Xu hướng hành vi người tiêu dùng trên Internet

Theo dõi GOBRANDING trên

Hành vi tiêu dùng đã và đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến. Người tiêu dùng tiếp nhận những thông tin từ nhiều nguồn và chịu sự ảnh hưởng khác nhau trước khi hướng đến quyết định mua. Bài viết sẽ chia sẻ về những xu hướng hành vi người tiêu dùng trên Internet  để có cái nhìn rõ nét hơn về khía cạnh này.

1. Hành vi người tiêu dùng trên Internet

Cách người tiêu dùng tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu và cuối cùng là quyết định mua sản phẩm của hiện nay khác hoàn toàn khác so với nhiều thế kỉ trước. Internet đã làm thay đổi rất nhiều trong hành vi người tiêu dùng, đặc biệt là trong thời kì dịch bệnh COVID-19 thì sự chuyển đổi từ tiêu dùng truyền thống sang hành vi mua sắm trực tuyến trên Internet được thể hiện rất rõ nét trong thói quen và hành vi mua sắm.

1.1 Nhu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng Internet

Cần thông tin phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm thông tin, khách hàng sẽ tìm đến Internet-hay điển hình là Website của doanh nghiệp có cung cấp sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng cần. Điều này có thể đáp ứng việc giải đáp những thông tin mà họ cần một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Theo khảo sát từ Live Internet Stats vào tháng 1/2021 với nhóm độ tuổi từ 16-64, ngoài những nguồn khác như thông tin truyền miệng, TV hoặc phim ảnh thì hầu hết những lựa chọn của khách hàng sẽ tìm đến những thông tin có ở Website thương hiệu và sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của họ.

So sánh giữa các sản phẩm/dịch vụ giữa nhiều sự lựa chọn từ nhiều thương hiệu, khách hàng cần có thêm nhiều thông tin khác khi tìm kiếm ở Website để phân tích và củng cố niềm tin trước khi đưa ra quyết định. Bên cạnh đó, hành vi người tiêu dùng trên Internet còn có sự ảnh hưởng bởi những phản hồi, đánh giá từ những khách hàng cũ cũng là một phần thông tin rất thu hút khách hàng mới vì đó là sự trải nghiệm giúp họ dễ dàng đưa ra sự so sánh hơn. Theo thống kê, có đến 53% người tiêu dùng sẽ tham khảo những đánh giá của khách hàng cũ để có cái nhìn tổng quan hơn trước khi mua sản phẩm.

        Tình trạng đọc Review trước khi mua hàng ( theo VPN Mentor)

>> Xem thêm về Cách quảng bá website giúp nhiều người biết đến

Sẵn sàng mua hàng khi khách hàng đã đưa ra quyết định và tìm kiếm đến Website hoặc liên hệ trực tiếp để đặt hàng. Cần có những cách thức hỗ trợ phù hợp để quá trình hoàn thành giao dịch được dễ dàng hơn giúp tỉ lệ mua hàng tăng cao, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

1.2 Lý do người tiêu dùng thích mua sắm trực tuyến

Thời kì dịch bệnh đã và đang làm thay đổi cơ bản về hành vi và thói quen mua sắm của người tiêu dùng.

Theo bài khảo sát về những động lực mua hàng trực tuyến, 5 lý do khiến người tiêu dùng hiện nay ưu tiên hơn đối với những hành vi mua sắm Online thông qua những sàn thương mại điện tử thay vì trực tiếp đi đến cửa hàng truyền thống.

Động lực mua hàng trực tuyến (Theo Impactplus)

Sự tiện lợi là yếu tố khiến 85% người tiêu dùng đồng ý khi mua hàng trực tuyến, không bị phụ thuộc vào thời gian mở cửa/đóng cửa. Có thể mua hàng ngay cả lúc nửa đêm hoặc sáng sớm và có thể dễ dàng thanh toán với nhiều cách thức có thể lựa chọn.

Bên cạnh đó, việc tiết kiệm thời gian và dễ dàng so sánh giá của một sản phẩm thuộc nhiều cửa hàng khác nhau cũng được người tiêu dùng đánh giá cao. Việc an toàn khi mua sắm, tránh được những rủi ro trộm cắp hay chen lấn do đông người và được tham khảo đánh giá của những khách hàng cũ cũng được 54% người tiêu dùng lựa chọn là động lực để mua sắm trực tuyến.

2. Thực trạng hành vi người tiêu dùng trên Internet hiện nay

Tình hình sử dụng Internet tại Việt Nam 2021 (Theo Vnnetwork)

Theo khảo sát tính đến tháng 1/2021, có khoảng 68.72 triệu người/ 97.8 triệu người sử dụng Internet (chiếm 70.3% dân số).

Bên cạnh đó vào năm 2021, Facebook đã hợp tác với YouGov thực hiện nghiên cứu, khảo sát 1.787 người Việt Nam độ tuổi từ 18 tuổi trở lên về việc mua sắm kết quả cho thấy 79% người khảo sát đã mua hàng trực tuyến.

Qua đó chúng ta có thể thấy, hành vi người tiêu dùng trên Internet với mục đích mua sắm trực tuyến đã dần trở nên phổ biến và trở thành xu thế của hiện nay.

Theo Báo cáo của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2021 đạt 541.685 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kì năm trước.Tuy nhiên, thói quen tiêu dùng hiện nay có sự chuyển dịch từ những mặt hàng xa xỉ sang ngành hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm thiết yếu, những sản phẩm về chăm sóc sức khỏe.

Khảo sát về sự chuyển dịch ngành hàng tiêu dùng trong giỏ hàng thương mại điện tử

(Theo NielsenIQ số liệu 2020-2021)

Sự ưu tiên hàng đầu về sự tiện lợi, bên cạnh đó người tiêu dùng có nhu cầu kiểm soát được mọi hoạt động trong việc mua bán. Chuyển đổi ngành hàng tiêu dùng và việc hoạt động mua sắm Online được khách hàng thực hiện ngày một nhiều hơn, điều này sẽ hỗ trợ người tiêu dùng khả năng tiếp cận 24/7, thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và an toàn. Có nhiều dự đoán phương thức này sẽ tiếp tục được ưa chuộng sử dụng và duy trì ngay cả trong thời kì bình thường mới ở tương lai.

3. Xác định xu hướng hành vi người tiêu dùng trên Internet

Hiện nay, sự phát triển của các sàn thương mại điện tử và các Website bán lẻ có xu hướng tăng tỉ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng trực tuyến tăng cao, đạt 1.83 tỷ Website trên toàn thế giới trong năm 2021.

Số lượng WEBSITE 2021 (Theo VPN Mentor)

Dựa vào tâm lý, thói quen và xu hướng tiêu dùng hiện tại của khách hàng, hành vi mua hàng Online có khả năng được chuyển dịch mạnh mẽ trong thời gian tới. Theo NielsenIQ Việt Nam, có đến 64% người Việt Nam cho biết họ vẫn sẽ tiếp tục mua sắm online kể cả khi dịch Covid- 19 không còn nữa. Dự báo từ thời điểm hiện tại đến năm 2040, khoảng 95% các giao dịch mua sắm dự kiến ​​sẽ thông qua thương mại điện tử.

Bên cạnh nhu cầu tăng cao về hành vi người tiêu dùng trên Internet, việc nhận thức của khách hàng đối với trải nghiệm tại doanh nghiệp cũng có sự gia tăng nhất định. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn cũng như nhiều phương pháp để đánh giá trải nghiệm tại doanh nghiệp thông qua nhiều kênh và công cụ khác nhau.

Việc thỏa mãn khách hàng không chỉ dừng lại ở việc giá cả và chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà còn ở khía cạnh “Quản trị trải nghiệm khách hàng”.

Những vấn đề ưu tiên cho doanh nghiệp trong 5 năm tới

3.1 Xu hướng ưu tiên trải nghiệm hành vi người dùng trên thiết bị di động

Yếu tố dẫn đến trải nghiệm không tốt của người tiêu dùng trên Website của Thiết bị di động

Việc cung cấp trải nghiệm dịch vụ khách hàng trên thiết bị di động dự kiến sẽ tăng cao, 57% khách hàng sẽ không có sự hài lòng cao về doanh nghiệp có trang Web được thiết kế và hiện thị kém trên thiết bị di động. Theo khảo sát từ Stat Counter, 52% tổng lưu lượng truy cập Internet trên máy tính để bàn/ laptop sẽ giảm đi so với việc sử dụng thiết bị di động để thực hiện hành vi mua sắm, gửi phản hồi,…

3.2 Xu hướng dùng trợ lý ảo hỗ trợ hành vi người tiêu dùng trên Internet

Theo Gartner ước tính, hơn 91% khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin và kiến thức trên Internet. Và có đến 67% khách hàng thích tự tìm kiếm thông tin hoặc phản hồi đánh giá trên các kênh truyền thông hơn là đối thoại trực tiếp với người đại diện.

Với việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động tương tác sẽ có khả năng xử lý được nhu cầu này và cải thiện tốt phần trải nghiệm khách hàng.

3.3 Xu hướng sử dụng hệ sinh thái Website toàn diện

Xu hướng hành vi người tiêu dùng trên Internet không chỉ dừng lại ở việc mua sắm mà nhu cầu về nền tảng nội dung, kiến thức hay tương tác cũng được người tiêu dùng đề cao trong hiện tại và tương lai.

Những trải nghiệm khách hàng có được từ đầu đến cuối quy trình mua hàng được toàn diện hóa tại Website, để khách hàng có thể thu thập được toàn bộ thông tin và có được được trải nghiệm 100% mà không mất thời gian đi tìm kiếm thông tin ở những Website khác.

Hệ sinh thái dịch vụ đa dạng cung cấp trọn vẹn những nhu cầu có thể phát sinh về sản phẩm/ dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng và trải nghiệm.

3.4 Xu hướng tiêu dùng đa kênh

Việc tiêu dùng đa kênh sẽ được khách hàng áp dụng phổ biến trong hiện tại và tương lai. Các kênh thương mại trực tuyến như Tiki, Lazada, Website,… sẽ được khách hàng tìm hiểu và tham khảo với nhiều mục đích khác nhau như so sánh giá cả, tìm kiếm những phản hồi, thông tin sản phẩm,…

Tiêu dùng bằng phương thức đa kênh khiến khách hàng có  đa dạng hơn thông tin, có nhiều hơn những sự lựa chọn. Hành vi người tiêu dùng trên Internet bằng phương thức đa kênh sẽ được áp dụng và mở ra nhiều cơ hội tăng doanh số cũng như thị phần của doanh nghiệp. Khách hàng vẫn có thể tham khảo trực tiếp tại cửa hàng vật lý nhưng thực hiện giao dịch mua hàng trực tuyến để được hưởng những khuyến mãi.

Sự linh hoạt của việc tiêu dùng đa kênh sẽ đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng và doanh nghiệp.

4. Kết luận

Kinh doanh trực tuyến mang thương hiệu của doanh nghiệp trên nền tảng Website, kết hợp với những công cụ tiếp thị như Facebook Ads, Google Ads, Email Marketing,.. sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng, tăng doanh thu và tăng khả năng mở rộng thị trường. GOBRANDING với trên 17 năm kinh nghiệm cung cấp những giải pháp Marketing toàn diện, đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu. Bạn có thẻ sử dụng Dịch vụ SEO trọn gói nhằm tối ưu sức mạnh cạnh tranh trên công cụ tìm kiếm.

GOBRANDING – công ty SEO Nhật Bản sẽ đánh giá nội lực website miễn phí và đưa ra giải pháp tối ưu sức cạnh tranh trên Google

Nhận tư vấn
phát triển website với SEO

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.
4.0 / 5 - (94 bình chọn)
profile profile hotline