Xây dựng liên kết Social Media nâng cao thứ hạng từ khóa SEO

Theo dõi GOBRANDING trên

Backlinks là một trong ba yếu tố quan trọng để Google đánh giá xếp hạng kết quả tìm kiếm. Cùng với sự bùng nổ và mức độ tăng trưởng mạnh của Social Media, nhiều chủ website đã tận dụng kênh này để xây dựng liên kết dẫn về website nhằm thúc đẩy quá trình lên trang nhất của từ khóa nhanh hơn, mang lại hiệu quả cho SEO.

1. Lợi ích khi xây dựng liên kết trên Social Media

Các trang mạng xã hội có số lượng người dùng lớn như Facebook, Twitter, Linkedin… được Google đánh giá khá cao về mức độ uy tín. Do vậy, khi liên kết được chia sẻ trên các trang này thu hút được lượng truy cập từ khách hàng sẽ giúp công cụ tìm kiếm xếp hạng là một tín hiệu tốt để cải thiện thứ hạng từ khóa khi làm SEO. Ngoài ra, nó còn mang lại những lợi ích khác góp phần đưa từ khóa lên trang nhất kết quả tìm kiếm nhanh hơn thông thường:

  • Tiếp cận người dùng nhanh hơn: bạn xuất bản một bài viết trên website nếu chỉ để yên như thế sẽ rất khó có khách hàng nào biết và đọc. Nhưng nếu bài viết này được chia sẻ trên các kênh Social Media sẽ tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng, tăng traffic cho website.
  • Giúp Google đánh giá cao chất lượng bài viết: khi bài viết trên website bạn được lan truyền, có nhiều người chia sẻ lên các trang mạng xã hội, bộ máy tìm kiếm của Google sẽ chấm điểm chất lượng bài viết tốt hơn từ đó nâng cao được thứ hạng từ khóa.
  • Giới thiệu nội dung đến Google nhanh hơn: mỗi click vào link từ người dùng như một lời giới thiệu để Google nhận biết và đánh giá tốt trang web. Vì vậy, chia sẻ nội dung trên Social Media sẽ có thêm nhiều tương tác cũng như click đến website.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên cập nhật thông tin cũng như chia sẻ liên kết trên website qua Social Media sẽ giúp người dùng luôn nhớ đến bạn. Và khi SEO tổng thể hay bất kỳ một chiến dịch marketing tiếp cận được với những người này này cơ hội để họ quan tâm và trở thành khách hàng là rất cao.

Chia sẻ liên kết trên social media giúp tăng thứ hạng từ khóa.

2.  Cách xây dựng liên kết trên Social Media để thúc đẩy thứ hạng từ khóa

2.1 Gắn link website lên thông tin hồ sơ doanh nghiệp

Như đã phân tích ở trên, các liên kết được chia sẻ thông qua các kênh Social Media không thể tác động trực tiếp đến thứ hạng từ khóa nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình SEO thông qua lưu lượng truy cập dẫn về website, tương tác trên bài viết như like, bình luận, chia sẻ…

Do vậy, khi tạo hồ sơ cá nhân cho doanh nghiệp bạn nên:

  • Thêm địa chỉ trang web vào mục thông tin về hồ sơ để nó luôn hiển thị ở phần đầu trang khi có người dùng vào tài khoản Social media của bạn.
  • Luôn chèn địa chỉ website vào mỗi bài đăng trên các tài khoản Social Media này.
  • Bài viết nổi bật được ghim ở đầu trang phải có địa chỉ web để người dùng click vào.

Ví dụ: Fangage của GOBRANDING được gắn địa chỉ địa chỉ trang web ngay ở phần giới thiệu trang nên khi người dùng truy cập vào có thế thấy ngay địa chỉ web, không cần phải mất thời gian tìm kiếm. Bên cạnh đó, trong mỗi bài đăng trên fanpage này đều được chèn địa chỉ website, vừa để cung cấp thông tin cho khách hàng vừa giúp họ click vào website nhanh hơn khi kéo đọc các bài viết ở bên dưới, không cần phải kéo ngược lên để nhấp vào link trong phần giới thiệu.

Liên kết dẫn về trang web của GOBRANDING được gắn trên phần mô tả thông tin và trong mỗi bài viết.

Tương tự như vậy, bạn lần lượt áp dụng vào các kênh Social Media khác để gắn liên kết website vào bài viết và phần giới thiệu của mỗi tài khoản.

2.2 Chia sẻ bài viết lên các kênh Social Media

Một trong những mục tiêu quan trọng của SEO là thu hút được khách hàng đọc nội dung của bạn từ đó dẫn họ đến với những mục tiêu xa hơn như chuyển đổi thành đơn hàng hay thu thập thông tin khách hàng… Liên kết được chia sẻ trên mạng xã hội được thực hiện dưới hai hình thức phổ biến nhất là chia sẻ trực tiếp trên trang và chia sẻ ở các nhóm, cộng đồng. Để đảm bảo nội dung bạn chia sẻ trên Social Media được người dùng click vào để đọc bạn cần áp dụng một số chiến thuật sau:

#Chia sẻ bài viết trực tiếp trên mỗi tài khoản

Khi chia sẻ link trên các trang mạng xã hội tuyệt đối không nên đặt duy nhất một liên kết chia sẻ mà bạn phải đầu tư vào nội dung để giới thiệu bài viết, thêm hình ảnh thật hấp dẫn nhằm giúp khách hàng chú ý đến mình. Bởi mỗi giây trên mạng xã hội có hàng ngàn bài viết được chia sẻ, nếu bạn không đầu tư cho bài viết của mình sẽ không ai để ý đến bạn.

Ví dụ: Bài viết chia sẻ trên GOBRANGDING khi chia sẻ liên kết nội dung bài viết “Các lỗi thường gặp trên website” GOBRANDING đã thêm một đoạn mô tả ngắn về nội dung để định hướng thông tin cho người dùng. Bên cạnh đó, thêm hình ảnh cho nội dung được chia sẻ trên facebook giúp người dùng chú ý đến bài viết, không lướt vội qua. 

Việc bổ sung thêm thông tin cho link được chia sẻ còn là một cách giúp người dùng yên tâm hơn khi click vào link của bạn, tăng mức độ tương tác cho bài viết cũng như giúp tăng truy cập đến website.

Nên áp dụng cách đăng này để tăng tương tác cho bài viết.

#Chia sẻ liên kết trên các cộng đồng mạng xã hội, diễn đàn

Cộng đồng mạng xã hội và diễn đàn là nơi tập trung nhiều khách hàng tiềm năng nhất bởi đây là nơi quy tụ của những người cùng sở thích, cùng một lĩnh vực tham gia trao đổi, thảo luận với nhau.

Trước khi bắt đầu chia sẻ liên kết bài viết trên cộng đồng mạng xã hội bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh bị đánh giá nội dung spam và bị xóa khỏi nhóm:

  • Lựa chọn các kênh Social Media cho phép hoạt động nhóm để thực hiện như Facebook, Linkedin có group, Google+ có cộng đồng…
  • Lọc ra những nhóm thuộc lĩnh vực bạn đang kinh doanh có số lượng thành viên hoạt động nhiều, tương tác cao để tham gia vào.
  • Chuẩn bị nội dung trước khi đăng: nên lựa chọn những nội dung nào được nhiều người quan tâm, gần gũi với các thành viên trong cộng đồng để họ có thể trao đổi và chia sẻ lẫn nhau. Khi chia sẻ nội dung đã lựa chọn bạn nên viết viết chú thích theo dạng chia sẻ kinh nghiệm hoặc cảm thấy nội dung hay nên muốn mọi người cùng biết. Tuyệt đối không nên chia sẻ đưới dạng cố tình PR để kéo truy cập về website, nếu không nội dung của bạn khó được duyệt, thậm chí cả bạn và nội dung đều bị xóa khỏi group.

Ví dụ: Một bài viết của GOBRANDING được chia sẻ dưới dạng thắc mắc của một người dùng. Điều này vừa tạo được môi trường để các thành viên cùng trao đổi và giải đáp thắc mắc, vừa không bị nghi ngờ là spam.

Chia sẻ bài viết trên nhóm liên quan đến lĩnh vực đang hoạt động.

Không dừng lại ở đó, sau khi liên kết được chia sẻ trên Social Media nhiệm vụ tiếp theo của bạn là tương tác với những người dùng quan tâm đến nội dung bạn chia sẻ bằng cách phản hồi những bình luận, thắc mắc của họ. Vừa giúp bài viết luôn xuất hiện ở vị trí đầu vừa tăng thêm tương tác cho bài viết.

2.3 Tạo nội dung mang tính lan truyền

Trong Social Media, mạng xã hội là kênh có mức độ phát triển và lan truyền rất tốt nhờ số lượng người dùng ngày càng nhiều và mức độ sử dụng rộng rãi. Hầu hết, các nhà marketing đều mong muốn nội dung mình tạo ra được lan truyền nhằm tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Tận dụng lợi thế này, khi liên kết của bạn được nhiều người chia sẻ sẽ mang lại một lợi thế rất lớn cho website cũng như SEO. Để làm được điều này bạn bạn cần đảm bảo các yếu tố như:

  • Yếu tố quyết đinh được tính viral cho liên kết bạn chia sẻ chính là nội dung: nếu không đủ để sáng tạo ra một nội dung độc đáo và hấp dẫn trước tiên bạn phải đảm bảo nội dung mang lại được giá trị cho người dùng. Khi họ hiểu và cảm nhận được những điều mà bạn muốn truyền tải thì mới mong được chia sẻ với người khác.
  • Nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình để chia sẻ: chỉ khi khách hàng hiểu và cảm nhận được giá trị mà bạn mang lại cho họ mới tương tác. Đó là lý do vì sao chọn đúng đối tượng, đúng kênh chia sẻ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
  • Luôn tương tác với người dùng: mạng xã hội hay các kênh Social Media khác đều hoạt động trên thời gian thực cho nên bất kỳ lúc nào người dùng cũng có thể xem nội dung, bình luận và chia sẻ bài viết. Giữ tương tác với nội dung, liên kết được chia sẻ trên mạng xã hội giúp bạn quản lý được phản ứng của người dùng tốt hơn, kịp thời giải đáp những thắc mắc hay loại bỏ những bình luận tiêu cực.

Ví dụ: Khi Google cập nhật thuật toán (đây là thời điểm được chủ website và SEOer quan tâm nhất), bạn có thể đăng một bài viết phân tích về những cập nhật mới của Google, nó ảnh hưởng đến SEO như thế nào trên trang cá nhân hoặc bất kỳ kênh Social Media nào mà bạn cho là hiệu quả nhất. Đồng thời, ở cuối bài viết hoặc trong bài phân tích đó bạn khéo léo lồng thêm những liên kết liên quan đến nội dung này.

Sau đó, đem bài viết chia sẻ trên các nhóm liên quan đến SEO để nhận được tương tác từ những người cùng quan tâm đến chủ đề này. Khi nội dung bạn có ích cho người dùng họ sẽ chia sẻ lại nội dung này và dần dần có nhiều người quan tâm hơn.

Có người sẽ đồng tình với nội dung bạn tạo ra, có người sẽ thắc mắc về nội dung này và bạn cần giải đáp cho họ nhưng cũng có những bình luận tiêu cực, spam bạn cần xóa đi. Cho nên, bạn phải luôn tương tác với người dùng. Bên cạnh đó, khi bài viết có sự tương tác liên tục sẽ xuất hiện ở đầu trang nhiều hơn và càng được nhiều người biết đến – đây là cơ hội để liên kết mang về traffic cho website.

>> Bạn cũng có thể nhờ các chuyên gia SEO Nhật Bản để SEO website lên top Google, xem ngay Dịch vụ tối ưu website hiệu quả: https://gobranding.com.vn/dich-vu-seo/.

3. Gợi ý một số kênh Social Media chia sẻ link hiệu quả

3.1 Facebook – Mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhất

Facebook đang là mạng xã hội có nhiều người dùng nhất hiện nay ở Việt Nam. Theo thống kê vào tháng 5/2019 Việt Nam có tới 57,43% dân số sử dụng mạng xã hội Facebook, tương đương với 55 triệu người và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong năm 2020. Với thống kê này cho thấy Facebook đang là kênh Social Media tiềm năng để bạn chia sẻ liên kết từ website.

Để chia sẻ link trên facebook bạn có thể sử dụng nhiều cách như chia sẻ trực tiếp trên trang cá nhân, chia sẻ thông qua một trang bạn đang quản lý hoặc tham gia vào các hội nhóm cùng lĩnh vực để chia sẻ.

Ưu điểm:

  • Cơ hội được tiếp cận với khách hàng tiềm năng cao hơn nhờ số lượng người dùng lớn.
  • Dễ tạo được tính viral hơn các kênh Social Media khác.
  • Số lượng ký tự cho phép đăng trạng thái lên đến trên 60.000 ký tự giúp bạn có thể mô tả chi tiết, rõ ràng hơn về liên kết mình chia sẻ.
  • Tính năng gắn thẻ mọi người giúp tiếp cận với nhiều người dùng hơn.

Nhược điểm:

  • Dễ bị spam hoặc chặn chia sẻ khi bạn thực hiện thao tác liên tục nhiều lần.
  • So với video và hình ảnh thì liên kết không phải là lựa chọn yêu thích của người dùng Facebook.

3.2 Linkedin – Mạng xã hội dành cho công việc

Không giống như Facebook là một mạng xã hội dùng được cho tất cả các lĩnh vực từ giải trí đến công việc. Linkedin là trang mạng xã hội chỉ chuyên dùng cho các doanh nghiệp và các cá nhân sử dụng với mục đích tìm kiếm công việc, tuyển dụng và mở rộng cơ hội kinh doanh. Do vậy, nó được Google đánh giá khá cao về mức độ uy tín bởi chất lượng user ở Linkedin khá tốt.

Để tạo backlinks trên Linkedin bạn có hai cách để thực hiện:

Cách 1: Chia sẻ link trực tiếp trên tài khoản Linkedin thông qua mục đăng bài post.

  • Chọn “Start” a post để bắt đầu tạo bài đăng trên Linkedin.
Tạo bài đăng trên Linkedin
  • Sau đó, bạn thêm chú thích, link bài viết và hình ảnh để thu hút người dùng nhấp vào bài viết.
  • Cuối cùng, nhấn “Post” để đăng bài.
Chia sẻ link, hình ảnh, nội dung trên bài đăng

Cách 2: Viết một bài viết hoàn chỉnh với chức năng “Write an article” trên Linkedin. Đây là một điểm nổi bật của Linkedin, bạn có thể tạo một bài viết chuẩn SEO hoàn chỉnh với đầy đủ hình ảnh, mô tả, liên kết, tiêu đề…

  • Bạn chọn “Write an article” để bắt đầu viết bài.
Tạo một bài viết hoàn chỉnh trên Linkedin
  • Sau đó, bạn được dẫn đến với giao diện để viết bài. Phần giao diện viết bài này có đầy đủ các định dạng và các mục để bạn tạo được một bài viết chuẩn SEO. Để tạo backlinks cho bài viết trên website bạn gắn link tương tự như trên wordpress.
Giao diện viết bài trên Linkedin

Sử dụng Linkedin để chia sẻ liên kết và tạo backlink là một cách làm vô cùng hiệu quả. Những bài viết trên Linkedin nếu được đầu tư kỹ lưỡng sẽ có cơ hội lên trang nhất Google tương đương với những bài viết trên website. Từ đó nâng cao cơ hội tiếp cận được với khách hàng tiềm năng, dẫn khách hàng về trang web chính thức của mình.

Ví dụ: Khi tìm kiếm từ khóa “cách đăng bài trên linkedin” kết quả trên Google xuất hiện bài viết được xuất bản trên Linkedin đang đứng ở vị trí thứ hai. Đây là cơ hội tốt để đem traffic về website thông qua Linkedin.

Bài viết Linkedin ở vị trí thứ 2 khi kiểm tra từ khóa “cách đăng bài trên Linkedin”

3.3 Twitter – Mạng xã hội ở dạng tiểu blog

Mạng xã hội Twitter là một dạng tiểu blog cho phép người dùng có thể đăng tải những thông tin ngắn thông qua tweet (giống như cập nhật trạng thái trên Facebook) và retweet (giống như chia sẻ trên Facebook).  Ở nước ngoài, Twitter chiếm được số lượng người dùng khá lớn nhưng ở Việt Nam nó lại chưa phổ biến và được sử dụng rộng rãi như Facebook.

Trên twitter có hai cách để bạn đặt backlinks dẫn về website gồm

  • Đặt link trực tiếp trên hồ sơ cá nhân.
Thêm địa chỉ website vào hồ sơ cá nhân
  • Chia sẻ link thông qua cập nhật trạng thái tweet.
Chia sẻ link qua cập nhật trạng thái trên tweet

Tuy nhiên, khi bạn sử dụng Twitter để tạo backlinks sẽ gặp phải những hạn chế sau:

  • Vì số lượng người dùng ở Việt Nam ít nên cơ hội để tiếp cận được với khách hàng tiềm năng khá thấp.
  • Nếu Facebook cho phép người dùng cập nhật trạng thái lên đến trên 60.000 ký tự thì con số này ở Twitter chỉ giới hạn ở 280 ký tự. Đây là một hạn chế rất lớn khi chia sẻ liên kết, bạn không thể nào truyền đạt đầy đủ ý chỉ với vài dòng ngắn như thế này.
  • Twitter cũng không thể nào tạo nhóm để trao đổi hay tạo page để người dùng theo dõi như Facebook, nó cũng không cho phép tạo bài viết như Linkedin để đưa từ khóa lên top và dẫn về website.

3.4 Youtube – Kênh chia sẻ video phổ biến nhất

Youtube là kênh chia sẻ video lớn nhất hiện nay, nó là đứa con của Google nên khi backlink từ Youtube trên kênh Social Media này dẫn về website được đánh giá khá cao về chất lượng. Bên cạnh đó, với số lượng người dùng Youtube ngày càng tăng thì đây là cơ hội để bạn thu về lượng traffic lớn cho website của mình.

Có 3 cách để bạn đặt backlinks từ Youtube về website:

  • Cách 1: Gắn link trực tiếp ở phần mô tả thông tin tài khoản
Thêm địa chỉ website của kênh ở mục thông tin cá nhân
  • Cách 2: Thêm liên kết vào mô tả ở mỗi video
Liên kết được đặt ở phần mô tả mỗi video
  • Cách 3: Vào những kênh Youtube cùng lĩnh vực để đặt link bằng cách bình luận dưới video.
Đặt liên kết ở bình luận mỗi video trên Youtube

Đa số người dùng khi sử dụng Youtube đều với mục đích là tìm kiếm và xem video nên muốn liên kết trên kênh Social này phát huy hiệu quả bạn cần đặt cho nó một mô tả thật hấp dẫn, liên quan đến nội dung của video ở trên mới thu hút được người dùng click vào.

>> Xem thêm về SEO Youtube và 7 bước để SEO Youtube hiệu quả

3.5 Zalo – Mạng xã hội được phát triển bởi người Việt

Zalo là một trang mạng xã hội được phát triển bởi tập toàn thuộc lĩnh vực game của người Việt – VNG. Hiện tại, số lượng người sử dụng Zalo ở Việt Nam khá cao, chỉ xếp sau Facebook. Cho thấy đây là một kênh Social Media khá tiềm năng để bạn chia sẻ liên kết trên bài viết đó.

Tuy nhiên, điểm hạn chế khi sử dụng Zalo để chia sẻ link là không thể đăng trực tiếp thông qua website mà bắt buộc bạn phải tải ứng dụng về điện thoại, sau đó đăng nhập mới chia sẻ được.

Để tạo backlink trên Zalo, bạn hãy chia sẻ liên kết trực tiếp ở mục cập nhật trạng thái.

Chia sẻ liên kết trực tiếp trên mục cập nhật trạng thái của Zalo.

Kết quả sau khi đăng, liên kết dẫn đến bài viết trên website được hiển thị. Người dùng có thể nhấp trực tiếp vào đường dẫn này để đọc bài viết, giúp tăng lượng traffic cho website.

Kết quả liên kết được hiển thị ngay trên bài viết bạn vừa chia sẻ.

Bên cạnh đó, sau khi bài viết được chia sẻ bạn có thể đặt link ở dưới phần bình luận. Tuy nhiên, vì tính bảo mật ở zalo khá cao nên chỉ có những người trong danh sách bạn bè mới có thể xem được liên kết này.

4. Kết luận

Thông qua việc chia sẻ nội dung hấp dẫn và liên kết trên các mạng xã hội, doanh nghiệp có thể thu hút sự chú ý và tương tác từ khách hàng tiềm năng, đồng thời nhanh chóng giới thiệu nội dung đến Google, tăng cơ hội xuất hiện trên trang đầu kết quả tìm kiếm. Việc tận dụng các kênh Social Media như Facebook, Twitter, Linkedin, Youtube và Zalo để chia sẻ liên kết dẫn về website có thể cải thiện đáng kể thứ hạng từ khóa SEO.

Backlink quyết định đến 40% sự thành công của SEO

GOBRANDING sở hữu công nghệ SEO được chuyển giao từ các nhà đầu tư Nhật Bản.

Nhận tư vấn
phát triển website với SEO

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

Xem thêm:

Social Media là gì? Sức mạnh Social Media mang lại cho Marketing Online

Backlink là gì? Tại sao backlink là “trợ thủ” của SEO và kinh doanh online?

Tags:

4.0 / 5 - (90 bình chọn)
profile profile hotline