gửi biểu mẫu. Điều này có thể xảy ra khi biểu mẫu của bạn yêu cầu điền quá nhiều hoặc phải điền những thông tin quá nhạy cảm với họ.

Các số liệu trên thể hiện mức độ hiệu quả của Landing page, mức độ tiếp cận khách hàng, hiệu quả chuyển đổi, số lượng khách hàng nhấn nút CTA,… Từ đó ta sẽ có thể rút ra những đánh giá chính xác và có những phương án khắc phục hợp lý.

 

2.3. Theo dõi từ khóa (Keyword tracking)

Việc quan trọng sau khi xuất bản và phân phối Landing page là bạn cần theo dõi tình trạng index của Google. Khi trang đích đã được index, lúc này bạn hãy theo dõi thứ hạng từ khóa để có phương án SEO và quảng cáo phù hợp. Những công cụ theo dõi từ khóa chính xác và nhanh chóng nhất bạn có thể dùng là Google Search Console/ Google Webmaster Tools, Semrush, Ahrefs,…

Cập nhật thường xuyên tình trạng thứ hạng từ khóa của bạn đang ở top bao nhiêu. Nếu kết quả tìm kiếm lọt vào top 10 tìm kiếm, thì Trang đích đang hoạt động và tiếp cận rất tốt đến người dùng. Còn nếu trang có thứ hạng chưa cao, hãy kiểm tra và tiến hành các bước tối ưu SEO tốt hơn và thử nghiệm lại hiệu quả. Trường hợp bạn chạy quảng cáo PPC/CPC, hãy chú ý theo dõi thứ hạng từ khóa của Trang đích hàng ngày để có phương án giữ nguyên hoặc điều chỉnh giá đấu thầu phù hợp khi từ khóa bị tụt hạng. 

Theo dõi thứ hạng từ khóa bằng công cụ Semrush nhanh chóng

3. Kết luận

Trên đây là toàn bộ quy trình tạo Landing Page và tiếp thị Trang đích từ A đến Z. Bạn đã nắm được hết các bước quan trọng để tạo Landing page chưa? Nếu bạn đang có mong muốn tạo một Landing Page giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi thì đừng ngần ngại liên hệ GOBRANDING để được tư vấn ngay!

4.0 / 5 - (95 bình chọn)
profile profile hotline