Thương hiệu là gì? 5 yếu tố tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp

Theo dõi GOBRANDING trên

Thương hiệu là gì? Thương hiệu (Brand) là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống hay trong hoạt động kinh doanh. Một thương hiệu mạnh sẽ giúp công ty nhanh chóng đạt được mục tiêu kinh doanh. Vậy, bạn đã hiểu rõ về thương hiệu là gì chưa? Khái niệm thương hiệu là gì? Các yếu tố tạo nên thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp thành công và bền vững? Cùng GOBRANDING theo dõi bài viết dưới đây.

I. Thương hiệu là gì?

Trong Marketing, thương hiệu là một cái tên, thuật ngữ hoặc hoặc ký hiệu đại diện giúp mọi người nhận thức về công ty, sản phẩm/dịch vụ hoặc một cá nhân nào đó. Chúng ta vẫn hay gọi nhãn hiệu, logo hoặc tên công ty là thương hiệu.

Theo định nghĩa thương hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi cá nhân hay tổ chức.

khái niệm thương hiệu
Thương hiệu là gì? Thương hiệu là cái tên, thuật ngữ giúp mọi người nhận thức về công ty, sản phẩm, dịch vụ hoặc một cá nhân nào đó

Như vậy, thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn khái niệm về thương hiệu là gì rồi phải không?

II. Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Thương hiệunhãn hiệu là hai thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh, thương mại, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa phân biệt được sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu là gì? Dưới đây là một số thông tin giúp bạn nhận biết được sự khác biệt đó.

  • Nhãn hiệu (trade mark) theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”. Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa nhãn hiệu là “dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).
  • Thương hiệu (Brand) là một cái tên gắn liền với một sản phẩm hoặc nhà sản xuất. Thương hiệu là gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất.
thương hiệu và nhãn hiệu
Phân biệt sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu là gì?

Có thể nói, thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” được dùng trong bối cảnh khác nhau. Cụ thể dưới góc độ pháp lý thường “nhãn hiệu” và ở góc độ quản trị doanh nghiệp sử dụng thuật ngữ “thương hiệu’’.

Vì vậy, theo quy định của pháp luật, chỉ có “nhãn hiệu” mới là đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ bằng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Còn với “ thương hiệu” được hình thành từ quá trình xây dựng, phát triển doanh nghiệp, qua đánh giá của người tiêu dùng, từ thương hiệu sẽ trở nên có giá trị khi các sản phẩm, dịch vụ được sử dụng phổ biến và tạo được uy tín nhất định.

Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ bởi pháp luật trong vòng 10 năm, nhưng có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp. Ngược lại, thương hiệu sẽ không được luật pháp bảo hộ nhưng giá trị không bị giới hạn theo thời gian, bởi đó là thành quả của quá trình doanh nghiệp xây dựng và phát triển.

III. Giá trị của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Quá trình hình thành và xây dựng thương hiệu gồm tên, hình ảnh cho sản phẩm/dịch vụ trong tâm trí khách hàng. Điều này nhằm tạo nên sự khác biệt trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, việc tạo thương hiệu còn giúp thu hút sự chú ý của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài với họ.

Có 1 câu nói rất kinh điển về thương hiệu như sau: “thương hiệu là cái còn lại cuối cùng khi doanh nghiệp không còn gì cả”.

Thương hiệu được coi như một dạng tài sản vô hình của doanh nghiệp, là một trong những công cụ quan trọng giúp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mại ngày nay.

 giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các chiến lược Marketing

Không những vậy, giá trị thương hiệu còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các chiến lược Marketing. Đây là yếu tố đại diện cho cam kết, niềm tin thương hiệu về sản phẩm/dịch vụ hay là những trải nghiệm của khách hàng.

Giá trị thương hiệu cũng có thể hiểu là giá trị tài chính của thương hiệu đó khi nó được mua bán. Để xác định giá trị thương hiệu thì các cá nhân/tổ chức cần ước lượng được giá trị của mình trên thị trường.

Theo cuộc khảo sát của Q&Me vào đầu năm 2018 thực hiện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với trên 500 người ở độ tuổi từ 18 – 39 cho thấy.

  • Có đến 74% người được hỏi chọn thương hiệu Honda.
  • 19% chọn thương hiệu Yamaha.
  • Còn lại là 7%.

Điều này chứng tỏ sức mạnh thương hiệu của Honda tại thị trường Việt Nam là không thể bàn cãi.

IV. Vai trò của Branding – Quản trị thương hiệu

Mục tiêu của quản trị thương hiệu là xây dựng lòng tin của khách hàng với thương hiệu. Ngoài ra, mục tiêu của quá trình này còn nhằm duy trì vị trí của thương hiệu trên thị trường và giúp thu hút cũng như nổi bật với hàng trăm thương hiệu khác trong cùng một lĩnh vực.

Việc quản trị và duy trì thương hiệu cũng vô cùng quan trọng để xây dựng nên thương hiệu đó. Bởi một thương hiệu có giá trị cao, có vị thế và nổi tiếng ở một giai đoạn nào đó.  Tuy nhiên, ở giai đoạn nào đó thì thương hiệu cũng có thể bị “tụt dốc”, mất niềm tin và giá trị với người dùng. Để tránh xảy ra trường hợp này, bạn cần đưa ra một kế hoạch quản trị và “bảo dưỡng” thương hiệu thật chu đáo và thực hiện liên tục.

Giá trị thương hiệu cao sẽ vô cùng có lợi trong việc xây dựng danh tiếng, niềm tin và khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Do đó, sản phẩm/dịch vụ của bạn cung cấp sẽ có giá trị cao hơn.

Ví dụ: Tại sao người tiêu dùng luôn chọn thuốc giảm đau có thương hiệu Tylenol. Thay vì các lựa chọn không có thương hiệu sẽ mang lại nhiều giá trị hơn cho họ? Bởi vì thương hiệu nhất quán, dễ dàng nhận biết và đáng tin cậy.

Có tài sản thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tính phí nhiều hơn cho sản phẩm cũng như tạo ra các tiện ích mở rộng thương hiệu như: cho ra sản phẩm mới – Tylenol PM chẳng hạn.

V. Tại sao doanh nghiệp cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu?

Xây dựng thương hiệu tạo ra vô số lợi ích cho doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Khi xây dựng một thương hiệu và đầu tư hợp lý ngay từ đầu, phát triển Brand tốt, doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được nhiều cơ hội và lợi ích to lớn trong tương lai.

Một Brand với thông điệp rõ ràng, thu hút và chuyên nghiệp sẽ dễ dàng để lại ấn tượng, thậm chí thuyết phục người tiêu dùng hơn so với các Brand thiếu chuyên nghiệp.

1. Giúp doanh nghiệp định hình phong cách

Quá trình xây dựng thương hiệu còn giúp doanh nghiệp định hình phong cách, hình ảnh, cá tính riêng và uy tín. Từ đó khách hàng sẽ tin tưởng vào thương hiệu hơn, tăng tính nhận diện, sức cạnh tranh của thương hiệu này giữa thị trường.

2. Hình thành tệp khách hàng trung thành

Việc xây dựng và phát triển Brand mạnh sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có được một lượng lớn khách hàng trung thành, có niềm tin vào sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nhờ tệp khách hàng này, doanh nghiệp của bạn sẽ có lượng khách hàng ổn định, đảm bảo cho sự phát triển kinh doanh.

3. Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Một Brand mạnh sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường dễ dàng về các khía cạnh giá cả, thu hút nhân tài, đầu tư. Khi đã có vị thế trên thị trường, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều sự quan tâm cũng như thu hút nhiều nhân tài có chất lượng đến với doanh nghiệp.

thương hiệu mạnh tạo lợi thế
Một Brand mạnh sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường dễ dàng

4. Bảo vệ doanh nghiệp tránh khỏi rủi ro

Khi thương hiệu có giá trị cao, có bảo hộ thương hiệu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ tránh được những pha chơi xấu của đối thủ, đồng thời tránh được những hệ lụy khi làm hàng giả, hàng nhái hay hàng kém chất lượng.

V. 5 yếu tố tạo nên thương hiệu bền vững

Có rất nhiều yếu tố để tạo nên một Brand, tuy nhiên để xây dựng một Brand bền vững thì không thể thiếu các yếu tố cấu thành thương hiệu dưới đây.

1. Brand Identity (Bộ nhận diện thương hiệu)

Brand Identity bao gồm các yếu tố như: tên thương hiệu, logo, màu sắc, hình ảnh sống động, font chữ ấn tượng,… cùng nhau tạo nên sự nhận diện độc đáo cho thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu phải phù hợp với giá trị và sứ mệnh của thương hiệu và phải được thiết kế sao cho dễ nhận biết, dễ nhớ.

Bộ nhận diện thương hiệu tối thiểu sẽ bao gồm:

  • Slogan, thiết kế Logo.
  • Màu sắc thương hiệu, Font chữ được dùng thường xuyên.
  • Poster truyền thông về sản phẩm/dịch vụ,…
  • Những hình ảnh đóng vai trò tạo sự nhận diện thương hiệu trên các trang mạng xã hội (Cover, Avatar).
  • Phong bì thư, danh thiếp, hóa đơn.
  • Tín hiệu nhận diện.
  • Đồng phục, thẻ nhân viên.

2. Brand Personality (Tính cách thương hiệu)

Tính cách thương hiệu (Brand Personality) cũng như tính cách của một con người. Thương hiệu cần có tính cách riêng biệt, có thể được xác định qua đặc điểm như: năng động, táo bạo, cởi mở, truyền thống, thanh lịch, đáng tin cậy,… Tính cách thương hiệu cần phản ánh giá trị và tầm nhìn của thương hiệu cũng như phải tương xứng với nhóm khách hàng mục tiêu.

3. Brand Positioning (Định vị thương hiệu)

Định vị thương hiệu sẽ giúp xác định vị trí mà thương hiệu đó chiếm trong tâm trí khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu phải được xác định rõ ràng và đặc biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh, phải phù hợp với giá trị và sứ mệnh của thương hiệu.

Để thương hiệu được định vị cao, bạn cần xây dựng bộ nhận diện chuyên nghiệp ngay từ đầu như: Tên Brand, tiêu chuẩn sản phẩm/dịch vụ, hình ảnh, bảo đảm sản phẩm/dịch vụ,…

Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu sẽ giúp xác định vị trí mà thương hiệu đó chiếm trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh

4. Brand Ambassador (Đại sứ thương hiệu)

Đại sứ thương hiệu là gương mặt làm đại diện cho Brand để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, giúp thương hiệu truyền tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu.

Đại sứ thương hiệu cần phù hợp với tính cách và giá trị của thương hiệu. Ngoài ra, cần có độ uy tín và được khách hàng đánh giá cao.

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ chọn những gương mặt “vàng” có tầm ảnh hưởng lớn với công chúng để làm đại sứ Brand. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn đại sứ thương hiệu với các tiêu chí như: tệp người theo dõi, phong cách,… Có như vậy, đại sứ mới có thể mang hình ảnh sản phẩm/dịch vụ đến gần hơn với người dùng theo cách phù hợp. Từ đó khiến họ yêu thích và tin cậy hơn về Brand của bạn.

5. Brand Culture (Văn hóa thương hiệu)

Văn hóa thương hiệu là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên một thương hiệu mạnh và bền vững. Văn hóa thương hiệu cần phản ánh giá trị và sứ mệnh của Brand, đồng thời truyền tải được sự đồng thuận và cam kết của toàn bộ nhân viên trong việc thực hiện mục tiêu của Brand.

VI. Quá trình hình thành thương hiệu của doanh nghiệp

Thông thường quá trình hình thành thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được phân thành 4 giai đoạn chính sau đây.

1. Giai đoạn 1: Hình thành thương hiệu

Hình thành thương hiệu là giai đoạn bắt đầu khi doanh nghiệp quyết định thành lập một thương hiệu và xác định giá trị và sứ mệnh của nó. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và đưa ra kế hoạch chiến lược để xây dựng và phát triển thương hiệu.

2. Giai đoạn 2: Nhận diện thương hiệu

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần phải tiếp cận và tạo sự thu hút với khách hàng thông qua mọi hình thức quảng cáo: social media, standee,… Để tạo ấn tượng với khách hàng từ cái nhìn đầu tiên bạn có thể thiết kế sản phẩm thông qua hình dáng, mẫu mã, bao bì,…  hoặc truyền tải thông điệp về mặt cảm xúc để nhận được sự đồng cảm từ phía người tiêu dùng.

nhận diện thương hiệu
Nhận diện thương hiệu thông qua mọi hình thức quảng cáo social media, standee

3. Giai đoạn 3: Trải nghiệm khách hàng

Vì có nhiều sự lựa chọn cùng loại nên khách hàng ngày càng khó tính và khắt khe hơn trong việc lựa chọn sản phẩm/dịch vụ đáp ứng mong muốn và nhu cầu tiêu dùng của mình. Thông thường, họ sẽ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm/dịch vụ đã dùng quen thuộc trong thời gian dài.

Khi họ chấp nhận trải nghiệm thì đây chính là sự thành công nhỏ trong quá trình tiếp cận của doanh nghiệp bạn. Trải nghiệm của khách hàng được xem như là quá trình đánh giá sản phẩm/dịch vụ, họ sẽ xem xét giữa quá trình sử dụng sản phẩm so với những gì mà thương hiệu quảng cáo, sau đó khách hàng sẽ đem so sánh với những sản phẩm, thương hiệu khác.

Do đó, trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần làm nổi bật lên những giá trị mà mình có thể mang lại khách hàng, từ đó giữ chân khách hàng quay lại.

4.Giai đoạn 4: Quảng bá thương hiệu

Giai đoạn này tập trung vào việc quảng bá thương hiệu và tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua những kênh truyền thông đa phương tiện và chiến dịch Marketing. Điều này bao gồm các hoạt động quảng cáo, PR, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tạo sự kiện và các chiến dịch Marketing nhằm tăng độ nhận diện về thương hiệu và thu hút khách hàng.

Như vậy, bài viết mà GOBRANDING chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về khái niệm thương hiệu là gì cũng như cách tạo nên một thương hiệu thành công và bền vững, từ đó giúp xây dựng chiến dịch Branding hiệu quả. Hy vọng bài viết này đã mang đến những giá trị hữu ích dành cho bạn.

Việc xây dựng và quản lý thương hiệu có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của chiến dịch SEO và tối ưu hóa sự hiện diện trên các công cụ tìm kiếm. Nếu doanh nghiệp của bạn không có nhiều thời gian và kinh nghiệm thì có thể sử dụng dịch vụ SEO uy tín của GOBRANDING để tăng lượng truy cập tự nhiên và bền vững vào trang web, cũng như tăng tỉ lệ chuyển đổi thành đơn hàng/khách hàng với giá cả phù hợp với từng doanh nghiệp.

4.0 / 5 - (95 bình chọn)
profile profile hotline