Cameraman là gì? Cách trở thành Cameraman chuyên nghiệp

Theo dõi GOBRANDING trên

Với sự bùng nổ của các nội dung video được đăng tải trên nhiều các nền tảng số. Hay sự phát triển của công nghệ nghề Cameraman ngày càng được nhiều các bạn lựa chọn để theo đuổi. Thế nhưng, bản chất về “Cameraman là gì? Cách trở thành Cameraman chuyên nghiệp” còn khiến nhiều các bạn còn gặp thắc mắc. 

Vậy để trả lời hết các thắc mắc về Cameraman là gì? Cùng với đó đưa đến cho bạn một lộ trình cụ thể khi trở thành Cameraman chuyên nghiệp chi tiết. Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của GOBRADING ngay nhé! 

1. Cameraman là gì?

Cameraman là gì
Cameraman là gì?

Trên thực tế không có một cụm từ chính xác để giải thích về Cameraman là gì? Chúng ta có thể hiểu rằng, Cameraman là người người chịu trách nhiệm quay phim, chụp ảnh hoặc thực hiện các hoạt động liên quan đến hình ảnh trong một dự án. Công việc của Cameraman có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực, bao gồm truyền hình, phim, quảng cáo, video âm nhạc, video về tự nhiên và thể thao,…

Hoạt động của các Cameraman thường bao gồm điều chỉnh thiết bị trước khi bắt đầu quay phim, thiết lập ánh sáng theo yêu cầu của các công cụ có thể và thực hiện quay phim hoặc chụp ảnh theo tiêu chuẩn đã đặt ra (thường là theo kịch bản). Sau đó, tùy theo vị trí của từng Cameraman trong các công việc, họ có thể thực hiện các bước xử lý hình ảnh như chỉnh màu sắc, cắt ghép, trộn âm thanh và phân phối cảnh. 

Không những vậy, Câu hỏi “Cameraman là gì?” là một câu hỏi rất phổ biến trong lĩnh vực truyền thông và sản xuất nội dung. Nhất là với các bạn trẻ đang tìm kiếm một nghề nghiệp sáng tạo tự do và có cơ hội tham gia nhiều các dự án khác nhau. 

2. Công việc của nghề Cameraman

Công việc của Cameraman có thể làm tại bất kỳ vị trí nào có liên quan đến các kỹ thuật quay, chụp. Sau đó, các Cameraman là người phối hợp với bộ phận hậu kỳ hoặc chính mình sẽ là người xử lý các bước hậu kỳ phía sau. 

Ngoài ra, các công việc Cameraman còn có thể làm việc trong bất kỳ dự án hay chiến dịch truyền thông nào. Cụ thể, một vài công việc tiêu biểu của nghề Cameraman mà thường được thấy trong các lĩnh vực như:  

  • Trong lĩnh vực phim ảnh: 
      • Lên kịch bản cùng đạo diễn và nhà sản xuất.
      • Điều chỉnh thiết bị quay phim, đánh dấu các vị trí góc quay và cài đặt thiết bị sáng, cài đặt âm thanh.
      • Thực hiện quay phim các cảnh theo kịch bản và chỉ đạo các diễn viên.
      • Chụp ảnh và lưu lại hình ảnh của các cảnh quay theo yêu cầu của đạo diễn.
      • Tham gia vào quá trình sản xuất phim bao gồm tham chiếu sáng, chỉnh màu và chọn nhạc nền cho phim. Nếu cần thiết, các cameraman cũng cần phối hợp với các bộ phận hậu kỳ để xử lý các đoạn phim,…
  • Quay các sản phẩm MV ca nhạc, TVC quảng cáo: 
      • Tư vấn các ý tưởng hình ảnh góc máy phù hợp với yêu cầu của khách hàng, thực hiện hiệu ứng cần thiết nhằm chuẩn bị quá trình quay chụp.
      • Thiết kế, cài đặt ánh sáng và các đặt thiết bị quay phim, âm thanh khác.
      • Thực hiện quay cảnh theo kịch bản và chỉ đạo diễn viên hoặc người mẫu hoàn thành các cảnh quanh trong kịch bản.
      • Sử dụng các kỹ thuật quay phim đặc biệt để tạo ra các cảnh hấp dẫn và ấn tượng nhất có thể.
  • Trong quay, dựng và sản xuất các tin tức: 
    • Thực hiện “set up” vị trí máy quay để thu được toàn bộ các hình ảnh và cuộc phỏng vấn người tham gia chương trình.
    • Chỉnh sửa và gắn ghép các đoạn phim đã quay để tạo ra các chương trình tin tức ấn tượng và chất lượng tốt nhất có thể.
    • Sử dụng các kỹ thuật dựng phim để hiệu chỉnh, chỉnh sửa và cải thiện chất lượng hình ảnh và âm thanh để đưa chương trình tin tức đến với khán giả một cách tốt nhất.

3. Vai trò của người quay phim

Có thể nói vai trò lớn nhất của Cameraman là chịu trách nhiệm về công việc quay và ghi lại hình ảnh hoặc video trong một dự án phim. Trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm, người quay phim cần chịu trách nghiệm như lên kịch bản, thiết lập, gắn máy quay, chỉnh độ sáng, lấy góc quay và cầm máy quay để quay phim. 

Vai trò của Cameraman
Vai trò của Cameraman là chịu trách nhiệm về công việc quay phim cho các dự án

Ngoài ra, trong các lĩnh vực cụ thể mà bạn làm việc các Cameraman còn có các vai trò cụ thể khác nhau. Ví dụ trong một số lĩnh vực thường thấy như: 

  • Trong quá trình sản xuất phim ảnh hoặc truyền hình, Cameraman chịu trách nhiệm quay các cảnh từ nhiều góc độ. Từ đó, tạo ra hình ảnh đẹp, chân thực và truyền tải được tình cảm của nhân vật và cốt truyện.
  • Trong quá trình sản xuất video dành cho mạng xã hội hoặc quảng cáo, Cameraman sẽ đóng vai trò quay các cảnh để tạo thành nội dung bán hàng hoặc giới thiệu sản phẩm. Người quay phim cần phải có khả năng sáng tạo để tạo ra những video phù hợp với xu hướng và thu hút được khán giả.
  • Trong lĩnh vực thể thao, Cameraman sử dụng kỹ thuật quay chậm hoặc quay nhanh để tạo ra hình ảnh động đẹp mắt. Họ phải có khả năng chuyển đổi liên tục và chọn góc quay phù hợp để tạo ra những cảnh tuyệt vời.
  • Trong lĩnh vực tài liệu, Cameraman sẽ đi đến nhiều địa điểm khác nhau để quay các cảnh thực tế Hỗ trợ xây dựng câu chuyện trong tài liệu.

4. Tầm quan trọng của Cameraman trong một bộ phim

Cameraman đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất một bộ phim. Họ là người chịu trách nhiệm quay và ghi lại hình ảnh của các diễn viên trong bối cảnh diễn xuất và đảm bảo chất lượng của từng thước phim. Người quay phim phải biết cách chọn góc quay, ánh sáng thích hợp và tạo ra hình ảnh chân thật, đẹp mắt để thu hút khán giả và truyền tải được tình cảm của nhân vật và cốt truyện.

Như vậy, bạn có thể thấy được rằng Cameraman cũng là thực hiện ý tưởng, sáng tạo cho bộ phim được theo một cách thống nhất, từ đó tạo ra các mạch hình ảnh logic. Với sự chuyên nghiệp và sáng tạo, Cameraman có thể tạo ra tác phẩm điện ảnh tuyệt vời và truyền tải đầy đủ thông điệp của bộ phim đến khán giả, đóng góp phần làm nên thành công của bộ phim.

5. Phân biệt giữa Cameraman và Cinematographer

Cameraman và Cinematographer là hai chức danh có khá nhiều sự nhầm lẫn trong các đoàn phim. Đều là những người làm việc với hình ảnh và cần trang bị cho mình những kỹ năng xử lý quay phim. Thế nhưng, Cameraman và Cinematographer có một số sự khác nhau đáng kể. Phân biệt dễ dàng theo bảng dưới đây. 

Cameraman Cinematographer
Vai trò chính Quay phim, ghi lại hình ảnh, lên kịch bản, chọn góc quay, ánh sáng thích hợp Thiết kế ngôn ngữ hình ảnh của bộ phim, đảm bảo sự quán nhất về màu sắc, ánh sáng, góc quay và khoảng cách giữa các cảnh trên toàn bộ phim
Nhiệm vụ Quay cảnh, ghi hình và đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt nhất Thiết kế và thực hiện kế hoạch quay, dàn dựng cảnh quay, đảm bảo tính liên kết và cảm giác dẫn truyện cho bộ phim
Công việc chính Tập trung vào các yếu tố kỹ thuật cần thiết để quay phim và ghi lại hình ảnh Tập trung vào công việc kỹ thuật hóa và xây dựng ngôn ngữ hình ảnh của bộ phim
Kỹ thuật Có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật quay phim và ánh sáng, tập trung vào việc ghi lại hình ảnh Có kinh nghiệm thực tế và kiến ​​thức văn hóa rộng lớn về lĩnh vực điện ảnh, tư duy sáng tạo và tập trung vào việc thiết kế ngôn ngữ hình ảnh
Vị trí trong đội ngũ sản xuất phim Là nhóm quay phim, trực tiếp quay phim và ghi hình Là người lãnh đạo và quản lý công việc của toàn bộ nhân viên quay phim và đội ngũ kỹ thuật, đảm bảo tính liên kết và hài hòa giữa các yếu tố nghe – nhìn của bộ phim

6. Môi trường làm việc của Cameraman

Môi trường làm việc của Cameraman hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng đa số là làm việc trong đội ngũ sản xuất phim, trong các công ty Agency hoặc trong các bộ phận Marketing của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, Cameraman còn làm độc lập và tự do lập nghiệp.

Với sự phát triển của cơ hội nghề nghiệp là sự kéo theo về sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nghề. Điều này khiến Cameraman phải đối mặt với áp lực lớn trong công việc cải thiện chất lượng công việc của mình. Họ phải vận dụng các kỹ năng sáng tạo và thiết kế để tạo ra những thước phim, sản phẩm ấn tượng và chất lượng cao nhằm thu hút khán giả. 

nghề cameraman
Môi trường làm việc của các Cameraman thường chịu áp lực lớn

Ngoài ra, thời gian làm việc của Cameraman thường khá dài và thường bao gồm công việc vào ban đêm. Hoặc cuối tuần để đảm bảo tiến độ sản xuất và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Do đó, đòi hỏi người muốn theo nghề cần có một sức khỏe tốt để có thể đồng hành với công việc lâu dài. 

Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích công việc này thì môi trường làm việc sẽ rất thú vị và đầy thử thách. Cameraman cũng sẽ có cơ hội làm việc với các đạo diễn, nhà làm phim, diễn viên tài năng trong ngành điện ảnh và truyền hình. Nếu có tinh thần cầu tiến và chịu khó học hỏi, Cameraman sẽ có nhiều cơ hội để phát triển bản thân và trở thành chuyên gia hàng đầu của ngành.

7. Cách trở thành một Cameraman chuyên nghiệp

Với các thông tin chi tiết trên, chắc hẳn bạn đã có thể có cho mình câu trả lời về “Cameraman là gì”. Đến đây nếu bạn có hứng thú mong muốn cách trở thành một Cameraman chuyên nghiệp, GOBRADING sẽ mang đến cho bạn một lộ trình cụ thể nhất 

7.1 Bước 1: Học hỏi và thu thập các bằng cấp, chứng chỉ

Để trở thành một Cameraman chuyên nghiệp, đầu tiên bạn cần bắt đầu bằng việc tìm hiểu và học hỏi về lĩnh vực này. Có nhiều các phương thức mà bạn có thể tìm hiểu và đăng ký. Thế nhưng, nên lựa chọn các khóa học hướng dẫn cho bạn đủ các kỹ thuật quay phim, ánh sáng, âm thanh, cách lắp đặt và vận hành thiết bị camera.

Ngoài ra, trang bị thêm cho mình các kỹ năng sử dụng các phần mềm biên tập video và âm thanh để có thể chỉnh sửa và tạo ra những tác phẩm chất lượng. Sau khi có đủ kiến thức, để có sự tin tưởng đưa bạn vào các vị trí trong các dự án bạn nên bắt đầu thi các chứng chỉ/bằng cấp  để chứng minh khả năng của mình bằng những sản phẩm đầu tay. 

Một số các bằng cấp và chứng chỉ được nhiều người tin tưởng mà bạn có thể thi như: chứng chỉ Avid Media Composer, chứng chỉ Adobe Premiere Pro, chứng chỉ quay phim chuyên nghiệp, bằng cấp kỹ thuật điện ảnh… Sự chuyên nghiệp và có bằng cấp, chứng chỉ sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm và đảm bảo chất lượng công việc của mình.

7.2 Bước 2: Đăng ký và hoàn thành thực tập

Sau khi đã có đủ kiến thức và bằng cấp, chứng chỉ, tìm kiếm các đơn vị thực tập để cải thiện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm là bước tiếp theo để trở thành cameraman chuyên nghiệp. 

Bạn có thể tìm kiếm các cơ hội thực tập qua các công ty sản xuất phim, quảng cáo hoặc các đài truyền hình. Ngoài ra, trong quá trình thực tập sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng thực tế, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia và phát triển mối quan hệ trong ngành.

7.3 Bước 3: Tìm các vị trí Cameraman

Sau khi đã có đủ kiến thức và kinh nghiệm, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm vị trí Cameraman. Một số các vị trí Cameraman tại các công ty sản xuất phim, quảng cáo, đài truyền hình, sự kiện trực tuyến… là vị trí gợi ý ban đầu cho bạn. 

Để tìm kiếm thông tin về các vị trí này, bạn có thể thông qua các trang tuyển dụng, mạng xã hội, các diễn đàn chuyên ngành. Hoặc thông qua mối quan hệ xây dựng của quá trình học tập, thực tập trong ngành. Một lưu ý nhỏ cho các “Cameraman chuyên nghiệp” tương lai, trong quá trình tìm kiếm, nên chú trọng đến các vị trí phù hợp với trình độ, kinh nghiệm và sở thích của mình để tìm kiếm cho mình vị trí phù hợp nhất.

8. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của Cameraman

Cơ hội nghề nghiệp của một Cameraman rất đa dạng và phong phú. Công việc của họ có thể được tìm thấy ở nhiều ngành, bao gồm truyền thông, giải trí, quảng cáo, thương mại và nhiều lĩnh vực khác nhau. 

tìm hiểu nghề cameraman
Có nhiều các vị trí Cameraman đa dạng nhiều ngành khác nhau

Ngoài ra, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông và công nghệ sản xuất phim, video ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Cameraman có nhiều cơ hội tham gia vào các dự án sản xuất phim, video clip, quảng cáo, truyền hình, sự kiện trực tiếp, livestream… 

Về mức lương, tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và quy mô của công ty, doanh nghiệp mà Cameraman có thể nhận được mức lương khác nhau. Tuy nhiên, theo thống kê, mức lương trung bình của Cameraman tại Việt Nam hiện nay dao động từ 6 triệu đến 15 triệu đồng/tháng. Các Cameraman có trình độ, kinh nghiệm làm việc tốt, có thể nhận được mức lương cao hơn.

Từ những thông tin mà GOBRADING mang đến, hy vọng bạn đã có thể tự trả lời câu hỏi “Cameraman là gì?” Và có một định hướng để trở thành Cameraman chuyên nghiệp như bản thân kỳ vọng. 

4.0 / 5 - (95 bình chọn)
profile profile hotline