USP (Unique Selling Point) là gì? 5 bước thiết lập USP hiệu quả

Theo dõi GOBRANDING trên

USP là một trong những yếu tố quan trọng, giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường. Đây cũng được xem là yếu tố then chốt làm nên sự thành công của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, ít ai có thể hiểu được đầy đủ USP là gì cũng như làm thế nào thiết lập USP sản phẩm một cách hiệu quả nhất. Trong bài viết này, hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu “tất tần tật” những thông tin hữu ích và liên quan đến USP!

I. USP là gì?

USP là viết tắt của cụm từ “Unique Selling Point” – có thể dịch nghĩa là “điểm bán hàng độc nhất”. Vậy cụ thể hơn Unique Selling Point là gì?

Unique Selling Point là thuật ngữ Marketing được dùng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Cụ thể hơn đây là những thuộc tính riêng biệt chỉ có ở sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mà không có đối thủ cạnh tranh nào trên thị trường có được. 

Định nghĩa USP là gì?
Định nghĩa USP là gì?

Ví dụ, USP của một chiếc điện thoại thông minh có thể là chất lượng camera, thiết kế thông minh hoặc giá thành tốt hơn so với các sản phẩm cùng loại. USP của một công ty dịch vụ có thể là dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời, chính sách bảo hành đặc biệt hoặc các giải pháp thanh toán linh hoạt. 

Việc thiết lập USP sản phẩm, dịch vụ là cách giúp bạn trở nên nổi bật trên thị trường, từ đó tăng khả năng cạnh tranh so với nhiều đối thủ cùng ngành. 

II. Tầm quan trọng của USP

USP là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong Marketing, cần được thiết lập rõ ràng trước khi bắt đầu một dự án hay chiến dịch nào. Vậy cụ thể vai trò của USP trong Marketing là gì? 

1. Xây dựng các chiến dịch quảng cáo hiệu quả

Bằng cách xác định USP sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, doanh nghiệp có thể xác định được đâu là yếu tố quan trọng cần phải tập trung để thiết lập chiến dịch quảng cáo. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra một thông điệp quảng cáo sáng tạo và độc đáo, tập trung làm nổi bật những lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ có thể mang lại cho khách hàng. Dẫn đến tăng mức độ nhận biết thương hiệu cũng như tạo ấn tượng tích cực trong tâm trí khách hàng. Đây chính là một trong những lý do mà doanh nghiệp nên xác định USP là gì – tức là xác định điểm riêng biệt độc nhất của mình. 

2. Tăng lợi thế cạnh tranh

Cùng với sự phát triển đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường như hiện nay, khách hàng càng có thêm nhiều sự lựa chọn cho nhu cầu của mình. Vậy làm thế nào để khách hàng chọn mua sản phẩm, dịch vụ của bạn giữa hàng trăm nghìn lựa chọn khác? Câu trả lời chính là USP (Unique Selling Point). Việc xác định USP là gì một cách rõ ràng, cụ thể giúp khách hàng nhận biết sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp dễ dàng. Điều này giúp tăng khả năng tiếp cận, sau đó là tăng tỷ lệ chuyển đổi, biến các khách hàng tiềm năng thành người mua thực sự của doanh nghiệp. 

USP là yếu tố giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
USP là yếu tố giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

3. Tạo vị thế cho thương hiệu trên thị trường 

Việc thiết lập USP mạnh giúp doanh nghiệp có thể “đánh bại” cả những đối thủ quy mô lớn nhỏ trong cùng một thị trường. Từ đó giúp doanh nghiệp phát triển và tạo nên thị trường rộng lớn cho riêng mình. 

III. 5 bước thiết lập USP sản phẩm độc đáo

Hiểu USP là gì thôi chưa đủ, quan trọng hơn bạn cần biết cách thiết lập USP sản phẩm, dịch vụ sao cho hiệu quả và mang lại giá trị. Dưới đây là hướng dẫn 5 bước thiết lập Unique Selling Point hiệu quả mà doanh nghiệp có thể áp dụng!

1. Bước 1: Đặt mình vào vị trí khách hàng

Để xây dựng được USP cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, bạn cần phải hiểu rõ khách hàng của mình là ai, họ đang có nhu cầu gì và mong đợi gì từ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Và để làm được điều này, doanh nghiệp trước hết cần đặt mình vào vị trí của khách hàng.

Đặt mình vào vị trí khách hàng để hiểu nhu cầu, mong muốn từ họ
Đặt mình vào vị trí khách hàng để hiểu nhu cầu, mong muốn từ họ

Giả sử, doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh giày thể thao. Để xác định cụ thể USP là gì, hãy đặt ra một vài câu hỏi như: 

  • Khách hàng thường mang những đôi giày này vào dịp nào? 
  • Họ thường kết hợp giày thể thao với phong cách ăn mặc ra sao?
  • Đâu là kiểu dáng thiết kế được khách hàng yêu thích nhất?
  • Chất liệu sản phẩm được họ ưa chuộng là gì?
  • Khi mang những đôi giày này thì họ cảm thấy như thế nào? 
  • Những đặc điểm sản phẩm nào mà khách hàng kỳ vọng cao nhất?
  • Họ sẵn sàng chi bao nhiêu tiền để mua sản phẩm?

Với những câu hỏi cụ thể, chi tiết như vậy, bạn có thể hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó có kế hoạch để phát triển, hoàn thiện sản phẩm theo đúng hướng. 

2. Bước 2: Trả lời các câu hỏi dưới góc độ là một khách hàng

Ở bước này, bạn cần tìm ra câu trả lời cho bộ câu hỏi đã được đặt ra trước đó. Để câu trả lời được khách quan và chính xác, bạn cần đặt mình dưới góc độ là một khách hàng thực sự, tìm kiếm câu trả lời thông qua sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Thông qua đó, bạn có thể xác định được mình cần làm gì để cải thiện sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

3. Bước 3: Tổng hợp thông tin

Sau khi thực hiện xong 2 bước như trên, bạn sẽ cần tổng hợp lại các câu trả lời được giải quyết dưới góc độ của một khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện các cuộc khảo sát để thu thập thêm thông tin từ khách hàng. Cuối cùng, thông qua việc so sánh và đối chiếu các kết quả với nhau, bạn có thể chọn lọc ra những thông tin chính xác, hữu ích nhất. 

4. Bước 4: Xác định giá trị của sản phẩm có thể mang lại 

Dựa vào những thông tin đã chọn lọc, doanh nghiệp có thể biết được sản phẩm, dịch vụ của mình có thể đáp ứng được những nhu cầu nào của khách hàng. Theo đó, hãy liệt kê ra một danh sách gồm tất cả các tính năng hay điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ để xem bạn có thể mang đến những gì cho khách hàng. 

Xác định những giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có thể mang lại cho khách hàng
Xác định những giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có thể mang lại cho khách hàng

5. Bước 5: Thiếp lập USP sản phẩm

Đầu tiên cần cân nhắc những điểm tương đồng giữa nhu cầu của khách hàng và giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mang lại. Tiếp đến hãy tìm kiếm một giá trị độc nhất mà chỉ doanh nghiệp của bạn mới có thể mang lại cho khách hàng. USP Marketing hiệu quả cần bao gồm các đặc điểm:

  • Độc đáo và có tính thu hút. 
  • Có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, bao phủ thị trường rộng lớn.
  • Khó có thể sao chép hay bắt chước.

Sau khi thực hiện 5 bước thiết lập trên đây, bạn sẽ xác định được USP sản phẩm là gì. Từ đó có chiến lược khai thác hiệu quả đồng thời đẩy mạnh các hoạt động liên quan để tăng độ nhận diện thương hiệu. 

IV. Cách phát triển USP sản phẩm thành công

1. Nghiên cứu khách hàng

Nghiên cứu khách hàng là bước cực kỳ quan trọng trong việc xác định USP sản phẩm hoặc dịch vụ bất kỳ. Bằng cách hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và sở thích của khách hàng, bạn có thể tạo ra một USP mạnh mẽ, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Có nhiều kênh nghiên cứu khách hàng mà bạn có thể khai thác như: khảo sát trực tiếp hoặc khảo sát online, các trang web đánh giá, tương tác của khách hàng trên các trang mạng xã hội,… Bên cạnh tệp khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cũng cần chú trọng vào các nhóm khách hàng hiện tại để duy trì mối quan hệ và lòng trung thành. 

Nghiên cứu khách hàng để có cơ sở thiết lập USP Marketing
Nghiên cứu khách hàng để có cơ sở thiết lập USP Marketing

2. Tìm kiếm thông tin đối thủ cạnh tranh

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” – Muốn tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, trước hết bạn cần xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai. Một vài thông tin về đối thủ mà bạn cần quan tâm như: 

  • Những đặc điểm độc đáo, riêng biệt có ở sản phẩm, dịch vụ của đối thủ mà bạn chưa có?
  • Đối thủ cạnh tranh đang nhắm đến các nhóm đối tượng khách hàng nào?
  • Các kênh tiếp thị mà đối thủ tận dụng để tiếp cận và thu hút khách hàng?
  • Các chiến lược về giá, phân phối và chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của đối thủ cạnh tranh? 

Những dữ liệu thu thập được từ quá trình nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp đề ra chiến lược phát triển USP.  

V. USP của các thương hiệu nổi tiếng

Để hiểu hơn USP là gì cũng như tầm quan trọng của Unique Selling Point, hãy cùng GOBRANDING xem xét các ví dụ nổi bật dưới đây!

1. Unique Selling Point của M&M’s

“The milk chocolate melts in your mouth, not in your hand”

(Sô cô la sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn)

Đây là USP Marketing của thương hiệu M&M’s, thu hút được rất nhiều sự chú ý từ khách hàng trên thị trường. Thay vì truyền tải những thông điệp về chất lượng một cách trực tiếp như các thương hiệu khác, M&M’s lại tập trung làm rõ điểm độc đáo và riêng biệt của sản phẩm. Đó chính là cách bảo quản tốt phần nhân sô cô la tươi ngon bên trong vỏ. Chính USP sản phẩm độc đáo như vậy đã giúp M&M’s trở thành lựa chọn ưa thích hàng đầu của nhiều khách hàng. Bởi chúng có thể được mang đi bất cứ đâu mà không cần phải lo lắng sản phẩm sẽ bị tan chảy.

Unique Selling Point của M&M’s đến từ chất lượng sản phẩm vượt trội và khác biệt
Unique Selling Point của M&M’s đến từ chất lượng sản phẩm vượt trội và khác biệt

2. Unique Selling Point của Domino’s Pizza

“You get fresh, hot pizza delivered to your door in 30 minutes or less or it’s free.”

(Bạn sẽ nhận được chiếc bánh pizza tươi ngon, nóng hổi giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không bạn sẽ được nhận nó miễn phí)

Không chỉ những USP ngắn gọn và súc tích mới đem lại hiệu quả cao. Và cách mà thương hiệu Domino’s Pizza thiết lập USP chính là minh chứng rõ nhất. Lợi thế cạnh tranh của thương hiệu này đến từ việc nó có thể đảm bảo lợi ích của khách hàng một cách rõ ràng nhất. Domino’s Pizza đưa ra cam kết “30 phút hoặc miễn phí”, khẳng định về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ giao hàng. Điều này giúp thương hiệu tạo dựng được sự tin tưởng và lòng trung thành từ khách hàng, đặc biệt là những ai đang tìm kiếm một giải pháp ăn nhanh và tiện lợi. 

USP của Domino’s Pizza đến từ cam kết về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ giao hàng
USP của Domino’s Pizza đến từ cam kết về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ giao hàng

VI. Kết luận

Như vậy, bài viết đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn USP là gì, tầm quan trọng của USP trong Marketing cũng như cách thiết lập Unique Selling Point hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên đây của GOBRANDING có thể giúp doanh nghiệp thiết lập USP hiệu quả, tạo ra giá trị độc nhất để có được lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường. Theo dõi GOBRANDING để cập nhật các kiến thức Marketing mới nhất!

USP không phải là một phần trong SEO website trực tiếp, nhưng nó có thể hỗ trợ chiến dịch SEO của doanh nghiệp bằng cách giúp tạo nội dung chất lượng và thu hút người dùng thông qua những điểm mạnh và giá trị độc đáo. Nhằm tiết kiệm thời gian SEO website, bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ SEO từ khóa tại GOBRANDING.

4.0 / 5 - (94 bình chọn)
profile profile hotline