Phân loại và hướng dẫn cách phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết
Theo dõi GOBRANDING trênĐể xây dựng một doanh nghiệp thành công, bạn cần phải nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên muốn biết được bạn cần phải làm gì để vượt trội hơn thì việc phân tích đối thủ cạnh tranh để nắm được tất tần tật về họ là vô cùng quan trọng. Trong bài viết hôm nay, GOBRANDING sẽ chia sẻ đến bạn phân loại về đối thủ cạnh tranh, các bước để phân tích đối thủ cạnh tranh và các công cụ có thể hỗ trợ để thực hiện việc này. Cùng tìm hiểu ngay!
Nội dung chính
1. Khái niệm
1.1. Đối thủ cạnh tranh là gì?
Đối thủ cạnh tranh được hiểu một cách đơn giản đó là những đối tượng có thể là cá nhân hoặc một tổ chức kinh doanh cùng một loại sản phẩm, dịch vụ với giá cả và phân khúc khách hàng tương đồng trên thị trường.
Trên thực tế, sẽ không có bất cứ một doanh nghiệp nào có thể độc chiếm được một thị trường sản phẩm, dịch vụ vì bạn có thể là người tiên phong nhưng sau đó mảnh đất màu mỡ này cũng sẽ sớm bị những người khác dòm ngó, từ đó hình thành nên sự cạnh tranh. Cuộc chiến cạnh tranh là bất phân thắng bại, vì thế nếu bạn muốn trở thành người dẫn đầu thì phải có những chiến thuật kinh doanh hợp lý.
Ví dụ về đối thủ cạnh tranh trong doanh nghiệp: Milo và Ovaltine, Pepsi và Coca – cola là những đối thủ truyền kiếp đối đầu với nhau trong từng chiến dịch Marketing.
1.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh là làm gì?
Phân tích đối thủ cạnh tranh là việc mà doanh nghiệp xác định đối thủ kinh doanh sản phẩm dịch vụ tương tự mình cả trực tiếp lẫn gián tiếp, sau đó xem xét và đánh giá họ thông qua điểm mạnh, điểm yếu, các tiêu chí đã được doanh nghiệp vạch ra từ trước để có được cái nhìn sâu sắc về sản phẩm, bán hàng và chiến thuật tiếp thị của họ. Những vấn đề cần quan tâm khi phân tích đối thủ cạnh tranh đó là nắm thông tin tổng quan về doanh nghiệp đối thủ, sản phẩm/dịch vụ, giá cả, phân phối, hoạt động truyền thông online và offline, cách họ tiếp cận với khách hàng ra sao.
Việc không ngừng cập nhật và nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp đề ra được những chiến thuật kinh doanh hiệu quả hơn để thỏa mãn cùng một phân khúc khách hàng mục tiêu.
2. Hướng dẫn cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
Trong phần này, GOBRANDING sẽ hướng dẫn cho bạn cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh gồm 6 bước được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nếu như bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu để có thể phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả thì không nên bỏ qua nội dung này.
Bước 1: Lập một danh sách các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp mới bắt tay vào việc phân tích đối thủ cạnh tranh, để có thể xác định được đâu là đối thủ hàng đầu của mình thì trước hết cần tập hợp một danh sách từ 7 – 10 đối tượng có liên quan. Để xác định được các đối thủ cạnh tranh có liên quan, bạn có thể bắt đầu bằng việc research trên công cụ tìm kiếm hay các sàn thương mại điện tử phổ biến có sự xuất hiện của những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng tương đồng và có cùng ý tưởng kinh doanh với bạn, bạn cũng có thể thăm dò qua khách hàng, các phương tiện truyền thông xã hội.
Việc lập danh sách các đối thủ sẽ được lựa chọn dựa trên những tiêu chí sau:
- Doanh nghiệp kinh doanh trong ngành, mới gia nhập hoặc đã có kinh nghiệm trước đó.
- Doanh nghiệp có sự tương đồng trong kinh doanh các loại sản phẩm/ dịch vụ.
- Cùng mô hình kinh doanh.
- Doanh nghiệp có cùng tệp khách hàng mục tiêu.
Bước 2: Phân loại đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh sẽ được phân loại với 2 tiêu chí: phân theo cấp độ cạnh tranh hoặc phân theo lực lượng cạnh tranh.
-
Phân theo cấp độ cạnh tranh
Theo cấp độ cạnh tranh sẽ được chia làm 4 loại:
Cạnh tranh nhu cầu: Các công ty cùng phục vụ, nỗ lực cung cấp sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
Ví dụ: Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ di chuyển có đa dạng các loại hình phương tiện đáp ứng nhu cầu như đi lại bằng taxi, xe buýt, xe khách, máy bay,…
Cạnh tranh công dụng: Là việc các công ty cung cấp những sản phẩm dịch vụ không giống nhau nhưng có công dụng tương tự. Có 2 loại cạnh tranh công dụng phổ biến hiện nay là cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ giữa các ngành hàng khác nhau nhưng cùng có công dụng để giải quyết nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh giữa những sản phẩm mới được tạo ra từ tiến bộ công nghệ có khả năng thay thế các sản phẩm hiện tại.
Ví dụ: Công ty sản xuất máy nước nóng lạnh và bình đun siêu tốc là các đối thủ cạnh tranh với nhau về công dụng.
Cạnh tranh trong ngành: Là cạnh tranh giữa các công ty trong cùng một ngành hàng hoặc cùng một chủng loại hàng hóa.
Ví dụ: Nhắc đến đối thủ cạnh truyền kiếp trong ngành FMCG không thể không kể đến 2 ông lớn Pepsi và Cocacola.
Cạnh tranh thương hiệu: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau cho cùng đối tượng khách hàng và áp dụng chiến lược Marketing giống nhau.
Ví dụ: Samsung, Oppo, Sony là các công ty sản xuất điện thoại di động cạnh tranh thương hiệu với nhau.
Phân theo lực lượng cạnh tranh
Theo lực lượng cạnh tranh thì được chia thành 3 loại:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm giống như bạn, nhắm mục tiêu cùng một đối tượng và đáp ứng cùng một nhu cầu của khách hàng trong cùng một khu vực địa lý.
Ví dụ: Omo với Tide, Milo và Ovaltine là những đối thủ trực tiếp.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Là những người cung cấp các sản phẩm khác với bạn nhưng có thể đáp ứng cùng một nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ: 2 quán bán bún bò trên một con đường sẽ là đối thủ trực tiếp của nhau và tiệm bán bún riêu bên cạnh sẽ là đối thủ gián tiếp của họ.
Đối thủ tiềm năng/đối thủ tiềm ẩn: Là những doanh nghiệp có thể hiện tại chưa gia nhập ngành nhưng với tiềm lực đủ mạnh thì có thể tiến hành mở rộng, trong tương lai sẽ trở thành những mối đe dọa tác động đến thị trường và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của bạn.
Ví dụ: Vinamilk hay TH True Milk chuyên kinh doanh về sữa nhưng có thể trở thành những đối thủ tiềm năng của các ông lớn như Coca – cola, Tân Hiệp Phát khi gia nhập thị trường nước giải khát.
Bước 3: Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh
Khi đã xác định được đối thủ thì việc tiếp theo bạn cần thực hiện đó là thu thập thông tin về họ, trong đó cần tập trung nhiều vào yếu tố 4P (Sản phẩm, giá cả, phân phối, truyền thông):
Thông tin tổng quan về doanh nghiệp đối thủ: Thu thập những thông tin cơ bản nhất về quy mô, cơ cấu và tình hình hoạt động kinh doanh của đối thủ: lịch sử hình thành, địa chỉ văn phòng, nhà máy, các kênh truyền thông, các sự kiện quan trọng, cơ cấu tổ chức,…
Nhận thức của khách hàng về đối thủ: Khách hàng có cảm nhận như thế nào về đối thủ, trải nghiệm sử dụng sản phẩm/dịch vụ, có làm họ hài lòng hay thỏa mãn không?
Sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ: Nghiên cứu cách thức đối thủ bán sản phẩm của họ có thể giúp bạn cải tiến sản phẩm của mình hơn. So sánh sản phẩm của họ với sản phẩm của bạn, lý tưởng nhất là bằng cách mua và tự mình dùng thử để cảm nhận chất lượng thế nào. Những tính năng nào bạn thích hoặc không thích? Xác định điều gì hấp dẫn khách hàng nhất về sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ? Sản phẩm /dịch vụ của họ có điểm gì nổi bật hơn của bạn?
Cách định giá của đối thủ: Sản phẩm và dịch vụ của họ được định giá như thế nào? Giá của họ có khác nhau đối với các đối tác kênh và khách hàng không? Chính sách giảm giá của họ là gì? Làm thế nào để định giá sản phẩm của đối thủ bạn so với các sản phẩm tương đương? Họ có bán hàng thường xuyên, giảm giá hoặc ưu đãi đặc biệt khác không?
Kênh phân phối họ sử dụng: Bạn cần xác định đối thủ bán sản phẩm của họ ở đâu? Họ bán hàng trực tuyến hay tại các cửa hàng thực tế? Họ bán trực tiếp cho khách hàng hay hợp tác với các nhà bán lẻ hoặc thị trường bên thứ ba? Họ có nhà cung cấp không, các nhà cung cấp của họ là ai?
Hoạt động truyền thông của đối thủ: Cách thức Marketing Online và Offline của đối thủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp cận khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp bạn. Vì thế bạn cần phải nắm được những chiến thuật tiếp thị nào họ đang sử dụng để tương tác và thu hút khách hàng của họ? Sự hiện diện của họ trên phương tiện truyền thông xã hội ra sao? Kênh quảng cáo nào của đối thủ hoạt động tốt nhất? Thông điệp thương hiệu của họ có cộng hưởng với đối tượng mục tiêu của họ không? Danh tiếng của đối thủ ra sao?
Bước 4: Nhận dạng chiến lược của đối thủ cạnh tranh
Có 4 chiến lược cạnh tranh quan trọng bạn cần nhận biết trong hoạt động kinh doanh của đối thủ để học hỏi hoặc đề ra những hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp mình:
Thâm nhập thị trường: Đối thủ cạnh tranh sẽ tập trung vào việc cung cấp sản phẩm dịch vụ đến tiếp cận với nhiều nhất có thể trong tập khách hàng hiện tại bằng việc không ngừng củng cố lòng tin, niềm yêu thích thương hiệu và sự trung thành của khách hàng qua các hoạt động truyền thông, giảm giá hay cải tiến sản phẩm để thỏa mãn đối tượng mục tiêu của mình.
Phát triển thị trường: Với chiến lược này, đối thủ sẽ cung cấp sản phẩm/dịch vụ sẵn có của mình đến với những thị trường mới có thể là khu vực, quốc gia hay những tệp khách hàng mới khi họ đã xác định rõ được tiềm năng phát triển của thị trường mới và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.
Phát triển sản phẩm: Đối thủ sẽ cho ra đời những sản phẩm mới hoặc dạng biến thể, cải tiến mới để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hiện tại.
Ví dụ như: Apple là hãng điện thoại quá đỗi quen thuộc luôn chiều lòng những “Fan trung thành” của mình bằng việc không ngừng cho ra mắt những dòng điện thoại mới với những thiết kế và tính năng vượt trội luôn được săn lùng và thu hút đông đảo sự quan tâm.
Đa dạng hóa: Đây được coi là chiến lược khá mạo hiểm chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính đủ mạnh, nhiều năm kinh nghiệm vì họ sẽ tiến hành cung cấp những sản phẩm mới đến thị trường và khách hàng hoàn toàn mới.
Ví dụ như: Tập đoàn VinGroup với nguồn lực và tài chính mạnh đã không ngừng mở rộng kinh doanh đa lĩnh vực, ngành nghề như giáo dục, y tế, bán lẻ, sản xuất ô tô,…để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng, thị trường khác nhau.
Bước 5: Phân tích SWOT của đối thủ cạnh tranh
Phân tích SWOT là một việc làm không thể thiếu khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Việc phân tích SWOT sẽ giúp bạn xác định điểm mạnh , điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa tồn tại trong bối cảnh cạnh tranh. Từ việc xem xét này, nhà quản trị Marketing sẽ có thể nhìn nhận những thiếu sót và thách thức để có thể tìm ra hướng khắc phục được điểm yếu của chính doanh nghiệp mình.
- Những điểm mạnh nào xuất hiện trên thương hiệu, tiếp thị, hành trình của khách hàng và sản phẩm của đối thủ: Thị phần, tiềm lực tài chính, doanh thu, tỷ suất ROI của họ có vượt trội hơn bạn? Chi phí họ bỏ ra để sản xuất kinh doanh có tối ưu hơn bạn? Hoạt động truyền thông, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng, phân phối?
- Những điểm yếu nào tái diễn trên thương hiệu, tiếp thị, hành trình của khách hàng và sản phẩm của đối thủ?
- Bạn có thể nắm bắt những cơ hội nào để phát triển từ những điểm yếu của đối thủ? Doanh nghiệp bạn có điểm gì vượt trội hơn đối thủ hay không?
- Đối thủ cạnh tranh có thể lấn át hoàn toàn bạn trong tương lai không? Mối đe dọa nào từ đối thủ sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động kinh doanh của bạn?
Bước 6: Lập một bản báo cáo hoàn chỉnh
Phân loại đối thủ cạnh tranh, xác định chiến lược, chiến thuật cạnh tranh trong kinh doanh, xác định mục tiêu, xác định điểm mạnh và điểm yếu, đánh giá phản ứng của đối thủ cạnh tranh, chúng ta cần làm báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh trong Marketing.
Một báo cáo đầy đủ sẽ giúp bạn đánh giá đối thủ một cách chính xác và nhanh chóng. Cụ thể, báo cáo nên bao gồm các tiêu đề sau:
- Tổng quan về đối thủ.
- Thông tin thị trường và ngành.
- So sánh các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp với các đối thủ.
- Phân tích SWOT cạnh tranh.
- Phân tích lợi thế cạnh tranh của công ty so với các đối thủ.
>> Xem và đăng ký tải ngay: Tài liệu hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh trên môi trường trực tuyến cực chi tiết.
3. Các công cụ hỗ trợ phân tích đối thủ cạnh tranh trong Marketing
SEMrush
SEMrush là công cụ quá quen thuộc đối với những Marketer, đặc biệt là các SEOer với những lợi ích mà nó mang lại. Trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh, SEMrush là một trợ thủ đắc lực hỗ trợ bạn xác định được đối thủ trên môi trường trực tuyến, đồng thời chỉ ra một cách trực quan về thị phần, quy mô đối tượng và tốc độ tăng trưởng của đối thủ.
Similarweb
Đây là một công cụ trực tuyến giúp bạn phân tích các nguồn truy cập “Traffic Sources” vào website của bạn. Không chỉ giúp phân tích website của bạn, công cụ này còn có thể giúp bạn hiểu được lượng truy cập của đối thủ như: nguồn truy cập, số lượng truy cập,….
Google Analytics
Công cụ Google Analytics cho phép bạn tạo các thống kê chi tiết về số lượng khách đã truy cập vào bất kỳ trang web nào. Công cụ này là một giải pháp để các nhà tiếp thị xem các trang web của chính họ và phân tích các trang web của đối thủ. Thông qua các kỹ thuật như hình ảnh hóa phễu, thời gian khách hàng ở lại trang web, cung cấp thông tin về nơi khách truy cập (Social media, quảng cáo, trang web,…) Google Analytics có thể xác định trang web đó liệu có hiệu quả hay không.
Ahrefs
Đây là một công cụ tuyệt vời để phân tích các trang web của đối thủ cạnh tranh, đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp đẩy mạnh SEO. Công cụ này có những ưu điểm sau: Thực hiện kiểm toán backlink, tìm kiếm các liên kết ngược chất lượng cao, sau đó phát triển chiến lược để có được các liên kết ngược đó từ các địa chỉ có uy tín. Sau khi có được những điều này thì cơ hội tăng thứ hạng trang web của bạn sẽ cao hơn.
Đối với tính năng nghiên cứu từ khóa: Mặc dù phức tạp hơn các công cụ khác nhưng tính hiệu quả của nó được đánh giá cao vì bạn có thể tham khảo từ khóa trên các trang web của đối thủ cạnh tranh.
Phân tích từ khóa: Ngoài việc giúp bạn nghiên cứu và lấy từ khóa cho các trang web của đối thủ, Ahrefs còn có thể giúp bạn phân tích và chọn lọc các từ khóa có thứ hạng cao liên quan đến tìm kiếm của bạn, các đối tượng và lĩnh vực được chọn để giúp tăng khả năng lên Top.
Alexa
Đây là công cụ nghiên cứu đối thủ miễn phí sẽ cho bạn thấy mức độ phổ biến của trang web của bạn, cung cấp phân tích về các trang web bạn đã kiểm tra trong ba tháng qua. Alexa giúp bạn đánh giá mức độ hiệu quả của trang web để xem liệu bạn có đạt được các mục tiêu đã đặt ra hay không. Ngoài việc xếp hạng trang web của bạn, Alexa còn cho phép bạn xếp hạng các trang web của đối thủ khác.
Một số tính năng của công cụ này: nghiên cứu từ khóa đang được sử dụng bởi đối thủ, chọn ra các từ khóa phù hợp, hỗ trợ tìm ra những ý tưởng mới để nâng cao lượng traffic, giúp cải thiện SEO website.
4. Những lưu ý cần nắm khi tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh
Để tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả nhất, bạn cần ghi nhớ những điều sau:
- Để có được thông tin chính xác và cập nhật, nhiều bộ dữ liệu về đối thủ cần được thu thập trong một thời gian dài chứ không phải trong một sớm một chiều. Bởi vì hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh luôn thay đổi và phát triển. Do đó, việc thu thập dữ liệu là một quá trình liên tục và được cập nhật thường xuyên để hiểu đúng về thị trường và đối thủ.
- Điều quan trọng là phải xem xét các đối thủ thay đổi và phát triển như thế nào theo thời gian, thay vì chỉ đánh giá họ tại một thời điểm cố định.
- Cần xác định mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu: Nếu bạn không xác định rõ ràng những gì cần đạt được thông qua phân tích này thì sẽ không dẫn đến kết quả hoặc kế hoạch hành động hiệu quả sau này.
- Trước khi phân tích, bạn cần xác định rõ những thông tin mà bạn muốn biết về đối thủ và tập trung phân tích vào những thông tin này.
- Đánh giá đối thủ và xác định chiến lược cho mình cần phải dựa trên những số liệu thực tế, xác thực thực thay vì nhìn nhận chỉ bằng quan điểm cá nhân.
- Kết quả từ quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng rất nhiều đến những chiến lược kinh doanh và phát triển của công ty. Vì thế để có thể thu được những dữ liệu và thông tin hữu ích về đối thủ cạnh tranh thì cần phải có một khoản đầu tư thỏa đáng.
Đăng ký tải ngay mẫu Hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết của GOBRANDING!
5. Kết luận
Trên đây, GOBRANDING đã chia sẻ đến bạn những kiến thức về phân tích đối thủ cạnh tranh, hy vọng bạn đã có thể nắm được phân loại của nó để tránh nhầm lẫn cũng như cách nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh để ứng dụng vào trong doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó cũng đừng quên sử dụng những công cụ cần thiết để hỗ trợ quá trình thực hiện tốt hơn.
Dịch vụ Marketing Online tại GOBRANDING – giải pháp tốt nhất để phát triển thương hiệu số của bạn. Đăng ký tư vấn ngay!
Nhận tư vấn ngay!