Website Marketing là gì? Các chiến lược Website Marketing hiệu quả

Theo dõi GOBRANDING trên

Website Marketing là gì? Có phải là các hoạt động bán hàng trên website? Chạy quảng cáo Facebook dẫn về website có phải là Website Marketing hay không? Hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu trọn vẹn về ý nghĩa và các chiến lược Website Marketing hiệu quả ngay trong bài viết này.

website-marketing-la-gi
Tìm hiểu về Website Marketing.

I – Website Marketing là gì?

Chúng ta sẽ “vén màn” dần ý nghĩa của cụm từ Website Marketing. Đầu tiên, bạn đã từng nghe qua hay chính bạn cũng đã dùng cách nói này chưa?

Lập kế hoạch Marketing cho Website.

Hoặc bạn cũng có thể nói:

Lập kế hoạch Website Marketing.

Vâng, bạn nghĩ đúng rồi đó: Website Marketing có nghĩa là quá trình Marketing cho website. Lúc này, website được xem là đối tượng để tiếp thị đến khách hàng với mục đích khiến họ tăng độ nhận diện về website thương hiệu, yêu thích các nội dung trên đó, và được dẫn dắt thực hiện một hoặc một chuỗi hành động theo ý đồ của chủ website.

Website Marketing là quá trình tiếp thị cho website, bao gồm tất cả các hoạt động giới thiệu, thu hút khách hàng truy cập vào website và thực hiện hành động trên website.

Website Marketing không chỉ là việc chăm sóc, thực hiện các hoạt động bên trong website (tối ưu trải nghiệm UX – UI, phát triển nội dung, dẫn dắt luồng hành vi,…). Mà nó còn bao gồm quá trình giới thiệu, thu hút khách hàng truy cập vào website bằng nhiều phương thức như gắn link trên nút kêu gọi hành động trên email, mạng xã hội, báo mạng, xuất hiện trên kết quả tìm kiếm Google… Thậm chí, việc đồng phục của các nhân sự trong doanh nghiệp in thêm địa chỉ website trên áo cũng có tác dụng quảng bá website.

>> Tải ngay mẫu kế hoạch Marketing đơn giản

II – Chiến lược Website Marketing hiệu quả

Một chiến lược Marketing cho website muốn thành công thì không thể tách rời riêng rẽ với chiến lược Marketing tổng thể và chiến lược kinh doanh của công ty. Vì thế, khi lên chiến lược Website Marketing, bạn vẫn cần xác định rõ các yếu tố quan trọng sau:

1. Đối tượng mục tiêu của bạn là ai?

Nếu không có sự hiểu biết rõ ràng về đối tượng mục tiêu mà bạn muốn tiếp cận, điều này có thể sẽ khiến bạn gặp sai lầm trong chiến lược phía trước.

Ví dụ: Bạn nhận thấy website đang thu hút một lượng lớn truy cập nhưng chỉ số về hành động mục tiêu như: đơn đặt hàng, để lại thông tin nhận bài viết mới, tải bản ebook,… lại không gia tăng. Vấn đề lớn ở đây có thể đến từ việc bạn thu hút sai đối tượng hoặc không đáp ứng đúng nhu cầu thông tin của khách hàng.

Website của bạn có đang thu hút đúng đối tượng mục tiêu?
Website của bạn có đang thu hút đúng đối tượng mục tiêu?

Xác định và tìm hiểu về đối tượng mục tiêu là vấn đề cần được ưu tiên:

  • Đối tượng mục tiêu của bạn đang gặp những vấn đề nào và quan tâm đến những chủ đề nào?
  • Họ thường sử dụng những phương tiện nào trên internet?
  • Họ có tập trung lại ở nhóm mạng xã hội hay diễn đàn nào?
  • Họ đang theo dõi những trang tin tức nào?

Với sự phát triển của các nền tảng Digital Marketing chứa khối lượng thông tin cực kỳ lớn, bạn có thể dùng để khai thác dữ liệu khách hàng như Google Trends (phân tích xu hướng thông tin thịnh hành), Google Keyword Planner (phân tích các từ khóa/chủ đề tìm kiếm trên Google), Google Analytics (phân tích người dùng sau khi truy cập vào website),… kết hợp với dữ liệu lịch sử trong quá trình kinh doanh tiếp xúc với khách hàng, hoặc tổ chức khảo sát thông tin khách hàng.

2. Đối thủ của bạn đang cạnh tranh với bạn như thế nào?

Bạn đang tìm những cách hiệu quả nhất để thu hút khách hàng truy cập vào “trụ sở trực tuyến” của mình, và đây là cuộc chơi không chỉ của bạn mà còn có sự tham gia của hàng loạt đối thủ. Cuộc chạy đua này lại càng cam go hơn khi Content Marketing đóng vai trò trọng tâm. Ngoài đối thủ trực tiếp của bạn, thì các trang thông tin khác cũng có thể cung cấp đến người đọc với cùng một chủ đề.

doi-thu-trong-chien-luoc-website-marketing
Cùng một chủ đề, website của bạn không chỉ cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp, mà còn có các đối thủ gián tiếp.

Ví dụ: Website của bạn cung cấp các nội dung xoay quanh bất động sản. Và bây giờ hãy thử search “bất động sản” trên Google, bạn sẽ thấy ngay cả các trang báo tin tức cũng đang xây dựng nội dung về chủ đề này. Làm sao để “ý tưởng nội dung” của bạn tỏa sáng hơn các thông tin đang có trên thị trường và có chiến lược tiếp cận khách hàng đúng đắn? Hãy nghiên cứu đối thủ, thị trường của bạn đang biến động như thế nào. Bạn sẽ tìm ra lối đi cho mình!

Việc đánh giá đối thủ, thị trường luôn là bước quan trọng trong quá trình lập chiến lược Marketing nói chung. Tuy nhiên, đối với Website Marketing thì bạn cần nghiên cứu về mặt nội dung website và cách thức phân phối nội dung (tiếp thị nội dung) đến khách hàng. Hiểu đối thủ và hiểu mình sẽ giúp bạn tìm ra con đường để xây dựng lợi thế cạnh tranh.

Tại GOBRANDING, chúng tôi ứng dụng SEMrush là nền tảng Digital Marketing hàng đầu giúp phân tích nội lực giữa các website. Bộ công cụ SEMrush sẽ cung cấp các chỉ số so sánh website của bạn và đối thủ, cũng như cho thấy bức tranh toàn cảnh về các chủ đề liên quan đến lĩnh vực của bạn đang có trên thị trường, giúp bạn lên chiến lược Content Marketing hiệu quả nhất.

3. Mục tiêu chiến lược Website Marketing của bạn là gì?

Có mục tiêu, bạn mới có thể lên kế hoạch cụ thể cần đẩy bao nhiêu nỗ lực, ngân sách cho hoạt động Marketing. Với mỗi loại mục tiêu sẽ có các phương án chiến lược khác nhau. Dưới đây GOBRANDING sẽ gợi ý cho bạn một số mục tiêu thường gặp khi lập chiến lược Website Marketing.

Bạn có thể tưởng tượng các mục tiêu này cũng giống như cái phễu với các chiến lược tương ứng:

  • Đầu phễu: tiếp cận trên diện rộng để lọc qua các đối tượng khách hàng tiềm năng.
  • Giữa phễu: nuôi dưỡng các khách hàng tiềm năng, khiến họ yêu thích và tin tưởng thương hiệu của bạn, khơi gợi nhu cầu để dẫn dắt tới cuối phễu.
  • Cuối phễu: tập trung vào gia tăng chuyển đổi.

A. Tăng độ nhận diện website thương hiệu

Chỉ số:

  • Tổng số user mới
  • Tổng traffic từ nhiều nguồn
  • Thứ hạng các từ khóa thông tin

Chiến lược áp dụng: Tiếp cận trên diện rộng.

Các kênh tiếp thị cho website thường áp dụng nhất:

  • SEO: Đánh phủ rộng số lượng lớn từ khóa trong ngành của bạn. Thực tế, từ khóa trực tiếp về bán hàng (ví dụ: mua sữa rửa mặt trắng da) không nhiều, nhưng số lượng từ khóa thông tin (ví dụ: cách làm trắng da) lại lớn hơn rất nhiều. Để website mau chóng tiếp cận đến hàng ngàn người cùng lúc, bạn cần đầu tư vào SEO Content (SEO traffic) với đa dạng nội dung đáp ứng nhiều nhu cầu tìm kiếm liên quan đến lĩnh vực của bạn. Bên cạnh các trang bán hàng, cung cấp các nội dung chất lượng, hữu ích kèm SEO từ khóa cho các bài viết này sẽ là cách hữu hiệu.
kha-nang-thu-hut-traffic-cua-mot-bai-viet
Khả năng thu hút truy cập tự nhiên từ Google của một bài viết.

Với một bài viết của GOBRANDING nằm trên trang nhất kết quả tìm kiếm Google, trung bình 1 tháng thu hút khoảng 4.000 lượt truy cập, thì sau một năm bài viết đó có thể thu hút lên đến 48.000 lượt truy cập. Thử tưởng tượng, website của bạn áp dụng chiến lược SEO Content với hàng trăm bài viết thì mức độ thu hút truy cập tự nhiên từ Google sẽ lớn tới cỡ nào?

  • Mạng xã hội: Bạn đã đầu tư nhiều thời gian trong việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng và xây dựng nội dung chất lượng website, vậy thì tại sao lại không tận dụng các nội dung này để giới thiệu trên các fanpage, hay thực hiện các chiến dịch quảng cáo Facebook với hình thức “click to web”? Bên cạnh đó, gia nhập các group facebook phù hợp và giới thiệu các bài viết hữu ích của website sẽ dễ dàng được chấp nhận và sự tham gia thảo luận của các thành viên trong nhóm.
  • Google Ads: Để quảng bá website thật nhanh chóng thì không thể không nhắc tới quảng cáo Google. Khoảng thời gian SEO từ khóa không thể ngày một ngày hai được. Trong lúc chờ đợi kết quả của SEO về, bạn có thể sử sụng quảng cáo Google Search để nội dung trên website được tiếp cận ngay lập tức với các nhu cầu tìm kiếm sát nhất. Đồng thời, quảng cáo hiển thị (Display) lại có thể tăng độ phủ của chiến dịch quảng bá website hơn rất nhiều.

>> Tham khảo Dịch vụ chạy quảng cáo Google trọn gói.

  • Email Marketing: Trong quá trình triển khai các hoạt động Marketing Online và cả Offline, bạn có thể đã thu thập được thông tin email của các khách hàng tiềm năng (như khi chạy quảng cáo tải ebook miễn phí trên facebook và khách hàng phải điền thông tin trước khi tải, hoặc khi bạn tổ chức chương trình khuyến mãi tại cửa hàng thì khách hàng cần cung cấp thông tin,…). Hãy tận dụng các nội dung hữu ích như đã nói ở trên để tiếp cận đến hộp thư của khách hàng tiềm năng và mời gọi họ vào website để đọc thông tin.

B. Tăng độ yêu thích website

Chỉ số:

  • User cũ (số người truy cập vào web hơn một lần)
  • Direct traffic (lượng truy cập trực tiếp vào website)
  • Bounce rate (tỷ lệ thoát)
  • Page/Session (số trang được xem trong một phiên truy cập)

Chiến lược áp dụng: Tận dụng các truy cập đã vào website để nuôi dưỡng bằng chuỗi nội dung giá trị, độc đáo. Khi khách hàng đã yêu thích, tin tưởng vào thương hiệu, họ sẽ dễ dàng chấp nhận và mua sản phẩm/dịch vụ của bạn hơn.

chien-luoc-website-marketing-nuoi-duong-bang-chuoi-noi-dung
Nuôi dưỡng khách hàng bằng chuỗi nội dung giá trị.

Sau khi khách hàng lần đầu tiên truy cập vào website, bạn cần bắt lấy cơ hội này để:

  • Khiến khách hàng thích thú với hàng loạt nội dung của bạn, dẫn dắt họ đi từ bài viết này đến bài viết liên quan khác bằng cách đặt các liên kết nội bộ (internal link) ở những vị trí phù hợp.
  • Duy trì sự kết nối với khách hàng tiềm năng. Họ không thể ở mãi trên website của bạn, họ sẽ phải thoát ra để trở về cuộc sống offline hoặc “ngao du” các nơi khác trên internet. Vậy làm sao để không mất sự kết nối với khách hàng? Dưới đây là một số gợi ý:

– Mời gọi khách hàng cung cấp thông tin bằng form đăng ký nhận thông báo khi có nội dung mới, cung cấp ebook có nội dung hấp dẫn,… Sau khi có thông tin email khách hàng tiềm năng, hãy tiếp tục kết nối với họ và cung cấp thật nhiều giá trị thông qua chuỗi nội dung chất lượng.

– Mời khách hàng like fanpage mạng xã hội của bạn: Một số khách hàng có hành vi thường xuyên sử dụng mạng xã hội và thích theo dõi thông tin trên đó. Vì thế, khi bạn share các bài viết trên website lên mạng xã hội, khách hàng của bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy.

– Tiếp cận lại khách hàng tiềm năng đã truy cập website: các hệ thống quảng cáo hiện nay như Facebook, Google,… đều có thể kết nối với website của bạn và ghi nhận các hành vi của người dùng trên web. Nhờ đó, bạn có thể nhanh chóng thông tin đến khách hàng rằng “chúng tôi đang có nhiều nội dung vô cùng hấp dẫn cho bạn”.

“Xương sống” của quá trình này chính là Content Marketing. Không phải là sáng tạo một nội dung, mà là sáng tạo chuỗi nội dung. Đầu tư vào xây dựng nội dung chất lượng thì bạn mới giữ được chân khách hàng trên website, và thúc đẩy khao khát trở lại website để đón xem nhiều nội dung hữu ích khác.

Sau một thời gian thực hiện các nỗ lực tiếp thị nội dung bằng các hình thức tốn phí, sẽ có một lượng khách hàng chủ động lưu hoặc ghi nhớ địa chỉ website để chủ động thường xuyên truy cập trực tiếp. Bạn sẽ thấy thông qua chỉ số direct traffic trên Google Analytics.

Trong một số nội dung trong chuỗi nội dung, bạn có thể lồng ghép khéo léo một số thông điệp để định hướng tư duy khách hàng. Khi khách hàng và doanh nghiệp cùng đứng về một hướng. Công việc bán hàng của bạn sẽ dễ dàng hơn.

C. Tăng đơn hàng/doanh thu trên website

Chỉ số:

  • Số đơn hàng/doanh thu
  • Thứ hạng các từ khóa bán hàng
  • Tỷ lệ chuyển đổi

Chiến lược áp dụng: tiếp cận chính xác người có nhu cầu mua, theo đuổi và tạo mê cung chuyển đổi trên website.

chien-luoc-marketing-cho-website-voi-muc-tieu-tang-chuyen-doi
Chiến lược Marketing cho website tập trung gia tăng chuyển đổi

Một số gợi ý trong việc áp dụng chiến lược:

  • SEO: Tập trung và kiên trì đầu tư để gia tăng thứ hạng từ khóa bán hàng. 

Số lượng từ khóa mang về truy cập cho một website có thể lên đến hàng chục ngàn từ khóa. Vì thế, với chiến lược SEO có mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu trên diện rộng thì bạn cần theo dõi các chỉ số tổng quan và theo từng giai đoạn.

Tuy nhiên, số lượng từ khóa bán hàng ít hơn rất nhiều, nhưng lại là cơ hội để bán được hàng nhanh nhất! Với chiến lược SEO có mục tiêu tăng đơn hàng/doanh thu thì bạn cần theo dõi thứ hạng của từng từ khóa ứng với từng trang đích bán hàng.

Kể từ vị trí số 11, độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn nhiều. Để nhấc lên từng vị trí phía trên trang nhất sẽ cần rất nhiều nỗ lực, bao gồm sự phối hợp của cả đơn vị làm SEO và bộ phận Marketing của doanh nghiệp. Dĩ nhiên, thành quả mà bạn thu được sẽ xứng đáng với những gì bạn đã bỏ ra.

>> Xem ngay cách thức GOBRANDING giúp các doanh nghiệp tăng cơ hội bán hàng bằng Dịch vụ SEO.

  • Giới thiệu trực tiếp về sản phẩm/dịch vụ của bạn sau một thời gian nuôi dưỡng ở giữa phễu.

Đây là lúc để bạn phát huy giá trị của quá trình nuôi dưỡng. Hãy tạo các chiến dịch quảng cáo tiếp thị lại (trên Email, Facebook, Google,…) với nội dung trực tiếp về sản phẩm/dịch vụ bằng một số thông điệp khác nhau. Bởi với cùng một sản phẩm/dịch vụ sẽ có các mức kỳ vọng về giá trị nhận được là khác nhau. Khi bạn gợi đúng điều họ cần, họ sẽ chấp nhận click truy cập vào trang đích bán hàng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết: Ứng dụng Customer Insight vào hoạt động Marketing.

  • Tiếp cận lại với các đối tượng đã truy cập các trang bán hàng của bạn.

Những người đã vào trang bán hàng là những người có khả năng cao đang muốn tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ và mua hàng. Họ có thể đến từ nguồn SEO từ khóa bán hàng, từ hoạt động giới thiệu sản phẩm/dịch vụ ở trên, hoặc trong quá trình “thích thú” đọc các nội dung hữu ích được tạo ở quá trình nuôi dưỡng, họ được dẫn dắt dần đến trang bán hàng.

Tuy nhiên, việc vào trang bán hàng lần đầu tiên không phải lúc nào cũng tạo ra chuyển đổi mua hàng. Hãy dùng các kênh (mạng xã hội, Google, email,…) để remarketing tạo sự nhắc nhớ mua hàng, đồng thời có thể kèm chương trình khuyến mãi kích thích khách hàng trở lại website và mua hàng.

  • Tạo mê cung chuyển đổi trên website.

Trước tiên, trên website bạn cần hướng khách hàng tiềm năng đến trang đích bán hàng. Điều này không đồng nghĩa với việc gắn link trang bán hàng trong tất cả các bài blog. Hành động này có thể ảnh hưởng xấu tới quá trình SEO cho website của bạn. Hãy lựa chọn các bài viết và vị trí phù hợp để gắn link. Ngoài ra, bạn cũng có thể gắn banner (đặc biệt khi có chương trình khuyến mãi) ở đầu trang hoặc cột bên trái hoặc phải của màn hình để hấp dẫn các khách hàng vào trang đích bán hàng.

Hãy đảm bảo khách hàng có thể liên lạc với bạn một cách thuận tiện nhất. Đặt hiển thị số điện thoại doanh nghiệp trên máy tính ở vị trí dễ nhìn thấy, đặc biệt trên thiết bị di động cần có nút để gọi ngay lập tức. Thêm thanh chat trên màn hình vì không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng gọi điện. Nếu khách hàng của bạn đang bận thì họ có thể lựa chọn phương án chat để có thể ngắt quãng lúc giao tiếp. Ngoài ra, sử dụng Form đặt hàng hoặc Form đăng ký tư vấn cũng là một phương án tốt.

  • Cuối cùng, nội dung trang bán hàng giữ vai trò cực kỳ quan trọng.

Hãy chau chuốt nội dung trang bán hàng không chỉ một lần, mà thật nhiều lần. Sau một khoảng thời gian, có thể công ty của bạn có một số thay đổi về đối tác, chiến lược sản phẩm,… hoặc sự cạnh tranh về trải nghiệm nội dung của đối thủ cũng đang tăng theo thời gian. Vì thế, hãy đánh giá lại và cân nhắc điều chỉnh nội dung trang bán hàng. Bạn có thể sử dụng công cụ Google Optimize để kiểm tra mức độ tác động trước khi thay đổi chính thức trên website.

>> Tham khảo: https://gobranding.com.vn/dich-vu-seo-website-tong-the/.

III – Kết luận

Website là “trụ sở” của doanh nghiệp trên môi trường internet. Trong chiến lược kinh doanh online, hãy đặt website làm trung tâm và các kênh khác sẽ hoạt động xoay quanh thúc đẩy chuyển đổi. Hãy quan tâm hơn đến việc tối đa hóa giá trị kinh doanh từ website bằng bước khởi đầu là định hướng chiến lược Website Marketing đúng đắn!

Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Website Marketing & SEO tại thị trường Nhật Bản và Việt Nam, GOBRANDING mang lại cho bạn giải pháp kinh doanh online hiệu quả

Nhận tư vấn ngay!

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

4.0 / 5 - (123 bình chọn)
profile profile hotline hotline