Hiệu ứng cánh bướm là gì? Ứng dụng trong kinh doanh

Theo dõi GOBRANDING trên

Hiệu ứng cánh bướm (hiệu ứng bươm bướm) là một hiệu ứng tâm lý rất phổ biến thường được nhắc đến. Nó chứa đựng rất nhiều triết lý thú vị và mang tính ẩn dụ với những ý nghĩa khác nhau. Hiệu ứng này được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề của cuộc sống.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng với GOBRANDING giải mã hiệu ứng cánh bướm là gì? Cùng với đó là tìm hiểu về những ứng dụng thực tế của nó trong các lĩnh vực như khoa học, đời sống, đặc biệt là trong kinh doanh và marketing. Hãy cùng theo dõi để hiểu rõ hơn về hiệu ứng này nhé!

1. Hiệu ứng cánh bướm là gì?

“Hiệu ứng cánh bướm” có tên gọi trong tiếng Anh làButterfly effect. Đây là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn, dùng để miêu tả về về độ nhạy cảm của một hệ đối với điều kiện gốc ban đầu (dịch sang tiếng Anh: sensitivity on initial conditions). 

Điều này có nghĩa là những sự khác biệt dù rất nhỏ trong điều kiện ban đầu của một hệ thống cũng đều có thể dẫn đến những khác biệt to lớn trong kết quả. Bởi yếu tố này có thể có ảnh hưởng lên những yếu tố khác. Sự ảnh hưởng qua lại đó dẫn đến sự thay đổi trong hệ thống ban đầu. 

khái niệm hiệu ứng cánh bướm
Hiệu ứng cánh bướm là gì?

Thuật ngữ này ban đầu được sử dụng như một khái niệm khoa học đơn thuần. Sau đó, nó được ứng dụng vào trong văn hóa đương đại. Đặc biệt là được nhắc đến nhiều lần trong các tác phẩm văn học có đề cập đến vấn đề nhân – quả hoặc nghịch lý về thời gian. Dần dần, hiệu ứng cánh bướm được xuất hiện trong các lĩnh vực kinh doanh, tài chính, marketing,… để giải thích những tác động của các yếu tố nhỏ lên thị trường tổng thể.

2. Nguồn gốc của học thuyết hiệu ứng cánh bướm

Khái niệm hiệu ứng cánh bướm được hình thành từ những năm 1960 bởi một nhà toán học và khí tượng học về lý thuyết hỗn loạn – Edward Lorenz. Ông đã thực hiện triển khai một mô hình toán học nhằm dự báo thời tiết trên máy tính. Và với một sai lầm, ông đã rút ra được khái niệm về Hiệu ứng cánh bướm.

Trong quá trình thực hiện mô hình dự đoán, thay vì sử dụng chính xác các con số thập phân, ông đã làm tròn các kết quả. Mặc dù con số làm tròn là rất nhỏ, nhưng khi đưa ra kết quả cuối cùng lại rất khác biệt so với giá trị ban đầu, ảnh hưởng đến kết quả dự báo thời tiết. Thông qua sai lầm đó, ông nhận thấy rằng dù một sự thay đổi nhỏ cũng đã có thể gây ra một sai lệch to lớn đến kết quả.

Cha đẻ của Hiệu ứng cánh bướm
Edward Lorenz – cha đẻ của Hiệu ứng cánh bướm

Trong một bài diễn thuyết của mình, Lorenz đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các điều kiện ban đầu khi thực hiện nghiên cứu các hệ thống vật lý. Một lỗi lầm nhỏ có thể gây ra những sai sót to lớn. Từ đó, ông đã đặt nền tảng cho sự hình thành của học thuyết cánh bướm và công bố vào năm 1969 với câu nói: “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil cũng có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas”. 

3. Ứng dụng thực tế của hiệu ứng cánh bướm

Hiệu ứng cánh bướm có những ứng dụng thực tế nào?

3.1. Trong khoa học

Khi ngành khoa học mới – các hệ cơ học phi tuyến ra đời, hiệu ứng cánh bướm đã trở thành một khái niệm quan trong trong lĩnh vực này. Nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học, mà điển hình nhất là dùng để dự báo thời tiết.

Ngoài ra, hiệu ứng này còn được ứng dụng để nghiên cứu và dự đoán sự tương tác giữa các loài trong một hệ sinh thái, giải thích các tương tác xã hội phức tạp hoặc được ứng dụng để nghiên cứu trong ngành khoa học máy tính,…

hiệu ứng cánh bướm nghĩa là gì
Ứng dụng hiệu ứng cánh bướm trong dự báo thời tiết

Thực tế, mọi ứng dụng của hiệu ứng này trong khoa học chỉ mang tính chất dự đoán. Bởi không thể nào có thể tính toán được hết những sự thay đổi của một tác nhân nhỏ nào đó làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng trong quá trình thu thập thông tin. Và những sai số dù vô cùng nhỏ này đều có những ảnh hưởng lớn đến kết quả thực nghiệm, không thể hoàn toàn chính xác được 100%. 

3.2. Trong kinh doanh

Có thể nói, thị trường kinh doanh là một môi trường đầy phức tạp. Dường như chúng ta không dự đoán hay kiểm soát nó một cách hoàn toàn. Chính vì thế mà hiệu ứng cánh bướm đã mang đến nhiều ý nghĩa trong kinh doanh. 

Các doanh nghiệp có thể tận dụng những hành động tích cực, dù nhỏ nhưng cũng sẽ góp phần tạo nên nhiều giá trị lớn trong tương lai. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý phải kiểm soát các hành động, bởi có có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực mà chúng ta không thể ngờ tới được. 

YWSng dụng hiệu ứng cánh bướm
Hiệu ứng cánh bướm mang lại nhiều giá trị đối với các doanh nghiệp

Dưới đây là 3 đối tượng trong kinh doanh mà hiệu ứng cánh bướm đã có những tác động mạnh mẽ lên:

  • Đối với người lao động:

Người lao động là một trong những đối tượng đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Bởi vì họ là nhân tố chủ chốt, thực hiện các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Do đó, nếu doanh nghiệp tạo ra được một môi trường làm việc tích cực sẽ là động lực thúc đẩy người lao động làm việc năng suất hơn. Một người, hai người tích cực sẽ lan tỏa đến toàn thể người lao động trong doanh nghiệp.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp không đối xử công bằng, không tạo được môi trường làm việc thoải mái, người lao động sẽ dễ phát sinh ra những bất mãn. Từ đó họ có thể hình thành những hành động làm ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp như: nghỉ việc, đình công, giảm năng suất lao động hay thậm chí là có những hành động phá hoại đến tài sản, danh tiếng của doanh nghiệp.

  • Đối với khách hàng:

Khách hàng được xem là nhân tố quan trọng nhất trong kinh doanh, quyết định lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chủ quan, coi thường những ý kiến phản hồi từ khách hàng có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Trong trường hợp khách hàng có những trải nghiệm không tốt về sản phẩm/dịch vụ, họ sẽ có những phản hồi hoặc khiếu nại. Nếu doanh nghiệp không thể giải quyết một cách thỏa đáng sẽ gây ra ấn tượng xấu trong lòng khách hàng. Và họ có thể lan truyền những thông tin tiêu cực lên mạng xã hội, đến những người tiêu dùng khác. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ứng dụng hiệu ứng cánh bướm với khách hàng
Khách hàng là nhân tố quan trọng trọng kinh doanh và ứng dụng hiệu ứng cánh bướm

Do đó, để tạo ra được một “hiệu ứng tích cực” trong lòng khách hàng, doanh nghiệp cần phải xây dựng được lòng tin nơi họ. Nếu có những phản hồi, khiếu nại, cần giải quyết kịp thời để đảm bảo sự hài lòng của họ cũng như duy trì hình ảnh tốt đẹp của thương hiệu. Nên tạo ra những trải nghiệm tiêu dùng tích cực, vì mỗi trải nghiệm, mỗi hành động chính là là một “cánh bướm nhỏ”, góp phần tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp.

  • Các bên liên quan:

Trong kinh doanh, các bên liên quan bao gồm các đối tác, cổ đông của doanh nghiệp. Đây cũng là những mảnh ghép không thể thiếu để tạo nên được một doanh nghiệp hoàn chỉnh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nhận định được đúng vai trò của các bên liên quan này.

Việc không rõ ràng, minh bạch, không có sự phân cấp vai vế sẽ dẫn đến việc tạo ra các luồng tiêu cực. Lâu dần sẽ hình thành nên những vấn đề từ bên trong, dễ dẫn đến sự rời đi của các đối tác, cổ đông. 

3.3. Trong Marketing

Hiệu ứng cánh bướm chính là một trong bảy hiệu ứng tâm lý học được ứng dụng trong lĩnh vực marketing. Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương tiện truyền thông làm công cụ để hiệu ứng này hoạt động. Nhờ đó mà có thể đạt được những mục tiêu đáng kinh ngạc chỉ từ những hành động nhỏ. 

Các thông tin, tin tức được lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội chính là những hiệu ứng cánh bướm mà nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng. Nếu như những thông tin này nhận được sự hưởng ứng của nhiều người, một phản ứng dây chuyền sẽ xảy ra. Điều này khiến cho tốc độ lan truyền mạnh mẽ và nhanh chóng hơn. Nhờ đó mà tiếp cận được với nhiều người hơn. 

công cụ hỗ trợ hiệu ứng cánh bướm
Mạng xã hội là công cụ hỗ trợ hiệu ứng cánh bướm hữu hiệu

Tuy nhiên, hiệu ứng cánh bướm trong marketing thực sự rất khó để đo lường và dự đoán được kết quả. Chính vì thế, hãy đảm bảo rằng các chiến dịch truyền thống, quảng bá của doanh nghiệp bạn phải có nội dung và mục đích phù hợp với thị trường. Từ đó mới có thể tạo ra được những giá trị tích cực và nhận được hiệu quả tối đa từ hiệu ứng tâm lý này.

3.4. Trong cuộc sống

Trong cuộc sống, có một cách đơn giản hơn để giải thích hiệu ứng cánh bướm, chính là “nhân quả”. Và dân gian cũng có nhiều câu tục ngữ tương ứng với hiệu ứng này như “sai một li, đi một dặm”, hay “gieo gió, gặt bão”.  Điều này có nghĩa rằng mỗi một hành động của chúng ta, dù lớn hay nhỏ đều có thể dẫn đến những ảnh hưởng to lớn. 

Ví dụ như khi bạn làm một việc tốt, hành động ấy sẽ lan tỏa và mang những điều tốt đẹp đến với nhiều người khác. Và bằng một cách nào đó, chính bản thân bạn cũng sẽ nhận lại được những điều tốt về mình. Tất cả những “cánh bướm nhỏ” ấy đều nằm trong sự vận hành của tự nhiên. Đó chính là tiền đề cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống
Hiệu ứng cánh bướm giống như quy luật nhân quả trong cuộc sống

4. Bài học rút ra từ hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh

Trong kinh doanh đã có rất nhiều trường hợp thành công từ hiệu ứng bươm bướm. Tuy nhiên, hiệu ứng này có thể mang đến cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Dưới đây chính là ba bài học quan trọng mà chúng ta có thể lưu ý và rút ra từ hiệu ứng cánh bướm:

4.1. Hành động nhỏ có thể mang đến kết quả lớn

Hiệu ứng cánh bướm cho thấy rằng, những hành động dù nhỏ vẫn có thể mang đến kết quả lớn. Vì thế, đừng chỉ tập trung vào những mục tiêu lớn lao mà bỏ qua những giá trị nhỏ bé. Cơ hội có thể đến từ bất cứ đâu, và những hành động nhỏ hàng ngày của bạn sẽ được “đền đáp” xứng đáng. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi những hành động nhỏ đó được thực hiện đúng cách. 

Ví dụ như thay vì chỉ tập trung vào bán hàng, bạn có thể chăm chỉ tương tác với khách. Nên tìm hiểu xem họ cần gì, thích gì và cập nhật ngay những thông tin chi tiết nhất, hỗ trợ một cách kịp thời nhất. Lâu dần, những hành động nhỏ này sẽ để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng khách hàng và tạo thành thương hiệu cho doanh nghiệp.

hiệu ứng bươm bướm
Những hành động nhỏ tích cực có thể mang đến những kết quả to lớn

4.2. Con người đóng vai trò cốt lõi

Trong thời buổi hiện đại, các máy móc thiết bị, công nghệ tự động hóa phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, những tác động từ con người vẫn luôn vô cùng quan trọng và không thể thay thế được.

Như đã phân tích ở trên, hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh tác động lên 3 đối tượng là: người lao động, khách hàng và các bên liên quan. Điều đó cho thấy rằng, con người thật sự là yếu tố cốt lõi, đặc biệt là đối với học thuyết này. 

Việc khai thác yếu tố con người đúng cách sẽ tạo ra được những nhân viên tài giỏi, gắn bó lâu dài với công ty; những khách hàng thân thiết, mang đến các lợi ích kinh doanh; các đối tác lớn mạnh, cùng phát triển dựa trên tinh thần hướng tới lợi ích chung. Những điều này là vô cùng cần thiết đối với bất cứ một doanh nghiệp nào.

hiệu ứng bươm bướm là gì trong doanh nghiệp
Con người là chìa khóa cho sự thành công của doanh nghiệp

4.3. Thái độ tích cực, không ngại thất bại

Một thái độ tích cực, không ngại thất bại chính là chìa khóa mang đến sự thành công trong kinh doanh khi áp dụng hiệu ứng cánh bướm. Sự thất bại, vấp ngã là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên điều quan trọng là chúng ta tiếp tục bước đi, không bỏ cuộc và học hỏi từ những điều sai lầm. Sự tích cực sẽ giúp bạn tìm được một hướng tiếp cận mới đối với các vấn đề. Và có thể nhờ đó mà đạt được những thành công mà mình không ngờ đến.

Do đó, khi mọi người trong doanh nghiệp cùng đồng lòng, theo đuổi thái độ sống và làm việc tích cực, những kết quả tốt đẹp sẽ nhanh chóng xuất hiện. Hoặc hiểu đơn giản hơn, một người nhân viên vui vẻ, tích cực cũng sẽ khiến khách hàng cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Điều này tác động mạnh mẽ đến quyết định mua sắm của họ, góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh
Thái độ tích cực tác động mạnh mẽ đến sự phát triển cho con người và doanh nghiệp

5. Kết luận

Thông qua việc giải mã về hiệu ứng cánh bướm là gì, có thể thấy nó chứa đựng rất nhiều ý nghĩa trong các lĩnh vực của đời sống và mang lại hiệu quả trong kinh doanh, marketing. Hy vọng rằng với những thông tin mà GOBRANDING cung cấp đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn. Đồng thời có thể áp dụng được thành công hiệu ứng cánh bướm vào công việc và cuộc sống hàng ngày. 

4.0 / 5 - (95 bình chọn)
profile profile hotline